U mềm lây ( Molluscom Contagiosum)

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rut mà biểu hiện bằng các

thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. Bệnh lây lan rộng

do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn.U mềm lây

thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục

và bệnh nhân nhiễm HIV.Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến

8 tuần.Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu U mềm lây ( Molluscom Contagiosum), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U mềm lây ( Molluscom Contagiosum) U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn.U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục và bệnh nhân nhiễm HIV.Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến 8 tuần.Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi. Định nghĩa: U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. - Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn. - U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục và bệnh nhân nhiễm HIV. - Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến 8 tuần. - Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi. Lâm sàng: - Khởi đầu thương tổn là sẩn tròn gồ cao trên da , chắc, bề mặt nhẵn, trung tâm sẩn lõm .Các sẩn thường tập trung thành nhóm. Kích cỡ mỗi sẩn thường từ 2 đến 6 mm đường kính. - Vị trí phân bố thương tổn ở trẻ em là ở mặt, tay, chân và thân mình. Niêm mạc không có thương tổn. - Phân bố thương tổn ở người lớn thường liên quan đến vùng sinh dục và vùng mu sinh dục. - Đôi khi thương tổn có đỏ và bong vẩy xung quanh do quá trình cào , gãi hoặc do phản ứng tăng nhậy cảm của sẩn. - Thương tổn không có ở bàn tay và bàn chân. Nguyên nhân: Do Pox virut gây nên. Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào thương tổn lâm sàng trên da. Soi kính lúp có thể nhìn thấy sẩn lõm ở trung tâm. Nếu cần thiết , chẩn đoán xác định bằng nạo thương tổn với 1 curret và kiểm tra tiêu bản sau khi thêm kali hydroxyte và hơ nóng nhẹ. Nhuộm bằng xanh toluidine sẽ bộc lộ thể vùi của virus. Chẩn đoán phân biệt: - Hạt cơm phẳng: sẩn bằng phẳng không có lõm ở trung tâm, bề mặt không đều , không có hình vòm, bàn tay và chân có thể có thương tổn. - Herpes simplex: thương tổn nhanh chóng lõm giữa. - Thủy đậu: xuất hiện bọng nước và mụn nước. - Viêm nang lông: sẩn không có lõm ở trung tâm, sẩn hoặc mụn mủ khu trú ở chân tóc. - Ung thư biểu mô đáy: gồm nhiều thể lâm sàng. - Nấm sâu cryptococcosis trên da ở bệnh nhân AIDS: xét nghiệm có tế bào nấm men ở thương tổn da. Xét nghiệm: thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh ở trẻ em. U mềm lây sinh dục ở các bệnh nhân có bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần phải xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị: - Điều trị áp lạnh với nitơ. - Nạo bằng curret các u mềm lây, trước khi nạo phải bôi kem EMLA 2,5% để làm tê thương tổn. Khi nạo curret phải tránh không để tạo sẹo tại các vùng thẩm mỹ. - Sử dụng cantharidin 0,7% bôi lên các thương tổn đơn độc, thuốc tránh không bôi lên mặt. - Liệu pháp dùng nitơ lạnh kết hợp với nạo bằng curret có hiệu quả trên những bệnh nhân lớn mà không thể sử dụng được các liệu pháp điều trị khác. - Liệu pháp khác là dùng kem imiquimod, gel hoặc kem tretinoin 0,025% hoặc 0,01% bôi vào buổi tối hàng ngày. Đôi khi có thể điều trị bằng laser. - Axit trichloroacetic lột thương tổn 2 tuần làm 1 lần và làm vài tuần, hiệu quả trên những bệnh nhân thương tổn lan rộng và có sức đề kháng. Tiến triển: Hầu hết bệnh nhân đều đáp ứng tốt với các liệu pháp ở trên đã đề cập. Một số ca có thể tự biến mất không cần điều trị sau 6-9 tháng gặp ở người có sức đề kháng. Chỉ định: làm giải phẫu bệnh khi còn nghi ngờ chẩn đoán hoặc là thương tổn lan rộng. Ghi chú: u mềm lây sinh dục ở trẻ em có thể do lạm dụng tình dục. Bằng chứng: - Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát với u mềm lây ở nam giới được điều trị bằng kem imiquimod 1% và placebo , kết quả với imiquimod tỷ lệ bệnh nhân khỏi là 82% so v ới tỷ lệ khỏi của placebo là 16%.- - Một thử nghiệm lâm sàng tiến cứu với laser màu xung tái tạo collagen bước sóng 585 nm cho kết quả khỏi 96,3% thương tổn sau lần điều trị đầu tiên và tiếp tục khỏi 3,7% sau lần điều trị thứ 2 ( sau 2 tuần ). u mềm lây trên mặt trẻ em Ung thư biểu mô đáy ( Basal cell carcinoma) Định nghĩa: ung thư biểu mô đáy (BCC) là khối u ác tính của da xuất phát từ lớp đáy của thượng bì và các phần phụ của da. Bệnh được phân làm một trong sáu thể ( thể u, thể bề mặt, thể tăng sắc tố, thể tuyến, thể xơ cứng, thể dạng bớt). Thể thông thường nhất là thể u( 21%); thể ít gặp nhất là thể xơ cứng (1%); thể hỗn hợp chiếm khoảng 40%. Ung thư biểu mô đáy tiến triển rộng ra xung quanh và phá hủy tổ chức bình thường. Dịch tễ học : - Ung thư biểu mô đáy là bệnh về khối u của da gặp nhiều nhất - 85% xuất hiện thương tổn ở vùng đầu và cổ - Vị trí thương tổn thấy nhiều nhất là mũi (30%) - Tuổi mắc bệnh nhiều là > 40 tuổi - Giới nam gặp nhiều hơn nữ - Các yếu tố thuận lợi: người da vàng, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, phòng tắm da dùng nhiều tia tử ngoại, tiền sử có điều trị bệnh với tia bức xạ ( bệnh Hodgkin), cá nhân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư da và người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Lâm sàng: Bệnh biểu hiện với nhiều thể khác nhau: - Thể u : biểu hiện bằng u hình tròn, không đau, có thể một hoặc nhiều u và đôi khi thường có loét kèm theo; bề mặt u có dãn mạch, bờ nổi cao có hạt ngọc ung thư màu trắng; một số ung thư biểu mô đáy thể u có tăng sắc tố làm cho thương tổn lâm sàng giống với ung thư hắc tố. - Thể bề mặt: thương tổn là đám màu đen giới hạn rõ rệt với da lành , trên bề mặt có vẩy hoặc lõm xuống, bờ nhỏ như sợi chỉ có hạt ngọc ung thư ở trên bờ. Thể này gặp nhiều ở thân mình và các chi. - Thể xơ cứng: đám màu trắng hoặc vàng, bằng phẳng hoặc hơi nổi cao ( tương tự như xơ cứng bì khu trú); thương tổn trông như sẹo, bề mặt có màu giống sáp. Chẩn đoán phân biệt: - Keratoacanthoma - Ung thư hắc tố - Khô da sắc tố - Bớt tế bào đáy - U mềm lây - Tăng sản tuyến bã - Vẩy nến Chẩn đoán: cắt sinh thiết làm giải phẫu bệnh để chấn đoán xác định. Điều trị: Trước tiên cần phải dựa vào kích cỡ khối u, vị trí thương tổn và thể lâm sàng. - Phẫu thuật: tốt hơn cho các khối u lớn, bờ xác định rõ và u khu trú ở cẳng chân, má, trán và thân mình. - Phẫu thuật Mosh: thích hợp với các thương tổn ở vùng có nhiều rủi ro ( mũi, mi mắt), khối u nguyên phát rất lớn, ung thư biểu mô đáy tái phát và với các khối u mà bờ khó xác định. - Đốt điện và nạo bằng curret: tốt cho ung thư biểu mô đáy thể u kích thước nhỏ < 6mm. - Phẫu thuật lạnh với nitơ: áp dụng với ung thư biểu mô đáy thể bề mặt và thể u mà bờ thương tổn xác định rõ, với ung thư biểu mô đáy có biến chứng và ung thư biểu mô đáy điều trị không có kết quả với các phương pháp khác. - Phương pháp tia xạ thường áp dụng cho ung thư biểu mô đáy ở vùng da đòi hỏi phải bảo tồn tổ chức lành xung quanh về lí do thẩm mỹ (như quanh môi); áp dụng cho bệnh nhân mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác hoặc thương tổn quá lớn và phẫu thuật thất bại. - Kem Imiquimod (Aldara) 5% điều trị cho ung thư biểu mô đáy thể bề mặt kích thước nhỏ ở thân và các chi. Hiệu quả điều trị là 80%. Ưu điểm của phương pháp này là ít sẹo, phương pháp này đòi hỏi phải cân nhắc với các phương pháp phẫu thuật khác. Tiến triển bệnh: - Tỷ lệ >90% bệnh nhân được điều trị khỏi, tuy nhiên bệnh cần thiết phải được theo rõi 5 năm bởi vì rủi ro tái phát cao gặp nhiều ở ung thư biểu mô đáy là > 40% trong vòng 5 năm sau điều trị. - Thương tổn ít gặp rủi ro nếu kích cỡ thương tổn < 1,5cm đường kính đối với thể u hoặc thể tuyến, thương tổn không phải nằm trong vùng điều trị khó ( vùng H ở mặt) và trước đấy chưa được điều trị gì. - Thể u và thể bề mặt của ung thư biểu mô đáy ít xâm lấn nhất. - Thể thương tổn xơ cứng bờ thương tổn có nguy cơ xâm lấn nhiều nhất >30% và tỷ lệ tái phát lớn nhất. Bằng chứng: - Điều trị ung thư biểu mô đáy tiên phát ở mặt bằng phẫu thuật cho thấy tỷ lệ thất bại thấp so với phương pháp điều trị bằng tia xạ trong thời gian theo dõi 4 năm, hơn nữa kết quả về thẩm mỹ cũng cao hơn so với tia xạ. - Điều trị ung thư biểu mô đáy tiên phát thể bề mặt và thể u ở đầu và cổ, cả phẫu thuật và liệu pháp lạnh đều cho kết quả tái phát ngang nhau sau 12 tháng, nhưng kết quả về thẩm mỹ thì phẫu thuật tốt hơn liệu pháp lạnh. - Phương pháp tia xạ với ung thư biểu mô đáy tiên phát ít tái phát hơn so với liệu pháp lạnh sau 1 năm. Kết quả về thẩm mỹ thì không khác nhau giữa 2 nhóm sau 1 năm. - Một nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn 3 so sánh imiquimod hoặc một loại kem bôi khác sử dụng 1 lần /ngày, 5-7 lần/tuần trong 6 tuần cho ung thư biểu mô đáy thể bề mặt. Kết hợp giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh để định giá kết quả điều trị, cho thấy: tỷ lệ khỏi của nhóm imiquimod là 75% và nhóm kia là 73%. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng imiquimod an toàn và hiệu quả đối với ung thư biểu mô đáy khi so sánh với một loại thuốc bôi khác. Ung thư biểu mô đáy trước tai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_4924.pdf
Tài liệu liên quan