Văn học - Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức: Giúp HS:

 - Nắm đ¬ược mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

 - Hiểu đư¬ợc phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không đ¬ược tuân thủ.

2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích và biết cách sử dụng các phương châm hội thoại cho đạt hiệu quả trong giao tiếp.

- Phân biệt phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.

- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.

3. Về thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ cho trong sáng, có hiệu quả.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Văn học - Các phương châm hội thoại (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS – THPT BÁC ÁI Tên bài dạy: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo) Người soạn: Trương Thị Hồng Dịu Ngày soạn: 17/07/2015 Giáo án giảng dạy: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Giúp HS: - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. - Hiểu được phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích và biết cách sử dụng các phương châm hội thoại cho đạt hiệu quả trong giao tiếp. Phân biệt phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. Về thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ cho trong sáng, có hiệu quả. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: SGK, SGV, giáo án bài soạn, Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. Học sinh: SGK, bài soạn. C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH - Đàm thoại, đọc, phát vấn, gợi mở, hướng dẫn học sinh làm việc với SGK, thảo luận nhóm. D.CÁC BƯỚC LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ? Khi sử dụng cần đảm bảm tuân thủ theo những yêu cầu nào của phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự? Bài mới:  Lời vào bài Mục tiêu của bài học này là giúp các em nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ. Tiến trình dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp GV gọi HS đọc truyện cười “Chào hỏi” SGK/trang 36 Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao? Rút ra bài học gì qua câu chuyện này? GV cho HS tìm một số tình huống mà lời hỏi thăm kiểu như trên được dùng một cách thích hợp, bảo đảm tuân thủ phương châm lịch sự. - GV cho ví dụ: Trên đường đi học về. An thấy một người quen đang đi lại phía mình, An vội vàng: - Cháu chào bác. Bác đi đâu đấy ạ? Người quen nọ, tươi cười đáp lại: - Cảm ơn cháu, cháu mới đi học về à? So sánh hai tình huống giao tiếp trên, cho biết tại sao tình huống được nêu ở SGK lại không được chấp nhận? Gợi ý: - Chàng ngốc chào đối tượng nào? Ở đâu? Thời điểm đó có thích hợp không? Chào lúc người lạ làm việc trên cao, phải dừng công việc để leo xuống (không đúng lúc) Khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các phương châm hội thoại? GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. HS lắng nghe, trả lời, ghi chép Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. GV yêu cầu HS đọc lại các ví dụ đã phân tích về 5 phương châm hội thoại đã học, cho biết những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ? Xét lại tình huống truyện cười vừa học (chào hỏi) ở sgk. Theo em việc không tuân thủ phương châm hội thoại trên bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào? - Lưu ý: một câu nói có thể phù hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong tình huống khác. GV yêu cầu HS đọc các ví dụ trong SGK/ Trang 37 và phân tích Ví dụ 2 câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm ấy? - Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực) người nói phải trả lời một cách chung chung: " Đâu khoảng đầu TK XX" Như vậy, do ưu tiên cho phương châm hội thoại này mà phải vi phạm phương châm hội thoại kia. Khi Bác sỹ nói với người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó, phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao? Tìm những tình huống tương tự? - Phương châm về chất (vì đã nói những điều không tin là đúng). Vì đây là việc làm nhân đạo -> giúp những bệnh nhân lạc quan để tiếp tục sống. Nói chung trong bất kỳ tình huống nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ. Qua ví dụ 2 và ví dụ 3 vừa phân tích, theo em việc người nói không tuân thủ phương châm hội thoại trên bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào? Khi nói "Tiền bạc chỉ là tiền bạc" thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Em hiểu ý câu này như thế nào? Qua ví dụ vừa phân tích, theo em việc người nói không tuân thủ phương châm hội thoại trên còn bắt nguồn từ nguyên nhân nào nữa? Qua tất cả những ví dụ vừa phân tích. Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? GV gọi HS đọc ghi nhớ / Trang 37 HS đọc bài theo yêu cầu. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập GV gọi HS đọc bài tập trong SGK và lần lượt phân tích. HS đọc bài theo yêu cầu và suy nghĩ trả lời I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. 1. Ví dụ SGK/Trang 36 - Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự. - Câu hỏi "Bác làm việc có vất vả lắm không", trong tình huống giao tiếp khác có thể được coi là lịch sự. Nhưng trong tình huống này, người được hỏi bị chàng ngốc gọi xuống từ trên cây cao, lúc người đó đang tập trung làm việc. Rõ ràng chàng ngốc đang làm việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác vì chào hỏi không đúng tình huống giao tiếp. => Khi giao tiếp cần phải chọn thời điểm thích hợp để giao tiếp. Ghi nhớ: SGK/ Trang 36 II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 1.Ví dụ - Ngoại trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, thì tất cả các tình huống còn lại thuộc phương châm về lượng , chất, quan hệ, cách thức, lịch sự đều không tuân thủ phương châm hội thoại. Nhận xét: Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. 2. Ví dụ 2 SGK/ Trang 37 - Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An. Vi phạm phương châm về lượng ( Không đáp ứng yêu cầu giao tiếp thiếu thông tin, mơ hồ). - Vì Ba không biêt chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất ( không nói những điều sai sự thật hoặc không xác thực) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy. 3. Ví dụ 3 SGK/ Trang 37 - Không tuân thủ phương châm về chất. - Không nên nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân lo sợ, thất vọng. Việc bác sĩ nói như vậy sẽ giúp bệnh nhân lạc quan hơn và có nghị lực đê sống tốt hơn. - Có nhiều tình huống tương tự trong đó phương châm về chất không được tuân thủ: Chiến sỹ ta không may rơi vào tay địch. Không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai thật những gì mình biết về đồng đội, về bí mật của đơn vị. Nhận xét: Người nói không tuân thủ do họ phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. 4. Ví dụ 4 SGK/ Trang 37 - “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc”: Xét theo nghĩa tường minh thì cách nói trên không tuân thủ phương châm về lượng vì nó không giúp cho người nghe hiểu và biết rõ thông tin của câu nói. + Nếu xét nghĩa hàm ẩn thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng. - Hiểu câu trên theo ý: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải cái quan trọng nhất trong cuộc sống con người. Khuyên chúng ta sống không nên vì tiền mà quên đi những thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn. Nhận xét: - Người nói không tuân thủ do họ muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác. Ghi nhớ: SGK/ Trang 37 II.Luyện tâp: 1. Bài tập 1/Trang 38 - Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. - Một đưá bé 5 tuổi không thể nhận biết được "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao" để nhờ đó mà tìm được quả bóng - Nhưng đối với những người đã đi học thì đây là câu trả lời đúng. 2. Bài tập 2/Trang 38 - Lời nói của "Chân, tay" không tuân thủ phương châm lịch sự. - Việc không tuân thủ phương châm ấy là vô lí vì khách đến nhà ai cũng phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện. Ở đây, khách đã không chào mà còn thái độ và nói những lời hồ đồ, to tiếng. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ Củng cố: - Khi giao tiếp cần sử dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm và tình huống giao tiếp. Hiểu và nắm được những nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại. 2. Dặn dò - HS học thuộc ghi nhớ SGK/Trang 36-37 - Học bài, chuẩn bị trước bài “Xưng hô trong hội thoại“ F. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ===================================================================

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpcht_tiet_3_9422.doc
Tài liệu liên quan