7 nguyên tắc dạy con

Chăm sóc, nuôi dạy con luôn là nỗi trăn trở và khó khăn nhất của doanh

nhân bởi họ không có nhiều thời gian gần gũi bên con. Tuy nhiên, theo

các chuyên gia tâm lý, không nhất thiết lúc nào cũng phải ở bên con để

chăm sóc, chỉ cần biết cách sử dụng quỹ thời gian ngắn ngủi gần gũi con

một cách thật hiệu quả. Để làm được điều đó, quan trọng nhất doanh

nhân phải có các nguyên tắc dạy con đúng đắn và khoa học.

pdf8 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 7 nguyên tắc dạy con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 nguyên tắc dạy con Chăm sóc, nuôi dạy con luôn là nỗi trăn trở và khó khăn nhất của doanh nhân bởi họ không có nhiều thời gian gần gũi bên con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, không nhất thiết lúc nào cũng phải ở bên con để chăm sóc, chỉ cần biết cách sử dụng quỹ thời gian ngắn ngủi gần gũi con một cách thật hiệu quả. Để làm được điều đó, quan trọng nhất doanh nhân phải có các nguyên tắc dạy con đúng đắn và khoa học. Mẹ dạy con làm việc nhà (Nguồn Internet) Dưới đây là 7 nguyên tắc dạy con mà các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc làm cha mẹ nên áp dụng để dạy con nên người. Nguyên tắc 1: Phải ý thức được tầm quan trọng của việc dạy con Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…những ai trước khi trở thành bố, mẹ đều phải trải qua khóa học “Kỹ năm làm cha mẹ”. Khóa học sẽ bao gồm nhiều bài học về kỹ năng dạy làm cha mẹ như Chơi với con, Làm bạn với con, Hiểu con…Đối với họ, việc dạy dỗ con cái ngay từ lúc chúng còn nhỏ là điều rất quan trọng và cần thiết. Ở các nước này, kỹ năng dạy con được xem là một môn khoa học thực sự. Các bạn trẻ cần phải tốt nghiệp khóa học này trước khi muốn sinh con. Ở Việt Nam, các khóa học như “Kỹ năng làm cha mẹ” chưa thật sự phổ biến. Hầu như mọi người nuôi dạy con theo cách “tùy cơ ứng biến”, chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy con ngay từ khi con còn nhỏ. Chỉ khi con “khó dạy”, dạy con nhưng con không nghe, không vâng lời thì mới tìm đến các chuyên gia tư vấn. Và việc dạy con lúc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà kết quả khó đạt được như mong muốn bởi “chữa bệnh bao giờ cũng khó hơn là phòng bệnh”, các chuyên gia tâm lý chia sẻ. Nguyên tắc 2: Xác định mục tiêu dạy con Dạy con cũng giống như bao công việc khác, cũng cần phải có mục tiêu rõ ràng. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng đề ra mục tiêu để dạy con cần phải dựa trên tính cách của con, và cũng cần có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ như, dạy trẻ nhút nhát. Mục tiêu ngắn hạn phải là dạy cho trẻ biết chào hỏi khách khi khách tới nhà, gặp người lớn tuổi phải biết chào hỏi. Còn mục tiêu dài hạn có thể là dạy trẻ cách tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa, cách vui chơi nơi đông người v.v… Nguyên tắc 3: Thống nhất cách dạy con giữa cha và mẹ Trong nhiều gia đình vẫn thường thấy trường hợp, khi bố mắng hay đánh con thì mẹ lại bênh vực con và ngược lại, khi mẹ mắng con, bố lại bênh. Điều này sẽ phản tác dụng trong khi đang muốn chỉ dạy cho con cái đúng cái sai bởi vì giữa cha mẹ không thống nhất quan điểm nên trẻ sẽ không biết nên nghe theo bố hay mẹ. Do vậy, nguyên tắc dạy con trong gia đình là giữa bố mẹ và thậm chí là mọi người trong nhà phải thống nhất cách tác động đến con trẻ. Trong gia đình nên phân rõ nhiệm vụ của từng người, ví dụ như mẹ thì dạy con cách làm việc nhà, giải quyết những “xích mích nhỏ” giữa các con với nhau; bố sẽ dạy con học, dạy con chơi và giúp con giải quyết những chuyện “trọng đại” v.v… Nguyên tắc 4: Cha mẹ làm gương cho con Điều này là hoàn toàn đúng đắn bởi trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, thường có thói quen bắt chước theo hành động và việc làm của người lớn. Do đó, cha mẹ cần phải làm gương tốt cho con trong mọi hành động và ứng xử. Các chuyên gia tâm lý nói rằng những trẻ con mà khi nhỏ thường xuyên thấy bố đánh mẹ, thì khi lớn lên sẽ nhiễm tính cách bạo lực của bố và khi lấy vợ, cũng sẽ dễ nhiễm hành vi đánh vợ từ bố. Nhưng ngược lại, trong gia đình nếu bố mẹ thường xuyên làm gương cho con cái về cách yêu thương, chia sẻ, khi lớn lên, những đứa trẻ sẽ biết cách yêu thương mọi người xung quanh nó. Nguyên tắc 5: Xây dựng nếp sống gia đình Nếp sống gia đình có tác động rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Thường những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có nếp sống đẹp, khi ra đường tiếp xúc với mọi người đều được nói là “con nhà có gia giáo” trong cách hành xử và thái độ đối với mọi người. Bởi vậy, các bậc làm cha mẹ nên ý thức xây dựng nếp sống gia đình lành mạnh muốn trẻ hình thành được nhân cách tốt. Nguyên tắc 6: Tôn trọng sự phát triển nhân cách của con Các chuyên gia tâm lý nhận xét nhiều cha mẹ nuôi dạy con theo ước muốn của cá nhân mà không quan tâm đến mong muốn của con. Nhiều cha mẹ thích “dán nhãn” cho con, thích con trở thành luật sư, bác sĩ trong khi con không muốn hoặc không có khả năng. Cách dạy con bằng cách “dán nhãn” vô hình trung đã gây nên áp lực cho con, không tôn trọng sự phát triển nhân cách của con. Điều này không những làm cho con trẻ không thể phát triển được năng khiếu của mình mà còn có thể gây cho trẻ những căn bệnh về tâm lý như trầm cảm, phản ứng gay gắt một khi cha mẹ tạo áp lực quá lớn cho con. Các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc cha mẹ cần phải tôn trọng sự phát triển nhân cách của con cái trong khi dạy dỗ. Tôn trọng con bằng cách không chê bai, xúc phạm con như mắng con kiểu “mày bất tài”, “mày vô tích sự”…Một lời chê phải bù lại 18 lời khen, nhưng lời khen lúc đó cũng không thể chữa lành sự tổn thương trong con trẻ! Tôn trọng con có nghĩa là không so sánh con với bất kì ai, không được tò mò cặp sách, nhật kí của con, không ép con học quá nhiều…Tôn trọng con có nghĩa là phải nuôi dạy con theo sự phát triển nhân cách tự nhiên của con cái! Nguyên tắc 7: Cân bằng giữa yêu thương và nghiêm khắc Nguyên tắc cuối cùng các chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ áp dụng để dạy con là cần phải cân bằng giữa yêu thương và nghiêm khắc với con trẻ. Cha mẹ cần phải tìm hiểu tâm lí theo từng lứa tuổi của con để có thể hiểu con, để biết cách yêu thương con đúng cách. Không phải cứ lúc nào cũng ở bên con, cho con tất cả những gì con muốn là yêu thương con và ngược lại là không phải yêu thương con. “Hãy dạy con cách tự chăm sóc mình và biết chịu trách nhiệm khi gây ra lỗi ngày từ khi con mới lên 2. Hãy hướng cho con cái con cần chứ không phải là cái con muốn…”, các chuyên gia tâm lý khuyên. Trên đây là 7 nguyên tắc dạy con được các chuyên gia tâm lý tổng kết. Doanh nhân có thể tìm hiểu thêm để áp dụng, để không còn cảm thấy lúng túng trong việc dạy con. Thanh Loan Nguồn Tamnhin.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_nguyen_tac_day_con_3235 (1).pdf
Tài liệu liên quan