Viêm loét niêm mạc miệng-Lưỡi (Kỳ 1)

Niêm mạc là màng che khắp thành trong của những bộ phận thuộc các bộ

máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục , mặt phủ một chất nhày có chức năng chống vi

trùng hoặc chống tác dụng có hại của những dịch do cơ thể tiết.

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng. Khoang miệng được giới

hạn bởi môi (phía trước), má (hai bên), lưỡi (phía dưới) và vòm hầu (phía sau).

Nói chung thì bất cứ phần nào của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài đều

được bao phủ hoặc bởi da hoặc bởi niêm mạc. Da thì lớp tế bào biểu bì hóa sừng

nên không thấm nước còn niêm mạc thì lớp biểu bì không hóa sừng nên có thể

thấm nước. Ở vùng niêm mạc tiếp xúc với da, lớp niêm mạc có thể bị sừng hóa.

Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân

như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài;

do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự

miễn; ung thư biểu mô. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm,

sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là

những áp xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm

mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc

hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng-lưỡi thường tái phát, gây đau

đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Viêm loét niêm mạc miệng-Lưỡi (Kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viêm loét niêm mạc miệng-lưỡi (Kỳ 1) Niêm mạc là màng che khắp thành trong của những bộ phận thuộc các bộ máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục…, mặt phủ một chất nhày có chức năng chống vi trùng hoặc chống tác dụng có hại của những dịch do cơ thể tiết. Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng. Khoang miệng được giới hạn bởi môi (phía trước), má (hai bên), lưỡi (phía dưới) và vòm hầu (phía sau). Nói chung thì bất cứ phần nào của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài đều được bao phủ hoặc bởi da hoặc bởi niêm mạc. Da thì lớp tế bào biểu bì hóa sừng nên không thấm nước còn niêm mạc thì lớp biểu bì không hóa sừng nên có thể thấm nước. Ở vùng niêm mạc tiếp xúc với da, lớp niêm mạc có thể bị sừng hóa. Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô... Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng-lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. I. LOÉT MIỆNG CẤP TÁI PHÁT Nguyên nhân A. Do chấn thương -Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây loét tái phát thường gặp nhất, thường do: cơ học, hóa học, kích thích về nhiệt độ gây ra loét đau, lành trong vòng vài tuần không để lại sẹo. Loét sẽ bị tái phát nếu kích thích nếu vẫn tiếp tục. - Răng giả, các thủ thuật chỉnh răng bằng kim loại, răng quá bén hoặc cắn vào niêm mạc miệng, cũng gây ra loét. Răng giả gây ra loét do áp lực, biểu hiện là vết loét nhỏ hơn 1cm trên phần chóp ổ răng. Loại này thường xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo như má, môi dưới , hoặc lưỡi. Nghiến răng làm lở dọc theo đường nghiến tương ứng với răng hàm trên và dưới. - Các chất hóa học như axit hoặc bazơ, những thuốc kháng viêm như aspirin dạng ngậm cũng có thể gây loét. Có nhiều thuốc bán không theo đơn cũng gây tỗn thương niêm mạc khi sử dụng kéo dài. Trẻ em hoặc người bị rối loạn tâm thần xỉa răng bằng móng tay hoặc dụng cụ cứng khác cũng gây loét. B. Viêm loét miệng-lưỡi do aphthe tái phát (RECURRENT APHTHOUS STOMATITIS- RAS) Xảy ra cho khỏang 20% dân số, thường gặp ở phái nữ và ở trẻ em. Đa số các trường hợp bệnh giới hạn ở niêm mạc miệng-lưỡi và thường do nhiều yếu tố kết hợp: chấn thương, hút thuốc, stress, ảnh hưởng nội tiết (hành kinh, có thai, mãn kinh), di truyền, dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng, nhiễm nấm, dị ứng thuốc, thiếu vitamine C, PP, B6, B12, thiếu sắt, bệnh lý tự miễn. Người ta đã quan sát hàng trăm gia đình và nhận thấy bệnh này dường như cũng có yếu tố di truyền. Cha mẹ bị loét miệng thì trẻ nhỏ và con gái trong nhà cũng dễ bị bệnh. RAS chia làm 2 loại dựa vào hình thái hoặc lâm sàng 1. Theo hình thái - Loét dạng aphthe nhỏ (Canker sores - Minor aphthous ulcerations) thường gặp nhất, chiếm khoảng 80 % , điển hình là có một vài đến nhiều vết loét <1 cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, lành trong khỏang 7 – 14 ngày không để lại sẹo. - Lóet dạng aphthe lớn (Cold sores - Major aphthous ulcerations): còn gọi là bệnh Sutton hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên, chiếm khoảng 10 %.Vết loét có kích thước lớn hơn, thường >1cm, có một hoặc nhiều, lành chậm hơn hoặc dai dẳng nhiều tuần, sau cùng để lại sẹo do hoại tử lan rộng. Loại loét dạng herpes để chỉ tổn thương kết thành chùm, nhưng không liên quan đến virus herpes, thường số lượng nhiều từ 10 – 100 , nhiều vết loét nhỏ nhanh chóng kết hợp lại thành mảng lớn, lành trong khỏang 7 – 30 ngày. RAS có chung đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, có thể có giai đoạn báo trước kéo dài khoảng 24 giờ, kế đến là đau nhiều 2 - 3 ngày, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành 2. Theo lâm sàng - Lóet đơn giản: số lượng từ vài đến nhiều vết loét, lành trong vòng 1 – 2 tuần, hay tái phát. . - Loét phức tạp: biểu hiện lâm sàng nặng, kích thước lớn, số lượng nhiều, loét sâu, , tồn tại dai dẳng, chậm lành, đau nhiều. Loét mới tạo thành khi loét cũ vừa lành, bệnh nhân ít khi thấy khỏi bệnh.Đôi khi RAS là triệu chứng của bệnh hệ thống như:Hội chúng Behcet; sốt, loét miệng-sinh dục dạng aphthe, viêm họng, viêm hạch. RAS cũng gặp trong các bệnh viêm ruột mãn tính : bệnh Crohn,viêm loét đại tràng, bệnh ruột nhạy cảm Gluten, thiếu máu thiếu sắt, folate, vitamin B12, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu ác tính. Mặc dù vậy, chỉ 40% bệnh nhân bị aphthe vô căn và có nhiều yếu tố liên quan. Người ta thừa nhận là do phản ứng chéo giữa vi sinh vật và lớp biểu mô ở miệng, hoạt động như là một kháng nguyên kích thích tạo kháng thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, chúng hoạt đông riêng lẻ hoặc kết hợp nhau gây nên loét .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviem_loet_niem_mac_mieng_ky_1_1567.pdf
Tài liệu liên quan