Ung thư phổi – phần 1

Trong chuyên mục này, chúng tôi, những người tình nguyện tham gia bổ

sung kiến thức cho website ungthu.net đã, đang, và sẽ tiếp tục dịch các bài

báo, các chuyên đề liên quan đến các loại ung thư, các dấu hiệu nhận biết, và

các vấn đềcó liên quan khác.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng những kiến thức ở đây hoàn

toàn chỉ mang tính chất THAM KHẢO. Để có những chỉ dẫn, tư vấn

chuyên nghiệp, xin các bạn liên lạc với các cơ sở y tế có bao gồm chuyên

ngành về ung bướu học.

Hai láphổi hình nón xốp là một bộ phận của hệ thống hô hấp. Lá phổi phải

chia làm 3 phần, được gọi là các thuỳ. Nó lớn hơn lá phổi bên trái một chút.

Lá phổi trái chỉ có hai thuỳ. Khi hít vào, phổi lấy oxy-là một chất mà tế bào

cần cho sự sống và thực hiện những chức năng bình thường. Khi thở ra, phổi

thải khí cácbonic-là chất thải của các tế bào trong cơ thể.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ung thư phổi – phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNG THƯ PHỔI – PHẦN 1 Trong chuyên mục này, chúng tôi, những người tình nguyện tham gia bổ sung kiến thức cho website ungthu.net đã, đang, và sẽ tiếp tục dịch các bài báo, các chuyên đề liên quan đến các loại ung thư, các dấu hiệu nhận biết, và các vấn đề có liên quan khác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng những kiến thức ở đây hoàn toàn chỉ mang tính chất THAM KHẢO. Để có những chỉ dẫn, tư vấn chuyên nghiệp, xin các bạn liên lạc với các cơ sở y tế có bao gồm chuyên ngành về ung bướu học. Hai lá phổi hình nón xốp là một bộ phận của hệ thống hô hấp. Lá phổi phải chia làm 3 phần, được gọi là các thuỳ. Nó lớn hơn lá phổi bên trái một chút. Lá phổi trái chỉ có hai thuỳ. Khi hít vào, phổi lấy oxy- là một chất mà tế bào cần cho sự sống và thực hiện những chức năng bình thường. Khi thở ra, phổi thải khí cácbonic- là chất thải của các tế bào trong cơ thể. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan chậm hơn. Có ba loại ung thư không phải tế bào nhỏ chủ yếu. Chúng được đặt tên theo týp tế bào từ đó ung thư phát triển: ung thư biểu mô tế bào vẩy (còn được gọi là ung thư dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn. Ung thư phổi tế bào nhỏ ít gặp hơn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Loại ung thư này phát triển nhanh hơn và hay lan sang các bộ phận khác trong cơ thể hơn. Những ai có nguy cơ ung thư phổi? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vài nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi hầu hết là có liên quan tới việc sử dụng thuốc lá. Thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Sác xuất một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Xì gà và thuốc lá tẩu: Những người hút xì gà và hút thuốc lá tẩu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người không hút thuốc. Số năm hút thuốc, số lượng xì gà và thuốc lá tẩu hút mỗi ngày, mức độ hít khói thuốc đều ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư phổi. Thậm chí những người hút xì gà và thuốc lá tẩu không hít khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư miệng và các loại ung thư khác cao hơn. Khói thuốc lá trong môi trường: Nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên khi có phơi nhiễm với khói thuốc trong môi trường. Tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường, hay khói thuốc gián tiếp được gọi là hút thuốc không tự nguyện hay hút thuốc lá thụ động. Radon: Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mĩ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ gia đình đo mức độ khí radon trong nhà của họ. Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì sự đe doạ của nó sẽ biến mất mãi mãi. Amiăng: Amiăng là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng có thể dễ dàng bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi, làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi. Theo kết quả của các nghiên cứu những công nhân phải tiếp xúc với một lượng lớn chất amiăng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những công nhân không phải tiếp xúc với chất này. Sự tiếp xúc này đã được thấy trong các ngành như đóng tàu, khai thác và sản xuất amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và sửa chữa phanh. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở những công nhân phải tiếp xúc với chất amiăng và hút thuốc còn cao hơn nữa. Những công nhân phải tiếp xúc với amiăng nên sử dụng những thiết bị bảo hộ lao động và tuân thủ những quy định về thực hành và an toàn lao động. Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Các bệnh phổi: Một số bệnh phổi nhất định như bệnh lao làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi có xu hướng phát triển ở những vùng phổi bị sẹo do bệnh lao gây ra. Tiền sử bản thân: Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mắc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi lần hai. Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi và tìm kiếm những cách thức để phòng chống căn bệnh này. Chúng ta đã biết rằng cách tốt nhất để phòng chống ung thư phổi là bỏ hút thuóc lá (Hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút thuóc lá trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi gồm có: Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn Thường xuyên thấy đau ngực Ho ra máu Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại Phù nề vùng mặt và cổ Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân Mệt mỏi Những triệu chứng này có thể do ung thư phổi gây ra hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra. Ðiều quan trọng là phải đến bác sĩ khám bệnh. Chẩn đoán ung thư phổi Ðể tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng, bác sĩ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình. Bác sĩ khám bệnh và có thể cho chụp X quang lồng ngực và làm các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Ðể chẩn đoán xác định ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi. Sinh thiết -- việc lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi-- có thể cho biết một người có bị ung thư hay không. Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu bệnh phẩm này: Nội soi phế quản. Bác sĩ đưa một ống soi phế quản (một ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ. Chọc hút bằng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô. Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mẫu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư. Mở lồng ngực. Ðôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Ðây là một đại phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ PHỔI Ung thư phổi có thể có những triệu chứng sau: Một đợt ho kéo dài hoặc chuyển sang kéo dài Viêm nhiễm trong lồng ngực không tiến triển Khó thở tăng Ho ra máu Đau âm ỷ hay nhói khi ho hoặc hít thở sâu Ăn không ngon hoặc sút cân. Nếu bạn thấy có bất kỳ một trong các triệu chứng trên, cần đi bác sỹ kiểm tra ngay, tuy nhiên tất cả các triệu chứng trên đều có thể do các bệnh khác gây ra chứ không chỉ do ung thư. Phần này là về ung thư phổi nguyên phát – tế bào ung thư khởi phát chính từ phổi. Nếu bạn bị ung thư xuất phát từ nơi khác trong cơ thể và di căn sang phổi, gọi là ung thư phổi thứ phát (secondary lung cancer.) Việc điều trị ung thư phổi thứ phát sẽ phải dựa trên việc xác định được nơi khởi phát ung thư: ví dụ từ ruột, hay vú. Nếu bạn mắc ung thư phổi thứ phát, hay tìm thông tin trong mục ung thư nguyên phát primary cancer theo phần bộ phận phát bệnh của bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_251.pdf
Tài liệu liên quan