Vai trò của ngân hàng trung ương và việc phát huy vai trò của nó trong thực tiễn

Trong nền kinh tế thị trường thị trường, mức cung tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, thông qua sự thúc đẩy mức tăng giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Do vậy, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong các nhiệm vụ của NHTW.

Sự điều tiết đối với lượng tiền trong lưu thông là rất cần thiết. Bởi lẽ, do nhiều nhân tố khác nhau tác động mà nền kinh tế có lúc thăng lúc trầm. Mặt khác, do tình hình thu chi tiền tệ trong mỗi vùng, mỗi khu vực khác nhau và thường xuyên biến động, làm cho nhu cầu tiền tệ cũng biến động tương ứng. Thông qua hoạt động điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông của NHTW mà mọi hoạt động điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông của NHTW mà mọi hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện một cách trôi chảy hơn.

NHTW thực hiện vai trò này thông qua các công cụ điều tiết trực tiếp hoặc gián tiếp như lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở.

Đương nhiên, sự điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ với quá trình sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế - tài chính khác.

 

doc20 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của ngân hàng trung ương và việc phát huy vai trò của nó trong thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là khắc phục vấn đề sở hữu chéo vẫn đang trong thời gian khởi động chưa thật sự dẫn đễn những thay đổi về chất. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cho việc tái cơ cấu các TCTD chưa được hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế mua bán nợ xấu, quy chế điều tiết thống nhất các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A),..; nguồn lực tài chính công còn hạn chế, nguồn lực tài chính bên ngoài chưa có cơ chế phù hợp để thu hút; quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước chưa có nhiều khởi sắc, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ và tính hiệu quả của chương trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015. Những thách thức chính yếu trên đòi hỏi NHNN tiếp tục phải kiên định với mục tiêu điều hành, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa với các Bộ, ngành, phải có những chiến lược mạnh mẽ và nỗ lực cao hơn để giải quyết thành công những thách thức. Trên cơ sở đó, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội phê duyệt, với chỉ tiêu tăng trưởng đạt mức khoảng 5,8%; lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng - CPI) ở mức khoảng 7%. Do vậy, mục tiêu CSTT cần đạt được trong năm 2014 là: tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt quá mục tiêu Quốc hội phê chuẩn, ổn định tiền tệ và hệ thống các TCTD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên, việc điều hành CSTT phải đảm bảo tính linh hoạt, tiếp tục phát huy tính chủ động cao, định hướng thị trường theo mục tiêu đã đặt ra. Theo đó, việc điều hành các công cụ CSTT cần được điều hành linh hoạt, đồng bộ, đảm bảo kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 12 - 14%; tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng khoảng 16 - 18%; điều hành chủ động các mức lãi suất chỉ đạo của NHNN để định hướng lãi suất thị trường, đảm bảo tính ổn định, không gây ra những biến động bất thường, nhằm tiếp tục tạo sự ổn định bền vững trên thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát; theo dõi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối, cung cầu ngoại tệ để điều hành tỷ giá phù hợp; Tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng, không để những biến động của thị trường vàng ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô; tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa nền kinh tế bằng nhiều biện pháp, trong đó cần có sự phối chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá với lãi suất theo hướng khuyến khích giữ VNĐ, hạn chế dịch chuyển sang USD. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho hoạt động tiền tệ tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD tái cơ cấu và phát triển mạnh mẽ; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu các TCTD để tăng cường tính hiệu quả của cơ chế tác động CSTT và tạo đà phát triển hệ thống các TCTD trong những năm tiếp theo; Tiếp tục tăng cường năng lực thanh tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh thiếu lành mạnh có thể gây bất ổn định hệ thống; Tăng cường công tác truyền thông, tăng cường trách nhiệm cần được đẩy mạnh để nâng cao hơn nữa lòng tin của xã hội, tránh những thông tin sai lệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành. Ngân hàng Nhà nước trong năm 2013 vừa qua Trong năm 2013 NHNN đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tệ, vàng, đảm bảo thanh khoản của các TCTD, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu. Nhờ đó, ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện trên những mặt chính sau: (i) Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng: Điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kết hợp giữa điều hành theo lãi suất và điều hành lượng tiền cung ứng nhằm kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ, đảm bảo thanh khoản của các TCTD, vừa góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán tiếp tục tăng ở mức phù hợp với mục tiêu định hướng 14-16% đặt ra từ đầu năm, đến ngày 12/12/2013, tăng 14,64% so với cuối năm 2012; huy động vốn tăng 15,61%, trong đó bằng ngoại tệ tăng 13,7%, bằng VND tăng khá cao 15,93% so với cuối năm 2012. Lãi suất được điều hành theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Thanh khoản VND của hệ thống các TCTD được giữ vững và tiếp tục cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Điều hành lãi suất theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đã đạt được mục tiêu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất huy động bằng VND. Bên cạnh đó, NHNN tăng cường giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của NHNN về lãi suất của các TCTD, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm nhằm thiết lập kỷ cương trên thị trường. Nhờ đó, tính kỷ luật thị trường được tăng cường, đường cong lãi suất đã dần được hình thành. (ii) Triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường: Tín dụng được điều hành linh hoạt, theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các TCTD. Kiểm soát chặt hoạt động cho vay bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. NHNN đã chỉ đạo các TCTD tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: Xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng vay được tiếp cận vay mới, thực hiện miễn, giảm lãi vốn vay, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau... NHNN tham gia tích cực vào việc xây dựng cơ chế và chỉ đạo NHTM cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, góp phần giải quyết chính sách an sinh xã hội và xử lý tồn kho cho thị trường vật liệu xây dựng và thị trường bất động sản. Chỉ đạo các TCTD thực hiện các chương trình: Cho vay thu mua, tạm trữ thóc gạo; chăn nuôi và thủy sản; chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ vốn dài hạn để tái canh cà phê; hỗ trợ những địa phương bị ảnh hưởng bão lụt... Cùng với đó, chỉ đạo các TCTD nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí áp dụng lãi suất cho vay mới ở mức hợp lý, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũ về mức dưới 13%/năm trên cơ sở khả năng tài chính để chia sẻ khó khăn với nền kinh tế. Năm 2013, tăng trưởng tín dụng tuy thấp hơn chỉ tiêu định hướng 12% nhưng nhiều khả năng tăng cao hơn mức tăng của năm 2012 và chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế cũng được cải thiện rõ rệt; đến ngày 12/12/2013, tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế đã tăng 8,83% so với cuối năm 2012. Cơ cấu tín dụng được tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên; cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Đến cuối tháng 11/2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%, xuất khẩu tăng 3,32%, công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84% so với cuối năm 2012. (iii) Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất: Việc điều hành linh hoạt thị trường này trong năm 2013 đã khuyến khích người dân nắm giữ VND, giảm nắm giữ ngoại tệ, khuyến khích các TCTD bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Nhìn chung, thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống cải thiện, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trườngtự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao. (iv) Về quản lý thị trường vàng: Trong năm 2013, NHNN đã Quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ về quản lý thị trường vàng trên cơ sở khuôn khổ pháp lý mới mà nòng cốt là Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ. Theo đó, TCTD thực hiện tất toán toàn bộ số dư huy động vốn bằng vàng đến hạn phải chi trả từ đầu tháng 7/2013, giảm dần số dư cho vay vốn bằng vàng nên đã loại bỏ toàn bộ rủi ro liên quan đến vàng và chấm dứt tình trạng ”vàng hóa” trong hoạt động của TCTD. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng, can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua đấu thầu vàng, tổ chức sản xuất vàng miếng SJC để đáp ứng nhu cầu vàng miếng cho thị trường, thiết lập một mạng lưới mua, bán vàng miếng mới, có tổ chức, quản lý chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận mua, bán vàng. (v) Về thực hiện cơ cấu lại các TCTD: Sau gần 2 năm triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, ngành Ngân hàng Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra của Đề án, thể hiện trên một số kết quả quan trọng: Một là, tái cơ cấu được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm TCTD cả trong nước và nước ngoài. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Hai là, an toàn của hệ thống TCTD được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được giảm dần, khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn, chi trả đầy đủ, kịp thời, kể cả ở một số NHTM cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại. Ba là, từng bước lành mạnh hóa tài chính, trọng tâm là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trong 11 tháng đầu năm, vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD tăng 6,65%, tương đương 25,8 ngàn tỷ đồng (vốn chủ sở hữu tăng 43,5 ngàn tỷ đồng). Hệ thống Ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: Triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh; kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động kể cả chi lương, thưởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho VAMC. Nhờ đó, nợ xấu của các TCTD đã từng bước được xử lý, chất lượng hoạt động của các TCTD được nâng lên. Đến ngày 16/12/2013, Công ty VAMC đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc, dự kiến đến cuối năm 2013 mua được khoảng 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được Quốc hội thông qua, NHNN chủ trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp lớn trong năm 2014: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hiệu quả với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu kiểm soát tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%; Điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất của NHNN để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô. Theo dõi sát diễn biến tỷ giá và thị trường tiền tệ, ngoại hối nhằm điều hành tỷ giá phù hợp, tiếp tục khắc phục tình trạng ”đô la hóa”, ”vàng hóa” trong nền kinh tế, khuyễn khích nắm giữ VND, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước; Thực hiện các giải pháp về lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các dự án hiệu quả và sử dụng nhiều lao động; Tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, triển khai Đề án xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững hệ thống các TCTD; Tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động ngân hàng; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN nhằm ổn định tâm lý xã hội, tạo sự đồng thuận, thuận lợi trong việc triển khai thực hiện, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctctt_vai_tro_cua_ngan_hang_trung_uong_va_viec_phat_huy_vai_tro_cua_no_trong_thuc_tien_0793.doc