Xây dựng website giới thiệu và bán máy tính xách tay qua mạng

Nhu cầu sử dụng trong xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như chúng ta đã biết việc thiếu thông tin cho công đoạn đáp ứng cung cầu làm cho việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho xã hội. Bên cạnh đó, việc phổ biến sử dụng Internet đã tạo ra một bước ngoặt mới trong định hướng phát triển ngành công nghệ thông tin ở nước ta cùng với nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi, để cập nhật thông tin ngày càng tăng. Từ thực tế đó việc đưa thông tin đáp ứng các nhu cầu của mọi người và hỗ trợ cho việc mua bán diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm đã trở nên vô cùng cấp thiết. Song song với việc bán hàng qua điện thoại, ứng dụng với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mua bán qua mạng cũng là một giải pháp tối ưu trong việc phân phối thông tin vào mục đích thương mại, và đây cũng là một mảnh đất mới cho thị trường hàng tiêu dùng trong giai đoạn phát triển kinh tế ở nước ta.

Việc bạn có thể ung dung ngồi nhà mà du ngoạn từ cửa hàng này sang cửa hàng khác trong không gian trực tuyến không còn là cảnh trong phim viễn tưởng mà đã trở thành hiện thực. Ngày nay, bất kì thứ hàng hóa nào bạn đều có thể đặt mua qua Internet: từ một bó hoa tươi, một chiếc tivi, một chiếc xe hơi hay một người thích tin học có thể mua cho mình một chiếc mày tính với cấu hình mình ưa thích, nó được bán ở một cửa hàng máy tính nào đó trên mạng.

 

doc84 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Xây dựng website giới thiệu và bán máy tính xách tay qua mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp Việt nam có website năm 2009 17 Hình 4.1: Biểu đồ chức năng mức 0 28 Hình 4.2: Biểu đồ chức năng mức 1 28 Hình 4.3: Biểu đồ chức năng mức 2 29 Hình 4.4: Biểu đồ ngữ cảnh 30 Hình 4.5: Biểu đồ mức đỉnh 31 Hình 4.6: Biểu đồ dưới mức đỉnh chức năng quản lý tài khoản 31 Hình 4.7: Biểu đồ dưới mức đỉnh chức năng quản lý sản phẩm 32 Hình 4.8: Biểu đồ dưới mức đỉnh chức năng quản lý đơn đặt hàng: 32 Hình 4.9: Biểu đồ dưới mức đỉnh chức năng quản lý hỗ trợ bán hàng 33 Hinh 4.10: Biểu đồ dưới mức đỉnh chức năng hỗ trợ mua hàng 34 Hình 4.11: Biểu đồ dưới mức đỉnh chức năng Đặt hàng 35 Hình 4.12: Hình lược đồ quan hệ giữa các thực thể (E-R) 41 Hình 5.1: Backup cơ sở dữ liệu 56 Hình 5.2: Giao diện trang chủ 62 Hình 5.3: Giao diện trang Giới thiệu 63 Hình 5.4: Giao diện trang bảo hành 64 Hinh 5.5: Giao diện trang tin tức 65 Hình 5.6: Giao diện trang liên hệ 66 Hình 5.7: Giao diện trang Banner chính của Website 67 Hình 5.8: Phần menu chính của Website 67 Hình 5.9: Banner giới thiều về cửa hàng 67 Hình 5.10: Sản phẩm nổi bật 68 Hình 5.11: Sản phẩm khuyến mại 68 Hình 5.12: Hình danh mục sản phẩm 68 Hình 5.13: Thăm dò ý kiến của khách 69 Hình 5.14: Sản phẩm giảm giá 69 Hình 5.15: Hỗ trợ trực tuyến 70 Hình 5.16: Thống kê khách truy cập website 70 Hình 5.17: Tìm kiếm 70 Hình 5.18: Tìm kiếm theo hãng sản xuất 72 Hình 5.19: Tìm kiếm theo tên 73 Hình 5.20: Giỏ hàng 73 Hình 5.21: Xem giỏ hàng 74 Hình 5.22: Sản Phẩm bán chạy 74 Hình 5.23: Chọn mua hàng 75 Hình 5.24: Xem chi tiết sản phẩm 75 Hình 5.25: Thiết kế giao diện chính 76 Hình 5.26: Quản lý danh mục menu 77 Hình 5.27: Quản lý sản phẩm 78 Hình 5.28: Sửa sản phẩm 78 Hình 5.29: Thêm sản phẩm 79 Hình 5.30: Quản lý giới thiệu 79 Hình 5.31: Quản lý bình trọn 80 Hình 5.32: Quản lý bảo hành 80 Hình 5.33: Quản lý đơn hàng 80 Hình 5.34: Chi tiết đơn hàng 81 Hình 5.35: Quản lý tin tức 81 Hình 5.36: Quản lý liên hệ 82 Hình 5.37: Hỗ trợ trực tuyến 82 Hình 5.38: Thoát đăng nhập 82 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.3: Bảng thực thể quảng cáo 38 Bảng 4.4: Bảng thực thể liên hệ 38 Bảng 4.5: Bảng thực thể khuyến mại 38 Bảng 4.6: Bảng thực thể dòng sản phẩm 39 Bảng 4.7: Bảng thực thể sản phẩm 39 Bảng 4.8: Bảng thực thể sản phẩm 40 Bảng 4.9: Bảng thực thể tin tức 41 Bảng 4.10: Bảng dữ liệu quangcanh_admin 42 Bảng 4.11: Bảng dữ liệu quangcanh_ads 43 Bảng 4.12: Bảng dữ liệu quangcanh_contact 43 Bảng 4.13: Bảng dữ liệu quangcanh_gift 44 Bảng 4.14: Bảng quang dữ liệu canh_menu_product 44 Bảng 4.15: Bảng dữ liệu quangcanh_product 45 Bảng 4.16: Bảng dữ liệu quangcanh_shoppingcart 46 Bảng 4.17: Bảng dữ liệu quangcanh_news 46 Bảng 4.18: Bảng dữ liệu quangcanh_recruit 47 Bảng 5.1: Bảng dữ liệu số nguyên 52 Bảng 5.2: Bảng dữ liệu số chấm động 53 Bảng 5.3: Số dữ liệu Date and Time 53 Bảng 5.4: Loại dữ liệu String: 55 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Những nét đặc trưng của một cửa hàng trên Internet Nhu cầu sử dụng trong xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như chúng ta đã biết việc thiếu thông tin cho công đoạn đáp ứng cung cầu làm cho việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho xã hội. Bên cạnh đó, việc phổ biến sử dụng Internet đã tạo ra một bước ngoặt mới trong định hướng phát triển ngành công nghệ thông tin ở nước ta cùng với nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi, để cập nhật thông tin ngày càng tăng. Từ thực tế đó việc đưa thông tin đáp ứng các nhu cầu của mọi người và hỗ trợ cho việc mua bán diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm đã trở nên vô cùng cấp thiết. Song song với việc bán hàng qua điện thoại, ứng dụng với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mua bán qua mạng cũng là một giải pháp tối ưu trong việc phân phối thông tin vào mục đích thương mại, và đây cũng là một mảnh đất mới cho thị trường hàng tiêu dùng trong giai đoạn phát triển kinh tế ở nước ta. Việc bạn có thể ung dung ngồi nhà mà du ngoạn từ cửa hàng này sang cửa hàng khác trong không gian trực tuyến không còn là cảnh trong phim viễn tưởng mà đã trở thành hiện thực. Ngày nay, bất kì thứ hàng hóa nào bạn đều có thể đặt mua qua Internet: từ một bó hoa tươi, một chiếc tivi, một chiếc xe hơi hay một người thích tin học có thể mua cho mình một chiếc mày tính với cấu hình mình ưa thích, nó được bán ở một cửa hàng máy tính nào đó trên mạng. Cửa hàng ảo trên Internet cũng giống như một cửa hàng thực sự kinh doanh nhiều loại mặt hàng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như các sản phẩm của máy vi tính thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó việc thực hiện xây dựng một cửa hàng ảo trên Internet có thể ứng dụng được và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Ngày nay máy tính là một thiết bị không thể thiếu cho các cơ quan dù lớn hay nhỏ, không những thế máy tính còn rất quan trọng cho những người dân công nghệ thông tin Chính vì vậy: Đề tài “Thiết kế website cho cửa hàng bán máy tính xách tay” là mẫu đề tài thiết kế website thương mại điện tử. Mục tiêu và những yêu cầu khi xây dựng hệ thống Mục tiêu xây dựng hệ thống - Nhằm đáp ứng được nhu cầu mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hóa. - Thông tin luôn được cập nhật và luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng. - Bên cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng. Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống - Tạo sự thân thiện, an toàn, dễ sử dụng cho khách hàng khi mua hàng - Hỗ trợ cho người quản trị có thể quản lý cửa hàng một cách hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao. Hoạt động của hệ thống Trong hoạt động của hệ thống bao gồm 2 hoạt động chính: - Hoạt động của khách hàng - Hoạt động của nhà quản lý Hoạt động của khách hàng Khách hàng thường quan tâm đến vấn đề là cửa hàng có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Vì vậy phải nhanh chóng đưa tới khách hàng những thông tin sản phẩm mà họ cần như: tên, giá cả, thông tin mô tả, số lượng, hình ảnh, sản phẩm giảm giá, sản phẩm co khuyến mại... Khách hàng có thể thêm, bớt, thay đổi sản phẩm cũng số lượng sản phẩm vào giỏ mua hàng cho tới khi kết thúc việc mua hàng. Khách hàng có thể vào website để tìm kiếm các sản phẩm cần mua và đặt hàng với Công ty. Khách hàng có thể tìm mặt hàng mà mình cần theo tên sản phẩm đó. Khi khách hàng đã truy cập có nhu cầu mua sản phẩm thì Website sẽ cung cấp cho khách hàng một giao diên mua hàng và đề nghị khách hàng điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu “*” như: Họ tên: Email: Địa chỉ: CMTND số: ĐT bàn (+Mã vùng): DTDD: Hình thức thanh toán: Khi khách hàng đã sẵn sàng hoàn thành đơn đặt hàng của mình rồi đặt hàng, lúc này đơn hàng của bạn sẽ được gửi đến nhà quản trị của Website. Sau khi khách hàng đã đặt hàng tại Cửa hàng rồi, họ sẽ nhận được thông báo của cửa hàng. Hoạt động của nhà quản lý Ngoài nhiệm vụ quản lý sản phẩm của cửa hàng, người quản lý còn phải xem khách hàng có cần hỗ trợ gì không và có muốn thay đổi gì trong đơn hàng nữa không, nếu khách hàng không có sự thay đổi thì người quản lý dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp để có thể giao hàng và thanh toán với khách hàng. Giới thiệu mặt hàng : Khách hàng thường đặt câu hỏi : “ Cửa hàng bán những loại sản phẩm như thế nào ? và có những gì họ cần hay không?” khi họ tham quan Cửa hàng. Phải nhanh chóng đưa khách hàng tới nơi có mặt hàng mà họ cần, đó là nhiệm vụ của nhà quản lý. Việc lưu trữ các thông tin về mặt hàng trong một cơ sở dữ liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu này chứa những thông tin về mặt hàng như: Tên mặt hàng, loại mặt hàng, thông tin mô tả, tên tập tin chứa hình ảnh của mặt hàng đó. Quản lý mặt hàng : Người quản trị có thể bổ sung, loại bỏ và cập nhật mặt hàng để phù hợp với tình hình hoạt động của Cửa hàng và nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Cung cấp đơn hàng cho khách hàng : Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi duyệt qua toàn bộ Cửa hàng trực tuyến mà không bị gián đoạn ở bất kỳ đâu vì phải lo quyết định xem có mua mặt hàng nào đó hay không, cho tới khi kết thúc việc mua hàng, có thể lựa chọn mặt hàng, thêm hoặc loại mặt hàng ra khỏi đơn đặt hàng cũng như ấn định số lượng cho mỗi mặt hàng. Theo dõi khách hàng : Tên khách hàng, đơn vị…hàng của ai mua? Là câu hỏi đặt ra khi cùng một lúc nhiều khách hàng mua hàng trong Cửa hàng. Nhận đơn đặt hàng : Sau khi khách hàng kết thúc giao dịch, đơn đặt hàng được tổng hợp lại và gửi qua cho các bộ phận khác như thống kê, kế toán, kinh doanh…ngoài ra sau khi một thời gian nhất định, nhà quản lý có thể xử lý đơn đặt hàng mới và cũ nếu cần. Bán hàng : Có hàng trong kho là một chuyện và bày bán như thế nào mới là vấn đề. Ở đây chúng ta chỉ bày bán đơn giản, các mặt hàng sẽ được bày bán thông qua mặt hàng trên trang web. Việc ưu đãi khách hàng thường xuyên và đặt mua với số lượng nhiều là một việc cần thiết đồng thời các thông tin về sản phẩm kèm theo để cho khách hàng biết. Quản lý và xử lý đơn đặt hàng : Hiển thị danh sách các đơn đặt hàng đã giao hay chưa giao. Đánh dấu tình trạng giao hàng ứng với đơn đặt hàng đã giao. Xóa đơn đặt hàng. Thiết lập hóa đơn cho khách hàng khi giao hàng. Phương pháp giải quyết đề tài Từ các yêu cầu đặt ra của đề tài, em tiến hành phân tích và đưa ra phương hướng giải quyết theo các bước như sau : Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến thương mại điện tử, các yêu cầu cần thiết của một website mua bán hàng qua mạng, từ đó phân tích các chức năng mình sẽ đưa vào trong website Tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình và các dạng cơ sở dữ liệu, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để tiến hành xây dựng Bắt tay vào xây dựng website Tiến hành kiểm tra và chạy thử Thay đổi, bổ sung, khắc phục các sự cố, lỗi, từ đó đưa website vào sử dụng trong thực tiễn CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Tìm hiểu về thương mại điện tử Khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT) Thương mại điện tử (e-commerce) bao gồm các họat động kinh doanh, giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và WWW (World Wide Web - tức những trang web hay website). Các hoạt động thương mại trong TMĐT có thể là: mua bán hàng hóa, quảng cáo, marketing, tìm kiếm đối tác và khách hàng, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, thanh toán trực tuyến, hỗ trợ khách hàng, tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ…Các hoạt động này khi được thực hiện trên mạng Internet đã đem lại rất nhiều tiện dụng và lợi ích so với các hình thức thương mại truyền thống. Đối với tình hình Việt Nam hiện nay thì TMĐT giúp rất nhiều cho việc marketing và tìm kiếm khách hàng qua mạng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Các doanh nghiệp Việt Nam không nên nghĩ rằng phải có thanh toán qua mạng mới là Thương mại điện tử. Để đưa ra một định nghĩa khái quát, bao hàm đầy đủ nội dung, bản chất của khái niệm TMĐT, cần phải xác định nội dung cơ bản của TMĐT là gì. Khái niệm TMĐT cơ bản phải bao hàm các nội dung sau: Đó phải là một hoạt động kinh doanh thương mại, tức là phản ảnh một hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua một chu trình kinh doanh thương mại: chào hàng, chào giá, đàm phán mua bán, ký hợp đồng mua bán, vận chuyển giao hàng, thanh lý hợp đồng và thanh toán. Việc kinh doanh thương mại phải được thực hiện trong một môi trường đặc biệt đó là môi trường mạng máy tính nói chung và đặc biệt là mạng internet. Công nghệ thông tin đã tạo ra môi trường và phát triển các công nghệ cho TMĐT phát triển. Công nghệ thông tin cũng mở ra một loại hàng hoá và dịch vụ đặc trưng là các hàng hoá và dịch vụ số (hàng hoá và dịch vụ phi vật thể được số hoá và có thể giao hàng ngay qua mạng) góp phần vào việc phát triển hình thức thương mại điện tử. Đó là nội dung bản chất của khái niệm TMĐT. Không thể có TMĐT nếu không có hoạt động kinh doanh thương mại, và cũng không thể có TMĐT nếu việc kinh doanh thương mại không thực hiện trên môi trường mạng máy tính. TMĐT không làm thay đổi khái niệm thương mại truyền thống. Nó vẫn là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ. So với thương mại truyền thống, quy trình mua bán hàng hoá vẫn không thay đổi. TMĐT không làm thay đổi quá trình kinh doanh thương mại. TMĐT là một hình thức kinh doanh thương mại mới, kinh doanh qua môi trường mạng trên cơ sở áp dụng các công nghệ hiện đại. TMĐT mở ra một kênh bán hàng mới, một thị trường mới ở đó không gian như được xích gần lại và thời gian không bị hạn chế. Quá trình giao dịch mang tính trực tuyến (online). Mặt khác, TMĐT đã tác động lại một cách sâu sắc quá trình sản xuất và kinh doanh thương mại. Nó làm cho thương mại thể hiện rõ hơn, nhanh hơn và chính xác hơn các chức năng của mình trong một nền kinh tế phát triển. Phạm vi của TMĐT rất rộng, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. Điều này nó phản ánh xu thế phát triển của nền kinh tế số hoá trong đó mọi hình thái hoạt động kinh tế đang có xu hướng hội tụ trên mạng máy tính. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. Theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Một số ưu điểm nổi bật của Thương mại điện tử Đối với cá nhân: Người tiêu dùng dễ dàng tham khảo thông tin về các sản phẩm và dịch vụ, so sánh giá cả, chất lượng mẫu mã của nhiều nhà cung cấp trước khi quyết định mua hàng Người tiêu dùng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, thanh toán qua mạng và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức Các cá nhân có thể mua bán, trao đổi với nhau các nhu cầu mua bán giữa cá nhân với cá nhân, các vật dụng cũ, các đồ sưu tầm với những hình thức mới như đấu giá, bán lẻ trên phạm vi toàn cầu. Người tiêu dùng có thể khai thác một nguồn thông tin khổng lồ trên mạng Internet, dễ dàng tìm ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất của các nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới Với những tiện ích của Internet, người tiêu dùng được hưởng lợi khi sản phẩm có thể được bán với giá thấp hơn so với các kênh phân phối khác Các dịch vụ như ngân hàng, giáo dục …sẽ có cách phục vụ tiện lợi hơn và đỡ mất thời gian và công sức của người sử dụng. Đối với Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có một kênh phân phối mới tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, mở rộng thị trường ra toàn cầu. Doanh nghiệp có thể cắt giảm rất nhiều chi phí về nhân công và mặt bằng, chi phí marketing, in ấn tài liệu, chi phí cho các khâu trung gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra nhanh chóng, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp Rút ngắn sự cách biệt trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, doanh nghiệp nhỏ có khả năng tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng không thua gì các doanh nghiệp lớn. Thương Mại Điện Tử tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, tạo nên những cuộc cách mạng trong việc thay đổi những phương thức kinh doanh. Thương mại điện tử là công cụ rất tốt hỗ trợ doanh nghiệp trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng. Với Internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới. Với website của mình, doanh nghiệp có thể trưng bày, chuyển tải thông tin, hình ảnh sản phẩm cho mọi đối tượng quan tâm, mọi lúc, mọi nơi. Doanh nghiệp không cần bận tâm đến thanh toán qua mạng, vì chủ yếu là TMĐT hiện nay giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và marketing sản phẩm. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức thanh toán thông thường dành cho xuất khẩu. Website cung cấp đầy đủ thông tin ấn tượng nhất, thu hút nhất về các dịch vụ của mình và quảng bá tốt website này để tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhằm kích cầu. Với các bộ trình duyệt Web rất tiện lợi, người sử dụng bình thường có thể dễ dàng truy nhập vào thông tin trên hàng ngàn máy tính được lắp đặt tại mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có công nghệ Web, thực sự chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên thông tin mà mọi thông tin có ngay trên bàn làm việc của mình. Các mô hình website Web được xây dựng và hoạt động theo mô hình Client/Server. do đó trước tiên ta sẽ xem về mô hình Clien/Server. Mô hình Client/Server -Khái niệm Thuật ngữ Server được sử dụng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình Server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó thi hành dịch vụ và trả kết quả về nơi yêu cầu. Một máy chứa chương trình Server được gọi là máy chủ hay máy phục vụ (Server). Môt máy tính được gọi là Client khi nó gửi các yêu cầu tới máy Server và được câu trả lời từ Server. Máy có chứa chương trình từ Client được gọi là máy khách (Client). Chương trình Client và Server nói chuyện với nhau bằng các thông điệp (message) thông qua một cổng truyền liên tác IPC (InterProcess Communication) theo một chuẩn nói chuyện có sẵn được gọi là giao thức (Protocol ). Trên thực tế phân biệt giữa Client và Server chỉ là tương đối. Một Client có thể gửi yêu cầu đến một hoặc nhiều Server, Server không những đáp ứng yêu cầu của Client mà còn có thể gửi yêu câu tới Server khác, trong trường hợp này Server đã trở thành một Client. Với mô hình trên ta nhận thấy mô hình Client/Server chỉ mang đặc điểm của phần mềm chứ không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu về phần cứng của máy Server là cao hơn nhiều so với một máy Client, do máy Server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các Client khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính của mô hình Client/Server: -Ưu điểm Trong mô hình Client/Server, dữ liệu và tài nguyên được chia sẻ giữa hai máy, tăng hiệu quả của hệ thống. Có thể nói rằng với mô hình Client/Server, mọi thứ dường như nằm trên bàn tay của người sử dụng, dữ liệu được truy nhập tử xa với nhiều dịch vụ đa dạng mà các mô hình cũ không có được. -Nhược điểm Sự tập trung cao độ trên Server là điểm yếu của mô hình Client/Server. Nhiều Server gặp sự cố mà không có dự phòng thì mạng có nguy cơ ngừng hoạt động. Hơn nữa, khi một lúc có nhiều yêu cầu đến Server thì sẽ sinh ra tắc nghẽn trên đường truyền. Mô hình Web Client/Server: Mô hình Client/Server ứng dụng vào các Web được gọi là mô hình Web Client/Server. Giao thức chuẩn được sử dụng để giao tiếp giữa Client và Server là giao thức HTTP ( Hypertext Transfer Protocol ). Web Browser hay trình duyệt Web là công cụ truy xuất dữ liệu trên Internet, là phần mềm giao diện trực tiếp với người sử dụng. Nó có khả năng yêu cầu thông tin từ Web Server, sau đó Web Browser sẽ đợi thông tin trả lời từ Web Server và hiển thị thông tin cho người sử dụng. Thông tin hiển thị có thể được lưu trữ trên nhưng trang Web riêng được tạo ra trước đó khi yêu cầu là trang Web động. Nhiều hãng phần mềm đã đưa ra các sản phẩm phần mềm Web Browser trên thị trường như Navigator của Netscape, Internet Explorer của Microsoft, Web Access của Novell. Web Server đóng vai trò phục vụ trong dịch vụ Web, đáp ứng yêu cầu do các Web Browser gửi tới. Khi nhận được các yêu cầu, Web Server sẽ phân tích xem dữ liệu, thông tin yêu cầu là gì, thực hiện và kết quả về nơi yêu cầu nếu không có lỗi, ngược lại báo lỗi về cho trình duyệt. Khi được thi hành, nó nạp vào bộ nhớ và đợi yêu cầu ( Request ) từ nơi khác đến. Các yêu cầu có thể đến từ một người sử dụng phần mềm Web Browser hoặc cũng có thể từ một Web Server khác. Khi nhận được yêu cầu, nó phân tích xem dữ liệu, thông tin mà khách hàng yêu cầu là gì, sau đó nó lây tư liệu và gửi cho khách hàng. Tuỳ theo yêu cầu của khách, trang Web được Web Server trả về có thể là một trạng Web tĩnh ( là một trang Web được tạo ra và lưu trữ từ trước khi có yêu cầu, Web Server chỉ đơn thuần lấy nó trả về ) hoặc là một trang Web động ( được Web Server tạo ra khi có yêu cầu và thông tin của khách ). Giao thức HTTP ( Hypertext Transfer Protocol ) là giao thức dùng trong việc trao đổi thông tin giữa trình duyệt Web và Web Server. Giao thức này hỗ trợ và truyền các thông tin dưới dạng nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh,... Theo chuẩn MIME ( Multpurpose Internet Mail Extension ). Hoạt động của giao thức: Ban đầu trình duyệt Web trên Client có một văn bản HTML và hiển thị lên màn hình với đầy đủ các mối liên kết. Khi người sử dụng bấm vào một liên kết nào đó trong văn bản trên thì trình duyệt sẽ sử dụng giao thức HTTP gửi yêu cầu lên mạng cho Web Server để truy nhập tới trang Web mới hay một dịch vụ nào đó. Sau khi nhận thông tin từ trình duyệt Server có thể tự xử lý thông tin hoặc gửi cho bộ phận khác ( Data Server hoặc CGI,...) rồi chờ lây kết quả để gửi về cho Client. Web Server sử dụng giao thức HTTP để trả lời yêu cầu của trình duyệt bằng trang Web hoặc dữ liệu mà Client yêu cầu. Trình duyệt nhận và định dạng dữ liệu chuẩn của trang Web để hiển thị lên màn hình. Quá trình tiếp diễn liên tục như vậy được gọi là quá trình duyệt Web trên mạng. Thực trạng thương mại điện tử Việt Nam Tiềm năng Thị trường truyền thông tại nước ta chỉ trong một thời gian không dài đã chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của hàng loạt phương tiện mới như Internet, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, điện thoại di động... Sự bùng nổ này đang làm thay đổi thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của người Việt Nam. Kết quả khảo sát gần đây của TNS Media cho thấy tại Việt Nam thời gian dành cho các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống như truyền hình miễn phí, báo chí, video đang có xu hướng giảm dần, ngược lại thời gian dành cho các phương tiện truyền thông mới tăng lên, đặc biệt là tăng mạnh đối với Internet. Chẳng hạn, tại TP.HCM thời gian truy cập Internet hàng ngày của người dân từ 31 phút vào năm 2007 đã tăng lên 36,8 phút vào năm 2008 và có khả năng sẽ tăng lên 60 phút vào năm 2010, trong khi thời gian bình quân xem truyền hình hàng ngày đã giảm từ 272,5 phút (2007) xuống còn 243,5 phút (2008). Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) , đến tháng 10/2008 đã có trên 20,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới 24% dân số của cả nước. Một nghiên cứu của Công ty IDC cũng cho biết trong vòng bốn năm tới số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ lên tới con số 27 triệu, nói cách khác cứ ba người dân thì sẽ có một người sử dụng Internet. Thực trạng tại các doanh nghiệp Tỷ lệ doanh nghiệp đang sở hữu website là khá nhỏ Mặc dù trong thời kỳ hội nhập cũng như CNTT bùng nổ như hiện nay thì việc sở hữu một website trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định tên tuổi và mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng hiện tại ở Việt Nam tỷ lệ doanh nghiệp đã và đang có website là khá thấp. Theo số liệu từ Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008, hiện chỉ có hơn 45% doanh nghiệp đang sở hữu website riêng và có đến hơn 50% doanh nghiệp không có và cũng không dự định xây dựng website. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website năm 2009. Hình 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp Việt nam có website năm 2009 So với các năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2009 vẫn tiếp tục tăng nhanh theo đà tăng trong hai năm 2007 và 2008. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp dự định xây dựng website trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể. Với tỷ lệ chỉ còn 4,1% doanh nghiệp có dự định xây dựng website, trong một vài năm tới tỷ lệ doanh nghiệp có website có thể sẽ không có nhiều thay đổi. Có thể thấy việc xây dựng website hiện nay là tương đối đơn giản nên trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp có nhu cầu đã tiến hành xây dựng website, còn lại là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu. Tuy chưa thể kết luận chắc chắn song có thể dự đoán trong ngắn hạn tỷ lệ doanh nghiệp có website sẽ đạt đến độ ổn định ở mức 45 tới 50%. Tỷ lệ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử rất thấp Theo điều tra của Bộ Công Thương, trong tổng số 1638 doanh nghiệp tham gia trả lời phiếu điều tra thì chỉ có 12% doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước. Khả năng cập nhật, tốc độ xử lý thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng website giới thiệu và bán máy tính xách tay qua mạng.doc
Tài liệu liên quan