An toàn hàng không

Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn hàng không.

Giới thiệu cấu trúc cơ bản của hệ thống an toàn và các hướng dẫn của ACV trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn.

Biết phương pháp thu thập thông tin, lập báo cáo điều tra tai nạn sự cố đầy đủ, đúng nội dung, đúng trình tự.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu An toàn hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THÁI HÒA23/09/2013AN TOÀN HÀNG KHÔNGCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*MỤC TIÊU KHÓA HỌCGiới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn hàng không.Giới thiệu cấu trúc cơ bản của hệ thống an toàn và các hướng dẫn của ACV trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn.Biết phương pháp thu thập thông tin, lập báo cáo điều tra tai nạn sự cố đầy đủ, đúng nội dung, đúng trình tự.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*GIỚI THIỆU VỀ AN TOÀN HÀNG KHÔNGHệ thống quản lý an toàn (SMS) là sự tiếp cận có hệ thống, theo phân cấp và có tổ chức để nhận dạng các nguy cơ tiềm ẩn và quản lý những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động hàng không.Hệ thống bao gồm các quy định, chính sách an toàn, quản lý rủi ro an toàn, bảo đảm an toàn và thúc đẩy công tác an toàn, công tác đào tạo huấn luyện nhân viên để có những hiểu biết nhằm có thể đảm bảo được an toàn trong quá trình hoạt động, việc sẵn sàng các phương tiện, lực lượng để ứng phó với sự cố mất an toàn có thể xảy raCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Những đặc tính của SMSTính hệ thống (systematic): Là hoạt động quản lý an toàn phù hợp với các kế hoạch đã xây dựng và được áp dụng vào tổ chức, doanh nghiệp một cách thống nhất.Tính tiên phong (proactive): Là cách tiếp cận chú trọng đến việc nhận diện mối nguy, kiểm soát và giảm nhẹ rủi ro trước các sự kiện có thể ảnh hưởng đến an toàn.Tính minh bạch (explicit): Là việc tất cả các quy định về an toàn và các hoạt động quản lý an toàn được trình bày cụ thể trong các tài liệu về an toàn của ICAO, cũng như của Việt NamCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*CÁC VĂN BẢN LUẬT & TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN HÀNG KHÔNGLuật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04/6/2007 của Chính phủ về Quản lý hoạt động bay;Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;Thông tư số 53/2011/TT-BGTVT ngày 24/10/2011 của Bộ Giao thông vận tải, quy định về an toàn hoạt động bay;CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*CÁC VĂN BẢN LUẬT & TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN HÀNG KHÔNGQuyết định số 349/QĐ-BGTVT ngày 05/02/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Chương trình an toàn đường cất hạ cánh;Hướng dẫn số 3602/CHK-QLC ngày 14/10/2010 của Cục Hàng không Việt Nam về hướng dẫn lập tài liệu và thiết lập SMS tại cảng hàng không, sân bay;Công văn số 6047/CHK-QLHĐB ngày 19/12/2011 của Cục hàng không Việt Nam về việc Hướng dẫn triển khai thiết lập và duy trì thực hiện SMS hoạt động bay;Quyết định số 933/TCTCHKVN-ANAT ngày 09/4/2013 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo an toàn.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Phụ ước 14 – Tập 1 của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) “Tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành” (SARPs) về thiết kế và khai thác cảng hàng không, sân bay;Sổ tay quản lý an toàn DOC 9859 - AN/460 của ICAO;Hướng dẫn cấp chứng chỉ sân bay DOC 9774 - AN/474 của ICAO ban hành năm 2007.Tiêu chuẩn ISAGO (IATA Safety Audit for Ground Operations) về đánh giá an toàn hoạt động khai thác mặt đất theo chuẩn IATA. CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Thuật ngữ định nghĩa về AN TOÀNAn toàn (safety): Là trạng thái mà các rủi ro gây tổn thương/ thiệt hại cho người và tài sản được giảm thiểu và duy trì ở mức có thể chấp nhận được hoặc thấp hơn mức đó thông qua một quy trình nhận diện mối nguy hiểm và quản lý rủi ro liên tục.Hệ thống quản lý an toàn (SMS): là phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống về quản lý an toàn, bao gồm các chính sách và mục tiêu, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm, các phương thức thực hiện đảm bảo an toàn trong phạm vi tổ chức.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Thuật ngữ định nghĩa về AN TOÀNChính sách an toàn (safety policy): Là sự cam kết đối với an toàn được cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức đưa ra để thực hiện các mục tiêu an toàn và là nền tảng cho việc xây dựng HTQLAT của tổ chức đó.Chỉ số an toàn (safety indicator): Là tham số mô tả mức độ an toàn của một hệ thống. Những tham số này thể hiện tần suất xảy ra các sự cố/ tai nạn của một tổ chức trên số năm hoặc số lần cất hạ cánh hoặc số giờ bay.Chỉ tiêu an toàn (safety target): Là mức độ an toàn mong đợi của một hệ thống dựa vào chỉ số an toàn đã đạt được. CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Thuật ngữ định nghĩa về AN TOÀNCông tác thúc đẩy an toàn (safety promotion): Là việc kết hợp giữa văn hóa an toàn với huấn luyện an toàn và các hoạt động chia xẻ thông tin về an toàn hỗ trợ việc thi hành và hoạt động của Hệ thống quản lý an toàn trong một tổ chức, doanh nghiệp.Đánh giá an toàn nội bộ (internal safety audit): Là việc đánh giá một cách toàn diện đối với các thành phần của một hệ thống quản lý an toàn.Đánh giá rủi ro (risk assessment): Là sự đánh giá toàn bộ hệ thống hay một bộ phận để so sánh mức độ rủi ro xảy ra với mức độ rủi ro chấp nhận được.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RODiễn giảiGiá trịThường xuyên Khả năng xảy ra nhiều lần (đã xảy ra thường xuyên) 5Không thường xuyênKhả năng đôi khi xảy ra(đã xảy ra không thường xuyên) 4Hiếm khiKhó có khả năng xảy ra, nhưng có thể (hiếm khi đã xảy ra ) 3Không thể xảy raRất khó có khả năng xảy ra (chưa từng là đã xảy ra) 2Chưa bao giờ xảy raGần như không thể tưởng tượng rằng sự kiện này sẽ xảy ra 1BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI ROMức độ nghiêm trọngDiễn giảiGiá trịThảm họa Trang thiết bị phá hủy Nhiều trường hợp tử vong ANguy hiểm Biên độ an toàn giảm sút, đau đớn về thể chất hoặc một khối lượng công việc không đạt hoặc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ không hoàn thành Thiệt hại nghiêm trọng Thiết bị thiệt hại lớn BNghiêm trọngBiên độ an toàn giảm đáng kể, giảm khả năng sản xuất, gia tăng trong khối lượng công việc, chất lượng công việc giảm sútSự cố nghiêm trọngTổn thương người CKhông nghiêm trọng Gây nguy hại Hạn chế hoạt động Sử dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý Sự cố nhỏ DKhông đáng kể Gây hậu quả không đáng kểEBẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO Tần suất Rủi ro Mức độ Rủi ro Thảm họa ANguy hiểm B Nghiêm trọng CKhông nghiêm trọng DKhông đáng kể EThường xuyên 55A5B5C5D5EKhông thường xuyên 44A4B4C4D4EHiếm khi 33A3B3C3D3EKhông thể xảy ra 22A2B2C2D2EChưa bao giờ xảy ra 11A1B1C1D1EBẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI ROTiêu chíChỉ số đánh giá rủi ro Tiêu chí5A, 5B, 5C4A, 4B, 3AKhông thể chấp nhận dưới trong bất kỳ hoàn cảnh nào 5D, 5E, 4C, 4D4E, 3B, 3C, 3D2A, 2B, 2CChấp nhận được dựa trên rủi ro được giảm nhẹ. 3E, 2D, 2E, 1A1B, 1C, 1D, 1EChấp nhậnChấpnhậnVùng có thể chấp nhận đượcVùng không thể chấp nhậnThuật ngữ định nghĩa về AN TOÀNKiểm soát/giảm nhẹ rủi ro an toàn (risk control/ mitigation): Là việc giảm nhẹ tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của hậu quả của mối nguy hiểm. Mối nguy (hazard): Là những điều kiện đang tồn tại hay tiềm ẩn có thể gây chấn thương, gây bệnh hay tử vong cho con người; gây hư hỏng hoặc làm tê liệt hệ thống, thiết bị, tài sản; hoặc gây hại cho môi trường. Mối nguy là yếu tố tiềm ẩn dẫn đến một sự cố hoặc tai nạn.Mục tiêu an toàn (safety objective): được xác định bằng việc xem xét mức độ thực hiện an toàn mong muốn và thực tế đối với tổ chức phù hợp với hệ thống quản lý an toàn.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Mức độ an toàn chấp nhận được (acceptable level of safety - ALoS): Là mức độ an toàn tối thiểu phải được bảo đảm trong hoạt động thực tế của hệ thống.Quản lý rủi ro an toàn (safety risk management): Là một hoạt động chính yếu trong HTQLAT bao gồm việc mô tả hệ thống, nhận diện các mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro.Rủi ro an toàn (safety risk): là khả năng có thể xảy ra hậu quả của một mối nguy hiểm được dự đoán trước cho tình huống xấu nhất.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Sự cố tàu bay (aircraft incident): Là vụ việc liên quan đến hoạt động khai thác tàu bay vốn ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động khai thác tàu bay nhưng chưa phải là tai nạn tàu bay (theo Khoản 1 Điều 104 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam).Tai nạn tàu bay (aircraft accident): Là vụ việc xảy ra trong quá trình hoạt động khai thác của một tàu bay có khả năng gây ra chấn thương nghiêm trọng cho con người; thiệt hại đáng kể đến cấu trúc của tàu bay hoặc cần phải được sửa chữa lớn; tàu bay bị lạc hoặc mất tíchCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*CÁC THÀNH PHẦN CỦA SMSa) Chính sách và mục tiêu gồm trách nhiệm và cam kết quản lý; giải trình về an toàn; chỉ định cán bộ, nhân viên chủ chốt về an toàn; phối hợp thực hiện kế hoạch ứng phó khẩn nguy, tài liệu Hệ thống quản lý an toàn;b) Quản lý rủi ro an toàn gồm nhận dạng các mối nguy hiểm, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;c) Đảm bảo an toàn gồm việc báo cáo an toàn, theo dõi và xác định việc thực hiện an toàn, quản lý các thay đổi, cải thiện liên tục Hệ thống quản lý an toàn;d) Thúc đẩy an toàn gồm công tác huấn luyện và đào tạo, trao đổi thông tin về an toàn.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Tài liệu Hệ thống quản lý an toànPhạm vi của Hệ thống quản lý an toàn;Chính sách và mục tiêu an toàn;Trách nhiệm an toàn;Tổ chức Hệ thống quản lý an toàn;Quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ;Phối hợp lập kế hoạch ứng phó khẩn nguy;Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro;CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Tài liệu Hệ thống quản lý an toànĐảm bảo an toàn;Theo dõi thực hiện an toàn;Kiểm tra giám sát đánh giá an toàn;Quản lý các thay đổi;Thúc đẩy công tác an toàn;Các hoạt động liên quan.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*GIỚI THIỆU SMS CỦA ACVCHƯƠNG I- TỔNG QUÁT1. Mục đích 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng 3. Các căn cứ pháp lý và tài liệu viện dẫn 4. Quy định sửa đổi, bổ sung tài liệu CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*GIỚI THIỆU SMS CỦA ACVCHƯƠNG II - MỤC TIÊU VÀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN1. Các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số an toàn 2. Văn hóa an toàn 3. Chính sách an toàn 4. Trách nhiệm và cam kết của cấp quản lý an toàn 5. Tổ chức Hệ thống quản lý an toàn 6. Kế hoạch khẩn nguy sân bay 7. Bảo đảm an toàn hoạt động bay 8. Hồ sơ tài liệu an toànCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*GIỚI THIỆU SMS CỦA ACVCHƯƠNG III - QUẢN LÝ RỦI RO AN TOÀN1. Khái quát 2. Nhận diện mối nguy hiểm 3. Đánh giá rủi ro4. Giảm nhẹ rủi ro5. Công tác kiểm tra, đánh giá an toàn nội bộ CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*GIỚI THIỆU SMS CỦA ACVCHƯƠNG IV - BẢO ĐẢM AN TOÀN1. Khái quát2. Giám sát việc thực hiện công tác an toàn 3. Quản lý sự thay đổi 4. Cải tiến liên tục HTQLATCHƯƠNG V – THÚC ĐẨY CÔNG TÁC AN TOÀN1. Huấn luyện và đào tạo2. Truyền thông về an toàn CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*CHÍNH SÁCH AN TOÀN CỦA ACVCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*BÁO CÁO, ĐIỀU TRA TAI NẠN/ SỰ CỐViệc báo cáo và ghi nhận các trường hợp tai nạn/ sự cố theo đúng quy định sẽ giúp cho tổ chức đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và cung cấp thông tin để xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu các tai nạn/ sự cố.Quy trình báo cáo này áp dụng cho tất cả các sự việc gây tổn thương cho con người hay gây hư hỏng máy bay, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trong quá trình khai thácCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Các hành động cần thực hiện ngay khi tai nạn/ sự cố xảy raCó rất nhiều việc phải thực hiện khi tai nạn/ sự cố xảy ra. Các hành động xử lý ban đầu đối với mỗi tai nạn/ sự cố rất đa dạng và không giống nhau. Người chịu trách nhiệm xử lý phải xác định những công việc nào là cực kỳ quan trọngNhững hành động dưới đây là gợi ý cho việc áp dụng một cách phù hợp theo từng tình huống cụ thể:CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Các hành động cần thực hiện ngay khi tai nạn/ sự cố xảy raKiểm soát tình hình tai nạn/ sự cố. Cán bộ trực tiếp tham gia xử lý.Báo cáo ngay cho các cấp lãnh đạo của tổ chức.Không đặt bản thân hoặc người khác vào các tình huống rủi roHỗ trợ người bị thương hoặc yêu cầu hỗ trợ từ các đơn vị chức năngGiữ nguyên hiện trường và thông báo ngay cho cán bộ phụ trách và các đơn vị liên quan.Kiểm soát không để các sự việc tiếp theo diễn ra như cháy, nổ,CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Các hành động cần thực hiện ngay khi tai nạn/ sự cố xảy raChụp hình tại nạn/ sự cố để làm bằng chứng. Hình chụp phải đảm bảo có một góc nhìn toàn cảnh và rõ ràng của tai nạn/ sự cố cũng như khu vực khác có liên quan đến tai nạn/ sự cố. Ngoài ra phải chụp tối thiểu một tấm hình cận cảnh với tỷ lệ phù hợp và góc chụp rộng để cung cấp thông tin chi tiết về hư hỏng/ thiệt hại.Không được phép di dời trang thiết bị cho đến khi được phép/ có yêu cầu của người có trách nhiệm.Khi thích hợp, thông báo cho nhà chức trách và công ty bảo hiểm.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Báo cáo, điều tra tai nạn/ sự cốNgười phát hiện tai nạn/ sự cố phải có trách nhiệm báo cáo ngay thông tin ban đầu cho cán bộ phụ trách trực tiếp bằng điện thoại/ bộ đàm/ trao đổi trực tiếp.Cán bộ phụ trách trực tiếp báo ngay cho BGĐ và hãng vận chuyển vị trí xảy ra tai nạn/ sự cố qua bộ đàm/ điện thoạiCán bộ phải trực tiếp đến hiện trường để tham gia xử lý, thu thập thông tin.Cán bộ phụ trách của đơn vị phải trực tiếp đến hiện trường tai nạn/ sự cố để tổ chức sơ cứu người bị nạn (nếu đã được đào tạo khóa sơ cấp cứu) hoặc yêu cầu hỗ trợ từ các đơn vị chức năng (Trung tâm y tế hàng không/ Bệnh viện), tham gia vào việc thu thập thông tin và xử lý sự cố/ tai nạn.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Nội dung điều tra tai nạn sự cốĐiều tra tai nạn sự cố là một quá trình thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, chứng cứ nhằm tìm ra nguyên nhân của một vụ việc. Nguồn thông tin, chứng cứ được thu thập từ:Vụ việc đã xảy ra; Tài liệu liên quan;Việc kiểm tra dữ liệu hoạt động khai thác; Dữ liệu an toàn;Phỏng vấn các đối tượng liên quan.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*Báo cáo kết quả điều traNhóm điều tra gửi báo cáo kết quả cho Ban Giám đốc sau khi kết thúc quá trình điều tra các vụ việc vi phạm an toàn.Đơn vị tổ chức họp bình giảng rút kinh nghiệm và thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa để tránh tái diễn.Tổ chức giám sát việc thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừaBGĐ xem xét đánh giá tính hiệu quả của hoạt động khắc phục phòng ngừa.CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*XIN CÁM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA CÁC ANH CHỊCÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN * TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptslide_bai_giang_an_toan_hang_khong_2013sep23_1512.ppt