Ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp ngành xây dựng (DNXD) là nhóm ngành quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp của nền kinh tế. Do đó, bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, trong đó tập trung vào Báo cáo kiểm toán của các DNXD. Từ phân tích tổng quan nghiên cứu, nhóm tác giả đã tổng hợp và đưa 5 biến phi tài chính vào mô hình hồi quy. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu trên Báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán của đối tượng nghiên cứu (DNXD) niêm yết trên cả hai sàn HNX và HOSE cho khoảng thời gian 9 năm (2010 - 2018). Nhóm tác giả đã thực hiện kiểm định độ tin cậy của bảng số liệu, kiểm định lựa chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất bằng Stata 14. Kết quả cuối cùng cho thấy: Thời gian niêm yết, Ý kiến kiểm toán năm trước và Thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán năm nay

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ PHI TÀI CHÍNH TỚI Ý KIẾN KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NON-FINANCIAL DETERMINANTS AFFECTING AUDIT OPINION: THE CASE OF LISTED COMPANIESE ON VIETNAMESE STOCK EXCHANGE Nguyễn Thị Lê Thanh, Nguyễn Thị Khánh Phương Học viện Ngân hàng thanhntl@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Doanh nghiệp ngành xây dựng (DNXD) là nhóm ngành quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp của nền kinh tế. Do đó, bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, trong đó tập trung vào báo cáo kiểm toán của các DNXD. Từ phân tích tổng quan nghiên cứu, nhóm tác giả đã tổng hợp và đưa 5 biến phi tài chính vào mô hình hồi quy. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu trên báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán của đối tượng nghiên cứu (DNXD) niêm yết trên cả hai sàn HNX và HOSE cho khoảng thời gian 9 năm (2010 - 2018). Nhóm tác giả đã thực hiện kiểm định độ tin cậy của bảng số liệu, kiểm định lựa chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất bằng Stata 14. Kết quả cuối cùng cho thấy: Thời gian niêm yết, Ý kiến kiểm toán năm trước và Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán năm nay. Từ khóa: Báo cáo kiểm toán, DNXD, TTCK, nhân tố phi tài chính, ý kiến kiểm toán. ABSTRACT Construction enterprises are the most important industry in Vietnam economy. This article with the aim to find out about non-financial factors affecting audit opinion of construction listed company on Vietnamese Stock Exchange. The authors have analyzed the literature review about non-financial determinants affecting audit opinion of listed companies and collected data of Vietnamese listed construction enterprises in order to understand the relationship between independent factors and modified opinion on an audit report. We have added 5 non-financial variables to the regression model. The secondary data is got from audited financial statements of listed construction enterprises in both HOSE and HNX from the year 2010 to 2018. With Stata 14, we do a suitable data test model and find that FEM is the best model in this situation. The final result shows that listed years, lag days of audit reports and prior audit opinion are three non-financial determinants affected modified audit opinion of listed construction companies on Vietnamese stock exchange. Keywords: Audit report, construction enterprise, stock exchange, non-financial determinants, audit oipinion. 1. Giới thiệu DNXD là nhóm ngành xương sống, đóng góp tỉ trọng GDP lớn, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế quốc dân. Với các sản phẩm xây dựng đa dạng, ngành xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất, hỗ trợ cho sự phát triển của tất cả các ngành công nghiệp khác. Với lịch sử phát triển hơn 60 năm, ngành xây dựng của nước ta cũng đã đạt được những thành tựu cơ bản cả về sự đóng góp giá trị cho nền kinh tế và tạo ra những cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Điển hình có thể lấy số liệu giá trị sản phẩm xây dựng năm 2016 để minh họa cho vai trò quan trọng của DNXD đối với nền kinh tế với 1.089 nghìn tỷ đồng, giá trị sản phẩm các DNXD đóng góp khoảng 25% tổng GDP toàn quốc. Trong đó, xây dựng nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất (45%) và xây dựng công nghiệp tỷ trọng thấp nhất (19%). 1057 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Biểu đồ 1: Giá trị sản phẩm xây dựng năm 2016 Nguồn: GSO - Trích dẫn từ Báo cáo đánh giá 2018, Triển vọng 2019 - FPTS Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ xây dựng rất lớn ở cả ba lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Với xu hướng đó, ngành xây dựng ở Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có số lượng các doanh nghiệp nhiều, quy mô lớn, tốc độ phát triển nhanh trong nền kinh tế. Do đó, các DNXD trên TTCK Việt Nam ngày càng tăng trưởng với nhu cầu tăng vốn liên tục, từ đó đòi hỏi tính minh bạch cao trên BCTC của các DNXD niêm yết. Do đó, ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán các DNXD niêm yết là thông tin được nhiều đối tượng sử dụng quan tâm. Các đối tượng sử dụng phân tích thông tin trên BCTC để đưa ra quyết định kinh tế của mình, ngân hàng quyết định có cho vay hay không, cho vay giá trị và thời gian bao lâu, điều khoản thế chấp, thế nào; nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp không; cổ đông xem xét có nên tiếp tục đầu tư không; nhà cung cấp; khách hàng và người lao động Ngoài các nhân tố thuộc nhóm tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và quy mô đơn vị (Tổng tài sản); bài viết này các tác giả muốn tập trung nghiên cứu xem xét các nhân tố phi tài chính nào có ảnh hưởng tới việc kiểm toán viên phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đó. Kết quả nghiên cứu có thể trợ giúp các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC dự đoán dạng ý kiến kiểm toán có thể được phát hành ở thời điểm DNXD công bố BCTC chưa kiểm toán, từ đó đưa ra những quyết định kinh tế kịp thời. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết về dạng ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán về BCTC: Theo chuẩn mực kiểm toán ISA/VSA số 705, Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và ISA/VSA số 706, Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về BCTC thì ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần gồm: Ý kiến ngoại trừ do sai sót trọng yếu, ý kiến ngoại trừ do giới hạn phạm vi và không ảnh hưởng lan tỏa; Ý kiến trái ngược và Từ chối đưa ra ý kiến. Bên cạnh đó, ngoài ý kiến chấp nhận toàn phần dạng “báo cáo sạch” và 3 dạng ý kiến không chấp nhận toàn phần đã trình bày thì còn có dạng Ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh hoặc/và vấn đề khác. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế: Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến những nhân tố ảnh hưởng tới ý kiến phát hành trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên (KTV) về BCTC. Liên quan trực tiếp đến các nhân tố phi tài chính, có thể kể đến các công trình: 1058 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Keasey và cộng sự (1988) kết luận rằng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi một hãng kiểm toán lớn và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán sau ngày khóa sổ càng dài thì có khả năng nhận được ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần nhiều hơn. Defond, Wong và Li (2000) nghiên cứu ở thị trường Trung Quốc. Các tác giả đưa ra kết luận các công ty kiểm toán lớn thường phát hành các báo cáo kiểm toán ngoại trừ ít hơn so với các công ty kiểm toán nhỏ. Akhgar M. Omid (2015) nghiên cứu các DNNY ở Iran trong 11 năm (2003 - 2013). Kết luận nghiên cứu của Akhgar cho thấy: Khoảng thời gian từ thời điểm kết thúc niên độ đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán càng dài và thời gian niêm yết trên TTCK càng lâu thì càng có khả năng cao nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Ngoài ra, ý kiến kiểm toán năm trước không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần cũng tác động dương tới ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần năm nay. Một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ do Ahmet (2016) thực hiện. Ngoài các nhân tố tài chính, một số nhân tố phi tài chính được Ahmet đưa vào mô hình kiểm định cho thấy chúng cũng ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán. Nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động kinh doanh càng dài và tỷ lệ % thành viên ban quản trị từ bên ngoài càng lớn thì khả năng được phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần nhiều hơn. Gần đây nhất là nghiên cứu của Roberto Tommasetti và các cộng sự (2017). Họ nghiên cứu trên mẫu là các DNNY ở Brazil từ năm 2012 - 2015. Kết quả cho thấy nếu doanh nghiệp năm trước có ý kiến kiểm toán ngoại trừ thì khả năng cao ý kiến kiểm toán năm nay cũng là ý kiến ngoại trừ; Các công ty kiểm toán lớn (Big 4) phát hành ý kiến kiểm toán ngoại trừ ít hơn công ty kiểm toán nhỏ (Non-Big4). Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng các nhân tố phi tài chính gồm: Tuổi của DNNY; rhời gian niêm yết; loại/nhóm công ty kiểm toán; rhời gian phát hành báo cáo kiểm toán; ý kiến kiểm toán năm trước có ảnh hưởng tới dạng ý kiến kiểm toán được phát hành. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước: Ở phạm vi nghiên cứu là luận án tiến sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học, theo tìm hiểu của nhóm tác giả, chưa có công trình nào nghiên cứu về các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán được phát hành của các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chỉ có một vài nghiên cứu ở cấp độ các luận văn thạc sĩ có liên quan trực tiếp đến đề tài này. Luận văn thạc sĩ của Phạm Anh Thư (2017) nghiên cứu toàn bộ các DNNY phi tài chính tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 3 năm từ năm 2014 - 2016. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến cho thấy biến ý kiến kiểm toán năm trước có ảnh hưởng cùng chiều và ảnh hưởng lớn nhất tới dạng ý kiến kiểm toán được phát hành năm nay; Biến quy mô tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của biến này không đáng kể. Tác giả sử dụng phân tích OLS trong SPSS mà chưa sử dụng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Đồng thời, khoảng thời gian sử dụng lấy số liệu nghiên cứu chưa dài, thường là 3 - 4 năm. Bảng 1: Các nhân tố phi tài chính tác động và chiều tác động tới ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV ListedY AGE KIND DAYS PRI_OPI Keasey và cộng sự (1988) X X + + X Defond, Wong và Li (2000) X X - X X Akhgar M. Omid (2015) + X X + + Ahmet (2016) X - X X X Roberto và cộng sự (2017) X X - X + Phạm Anh Thư (2017) X X X X + 1059 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Giải thích ký hiệu: + Ảnh hưởng dương (tác động cùng chiều) - Ảnh hưởng âm (tác động ngược chiều) X Không ảnh hưởng Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu Như vậy, tổng hợp các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả quyết định đưa năm biến phi tài chính độc lập vào mô hình gồm: AGE - Tuổi của DNNY (tổng số năm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm nghiên cứu); ListedY - Thời gian niêm yết (tổng số năm DNNY trên TTCK); KIND - Loại/Nhóm công ty kiểm toán (thuộc Big4 hay Non-Big4); DAYS - Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán (Số ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán); PRI_OPI - Ý kiến kiểm toán năm trước. Biến phụ thuộc là dạng ý kiến kiểm toán được phát hành năm nay CUR_OPI. 2.1.2. Mô hình nghiên cứu Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố phi tài chính và mức độ ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Nguồn: Nhóm tác giả phát triển mô hình nghiên cứu từ tổng quan Các biến ý kiến kiểm toán PRI_OPI và CUR_OPI được gán giá trị: 0, 1, 2 tương ứng Ý kiến chấp nhận toàn phần; Ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh và Ý kiến ngoại trừ. Biến KIND - Loại/Nhóm công ty kiểm toán (thuộc Big4 hay Non-Big4) nhận giá trị bằng 0, 1 tương ứng công ty kiểm toán không phải là Big 4 và công ty kiểm toán Big 4. Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra gồm: H1: Tuổi của DNNY có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. H2: Thời gian niêm yết có tác động cùng chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. H3: Loại/Nhóm công ty kiểm toán có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. H4: Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán có tác động cùng chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. H5: Ý kiến kiểm toán năm trước có tác động cùng chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của KTV. Tuổi của DNNY (AGE) Thời gian niêm yết - ListedY Loại/Nhóm công ty kiểm toán - KIND Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán - DAYS Ý kiến kiểm toán năm trước – PRI_OPI Ý KIẾN KIỂM TOÁN KHÔNG PHẢI LÀ Ý KIẾN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN H1 (-) H2 (+) H3 (-) H4 (+) H5 (+) 1060 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2.2. Thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ BCTC đã kiểm toán của các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam gồm sàn HOSE và sàn HNX. Tổng số DNXD niêm yết trên 2 sàn giao dịch chính thức tính đến thời điểm nhóm tác giả thu thập thông tin (07/2019) là 95 doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập cho khoảng thời gian 9 năm từ năm 2010 - 2018. Dữ liệu về BCTC đã kiểm toán của 95 DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam được nhóm tác giả thu thập trên website của các công ty chứng khoán, website của chính các DNNY. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng Stata 14 để kiểm định độ tin cậy của dữ liệu bảng trước khi thực hiện các kiểm định mối quan hệ. Ba mô hình được đưa ra là mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS, Mô hình tác động cố định FE và Mô hình tác động ngẫu nhiên RE. Nhóm tác giả đã thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình, kiểm định các khuyết tật của mô hình (hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến) và sửa khuyết tật của mô hình (nếu có) trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của dữ liệu và tương quan giữa các biến Bảng 2: Bảng thống kê mô tả các biến Biến Số quan sát Giá trị trung bình AGE - Tuổi của DNNY 848 21.375 ListedY - Thời gian niêm yết 735 5.082993 KIND - Loại/Nhóm công ty kiểm toán 777 0.1724582 DAYS - Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán 743 77.87483 PRI_OPI - Ý kiến kiểm toán năm trước 739 0.2110215 CUR_OPI - Ý kiến kiểm toán năm trước 744 0.2192152 Nguồn: Kết quả nhóm tác giả phân tích từ Stata Các DNXD có thời gian niêm yết trung bình trên TTCK Việt Nam là hơn 5 năm, với hơn 21 năm hình thành và phát triển. Giá trị bình quân của biến KIND là 0.172 gần 0 tức là các DNXD niêm yết chủ yếu được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không phải là Big 4. Các biến ý kiến kiểm toán năm nay và năm trước đều có giá trị trung bình khoảng 0.2 (gần 0 hơn) có nghĩa là các DNXD niêm yết có ý kiến chấp nhận toàn phần nhiều hơn so với ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Giá trị trung bình của PRI_OPI là 0.219 lớn hơn giá trị trung bình của CUR_OPI là 0.211 tức là năm trước số lượng các ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần được phát hành nhiều hơn năm nay. Số ngày phát hành báo cáo kiểm toán bình quân là 78 ngày (<90 ngày, là khoảng thời gian tối đa DNNY phải công bố BCTC đã kiểm toán) là hợp lý. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ở Bảng 3 cho thấy bác bỏ giả thuyết Ho, do đó dữ liệu bảng phù hợp để thực hiện các phân tích tiếp theo. Bảng 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu Biến Thống kê P p-value CUR_OPI 596.1420 0.0000 AGE 542.2553 0.0000 ListedY 509.0073 0.0000 KIND 332.1213 0.0000 1061 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 DAYS 429.9934 0.0000 PRI_OPI 258.2734 0.0000 Nguồn: Kết quả nhóm tác giả phân tích từ Stata Kết quả tương quan giữa các biến ở Bảng 4. cho thấy: Tuổi của DNNY có ảnh hưởng ngược chiều, còn các biến: Thời gian niêm yết, Nhóm/Loại công ty kiểm toán, Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán, Ý kiến kiểm toán năm trước ảnh hưởng cùng chiều tới Ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần năm nay. Bảng 4: Kết quả tương quan giữa các biến CUR_OPI AGE ListedY KIND DAYS PRI_OPI CUR_OPI 1.0000 AGE -0.0150 1.0000 ListedY 0.0654 0.1900 1.0000 KIND 0.0715 0.0505 0.1226 1.0000 DAYS 0.2324 -0.0366 0.0762 -0.0679 1.0000 PRI_OPI 0.4711 -0.0209 0.0733 0.0812 0.2096 1.0000 Nguồn: Kết quả nhóm tác giả phân tích từ Stata 3.2. Kết quả hồi quy Kết quả hồi quy cho mô hình OLS (mô hình (1)), FE (mô hình (2)) và RE (mô hình (3)) được trình bày ở Bảng 5. Kiểm định lựa chọn mô hình OLS và FE cho thấy p value = 0.0000 < 0.05 nên mô hình FE là phù hợp hơn so với mô hình OLS với độ tin cậy 95%. Kiểm định Hausman có Pvalue = 0.0000 < 0.05 nên lựa chọn mô hình FE với độ tin cậy 95%. Như vậy, mô hình phù hợp nhất là mô hình tác động cố định. Bảng 5: Kết quả hồi quy cho các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và mô hình khắc phục khuyết tật ---------------------------------------------------------------------------- (1) (2) (3) (4) CUR_OPI CUR_OPI CUR_OPI CUR_OPI ---------------------------------------------------------------------------- AGE -0.000256 -0.00160 -0.000256 -0.00160 [-0.19] [-0.31] [-0.19] [-0.35] ListedY 0.00318 -0.00397 0.00318 -0.00397** [0.55] [-0.46] [0.55] [-2.37] KIND 0.0611 -0.0991 0.0611 -0.0991 [1.33] [-0.92] [1.33] [-1.12] DAYS 0.00338*** 0.00339*** 0.00338*** 0.00339*** [4.27] [3.86] [4.27] [5.60] PRI_OPI 0.431*** 0.154*** 0.431*** 0.154*** [13.11] [4.19] [13.11] [2.66] _cons -0.167** -0.0119 -0.167** -0.0119 [-2.28] [-0.10] [-2.28] [-0.13] ---------------------------------------------------------------------------- N 730 730 730 730 R-sq 0.343 0.260 0.249 0.260 ---------------------------------------------------------------------------- t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 Nguồn: Kết quả nhóm tác giả phân tích từ Stata 1062 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Sau khi kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất là mô hình tác động cố định, nhóm tác giả tiếp tục kiểm định khuyết tật của mô hình FE, kết quả cho thấy mô hình gặp hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan nhưng không bị đa cộng tuyến. Mô hình (4) ở Bảng 4. là mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật của mô hình. Theo mô hình này thì kết quả mô hình xác định CUR_OPI là: CUR_OPI = - 0.0119 - 0.00397 ListedY + 0.00339 DAYS + 0.154 PRI_OPI 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Từ kết quả của mô hình (4) ở Bảng 4 cho thấy: Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán và Ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần năm trước có tác động dương tới Ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần năm nay, do đó các giả thuyết H4, H5 được chấp nhận. Biến Thời gian niêm yết có ảnh hưởng ngược chiều tới Ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Ở mức ý nghĩa 5% biến thời gian niêm yết ListedY có tác động âm tới ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần với hệ số là 0.00397. Với độ tin cậy 99% biến thời gian phát hành báo cáo kiểm toán và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần năm trước có ảnh hưởng cùng chiều tới ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần năm nay với hệ số lần lượt là 0.00339 và 0.154. Dạng ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán năm trước là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới ý kiến kiểm toán được phát hành năm nay. Kết luận ảnh hưởng dương của thời gian phát hành báo cáo kiểm toán và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán năm trước là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988), Akhgar M. Omid (2015), Roberto và cộng sự (2017) và Phạm Anh Thư (2017). Nhân tố thời gian niêm yết có tác động tới dạng ý kiến kiểm toán được phát hành chỉ được chỉ ra bởi nghiên cứu của Akhgar M. Omid (2015). Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho các DNXD ở Việt Nam cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian niêm yết và ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần được phát hành. DNNY có thời gian niêm yết càng dài thì khả năng nhận được báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần càng cao. 5. Kết luận Báo cáo kiểm toán ngày càng nắm giữ vai trò đối với người sử dụng trước khi đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng, đặc biệt là báo cáo kiểm toán về BCTC của các DNNY trên TTCK. Có nhiều nội dung trên báo cáo kiểm toán, trong đó ý kiến kiểm toán là vấn đề cần quan tâm và đọc trước tiên. Người đọc cần xem xét dạng ý kiến kiểm toán được phát hành để cân nhắc xem liệu có thể tin tưởng vào các số liệu trên BCTC được không trong đó báo cáo kiểm toán với ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần là báo cáo được đặc biệt chú ý. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể giúp những người sử dụng BCTC của một DNNY có thể sử dụng BCTC chưa kiểm toán được công bố để đánh giá, xem xét các nhân tố phi tài chính có thể ảnh hưởng và khả năng ý kiến kiểm toán dạng nào sẽ có thể được phát hành để phân tích và đưa ra quyết định kinh tế kịp thời. Một số hướng nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét thực hiện: Mở rộng đối tượng nghiên cứu, không chỉ là DNXD niêm yết trên HOSE và HNX, mà mở rộng ra sàn UPCOM, kết hợp nghiên cứu với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là loại hình doanh nghiệp có đặc điểm khá tương đồng, hoặc có thể nghiên cứu sang các ngành nghề kinh doanh khác Bổ sung các biến độc lập phi tài chính khác vào mô hình, đánh giá và phân tích xem liệu ý kiến kiểm toán có bị ảnh hưởng bởi quy mô ban giám đốc doanh nghiệp, tỷ lệ thành viên quản trị từ bên ngoài, tốc độ tăng trưởng, số lượng lao động, quy mô và số lượng ước tính kế toán sử dụng, mức độ thao túng lợi nhuận, việc thay đổi công ty kiểm toán,... hay không. 1063 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmet (2016), Determining Factors Affecting Audit Opinion: Evidence from Turkey, International Journal of Accounting and Financial Reporting, Vol.6, No.2 [2] Akhgar M. Omid (2015), Qualified Audit Opinion, Accounting Earnings Management and Real Earnings Management: Evidence from Iran. Asian Economics and Financial Review, 2015, 5(1), 46-57. [3]. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705, Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. [4] Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706, Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về BCTC. [5] DeFond et al. (2000), The impact of improved auditor independence on audit market concentration in China. Journal of Accounting and Economics, 28, 269-305. [6] IAASB, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 705 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. [7] IAASB, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 706 Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về BCTC. [8] Keasey, K., Watson, R., & Wynarczyk, P. (1988). The small company audit qualification: a preliminary investigation. Accounting and Business Research, 18(72), 323-334. [9] Phạm Anh Thư (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [10] Roberto Tommasetti et al. (2018), Relationship between Modified Audit Opinion, Earning Managements and Auditor Size: Evidence from Brazil. Pensar Contabil, Rio de Janeiro, v.20, n.72, 50-57. [11] Một số website: https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?Code=2357&view=2 1064

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_cac_nhan_to_phi_tai_chinh_toi_y_kien_kiem_toan.pdf