Tuyến sinh dục

Tuyến sinh dục ở nam giới và động

vật đực là tinh hoàn, của nữ giới và

động vật cái là buồng trứng. Đây là

những tuyến pha vừa nội tiết, vừa

ngoại tiết, ngoại tiết là tạo ra tinh

trùng và trứng, nội tiết là tiết các

hormon sinh dục. Cả tinh hoàn và

buồng trứng đều có nguồn gốc phôi

thai từ mầm niệu -sinh dục.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tuyến sinh dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyến sinh dục Tuyến sinh dục ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn, của nữ giới và động vật cái là buồng trứng. Đây là những tuyến pha vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, ngoại tiết là tạo ra tinh trùng và trứng, nội tiết là tiết các hormon sinh dục. Cả tinh hoàn và buồng trứng đều có nguồn gốc phôi thai từ mầm niệu - sinh dục. 1. Tuyến sinh dục đực (Testis) 1.1 Cấu tạo tinh hoàn Ở người, giai đoạn bào thai, hai tinh hoàn phát triển trong hốc bụng, đến tháng thứ 8 chúng chuyển xuống đáy bìu, và nằm trong bìu suốt đời. Cấu tạo hệ sinh dục nam Cấu tạo tinh hoàn Mỗi tinh hoàn có màng xơ bao quanh, màng này chia ra nhiều vách ngăn làm cho mỗi tinh hoàn có khoảng 200 - 300 ngăn, trong mỗi ngăn có các ống sinh tinh dài uốn khúc. Các ống sinh tinh tập trung thành các ống dẫn tinh nhỏ của từng ngăn, rồi tập trung lên mào tinh hoàn. Từ đây, ống dẫn tinh của mỗi tinh hoàn sẽ đi ngược lên, chui qua lỗ bẹn, vòng ra trước xương mu và vào hố chậu bé. Qua bàng quang, ống dẫn tinh phân nhánh, một nhánh vào túi tinh, nhánh kia vào tuyến tiền liệt ở phía dưới bàng quang, cuối cùng nhập vào niệu đạo. Xen kẽ các ống sinh tinh trong các ngăn của tinh hoàn là các tế bào kẽ (hay còn gọi là Leydig). Thành ống sinh tinh là lớp liên bào sản xuất ra tinh trùng, còn tế bào kẽ sản xuất ra hormon. Khi cắt bỏ tinh hoàn (thiến động vật để nuôi và các quan hoạn ngày xưa) con vật béo hơn, mất tính hung dữ của giống đực. Ở người mất tinh hoàn trước tuổi dậy thì, người phát triển cao do sụn liên hợp không bị hạn chế phát triển, các xương dài tăng mạnh. Thoái biến các đặc điểm sinh dục phụ như không có râu, không có lông mu, lông nách, da mịn màng như con gái, giọng nói thanh cao. Các bộ phận sinh dục không phát triển, bất lực và không có con được. Nếu cắt sau tuổi dậy thì, có ít biến đổi bề ngoài, nhưng túi tinh và tuyến tiền liệt teo lại, còn khả năng sinh dục nhưng không có con. 1.2 Hormon sinh dục đực Các hormon sinh dục đực gọi chung là androgens (ở phần vỏ tuyến trên thận cũng có hormon này), các tế bào Leydig sản xuất ra testosteron, thuộc nhóm steroid, có 19 carbon. Ngoài ra còn một số khác như androsteron, androstadiol... Hàm lượng testosteron trong huyết tương nam giới trưởng thành là 700mg/100ml, ở trẻ em 40mg/100ml, ở nữ giới 40mg/100ml. Các hormon sinh dục đực có tác dụng như sau: Kích thích sự phát triển giới tính ngay từ trong bào thai và hình thành giới tính đực ở thai nhi. Ở giai đoạn trước tuổi dậy thì hàm lượng còn thấp, nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng tăng cao, làm phát triển mạnh các đặc điểm sinh dục giới tính thứ cấp như cơ quan sinh dục, mọc râu, giọng trầm, tính tình hung dữ. Đồng thời kích thích quá trình sinh tinh trùng, dinh dưỡng tinh trùng chuyển sang giai đoạn chín. Tham gia quá trình chuyển hóa làm phát triển cơ thể. Tăng tổng hợp protein, cân bằng nitơ dương. Tăng dị hóa lipid và huy động lipid (thiếu sẽ béo hơn). Còn với glucid thì tăng tổng hợp glycogen ở cơ. Chúng cũng có tác dụng giữ muối NaCl và nước (tiêm testosteron liều cao gây phù). Làm tăng chuyển hóa cơ sở. 1.3 Điều hoà hoạt động nội tiết sinh dục đực Điều hoà hoạt động nội tiết sinh dục đực có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương từ vỏ não đến hệ limbic và hypothalamus. Cơ chế liên hệ ngược được thực hiện thông qua hypothalamus - tuyến yên và tuyến sinh dục với hàm lượng các hormon của chúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuyen_sinh_duc.pdf
Tài liệu liên quan