Ảnh hưởng của tiếng ồn trắng đến sự chú ý và trí nhớ làm việc của học sinh tiểu học có ADHD

Tiếng ồn trắng là những âm thanh có tần số đồng nhất trên một dải tần

số rộng (từ 20-40 Hz hoặc từ 2000-2020 Hz) và gần giống âm thanh của

một chiếc máy bay không người lái hoặc tiếng mưa. Sự tác động của tiếng

ồn trắng đối với các quá trình nhận thức như chú ý và trí nhớ làm việc đã

được bàn luận trong nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu trên đối

tượng trẻ em ở độ tuổi tiểu học có rối loạn về chú ý như ADHD hay còn gọi

là chứng tăng động kém chú ý. Tuy nhiên, kết quả ở các nghiên cứu cho thấy

có những xu hướng tác động khác nhau, một số thì không xác định được tác

động giữa các biến số. Bài báo được thực hiện với mục đích tổng hợp các công

trình nghiên cứu, lý thuyết có liên quan được tìm thấy và những bằng chứng

về tác động của tiếng ồn trắng đến trẻ em trong độ tuổi tiểu học mắc chứng

ADHD. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị cho các nghiên cứu về chủ đề này

trong tương lai.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tiếng ồn trắng đến sự chú ý và trí nhớ làm việc của học sinh tiểu học có ADHD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng tập trung, chú ý, lắng nghe, hay những nỗ lực học tập và kết nối của trẻ. Đặc biệt là trong việc học tập, ADHD khiến học sinh bồn chồn, nói quá nhiều, gây mất trật tự, làm náo loạn lớp học. Trẻ ADHD cũng có thể bị khuyết tật học tập khiến chúng gặp khó khăn ở trường (ADHD and School, 2017). Một bài báo khác có tên “How ADHD Affects Child Development and Learning” (Tạm dịch: “ADHD ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và học tập của trẻ”) còn chỉ ra: nếu trẻ có ADHD không được can thiệp và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể có lòng tự trọng thấp, gặp khó khăn khi tương tác với những người khác (Liapko, 2021). Nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn trắng đến hiệu suất chú ý và trí nhớ làm việc của trẻ em có ADHD được thực hiện nhằm cung cấp một 306 liệu pháp hỗ trợ cải thiện cho đối tượng này. Sự chú ý cũng như trí nhớ làm việc suy giảm, dẫn đến việc trẻ ADHD khó có thể tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin, từ đó cản trở nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Tiếng ồn trắng là những âm thanh sẵn có trong tự nhiên cũng như có thể dễ dàng được tìm thấy từ các nguồn tổng hợp trên Internet. Khi tiếng ồn trắng được chứng thực là có hiệu quả tích cực đến việc cải thiện hiệu suất chú ý và trí nhớ làm việc của trẻ có ADHD, nó sẽ là một giải pháp thiết thực có thể ứng dụng rộng rãi và có ý nghĩa hỗ trợ, cải thiện những khó khăn mà đối tượng này gặp phải khi nâng cao sự chú ý và trí nhớ làm việc của chúng. Bài báo đã đưa ra góc nhìn tổng quan về hiệu quả của tiếng ồn trắng trong việc cải thiện hiệu suất chú ý và trí nhớ làm việc, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi khi đồng thời xuất hiện kết quả tích cực (Söderlund & cộng sự, 2007, 2016; Batho & cộng sự, 2015; Baijot & cộng sự, 2016; Helps & cộng sự, 2014), tiêu cực (Clark & cộng sự, 2005), hoặc không ghi nhận sự tác động trong những nghiên cứu được tìm thấy (Roye & cộng sự, 2017). Các nghiên cứu được tổng hợp trong bài báo cũng còn sự hạn chế do chưa có nhiều nghiên cứu với đối tượng trẻ tiểu học ở Việt Nam và độ tuổi trong các nghiên cứu cũng có sự chênh lệch nhất định so với đối tượng nghiên cứu. Điều này cho thấy những ảnh hưởng của tiếng ồn trắng đến sự chú ý và trí nhớ làm việc vẫn còn nhiều bàn luận trái chiều và cần tiếp tục được nghiên cứu, kiểm chứng kỹ lưỡng hơn. Từ đó, tạo ra nhiều ý nghĩa đối với quá trình can thiệp và điều trị cho đối tượng trẻ em có ADHD, giúp chúng phát triển tốt hơn và tăng cường biểu hiện ở môi trường học đường. Bằng việc tổng hợp những nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa ra một số đề xuất cho các nghiên cứu về sau liên quan đến sự tác động của tiếng ồn trắng đến sự chú ý và trí nhớ làm việc của trẻ ADHD: – Tập trung thêm vào đối tượng trẻ từ 5 đến 12 tuổi: đây là độ tuổi mà ADHD thường được phát hiện và chẩn đoán. Đồng thời, ở đối tượng này, nhiệm vụ nhận thức là chú ý và trí nhớ làm việc đặc biệt quan trọng để trẻ học tập và khám phá thế giới. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung nghiên cứu cụ thể về các khía cạnh tác động của tiếng ồn trắng đến chú ý và trí nhớ làm việc. 307 – Quan tâm đồng thời cả kết quả hoàn thành nhiệm vụ chú ý và trí nhớ làm việc cùng với nồng độ dopamine được tiết ra trong quá trình can thiệp như: kết hợp giữa kết quả trực quan là khả năng hoàn thành nhiệm vụ cùng với quá trình hoạt hóa dopamine trong não giúp kết quả được đánh giá khách quan và chính xác hơn. Bởi vì, như đã trình bày ở trên, nồng độ dopamine được sinh ra có ảnh hưởng đến sự chú ý và trí nhớ làm việc của trẻ có ADHD. – Thu thập số lượng mẫu lớn kết hợp các nhóm tham chiếu (đối chứng và giả dược) và trong môi trường đa văn hóa: điều này làm cho kết quả được thể hiện rõ ràng và chính xác hơn. V. KẾT LUẬN Tiếng ồn trắng trong nhiều nghiên cứu đã được đặt trong mối quan hệ tác động đối với các chức năng nhận thức như chú ý hay trí nhớ làm việc, đặc biệt là ở đối tượng học sinh tiểu học với các rối loạn như ADHD. Trong bài báo này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò của tiếng ồn trắng với những tác động tích cực trong việc cải thiện sự chú ý và trí nhớ trong quá trình học tập của trẻ chuyên biệt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nó mang đến tác động tiêu cực hoặc không tạo ra tác động đến các quá trình nhận thức này. Một số cơ chế đã được tổng hợp để lý giải cho tác động tích cực này là cộng hưởng ngẫu nhiên, mô hình kích thích não vừa phải, che đậy thính giác. Những nghiên cứu được tổng hợp đều có một số nhược điểm có thể trở thành tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai nhằm tìm hiểu rõ hơn về những tác động của tiếng ồn trắng đối với các quá trình nhận thức cần thiết trong học tập cũng như áp dụng các mô hình này cải thiện hiệu suất cho lĩnh vực giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Vân Thanh (2010). Đặc điểm tâm lí tâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý. Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học.   Shirin Hasan, M.D. (2020). ADHD and School. https://kidshealth.org/en/parents/ adhd-school.html American Psychiatric Association (2021). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4th Edition, Text Revision (DSM-IV-TR) (4th ed.). Washington, DC: American Psychiatric Association. 308 Baijot, S., Slama, H., Söderlund, G., Dan, B., Deltenre, P., Colin, C., & Deconinck, N. (2016). Neuropsychological and neurophysiological benefits from white noise in children with and without ADHD. Behavioral and Brain Functions, 12(1). https://doi.org/10.1186/s12993-016-0095-y Batho, L. P., Martinussen, R., & Wiener, J. (2015). The Effects of Different Types of Environmental Noise on Academic Performance and Perceived Task Difficulty in Adolescents With ADHD. Journal of Attention Disorders, 24(8), 1181-1191. https://doi.org/10.1177/1087054715594421 Clark, C., Martin, R., van Kempen, E., Alfred, T., Head, J., Davies, H. W., Stansfeld, S. A. (2005). Exposure-Effect Relations between Aircraft and Road Traffic Noise Exposure at School and Reading Comprehension. American Journal of Epidemiology, 163(1), 27-37. https://doi.org/10.1093/ aje/kwj001 Goldstein, B. E. (2010). Cognitive Psychology: Connecting Mind, Research and Everyday Experience (3rd ed.). Cengage Learning. Helps, S. K., Bamford, S., Sonuga-Barke, E. J. S., & Söderlund, G. B. W. (2014). Different Effects of Adding White Noise on Cognitive Performance of Sub- , Normal and Super-Attentive School Children. PLoS ONE, 9(11), e112768. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0112768 Huang-Pollock, C. L., & Nigg, J. T. (2003). Searching for the attention deficit in attention deficit hyperactivity disorder: The case of visuospatial orienting. Clinical Psychology Review, 23(6), 801-830. https://doi.org/10.1016/s0272- 7358(03)00073-4 Raspolich, J. (2021). How ADHD Affects Child Development and Learning, from https://vistapineshealth.com/treatment/adhd/affects-child-development Mehta, R., Zhu, R. J., & Cheema, A. (2012). Is Noise Always Bad? Exploring the Effects of Ambient Noise on Creative Cognition. Journal of Consumer Research, 39(4), 784-799. https://doi.org/10.1086/665048 Nigg, J. T., Butler, K. M., Huang-Pollock, C. L., & Henderson, J. M. (2002). Inhibitory processes in adults with persistent childhood onset ADHD. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 70(1), 153-157. https://doi. org/10.1037/0022-006x.70.1.153 Pacheco, D. (2020). What Is White Noise?. https://www.sleepfoundation. org/noise-and-sleep/white-noise#:%7E:text=A%20white%20noise%20 machine%2C%20also,chirping%20birds%20and%20crashing%20waves 309 Pickens, T. A., Khan, S. P., & Berlau, D. J. (2019). White noise as a possible therapeutic option for children with ADHD. Complementary Therapies in Medicine, 42, 151-155. https://doi.org/10.1016/j.ctim.2018.11.012 Roye, S. (2017). Assessing the Impact of White Noise on Cognition in Individuals with and without ADHD. https://digitalcommons.lsu.edu/gradschool_ theses/4323/ Sonuga-Barke, E. J. (2002). Psychological heterogeneity in AD/HD – a dual pathway model of behaviour and cognition. Behavioural Brain Research, 130(1-2), 29-36. https://doi.org/10.1016/s0166-4328(01)00432-6 Söderlund, G. B., Sikström, S., Loftesnes, J. M., & Sonuga-Barke, E. J. (2010). The effects of background white noise on memory performance in inattentive school children. Behavioral and Brain Functions, 6(1), 55. https://doi. org/10.1186/1744-9081-6-55 Söderlund, G. B. W., Björk, C., & Gustafsson, P. (2016). Comparing Auditory Noise Treatment with Stimulant Medication on Cognitive Task Performance in Children with Attention Deficit Hyperactivity Disorder: Results from a Pilot Study. Frontiers in Psychology, 7. Published. https://doi.org/10.3389/ fpsyg.2016.01331 Söderlund, G., Sikström, S., & Smart, A. (2007). Listen to the noise: noise is beneficial for cognitive performance in ADHD. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 48(8), 840-847. https://doi.org/10.1111/j.1469- 7610.2007.01749.x Stansfeld, S., Berglund, B., Clark, C., Lopez-Barrio, I., Fischer, P., ÖHrström, E., Berry, B. (2005). Aircraft and road traffic noise and children’s cognition and health: A cross-national study. The Lancet, 365(9475), 1942-1949. https://doi.org/10.1016/s0140-6736(05)66660-3 World Health Organization (WHO) (2019). Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD). https://applications.emro.who.int/docs/EMRPUB_ leaflet_2019_mnh_214_en.pdf?ua=1&ua=1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_tieng_on_trang_den_su_chu_y_va_tri_nho_lam_vie.pdf
Tài liệu liên quan