Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

Tóm tắt. Bài báo giới thiệu kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các hệ thống sông Bến Hải và

Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị từ các kết quả mô phỏng bằng mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều

MIKE FLOOD. Mô hình 1 chiều được xây dựng cho mạng lưới sông kênh Bến Hải và Thạch Hãn

có tính đến trao đổi nước thông qua sông Cánh Hòm (giữa Bến Hải và Thạch Hãn) và sông Vĩnh

Định (với sông Ô Lâu) ở khu vực hạ lưu; miền tính toán 2 chiều bao trùm toàn bộ các đồng bằng

ngập lũ và vùng cát ven biển. Bộ mô hình kết nối 1-2 chiều được hiệu chỉnh và kiểm định với các

trận lũ lịch sử năm 2005 và 1999. Bản đồ ngập lụt ứng với các trận lũ lịch sử này được xây dựng

với các yếu tố mực nước đỉnh lũ và độ sâu ngập lụt lớn nhất, và là cơ sở để xây dựng các sê-ri bản

đồ ngập lụt ứng với các kịch bản ở các bước tiếp theo phục vụ công tác ứng phó với thiên tai ở cấp

địa phương.

Từ khóa: bản đồ ngập lụt, MIKE FLOOD, sông Bến Hải, sông Thạch Hãn.

pdf8 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 1 Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị Trần Ngọc Anh* Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011 Tóm tắt. Bài báo giới thiệu kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị từ các kết quả mô phỏng bằng mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều MIKE FLOOD. Mô hình 1 chiều được xây dựng cho mạng lưới sông kênh Bến Hải và Thạch Hãn có tính đến trao đổi nước thông qua sông Cánh Hòm (giữa Bến Hải và Thạch Hãn) và sông Vĩnh Định (với sông Ô Lâu) ở khu vực hạ lưu; miền tính toán 2 chiều bao trùm toàn bộ các đồng bằng ngập lũ và vùng cát ven biển. Bộ mô hình kết nối 1-2 chiều được hiệu chỉnh và kiểm định với các trận lũ lịch sử năm 2005 và 1999. Bản đồ ngập lụt ứng với các trận lũ lịch sử này được xây dựng với các yếu tố mực nước đỉnh lũ và độ sâu ngập lụt lớn nhất, và là cơ sở để xây dựng các sê-ri bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản ở các bước tiếp theo phục vụ công tác ứng phó với thiên tai ở cấp địa phương. Từ khóa: bản đồ ngập lụt, MIKE FLOOD, sông Bến Hải, sông Thạch Hãn. 1. Mở đầu Bản đồ ngập lụt là công cụ hữu hiệu trong công tác ứng phó chủ động với lũ lụt ở cả trong giai đoạn chuẩn bị và quy hoạch phòng chống thiên tai cũng như trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp. Vai trò này lại càng trở nên quan trọng đặc biệt ở các đồng bằng ven biển các tỉnh miền Trung, do hệ thống sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc, thời gian tập trung nước nhanh nên hầu hết các mô hình tính toán phức tạp về quy mô và mức độ ngập lụt không cung cấp thông tin đủ nhanh phục vụ cho công tác di dời dân khi lũ về. Trong trường hợp đó, việc sử dụng các bản đồ ngập lụt xây dựng sẵn với các kịch bản sẽ giúp cho các nhà chức trách địa _______  ĐT: 84-4-38584943. E-mail: anhtn@vnu.edu.vn phương chủ động lựa chọn phương án ứng phó khi có các thông tin dự báo, cảnh báo nhanh về tình hình lũ lụt ở hạ lưu. Có nhiều phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt [1] như: sử dụng các tài liệu khảo sát vết lũ, sử dụng các tài liệu khảo sát về địa hình và các phương pháp GIS [2], sử dụng các sê-ri ảnh viễn thám và vệ tinh, sử dụng các mô hình thủy động lực... Ba phương pháp đầu tiên tuy có lợi thế về khối lượng tính toán ít, nhưng lại chỉ mô tả các trận lũ cụ thể với chú trọng đến quy mô và phạm vi ngập lụt mà không cung cấp các thông tin đến vận tốc dòng lũ cũng như khó khăn trong việc xây dựng các kịch bản và dự báo trong tương lai. Sử dụng các công cụ mô hình thủy động lực hiện nay là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi [3-7] do tính ưu T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 2 việt về khả năng mô tả chính xác quá trình lũ theo thời gian, phân bố theo không gian của các yếu tố động lực và đặc biệt cho phép tính toán dự báo, mô phỏng theo các kịch bản thay đổi trên bề mặt lưu vực hoặc đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đến tình hình ngập lụt trong khu vực nghiên cứu. Mô hình thủy lực 1 chiều cho hệ thống sông Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu đã được Vũ Đức Long và cộng sự [8] thiết lập đã bao gồm cả sông Cánh Hòm và Vĩnh Định kết nối trực tiếp các hệ thống sông nói trên. Mô hình 1 chiều được hiệu chỉnh và kiểm định với các trận lũ vừa và nhỏ các năm 2004 và 2009 khi mực nước lũ trong sông chưa vượt quá bờ khống chế để tràn vào đồng bằng ngập lũ. Mô hình này sau đó đã được sử dụng để xây dựng công nghệ dự báo nhanh và chuyển giao cho địa phương. Mặc dầu vậy, cũng như hầu hết các hệ thống sông miền Trung khác, cao trình đê tại khu vực tỉnh Quảng Trị rất thấp, chủ yếu nhằm mục đích ngăn lũ sớm nên trong mùa lũ chính vụ nước lũ tràn vào nội đồng, và dòng chảy hoàn toàn mang tính chất hai chiều. Khi đó, mô phỏng sử dụng mô hình một chiều không có khả năng tính toán chính xác diện tích cũng như độ sâu ngập lụt. Để đảm bảo cân bằng vật chất, các kỹ thuật đưa vào ô trữ (storage-cell) có thể được sử dụng như trong mô hình VRSAP [9] hoặc kết hợp với các công cụ GIS như trong Mike 11 GIS [7,10]. Tuy nhiên, các kỹ thuật trên đây vẫn hạn chế trong trong việc mô tả các diễn biến theo không gian của các yếu tố thủy động lực do đó cần thiết phải có các tính toán 2 chiều. Mike Flood là một bộ mô hình thủy lực cho phép kết nối 1-2 chiều để tận dụng hiệu quả tính toán của mô hình 1 chiều cũng như khả năng mô phỏng 2 chiều trên đồng bằng ngập lũ [11,12]. Và trong khuôn khổ nghiên cứu này đã kế thừa mô hình 1 chiều cho mạng sông (với bộ thông số đã hiệu chỉnh và kiểm định)[8], xây dựng miền tính 2 chiều ở khu vực hạ lưu và kết nối trực tiếp với mô hình 1 chiều nói trên. Mô hình sau khi kết nối được hiệu chỉnh và kiểm định với 2 trận lũ lịch sử trên khu vực là trận lũ năm 2005 và 1999. Cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực hạ lưu Bến Hải và Thạch Hãn được xây dựng từ các bản đồ nền và kết hợp với các kết quả tính toán để xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu tương ứng với 2 trận lũ lịch sử. Cơ sở dữ liệu này cùng với bộ mô hình đã xây dựng là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo phục vụ xây dựng bộ bản đồ ngập lụt theo các kịch bản đáp ứng nhu cầu thực tiễn ứng phó với thiên tai ở địa phương. 2. Giới thiệu vùng nghiên cứu Hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải là hai hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị với diện tích lưu vực tương ứng là 2.660km2 và 809km2, chiếm ~73% diện tích toàn tỉnh. Phần lớn các khu dân cư và kinh tế tập trung, các khu hành chính của tỉnh đều nằm hạ lưu các hệ thống sông và thường xuyên chịu uy hiếp của lũ lụt [8]. Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ khu vực núi cao thuộc huyện Đakrong, giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên - Huế, chảy ra biển qua Cửa Việt và có các nhập lưu chính là Sông Hiếu, Rào Quán. Sông Bến Hải bắt nguồn từ sườn đông dãy Trường sơn, nhận nước từ nhập lưu lớn nhất là Sa Lung và đổ ra biển tại Cửa Tùng. Tuy chỉ có một phần diện tích nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhưng sông Ô Lâu lại có vai trò hết sức quan trọng trong mùa lũ do nó không chỉ thu nước từ lưu vực thượng nguồn nằm bên tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn nhận nước từ sông Thạch Hãn qua sông Vĩnh Định và là nguyên nhân gây ngập lụt cho khu vực đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Đóng vai trò T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 3 chuyển nước giữa sông Bến Hải và Thạch Hãn là sông Cánh Hòm dài 21,5km (hình 1). Hình 1. Sơ đồ mạng lưới sông ngòi khu vực nghiên cứu. 3. Giới thiệu mô hình MIKE FLOOD Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã được xây dựng trước đó. Mô hình MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô hình MIKE 11 (tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng chảy nước nông 2 chiều theo phương ngang) bằng 4 loại kết nối [11,12]: a) kết nối tiêu chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng ngập 2 chiều; b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập và khi mực nước trong sông cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2 chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình; và d) kết nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua. Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ sử dụng mô đun RR (mô hình mưa- dòng chảy NAM) để tạo dòng chảy biên đầu vào cho mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21. Giới thiệu và mô tả chi tiết về mô hình MIKE FLOOD và các khả năng ứng dụng của nó có thể dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu và nghiên cứu gần đây [8,13,14]. 4. Ứng dụng MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hạ lưu lưu vực các sông Bến Hải và Thạch Hãn 4.1. Cơ sở dữ liệu - Dữ liệu địa hình: Bản đồ mô hình số độ cao khu vực nghiên cứu được xây dựng với độ phân giải 20x20 m từ bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10.000 công bố năm 2007. Các mặt cắt ngang sông cho khu vực nghiên cứu kế thừa từ nghiên cứu của Vũ Đức Long và cộng sự [8]. - Dữ liệu khí tượng thuỷ văn đã thu thập: số liệu mưa 6-giờ tại Đông Hà, Gia Vòng và Khe Sanh các năm 1999 và 2005; số liệu lưu lượng và mực nước giờ tại trạm Gia Vòng, mực nước giờ tại các trạm Đông Hà, Thạch Hãn và Cửa Việt các năm 1999 và 2005; 4.2. Thiết lập miền tính 2 chiều Giới hạn vùng ngập ở hạ lưu được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp với một số các tài liệu khảo sát trận lũ lịch sử 1999 [2] nhằm đảm bảo bao trùm toàn bộ vùng ngập lụt tối đa (hình 2). Bản đồ DEM khu vực nghiên cứu với độ phân giải 20x20m đã xây dựng ở trên được sử dụng làm nền địa hình cho mô hình MIKE 21. Nền địa hình này đã có kết hợp với các tài liệu về mạng lưới đường sắt, các đường quốc lộ và tỉnh lộ trong khu vực. Khu vực nghiên cứu được rời rạc hóa theo lưới phần tử hữu hạn (FEM) với khoảng cách các ô lưới là từ 30–150 m. D 40.000 m 2, góc nhỏ nhất 20 o toàn bộ vùng ngập lụt chia 41.762 21.294 3). T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 4 - Tiến hành kết nối (Coupling) trong MIKE FLOOD và chạy thông với miền tính trong MIKE mạng sông 1 chiều [8] với miền tính 2 chiều ở trên trong MIKE FLOOD. Hình 2. Giới hạn miền tính toán 2 chiều trong MIKE 21. Hình 3. Minh họa cách chia lưới mô tả chi tiết hệ thống công trình trên bề mặt đồng bằng ngập lũ. 0 1 2 3 4 5 10/3/2005 10/6/2005 10/9/2005 10/12/2005 10/15/2005 Thời gian(h) H(m) Thực đo Tính toán Thạch Hãn -1 0 1 2 3 4 5 10/3/2 05 10/6/2 05 10/9/2 05 10/1 /2005 10/15/2005 Thời gian (h) H(m) Thực đo Tính toán Đông Hà Hình 4. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ 10/2005. 0 2 4 6 8 1 6 11 16 21 26 31 36 STT Z(m) Z khao sat Z tinh toan Đường quá trình mực nước tính toán và khảo sát R 2 = 0.9121 2 4 5 7 8 2 3 4 5 6 7 8 Z tính to án(m) Z khảo sát(m) Hình 5. So sánh vết lũ tính toán và thực đo trên lưu vực sông Bến Hải với trận lũ tháng 10/2005. T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 5 So sánh độ sâu ngập tính toán và kết quả điều tra vết lũ -1 0 1 2 3 4 1 4 7 10 13 16 19 Số điểm khảo sát Đ ộ sâ u ng ập (m ) Thực đo Tính toán Đường tương quan độ sâu ngập tính toán và khảo sát R 2 = 0.9185 0 1 2 3 4 0 1 1 2 2 3 3 4 Khảo sát (m) Tí nh to án (m ) Hình 7. Biều đồ so sánh độ sâu ngập tính toán và kết quả điều tra vết lũ năm 1999. 4.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Mô hình 1 chiều được kế thừa toàn bộ từ nghiên cứu trước đây [8], nên trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ hiệu chỉnh và kiểm định mô hình sau khi kết nối 1-2 chiều cho các trận lũ lớn gây ngập lụt trên diện rộng. Dựa trên các đánh giá và số liệu đã thu thập, trận lũ từ 06 đến 09/10/2005 đã được lựa chọn để hiệu chỉnh và trận lũ từ 1 đến 10/11 năm 1999 được lựa chọn để kiểm định mô hình. Kết quả so sánh mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thạch Hãn (R2=98.7%) và Đông Hà (R 2 =90%) biểu diễn trên hình 4 với chỉ tiêu Nash đạt loại tốt (trên 90%). Trong khi so sánh số liệu vết lũ giữa tính toán và thực đo trên hình 5 cho thấy mô hình đã mô phỏng tương đối tốt mực nước lũ với hệ số tương quan đạt 0.91. Trên cơ sở đó, mạng thủy lực, bộ thông số mô hình được sử dụng kiểm định với trận lũ năm 1999. Sử dụng mô hình với bộ thông số đã hiệu chỉnh ở trên, kết quả tính toán mực nước tại trạm Thạch Hãn (R2=92.7%) và Đông Hà (R 2 =95%) được so sánh với số liệu quan trắc như trên hình 6. Dễ nhận thấy kết quả mô phỏng tương đối phù hợp với thực đo, đặc biệt là giá trị đỉnh lũ. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ có sai khác, tuy nhiên mục đích của mô hình kết nối 1-2 chiều là xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với đỉnh lũ nên sai số về thời gian như trên có thể được bỏ qua. Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp giữa tính toán và thực đo Nash đạt loại tốt (trên 90%). So sánh với các kết quả điều tra vết lũ cũng cho thấy kết quả tương đối phù hợp (hình 7). -2 0 2 4 6 8 10/29/1999 11/3/1999 11/8/1999 11/13/1999 11/18/1999 Thời gian (h) H(m) Thực đo Tính toán Thạch Hãn 0 1 2 3 4 5 10/31/1999 11/3/1999 11/6/1999 11/9/1999 Thời gian(h) H(m) Thực đo Tính toán Đông Hà Hình 6. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ 11/1999. T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 6 5. Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực các sông Bến Hải và Thạch Hãn Kết quả tính toán trên đây đối với 2 trận lũ lịch sử được xuất ra dưới dạng file ASCII, và sau đó xử lý bằng phần mềm ArcGis 9.1 nhằm xây dựng các vùng ngập lụt với độ sâu ngập khác nhau thành các lớp thông tin (layers) trên nền GIS. Từ đó kết hợp với các lớp thông tin khác như: ranh giới hành chính, đường giao thông, dân cư, địa danh, ... để hình thành nên cơ sở dữ liệu GIS về ngập lụt. a) Độ sâu ngập tối đa b) Mực nước đỉnh lũ Hình 8. Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu trận lũ 2005. a) Độ sâu ngập tối đa b) Mực nước đỉnh lũ Hình 9. Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu trận lũ 1999. T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 7 Theo truyền thống, lớp thông tin quan trọng nhất là quy mô (diện) ngập lụt và độ sâu ngập lụt tối đa. Các lớp thông tin này được xây dựng từ các dữ liệu số trích trực tiếp với mô hình, sử dụng các công cụ nội – ngoại suy để xác định các đường contour, sau đó kết hợp với nền địa hình để hiệu chỉnh, loại bỏ sai số trước khi tham khảo ý kiến địa phương về mức độ chính xác của các bản đồ ngập lụt. Hình 8-9 minh họa cho bản đồ sản phẩm về mực nước và độ sâu ngập lụt tối đa ứng với hai trận lũ 1999 và 2005. Nhằm chứng minh tính xác thực của bản đồ sản phẩm, dựa trên thông tin ngập lụt, sử dụng ranh giới hành chính để xác định diện tích ngập theo các cấp độ ở từng đơn vị hành chính, so sánh với số liệu thống kê ngập lụt theo nghiên cứu của Dự án hỗ trợ quản lý thiên tai tại Việt Nam do Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp thực hiện năm 2004 [2]. Kết quả mô phỏng bằng mô hình cho thấy các khu vực ngập lũ trọng điểm chủ yếu tập trung xung quanh các xã Hải Hòa, Hải Dương, Hải Tân,… thuộc lưu vực sông Ô Lâu và các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy thuộc lưu vực sông Bến Hải và có sự tương đồng nhất định giữa hai hệ thống số liệu. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt nhất định về diện tích ngập lụt trận lũ năm 1999 tại các vị trí vùng cát Gio Linh và Hải Lăng. Tuy nhiên các khác biệt này đã phản ánh tốt hơn điều kiện thực tế (không ngập các vùng cát cao) và đã nhận được sự đồng tình của địa phương thông qua hội thảo giới thiệu về kết quả mô hình tổ chức ngày 3/8/2010 tại Đông Hà, Quảng Trị. Kết luận Trong nghiên cứu này, mô hình kết nối 1- 2D đã được sử dụng mô phỏng ngập lụt ở hạ lưu các sông Thạch Hãn và Bến Hải và một phần hạ lưu sông Ô Lâu. Kết quả mô phỏng có độ tin cậy và phù hợp với các số liệu hiện có. Bản đồ ngập lụt đã được xây dựng với các trận lũ lịch sử, cung cấp thông tin đầy đủ hơn và là cơ sở để xây dựng bản đồ ngập lụt với các kịch bản trong các nghiên cứu tiếp theo. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ thông qua tiểu dự án 5f(vi) thuộc Dự án Quản lý rủi ro thiên tai, Bộ NN&PTNT được Ngân hàng thế giới tài trợ. Tác giả trân trọng cám ơn các thành viên của nhóm nghiên cứu Giảm thiểu thủy tai và Quản lý hiệu quả tài nguyên nước đã đóng góp thời gian, công sức và hỗ trợ cho tác giả có được những kết quả của nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo [1] H. de Moel, J. van Alphen, J. C. J. H Aerts J. C. J. H., Flood maps in Europe – methods, availability and use, Nartural Hazards and Earth System Sciences 9 (2009) 289. [2] Dự án hỗ trợ hệ thống quản lý thiên tai tại Việt Nam – Bộ NN & PTNT và UNDP phối hợp thực hiện, 2004, Bản đồ ngập lũ lịch sử năm 1999. [3] F. N. Correia, F. C. Rego, M. D. G. Saraiva, I. Ramos, Coupling GIS with hydrologic and hydraulic flood modelling, Water Resource Management, 12 (1998) 229. [4] S. Mosquera-Machado, Sajjad Ahmad, Flood harard assessment of Atrato river in Columbia, Water Resource Management, 21 (2007) 591. [5] Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Tiền Giang và Nguyễn Thị Nga, Đánh giá năng lực tiêu thoát nước cho khu vực Bắc Thường Tín bằng mô hình toán thủy văn thủy lực, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 12 (2008) 564. [6] Hoàng Thái Bình, Trần Ngọc Anh và Đặng Đình Khá, Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, số 3S ( 2010) 285. [7] Vu Thanh Tu and Thawatchai Tingsanchali, Flood hazard and risk assessment of Hoang Long river basin, Vietnam, International Mike by DHI conference 2010: Modelling in a World of Change, Copenhagen 6-8 Sep, 2010, paper No 033. T.N. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 1-8 8 [8] Vũ Đức Long, Trần Ngọc Anh, Hoàng Thái Bình và Đặng Đình Khá, Giới thiệu công nghệ dự báo lũ hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn sử dụng mô hình MIKE 11, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, số 3S, (2010) 397. [9] Trần Đức Đông, Nghiên cứu đánh giá tác động của việc khai thác phát triển vùng ngập đến dòng chảy lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tập san khoa học và công nghệ quy hoạch thủy lợi, Viện QHTL Miền nam 2009, 75-81. [10] Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển, Huỳnh Lan Hương, Đặng Quang Thịnh, Trần Anh Phương, Ứng dụng mô hình MIKE 11 GIS tính toán cảnh báo ngập lụt hạ du sông Hương, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2008, 285-393. [11] Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007, “MIKE FLOOD Reference Manual” DHI, 514 pp. [12] Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007, “MIKE FLOOD User Guide” DHI, 514 pp. [13] Hoàng Thái Bình, Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu hệ thống sông Nhật Lệ (Mỹ Trung - Tám Lu - Đồng Hới), Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. [14] Đặng Đình Khá, Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán mức độ ngập lụt khu vực Bắc Thường Tín, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. Flood inundation mapping for downstream region of Thach Han and Ben Hai river, Quang Tri province Tran Ngoc Anh Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam This paper presents some results of flood and inundation simulation in downstream region of Thach Han and Ben Hai rivers, Quang Tri province, central Vietnam using 1-2D coupled model MIKE FLOOD. The 1D hydraulic model was setup for river-channel system of Thach Han and Ben Hai rivers including water exchanging between them via Canh Hom channel, and between Thach Han and O Lau river through Vinh Dinh river. The 2D domain covers all the floodplain in the region and also the coastal sand dune area. The coupled 1-2D system was calibrated and verified with catastrophic flood events in 2005 and 1999 respectively. Then the flood inundation maps for these two floods were established for flood extent, flood peak water level and maximum inundation depth. Key words: MIKE FLOOD, inundation, flooding map, Thach Han river, Ben Hai river.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuy_van_3__1423.pdf