Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

CHƯƠNG I: KHAI THÁC INTERNET PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁO DỤC

1.1. Giới thiệu Internet

1.1.1. Internet là gì

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

1.1.2. Các dịch vụ phổ biến trên Internet

• Tổ chức và truy cập thông tin

 - Siêu văn bản là văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) tích hợp nhiều phương tiện khác như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và liên kết với các văn bản khác.

- Trang web là một siêu văn bản đã được gán địa chỉ truy cập.

 

doc121 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Nếu bạn không có sẵn một hộp đựng các đồ vật vãnh, hãy nhóm những đồ vật xung quanh (kẹp giấy, tẩy chì, băng cao su, nút bấm, các loại lon khác nhau, đinh, muỗng, tiền xu, bút chì, quần áo, chai nhựa, giấy loại.v.v.). Tuyệt đối không sử dụng nam châm để thử đầu video, thiết bị máy tính, đĩa từ, đồng hồ, hoặc tivi. + Ao thiên nhiên bốn mùa Khám phá tự nhiên Hãy lên một kế hoạch đặc biệt cho bạn và trẻ để nghiên cứu thêm về sinh vật ở nơi bạn sinh sống. Hãy làm một dụng cụ cho chim ăn hình chóp nón bằng gỗ thông có phủ đầy lạc đậu phộng và các loại hạt cho chim ăn. Rồi đi dạo vào mùa xuân, tìm kiếm các dấu hiệu về sự sống của sinh vật. Đi một vòng rồi cùng nhau liệt kê tất cả các sinh vật sống ở nơi đó chẳng hạn như cỏ, kiến, giun, rong rêu.v.v.. Khi mùa thu đến, lại đi dạo và tìm kiếm các tổ chim. Những vết chân Bạn và trẻ có thể vui đùa với những dấu chân hoặc đường rãnh ngay tại nơi bạn ở. Hãy yêu cầu tất cả các thành viên trong gia đình (kể cả các vật) đi chân không lên thảm. Sau đó cho mọi người biết ai đã để lại vết chân trên thảm. Nếu chiếc thảm không có dấu vết gì thì bạn có thể nhúng ướt chân và đi ra vỉa hè hoặc đường cái hoặc đi trong hộp cát. Nếu bạn là người giàu trí tưởng tượng hãy bôi màu vào chân và đi lên giấy. Giúp trẻ quan sát dấu vết của người và vật trên tuyến hoặc cát. Nếu có thể, yêu cầu chúng ghi lại các dấu vết và nhận dạng xem dấu vết đó của ai. + Máy tạo thời tiết Dự báo thời tiết Hãy giúp trẻ dự đoán có bao nhiêu ngày có nắng trong tháng tới. Ghi số này lên lịch. Mỗi một ngày nắng, nhắc trẻ dùng bút đánh dấu hoặc bút chì màu vàng đánh dấu lên tờ lịch. Cuối tháng, cộng số ngày đã được đánh dấu với trẻ. So sánh với con số dự đoán trước đó. Những trẻ lớn hơn thường thích thú với việc dự đoán thêm ngày nắng có mưa hoặc tuyết. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách thảo luận về các mùa, về mây hoặc các loại thời tiết đặc trưng ở nơi bạn sống. Dụng cụ quan sát gió Hãy giúp trẻ làm một dụng cụ chỉ hướng gió đơn giản. Cắt một tờ nhựa dẻo thành một chùm các tua rộng khoảng 2,5cm (bắt đầu từ mép và cắt vào ba phần tư chiều dài của tấm nhựa). Buộc đầu chùm tua lại bằng một sợi dây nhỏ, sau đó treo dụng cụ định hướng gió vào một cành cây. Hàng ngày, giúp trẻ kiểm tra hướng gió và ghi lại kí hiệu miêu tả sức gió trên tờ lịch hoặc trên biểu đồ. Ví dụ, giấy bay thẳng theo hướng gió là gió mạnh, cuộn lên là gió nhẹ và rủ xuống khi không có gió. Nếu có thể, hãy theo dõi hoặc nghe thông báo thời tiết vào cuối ngày và so sánh với sự quan sát của trẻ. + Tạo ra một bộ phim Một ngày có tổ chức Hãy giúp trẻ lên kế hoạch của một buổi bằng cách lập thời gian biểu. Ví dụ, cùng thảo luận về các công việc thường làm trong buổi sáng sau đó cắt các tranh ảnh (từ tạp chí hoặc sách báo) nói về các hoạt động buổi sáng. Hãy nói về các trình tự khác nhau được thực hiện như thế nào. Hãy hỏi trẻ “Con nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?”. Để cho trẻ sắp xếp các bức tranh về các công việc của buổi sáng theo một thứ tự hợp lý nhất rồi dán chúng lần lượt từ đỉnh của tờ giấy trắng. Sau đó viết các ngày trong tuần dọc theo lề trái của tờ giấy. Mỗi buổi sáng trẻ có thể kiểm tra lại hoạt động của chúng sau khi đã làm xong. Trước hết tôi còn nhỏ Một buổi chiều khi cùng với trẻ phân loại các bức ảnh sẽ gợi lại những kỷ niệm và tăng cường kỹ năng sắp xếp theo thứ tự. Lấy các bức ảnh chưa được sắp xếp và để chúng trên một chiếc bàn dài. Bắt đầu với ba bức ảnh và hỏi xem cái nào thứ nhất, cái nào thứ hai, cái nào thứ ba. Đặt các bức ảnh lên bàn theo đúng thứ tự. Tiếp tục làm như vậy với ba tấm ảnh khác. Trong khi chơi, hãy giúp trẻ thấy được cách nhận biết trong các bức ảnh (sự thay đổi chiều cao của một người, quần áo cũ hay mới, người nào đã đi xa, người nào là hàng xóm mới đến, sự thay đổi mùa.v.v.) 3.7.4. Hoạt động kết hợp - Ngôi nhà Không gian và Thời gian của Trudy + Anh em nhà đồng hồ Thời gian dành cho Trên phiếu phụ lục, viết các hoạt động thường ngày của trẻ (giờ ngủ, giờ bắt xe buýt tới trường, giờ ăn sáng, giờ đi ngủ). Sử dụng những hình vẽ phác thảo đơn giản minh họa từng hoạt động cho trẻ chưa biết đọc. Trên những phiếu khác, vẽ hình các đồng hồ chỉ thời gian tương ứng với giờ thực hiện một hoạt động. Hãy để trẻ sắp xếp các phiếu khớp với các hoạt động theo từng thời điểm rồi dán chúng từng cặp phiếu lại với nhau. Nếu có thể hãy cho trẻ đeo một chiếc đồng hồ không đắt tiền lắm để xem và kiểm tra khi một ngày mới bắt đầu. Sau đó để trẻ đặt từng cặp phiếu theo thứ tự đã xảy ra trong ngày. Nhắc giờ Hãy để trẻ trở thành người quản lý thời gian cho bạn trong một ngày hoặc một buổi tối. Nếu có thể, cho trẻ đeo hai cái đồng hồ - một đồng hồ điện tử và một đồng hồ số. Hoặc chỉ ra nơi để hai đồng hồ này trong nhà. Ví dụ, nói cho trẻ biết rằng bạn cần chuẩn bị bữa tối vào lúc 7 giờ tối và bạn muốn được nhắc để không trễ hẹn. Hãy tiếp tục nếu như trẻ vẫn muốn làm “người quản lý thời gian” cho bạn. + Hộp cát biểu tượng Thế giới của tôi trong hộp cát Hãy để trẻ tạo một thế giới thu nhỏ trong một hộp cát ngoài trời hoặc trong một cái chảo đất sét (sử dụng đất sét thay cát). Chuẩn bị nguyên liệu đơn giản như lịch cũ, vài mẫu gỗ, các hộp nhỏ hoặc hộp các-tông đựng sữa, lá nhôm, cốc giấy, cành cây nhỏ có vài cái lá.Với thời gian và trí tưởng tượng, trẻ có thể tạo một thế giới đầy sông hồ, cây cối, nhà cửa, cầu.v.v.Nếu có thể, chụp một bức ảnh về thế giới thu nhỏ này từ tên cao. Đi dạo cùng bản đồ Cùng trẻ đi dạo quanh khu lân cận, đi một vòng tròn nếu có thể. Mang theo một vài mảnh giấy (kích thước khoảng 2x8 inch) để miêu tả các đường phố. Khi đi, quan sát các biển báo trên đường và ghi tên đường vào từng mảnh giấy. Đồng thời, cùng nói về những cái bạn nhìn thấy dọc hai bên đường (có bao nhêu ngôi nhà, căn hộ, cây to, các địa điểm knh doanh). Khi trở về nhà, giúp trẻ làm một bản đổ khu lân cận bằng cách sắp xếp và dán các mảnh giấy có tên đường phố lên một trang giấy trắng. Sau đó, vẽ các hình minh họa những cái trẻ đã thấy dọc theo mỗi con đường. Vào một ngày khác, lại đi dạo những con đường cũ, mang theo tấm bản đồ để xem trẻ nhớ được bao nhiêu và kiểm tra độ chính xác của bản đồ. + Đồng hồ lịch Dụng cụ đo thời gian Cùng với trẻ, thực hiện một cuộc khảo sát vòng quanh nhà để tìm bất cứ thứ gì đo được thời gian. Hãy quan sát đồng hồ, quyển lịch, đồng hồ hẹn giờ bếp, lịch trên máy tính, đồng hồ hẹn giờ máy điều nhiệtNói về những cái được sử dụng để theo dõi quãng thời gian ngắn (giây, phút, giờ) và những cái sử dụng để theo dõi khoảng thời gian dài hơn (ngày, tuần, tháng, năm). Bạn và trẻ có thể sử dụng sách hướng dẫn để tìm hiểu về các dụng cụ mà con người sử dụng để đo thời gian trong quá khứ. Năm của chúng ta Phô tô 12 trang của quyển lịch (hoặc cắt những tờ lịch không dùng nữa). Xáo trộn các tờ lịch và để cho trẻ tự sắp xếp chúng theo đúng thứ tự. Sau đó đính các tờ lịch cạnh nhau. Vài ngày sau, cùng với trẻ đánh dấu (bằng tranh và từ đơn giản) những ngày đặc biệt trong tháng – ngày sinh nhật của mọi người trong gia đình, ngày lễ kỉ niệm, kỳ nghỉ hè, ngày khai trườngChỉ ra “bạn đang ở thời điểm nào trong năm” và nói về thứ tự chuỗi các sự kiện đã đánh dấu. Bạn có thể xếp các trang lịch thành một vòng trò và giúp trẻ thấy được năm tháng nối tiếp nhau như thế nào. Sau đó, gấp các tờ lịch theo kiểu đàn ac-coc-đi-ông và cho trẻ giữ lại để nhớ được “cái gì sẽ đến tiếp theo”. + Truy tìm hạt mứt đậu Góc nhìn của con ruồi Yêu cầu trẻ tưởng tượng rằng bạn và bé là hai con ruồi đậu trên trần nhà và đang quan sát căn phòng. Trò chuyện xem các đồ vật khác nhau trong phòng (bàn, đèn, người) trông như thế nào. Hãy nói về cái bạn sẽ vẽ trên đỉnh của trang giấy khi bạn phải mô tả lại căn phòng. Cái gì sẽ ở phía dưới? Bên phải? Bên trái? Để trẻ vẽ lại căn phòng từ góc nhìn của con ruồi. Trẻ nhỏ có thể rất thích vẽ các cảnh vật khác như sân sau nhà, sân bóng rổ theo cách quan sát như trên Giúp tôi đi đúng hướng Cho trẻ đội một cái mũ bóng rổ hoặc mũ lưỡi trai. Quay lưỡi trai thẳng ra trước và yêu cầu trẻ bước về phía trước. Bây giờ quay lưỡi trai sang trái và yêu cầu trẻ bước ba bước sang trái, (trong khi vẫn giữ cho mặt thật thẳng). Nếu trẻ còn chưa rõ bên trái là hướng nào thì nhắc chúng chạm tay vào mũ để cảm nhận hướng chiếc mũ đang chỉ. Tiếp tục trò chơi, yêu cầu bé sang phải, ra sauSau đó hãy để bé nói cho bạn về các hướng khi bạn đội mũ. Cuối cùng hãy chơi trò này với bốn hướng đông, tây, nam, bắc. + Thám hiểm trái đất Du lịch qua thư Cùng với trẻ, hãy lập một danh sách gồm 4 hoặc 5 người bạn hay họ hàng sống ở các vùng hoặc các nước khác. Tìm nơi của họ trên bản đồ, sau đó củng trẻ mua sắm để chọn một bưu thiếp về thành phố hoặc đất nước mình để gửi cho mỗi người trong danh sách. Hãy đề nghị người nhận bưu thiếp gửi lại cho bạn những tấm ảnh nơi họ sống. Khi nhận được bưu thiếp, hãy giúp trẻ gắn nó vào đúng chỗ trên tấm bản đồ lớn. Bản đồ hóa tin tức Cùng trẻ xem bản tin trên TV và lắng nghe tên các nước và thành phố. Tìm và đánh dấu những địa danh đó trên bản đồ thế giới (hoặc trên bản đồ địa phương nếu bạn đang xem bản tin địa phương). Nếu có thể, hãy sử dụng một niên lịch, từ điển bách khoa hoặc những cuốn sách khác để tìm nhiều nơi xa lạ hoặc hấpdẫn khác. 3.7.5. Hoạt động kết hợp - Ngôi nhà Thinkin'Things - Thế Giới Sôi Động 1 + Các hướng dẫn viên Fripple Nhìn gần hơn Bạn và trẻ có thể sẽ rất thích thú khi xem các tấm ảnh gia đình và cùng lúc luyện kỹ năng phân biệt hình ảnh. Đặt ba tấm ảnh khác nhau trên bàn. Bắt đầu với các câu hỏi đơn giản như, “ Con có thể tìm được tấm ảnh trong đó có cả người và các con thú không ?” hoặc “ Đâu là tấm ảnh có sọc và đồng thời có đôi giầy có dây buộc ?”. Khi khác, bạn có thể đặt các câu hỏi phức tạp hơn. Ví dụ, “ Ảnh nào có nhà và người, nhưng không có cây ?”. Thay đổi các chọn lựa về các tấm ảnh sau mỗi ba hoặc bốn câu hỏi. Bánh Fripple Khi làm bánh có thể là một dịp tốt để học cách đáp ứng các thuộc tính theo các yêu cầu bằng lời nói. Bạn sẽ cần những chiếc bánh trơn và để lên đó những thứ như nho khô, quả hạnh, hoa quả khô, miếng dừa, miếng chocolate và những thứ khác. Lần lượt đưa ra “ yêu cầu” và trang trí bánh. Ví dụ, bạn có thể nói ,“ Bố/mẹ muốn một chiếc bánh có quả hạnh và hoa quả khô.” Hoặc, trẻ có thể nói “ Con muốn một chiếc bánh có chocolate và quả hạnh, nhưng không có dừa.” Nếu thích, bạn và trẻ có thể trang trí các nửa quả đào hoặc quả lê thay vì dùng bánh. + Oranga Banga Dàn nhạc nồi và xoong Hãy cùng trẻ tìm khắp tủ bếp. Lấy ra năm hoặc sáu thứ có thể dùng làm nhạc cụ trong dàn nhạc của bạn (xoong, nồi, nắp vung, chảo, hộp v.v). Bạn cũng cần tới thìa gỗ hoặc kim loại để chơi các nhạc cụ này. Dành thời gian cho trẻ thử âm thanh của mỗi nhạc cụ và tạo ra một đoạn nhạc từ một tập hợp các âm thanh trên. Sau đó, theo dõi trẻ chơi một đoạn nhạc mẫu ngắn, rồi bạn chơi lại. Tiếp tục chơi, lần lượt tạo các đoạn nhạc mới. Đồng thời mắt nhắm thử nghe khi đoạn nhạc được chơi. Đoán đồ vật Cùng trẻ vào bếp để chơi trò này. Yêu cầu trẻ nhắm mắt và đoán xem bạn đang làm gì. Giật lá nhôm, đóng cửa lò, xếp đĩa thành chồng, xếp các đồ bạc vào một chỗ v.v. Hãy bắt đầu bằng những âm thanh rất khác nhau và dần dần làm cho chúng giống nhau hơn. Trẻ sẽ vui thích khi thay đổi vai và bắt bạn đóan. + Toony Loon Thay đổi tiếng kêu Rửa sạch kỹ vài chai nhựa, chai hộp hẹp cổ đựng xi-rô, nước xốt cà chua, dầu ăn, hoặc các chai thông thường. Trước tiên, “chơi” với các chai rỗng. (Để miệng chai kề lên môi và thổi nhẹ vào chai. Cần thử luyện tập một chút.) Bạn và trẻ sẽ phát hiện ra rằng những chai to có được tiếng kêu có độ cao thấp hơn. Tiếp theo, thử đổ vào chai những lượng nước khác nhau và xem tiếng kêu thay đổi như thế nào. Bạn có thể chơi trò chơi tạo ra các tiếng kêu khi thổi ở các chai giống nhau bằng cách thêm và bớt nước trong các chai này. Nốt cao và nốt thấp Bắt đầu bằng việc yêu cầu trẻ hát một nốt rất cao, sau đó là một nốt rất thấp. Bạn cũng có thể hát được những nốt cao hơn và những nốt thấp hơn. Sau đó, cùng nghe một đọan nhạc yêu thích của bạn và trẻ, vung tay lên xuống theo những nốt cao thấp. Bạn cũng có thể vận động tòan thân theo sự thay đổi cao độ của nhạc kiễng chân khi đến các nốt cao và hạ chân xuống khi đến các nốt thấp. + Các bạn chim Đoán luật Ở trò chơi này, bạn sẽ cần 10 tấm ảnh mầu lấy từ tạp chí. Rải rộng các tấm ảnh ra và yêu cầu trẻ một vài thứ mà bạn mô tả trong mỗi tấm ảnh. Ví dụ, trên một tấm ảnh có màu đỏ, một tấm ảnh không có người, một tấm ảnh có sáu cái tai v.v. Tiếp theo xếp các tấm ảnh theo loại và yêu cầu trẻ đoán luật mà bạn đã dựa vào đó để phân lọai. Bắt đầu bằng một vài thứ đơn giản như có cây và không có cây. Sau đó, trẻ có thể thích phân loại các tấm ảnh và yêu cầu bạn đoán luật dùng phân loại. Dưới đây một số luật mà bạn có thể dùng: Tối – Sáng Các hình có cạnh cong- Các hình có cạnh thẳng Bên trong – Bên ngoài Ảnh theo chiều ngang - Ảnh theo chiều dọc Có người – Không có người Vui – Buồn Có máy – Không có máy Cái gì làm cái bàn chải đánh răng là cái bàn chải đánh răng Đặt hai vật lên bàn trước mặt trẻ; ví dụ, một chiếc bàn chải và một chiếc nĩa. Hỏi trẻ hai vật này có điểm gì chung. (Chúng đều cứng. Chúng đều dài và mỏng. Chúng có độ dài xấp xỉ bằng nhau.) Hỏi xem cái gì làm cho chúng khác nhau. (Một cái có lông cứng, cái kia có các răng. Một cái màu đỏ, cái kia bằng bạc.) Cuối cùng, hỏi một thứ gì mà làm bàn chải thành cái bàn chải (lông bàn chải) và một thứ gì làm cái nĩa là nĩa ( các răng). Tiếp tục chơi với cặp đồ vật khác như một con thú nhồi bông và một chiếc chăn, một bóng đèn và một chiếc đài, một chiếc bút chì và một chiếc bút máy, một chiếc ly và một chiếc cốc v.v + Các hình khối Blox bay Xếp hình trong các bữa ăn nhanh Khuyến khích tính sáng tạo trong khi làm bánh sandwich. Cắt bánh thành các miếng hình tam giác và để cho trẻ sắp xếp các miếng bánh hình tam giác này thành hình cây thông, chiếc thuyền v.v, trên đĩa. Vào lần khác cắt bánh thành các hình vuông và chữ nhật, hoặc một hình kết hợp, và xem cái gì được tạo thành trên đĩa. Xoay hình và đục lỗ Cắt một hình vuông, một hình chữ nhật và một hình tam giác từ bìa hoặc tấm thẻ. đặt một miếng giấy trắng lên trên một tấm bìa khác. Sau đó, gim một hình trong các hình lên trên giấy trắng. Đặt đinh gim ở gần cạnh hoặc đỉnh của hình. Để trẻ đục lỗ xung quanh hình. (Bạn phải giữ hình đứng yên khi trẻ đang đục lỗ). Rời gim sang vị trí khác, trẻ xoay hình đi một chút và lại đục lỗ. Sau khi đục lỗ theo hình ở một vài vị trí khác nhau, bỏ nó ra và nhìn xem mẫu vừa được tạo ra. Mẫu này cho cảm giác về sự chuyển động. Tiếp tục thử nghiệm với các hình khác. + Các khối cầu Blox bay Chơi bóng trên sàn nhà Để chơi trò này, chọn một phòng có ít đồ đạc nhất trong nhà bạn. Đóng cửa. Bạn ngồi ở đầu phòng đối diện với trẻ ở cuối phòng. Lăn trái bóng Tennis lui và tiến theo đường thẳng. Sau đó, thử với các tuyến đường khác đồng thời nói về kỹ thuật mà bạn đang dùng để lăn bóng. Ví dụ, “Lần này Bố/mẹ sẽ lăn trái bóng nhẹ nhàng và làm nó nảy trên sàn hai lần trước khi bóng lăn đến con.” Quả cầu di động Giúp trẻ tìm một que dài khoảng 12 đến 15 inch. Bạn sẽ cần hai trái bóng (mút mềm, bóng tennis cũ). Để trẻ trang trí trái bóng bằng bút màu, những mẩu băng dính màu, những mẩu nhỏ hoặc sợi chỉ màu, hoặc những mẩu giấy mầu nhỏ. Dùng dây buộc một vòng chặt quanh giữa quả bóng, mỗi quả bóng để thừa một đoạn dây dài. Trò chơi của bạn sẽ thú vị hơn nếu một quả bóng có dây dài hơn quả kia. Buộc đầu dây vào hai đầu chiếc gậy của trẻ. Buộc một đoạn dây vào khoảng giữa que tại điểm mà để hệ thống cân bằng. Treo hệ thống này ở nơi nó có thể quay tự do và nhìn chúng chuyển động theo chiều gió. 3.8. Thực hành Thiết kế các trò chơi và tổ chức hoạt động cùng chơi cho trẻ mầm non với phần mềm Kidsmart, Happykid. CHƯƠNG IV: PHẦN MỀM IMINDMAP VÀ NUTRIKIDS 4.1. Phần mềm Imindmap 4.1.1. Tạo bản đồ tư duy với Imindmap Vài nét giới thiệu. Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động và thay đổi đến từng giây. Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh: Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng, sẽ tác động kích thích não trái. Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới. Cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết. Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra. Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quát của toàn bộ mind map. Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh. Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú. In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọc và dễ nhớ hơn. Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề. Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mind map. Tư duy hai chiều (phản biện) Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự. Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào. Hãy sáng tạo. Ví dụ mạng nội dung các chủ đề trong trường mầm non dành cho trẻ 4-5 tuổi 4.1.2. Hướng dẫn thực hiện tạo bản đồ tư duy 1/ Khởi động phần mềm Click đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindMap 2/ Tạo bản đồ mới: a/ Tạo biểu tượng cho “ý tưởng trung tâm” (Central Idea) : Chọn 1 trong số các biểu tượng hình nền trên bảng cho ý tưởng trung tâm, sau đó nhập tiêu đề vào mục: Enter some text for your central idea -> nháy chọn Create. Central Idea xuất hiện trên bản đồ b/ Định dạng cho tiêu đề : Click chuột vào Central Idea để chọn Sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để định dạng (tương tự như trong Word) Cỡ chữ Màu nhánh Màu chữ Font chữ c/ Thay đổi hình nền : Click nút phải chuột vào Central Idea, rồi chọn Insert/Edit, chọn Insert Floating image. Trong hộp thoại Open, chọn tập tin hình rồi click nút Open d/ Thêm nhánh (branch) vào bản đồ : Thêm nhánh mới : Từ tâm đỏ đó, kéo chuột ra ngoài để tạo nhánh Thêm tiêu đề cho nhánh : ban đầu nhánh chưa có tiêu đề. Để thêm tiêu đề, ta làm như sau : Click đúp chuột vào nhánh, gõ tiêu đề vào rồi gõ enter Thay đổi hình dạnh nhánh : Để thay đổi hình dạng của nhánh ta click để chọn nhánh. Khi đó, trên nhánh sẽ xuất hiện các hình tròn nhỏ màu xanh. Ta sẽ dùng chuột kéo các hình tròn này. Kéo để di chuyển điểm đích của nhánh Lưu ý : ở vòng tròn cuối của nhánh ta kéo vòng tròn xanh bên ngoài (con trỏ chuột có hình 4 mũi tên) chứ không kéo vòng tròn đỏ bên trong. Thay đổi màu của nhánh và vị trí tiêu đề : Sau khi chọn nhánh, ta sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để thay đổi màu của nhánh hoặc vị trí tiêu đề. Xóa nhánh: Chỉ cần click chuột chọn nhánh rồi gõ phím Delete. Tạo nhánh con cho 1 nhánh : Để tạo nhánh con cho 1 nhánh, ta làm tương tự như khi tạo nhánh cho Central Idea. Nhưng ta thực hiện trên vòng tròn đỏ ở đầu nhánh 3/ Lưu bản đồ Từ trình đơn File chọn Save – chọn ổ đĩa cần lưu - save 4/ Xuất bản đồ ra dạng hình ảnh Sau khi đã hoàn chỉnh bản đồ, ta có thể xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để chèn vào các tài liệu khác như Word, PowerPoint, Click chọn menu File, chọn Export, rồi chọn Image. Thay đổi các tùy chọn cho phù hợp rồi click nút Export. Hộp thoại Image xuất hiện cho phép ta đặt tên tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin. 5/ Xuất bản đồ ra trình chiếu PowerPoint Click chọn menu File, chọn Export, rồi chọn Interactive Presentation. Hộp thoại xuất hiện cho phép ta đặt tên tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin rồi click nút Export 4.1.3. Ứng dụng ImindMap trong việc xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động của các chủ đề Bài 1: Hãy xây dựng mạng nội dung cho các chủ đề trong trường mầm non, dành cho trẻ 5-6 tuổi. Bài 2: Hãy xây dựng mạng hoạt động cho các chủ đề trong trường mầm non, dành cho trẻ 3-4 tuổi Bài 3: Hãy xây dựng mạng nội dung cho các chủ đề trong trường mầm non, dành cho trẻ 5-6 tuổi. 4.2. Phần mềm NutriKids 4.2.1 Giới thiệu phần mềm     Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ em ở những năm đầu đời rất quan trọng. Vì nó đặc biệt cần cho quá trình phát triển trí lực và thể lực sau này của trẻ.     Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 2-5 tuổi nếu có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì về sau sẽ có sự phát triển thể chất tốt hơn rõ rệt so với các trẻ khác cùng lứa tuổi mà không có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dinh dưỡng cân đối sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tránh suy dinh dưỡng và bệnh béo phì. Ăn uống đủ chất cũng giúp tăng trí thông minh và khả năng học hành của trẻ khi sau này.     Như thế nào là một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ? Câu hỏi quả không dễ vì dinh dưỡng vốn rất đa dạng, khác biệt theo từng vùng miền và theo mùa. Khối lượng kiến thức về dinh dưỡng cũng vô cùng phong phú và phức tạp. Đa số các bậc cha mẹ - những người không chuyên hay thiếu kiến thức về dinh dưỡng - thường xuyên gặp khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho con mình.     Ở trường mầm non, trẻ phải được cung cấp 60% - 65% lượng dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Do vậy, việc áp dụng một chế độ ăn uống đúng chuẩn là vô cùng quan trọng. Nhưng với qui mô lớn, chăm sóc cùng lúc hàng trăm trẻ thì việc đảm bảo dinh dưỡng thực sự là một thách thức đối với các trường mầm non. Công việc thiết lập, cân đối dưỡng chất hằng ngày ở nhà trẻ cần một người phải có chuyên môn cao về dinh dưỡng. Đồng thời, nhân viên này phải luôn được bổ sung, cập nhật kiến thức vì thức ăn cần thay đổi liên tục theo ngày, theo mùa, theo vùng, theo độ tuổi, thậm chí theo thể trạng hiện tại của trẻ trong trường (ví dụ chuẩn bị thức ăn cho nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng hay thiếu canxi). Một chuyên viên cấp dưỡng như vậy không phải trường nào cũng có.     Để cung cấp cho các trường mầm non các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, Vụ Giáo Dục Mầm non trân trọng giới thiệu một phần mềm : Phần mềm Dinh dưỡng Mầm non (Nutrikids) với nhiều công cụ hỗ trợ cho việc thiết lập dưỡng chất ở trường mầm non được tốt hơn. Chương trình gồm 5 chức năng chính, đáp ứng hầu hết yêu cầu thiết lập bữa ăn có đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bằng kiến thức khoa học mới nhất và các kinh nghiệm dân gian về dinh dưỡng. Bữa ăn gia đình Thư viện chế biến hơn 1000 món ăn, đặc biệt có các món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng và béo phì Thư viện thực phẩm Các thực phẩm thông dụng ở Việt Nam cùng với hình ảnh, thành phần dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn từ thực phẩm này. Ngoài ra còn có chức năng TOP50: cho phép liệt kê ra các món ăn có hàm lượng dưỡng chất cao nhất theo từng loại (đạm, canxi, sắt). Kiến thức nội trợ Tập hợp những kinh nghiệm quý trong việc chọn mua và bảo quản thực phẩm. Thư viện cũng bao gồm những kiến thức dinh dưỡng về sức khoẻ nhằm giúp chăm sóc trẻ em và gia đình được tốt hơn. Bữa ăn của bé Tính toán khẩu phần ăn, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ theo từng bữa ăn trong ngày. Tính khẩu phần ăn Giúp lập bảng cân đối dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng: năng lượng, đạm, đường-bột và béo cho trẻ trong ngày ở trường mầm non. 4.2.2. Bữa ăn gia đình Danh sách các món ăn Hướng dẫn bạn các tra cứu các món ăn theo dạng chủ đề, bạn có thể tìm một món ăn theo thành phần nguyên liệu, các nấu... rất nhanh chóng     Bữa ăn gia đình tập hợp gần 1000 món ăn phổ biến trong gia đình và trường mầm non. Các món ăn thuộc nhiều chủ đề, giúp bạn có những thực đơn phong phú thay đổi hằng ngày. Mỗi món ăn gồm cách hướng dẫn nấu ăn, hình ảnh minh hoạ giúp các bạn thực hiện món ăn ngon và dễ dàng.     Để vào chức năng này, bạn chọn biểu tượng từ màn hình chương trình chính. Khi đó màn hình chức năng Bữa ăn gia đình sẽ hiện ra giống như sau:      Màn hình này cho phép bạn tra cứu món ăn theo nhiều cách khác nhau, bạn có thể tra cứu món ăn theo cách nấu (xào, luộc, chiên, nướng...) hay theo nguyên vật liệu chính (bò, lợn, gà, vịt...)...     Bạn có thể kết hợp nhiều các cách chọn khác nhau để có thể xác định được món ăn chính xác hơn. Ví dụ bạn cần chọn các món Xào về Bò thì ở ô Cách nấu bạn chọn Xào sau đó xuống ô Thành phần bạn chọn Bò thì sẽ được các món xào mà nguyên vật liệu chính là thịt bò.     Để xem thông tin về cách nấu và thành phần nguyên liệu chế biến, bạn nhấn nhấn 2 lần (nhấn đúp) vào tên món ăn trong danh sách thì thông tin về món ăn sẽ đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giao_duc_mam_non.doc
Tài liệu liên quan