Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:

-Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

-Phân tích ảnh hưởngcủa các nhân tố tự nhiên và kinh tế -xã hội tới sự phân bố

công nghiệp.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp. - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới sự phân bố công nghiệp. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ Công nghiệp thế giới. - Một số tranh ảnh về hoạt động công nghiệp, về tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công nghiệp. - Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. C Hoạt động dạy học: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân. Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi: - Trình bày vai trò của ngành công nghiệp. - Tại sao tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP được lấy làm chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước? - Quá trình công nghiệp hoá là gì? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Ngành Công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vậy sản xuất công I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. 1. Vai trò. - Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì tạo ra một khối lượng của cải, vật chất cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. - Công nghiệp hoá: Quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế dựa vào cơ bản sản xuất công nghiệp. nghiệp có đặc điểm gì? HĐ 2: Cá nhân/cặp. Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi: - Trình bày các đặc điểm của công nghiệ, so sánh với sản xuất nông nghiệp. - Dựa vào đâu để phân loại công nghiệp. - Có mấy nhóm ngành công ngiệp, đó là những nhóm nào? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thứ Chuyển ý: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? HĐ 3: Nhóm. Bước 1: * Phương án 1: Chia 3 nhóm: Các nhóm dựa vào sơ đồ trong SGK, vốn 2. Đặc điểm. - Có 3 đặc điểm: + Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến. + Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao. + Nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ. - Phân loại: 2 nhóm. + Công nghiệp nặng (nhóm A): gồm các ngành sản xuất tư liệu sản xuất. + Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản xuất sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con người. hiểu biết phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Nhóm 1, 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý. - Nhóm 3,4: Phân tích ảnh hưởng các nhân tố tự nhiên. - Nhóm 5,6: Phân tích ảnh hưởng nhân tố kinh tế- xã hội. Gợi ý: + Khi nêu phần vị trí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thể lấy vị trí của các khu cong nghiệp, các khu chế xuất của Việt Nam để từ đó rút ra những yếu tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển công nghiệp. + Nhân tố kinh tế- xã hội tập trung vào dân cư và nguồn lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường. + Chú ý liên hệ thực tiễn Việt Nam. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp - Vị trí địa lý: lựa chọn địa điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ. - Nhân tố tự nhiên: Quy mô các xí nghiệp, sự phân bố công nghiệp. - Kinh tế - xã hội: Phân bố công nghiệp phù hợp, hợp lý, thúc đẩy hoặc kìm hãm, thuận lợi hoặc cản trở, con đường phát triển công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ. Bước 4: Đánh giá. 1. Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp. 2. Tìm ví dụ để chứng minh ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. 3. Công nghiệp được chia thành mấy nhóm? Sắp xếp các ngành Công nghiệp vào các nhóm Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy........................................................................... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_5831.pdf