Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương

Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Việc ứng dụng rộng rãi CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT ở Bình Dương đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển Công nghiệp CNTT góp phần quan trọng và tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước.

Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để từng bước đưa hoạt động này ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

doc142 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục các bảng Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt Nam 12 Bảng 2: Chỉ tiêu ứng dụng CNTT của Việt Nam đến năm 2010 13 Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 15 Bảng 4: Chỉ tiêu phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 15 Bảng 5: Hạ tầng CNTT cơ quan Đảng 31 Bảng 6: Tổng hợp hạ tầng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương 32 Bảng 7: Ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương 35 Bảng 8: Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT các cơ quan nhà nước 35 Bảng 9: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức 36 Bảng 10: Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục – đào tạo 37 Bảng 11: Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành giáo dục 39 Bảng 12: Hiện trạng hạ tầng CNTT trong lĩnh vực y tế 39 Bảng 13: Hiện trạng nhân lực ngành y tế 40 Bảng 14: Tổng hợp hạ tầng CNTT của Công An tỉnh 40 Bảng 15: Tổng hợp nhân lực CNTT tại Công An tỉnh 41 Bảng 16: Hạ tầng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương 41 Bảng 17: Ứng dụng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương 42 Bảng 18: Trang thông tin tại các doanh nghiệp 43 Bảng 19: Tổng hợp tình hình đầu tư cho phát triển CNTT giai đoạn 2001-2007 44 Bảng 20: Khoảng cách số của Bình Dương so với cả nước 45 Bảng 21: Chỉ số ICT Index 2006 của Bình Dương với các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam và các đô thị loại 1 46 Bảng 22: Các dự án xây dựng 07 cơ sở dữ liệu trọng điểm đến năm 2010 (trong số 42 CSDL cần xây dựng đến năm 2020) 84 Bảng 23: Các dự án xây dựng 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm giai đoạn 2011-2015 85 Bảng 24: Các CSDL cần xây dựng đến 2020 85 Bảng 25: Các dự án xây dựng hệ thống 04 dịch vụ công giai đoạn 2008-2010 87 Bảng 26: Các dự án xây dựng hệ thống 08 dịch vụ công giai đoạn 2011-2015 87 Bảng 27: Ước lượng số cơ quan, đơn vị trong tỉnh Bình Dương 98 Bảng 28: Nhu cầu nguồn nhân lực chung của Bình Dương đến 2015 99 Bảng 29: Cơ cấu nhân lực CNTT cần đào tạo tại các cơ quan đơn vị của Bình Dương 99 Bảng 30: Các dự án tạo môi trường cho phát triển và ứng dụng CNTT 109 Bảng 31: Các dự án ứng dụng CNTT trong các sở ngành 109 Bảng 32: Các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế, cộng đồng và QPAN 110 Bảng 33: Các dự án ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 111 Bảng 34: Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 111 Bảng 35: Các dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT 112 Bảng 36: Các dự án đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT 113 Bảng 37: Khái toán kinh phí chi thường xuyên 113 Bảng 38: Danh sách các nhóm dự án trọng điểm 2008-2015 (6 nhóm - 26 dự án) 128 Bảng 39: Các dự án CNTT trọng điểm của Bình Dương 2008-2015 (chi tiết 26 dự án) 128 Bảng 40: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo các năm thực hiện (2008-2015) 132 Bảng 41: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo nguồn đầu tư (2008-2015) 132 Bảng 42: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo các năm thực hiện (2016-2020) 135 Bảng 43: Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư (2016-2020) 135 Bảng 44: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo năm thực hiện 2 giai đoạn (2008-2020) 136 Bảng 45: Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư cả 2 giai đoạn (2008-2020) 136 Bảng 46: Bảng tổng hợp kinh phí chung theo nguồn đầu tư 137 Bảng 47: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 138 Bảng 48: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020 141 Danh mục các hình Hình 1: Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner 52 Hình 2: Mô hình tổng quát một Chính phủ điện tử trong tương lai 54 Hình 3: Mạng LAN cho các cơ quan cấp tỉnh 90 Hình 4: Mạng LAN cho các cơ quan cấp huyện thị 90 Hình 5: Mạng LAN cho các cơ quan cấp xã phường 91 Hình 6: Mạng LAN không dây 91 Hình 7: Mô hình Mạng chuyên dụng của tỉnh 2008-2009 93 Hình 8: Mạng chuyên dụng của tỉnh thời kỳ 2010 94 Hình 9: Mô hình Trung tâm CNTT 103 PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ, CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ I. Đặt vấn đề Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Việc ứng dụng rộng rãi CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT ở Bình Dương đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển Công nghiệp CNTT góp phần quan trọng và tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để từng bước đưa hoạt động này ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. II. Cơ sở pháp lý để lập Quy hoạch 1. Các văn bản của Nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010”. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Quyết định số: 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. (Dự thảo của Bộ BCVT) Chương trình Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án CPĐT đến 2010). Chỉ thị 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/01/2007, Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010. Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020. Quyết định số 14/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính, Vễn thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ "Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH". Quyết định số 169/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/07/2006, Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm Công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Luật Công nghệ thông tin (Luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006). Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/6/2006 về Thương mại điện tử. Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112). Quyết định số 47/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phê duyệt Đề án tin học hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47). Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động triển khai chỉ thị 58 CT/TW. Quyết định số 95/2002/QD-TTg ngày 17/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2005. Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. 2. Các văn bản của Tỉnh Bình Dương liên quan đến quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 11/07/2007 của UBND tỉnh Bình Dương V/v phê duyệt phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020. Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 28/05/2007, V/v phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí “Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020”. Văn bản số 25/CTr-TU ngày 14/12/2006 của Tỉnh uỷ Bình Dương về Chương trình phát triển dịch vụ giai đoạn 2006-2010. Báo cáo số 104/BC-UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2001-2005. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (tháng 10/2006). Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 20/03/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương (Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương) đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (tháng 01/2006). Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, 21/12/2005. Văn bản số 57/BC-UBND ngày 31/10/2005 V/v Tổng kết 5 năm đầu tiên thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT. Văn bản số 3621/UBND-VX ngày 08/08/2005 của UBND tỉnh Bình Dương v/v cung cấp số liệu viễn thông và CNTT phục vụ xây dựng Quy hoạch phát triển viễn thông và CNTT vùng kinh tế trọng điểm. Văn bản số 2265/UBND-VX ngày 24/05/2005 của UBND tỉnh Bình Dương V/v Kế hoạch phát triển BCVT và CNTT năm 2006 và ké hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 20/05/2006 của UBND tỉnh Bình Dương ngày 20/03/2006 v/v phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương (Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn của tỉnh Bình Dương) đến năm 2020. Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (tháng 11/2004). Quyết định số 124/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Dương ngày 20/09/2004 V/v thuận quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT-TT I. Xu hướng phát triển CNTT-TT trên thế giới Xu hướng phát triển công nghệ Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau (NGN) CNTT phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại. Nó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông trên thế giới thông qua sự bùng nổ của lưu lượng thông tin truyền trên các mạng viễn thông do việc sử dụng rộng rãi các dịch vụ Internet, các thuê bao đòi hỏi các dịch vụ đa phương tiện mới, sự tăng nhanh của nhu cầu về các dịch vụ thông tin di động. Các mạng viễn thông hiện nay cần phải tiếp tục phát triển để có thể đáp ứng được các thách thức mới này. Sự phát triển của các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next-Generation Network) nhằm triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, sẽ kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào CNTT. Xu hướng hội tụ máy tính - truyền thông - nội dung đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành những loại hình dịch vụ mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế xã hội. Phát thanh và truyền hình ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT và truyền thông. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT - viễn thông - phát thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin. Sự phát triển mạng viễn thông theo xu hướng đến mạng NGN sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các ứng dụng CNTT như Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử, công nghiệp nội dung. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở Ngày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Trong một giải pháp sẽ có thể có nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp. Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng cũng có xu hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở Một trong những xu thế phát triển ứng dụng CNTT là xu thế phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở (PMNM). Đặc biệt là ở các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những điểm mạnh của mã nguồn mở là công nghệ không bị sở hữu hoặc kiểm soát bởi bất kì một hãng hay một quốc gia duy nhất nào. Lợi ích cho các quốc gia đang phát triển là có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ, với chi phí thấp nhất và không phải trả chi phí bản quyền. Khái niệm mã nguồn mở đem lại một hứa hẹn lớn cho các nước đang phát triển, các quốc gia đang phát triển có thể tập trung nguồn lực của họ để xây dựng một tập hợp những người sử dụng mã nguồn mở, như đã làm trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, thông qua mạng mã nguồn mở quốc tế (www.iosn.net). Mã nguồn mở có thể cho phép các nước đang phát triển đi tắt vào kỷ nguyên thông tin. Nó khuyến khích các mô hình phát triển mới, mà đã được giới thiệu là đặc biệt thích hợp, tạo ưu thế cho công việc của người phát triển hợp tác với nhau qua mạng Internet. Nói chung, nó cũng có một ảnh hưởng tốt trong việc tạo ra thị trường và các cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên việc ứng dụng phần mềm nguồn mở cần phải chọn lựa đồng bộ cả sự hỗ trợ phần cứng và hỗ trợ các ứng dụng phần mềm khác thì mới phát huy hiệu quả. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng, chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau, từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí. Theo công ty Datacomm Research, bất chấp những lo ngại về an ninh bảo mật, thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm 2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng các hệ thống GSM truyền thống sẽ dần được thay thế bằng Wi-Fi khi mà băng thông không dây mở rộng, cho phép triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới. Sự phát triển mạng không dây đã cho phép các điện thoại di động có thể kết nối vào mạng Internet và điều đó đã mở ra một triển vọng ứng dụng lớn CNTT vào trong đời sống kinh tế xã hội. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ Công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh truyền hình Truyền thanh, truyền hình ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT. Các công nghệ số hóa hình ảnh, âm thanh vốn chỉ được sử dụng trên nền máy vi tính cá nhân (PC), nay đã trở nên rất thông dụng, dẫn tới việc sản xuất và sử dụng nhiều thiết bị truyền thông đa phương tiện mới, dưới dạng các thiết bị đầu cuối. Xu hướng hội tụ Công nghệ thông tin - Viễn thông - Truyền thông quảng bá, đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch vụ mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn, đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu (video on demand - VOD) phát triển mạnh. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình truyền thanh, truyền hình, các xuất bản phẩm điện tử đến với người sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT, viễn thông và phát thanh, truyền hình đang tạo ra một thị trường rất rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin. II. Xu hướng và các mục tiêu chủ yếu phát triển CNTT-TT ở Việt Nam 1. Phát triển hạ tầng Viễn thông và Internet Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp. Trong Quyết định số 32/2006 ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 đã nêu rõ một số chỉ tiêu. Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt Nam Theo số liệu của VNNIC tháng 6/2007, trong cả nước: Mật độ điện thoại chung trên 100 dân 45,80 - Mật độ điện thoại cố định trên 100 dân 11,73 - Mật độ điện thoại di động trên 100 dân 34,07 Mật độ Internet quy đổi trên 100 dân: 5,33 Tỷ lệ dân số sử dụng Internet 19,87% 2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. Trên 50% người lao động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng dụng của CNTT. 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá và trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet. 80% dịch vụ hành chính công cơ bản được cung cấp trực tuyến. Trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản được cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến. 90-100% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường. 50-60% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào cải tiến, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. 25-30% tổng số giao dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử. Bảng 2: Chỉ tiêu ứng dụng CNTT của Việt Nam đến năm 2010 3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT của đất nước. Đào tạo về CNTT tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm có đủ kỹ năng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy và học. 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trang thông tin điện tử. Đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT và khai thác Internet. Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT với trình độ tương đương trong khu vực. 4. Phát triển Công nghiệp CNTT Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT lớn. Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước, và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp phần mềm, tiến tới xuất khẩu phần mềm. Công nghiệp nội dung sẽ từng bước phát triển. Chính phủ đã có Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010”. Quyết định tương tự về công nghiệp nội dung số cũng đang được Bộ BCVT dự thảo trình Chính phủ phê duyệt. 5. Một số nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong ASEAN. Công nghiệp CNTT-TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm, đạt tổng doanh thu 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. Đào tạo ở các khoa CNTT-TT trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư, có thể sử dụng các ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet. Định hướng phát triển đến năm 2020 Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử, để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành các yếu tố cần thiết để đi đến một xã hội thông tin. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Tầm nhìn 2020: Với CNTT-TT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảng 3 trình bày một số chỉ tiêu về phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 và Bảng 4 trình bày một số chỉ tiêu về phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2020. Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 Bảng 4: Chỉ tiêu phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 Các chương trình trọng điểm về ứng dụng và phát triển CNTT Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 đã đưa ra một số chương trình trọng điểm, cụ thể là: Chương trình xây dựng môi trường thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT-TT. Xây dựng hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, chính sách, tạo môi trường hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT, phát triển hạ tầng CNTT-TT, phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, phát triển công nghiệp CNTT-TT, phát triển thương mại điện tử. Xây dựng hệ thống chuẩn thông tin và CNTT-TT quốc gia. Xây dựng thể chế, cơ chế quản lý và điều hành ứng dụng CNTT-TT. Xây dựng các tiền đề, môi trường văn hoá phù hợp với xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, phát triển Việt Nam điện tử. Các dự án ưu tiên cấp quốc gia về xây dựng nền tảng cho phát triển công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử. Phổ cập tin học cho 20 triệu dân. Đào tạo 30.000 cán bộ chuyên môn CNTT-TT. Xây dựng 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ cộng đồng. Sản xuất 1 triệu thiết bị kết nối Internet giá rẻ. Xây dựng một số mô hình điển hình, ứng dụng CNTT-TT trong các doanh nghiệp. Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet Xây dựng mạng diện rộng của Chính phủ. Kết nối Internet băng rộng cho tất cả các Bộ, Ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính nước cấp tỉnh và huyện. Kết nối Internet băng rộng cho các viện nghiên cứu, trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3006201031CNTT.doc