Bài giảng Cây rau - Lê Thị Khánh

Bài 1

GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU

1. KHÁI NIỆM, GIÁ TRỊ CÂY RAU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Khái niệ m

Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ được

sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống .

Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể dựa

trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng

ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn

giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố

tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được

khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau

được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.

pdf180 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Cây rau - Lê Thị Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tháng 4 là lúc thị trường khan hiếm cà chua. + Cà chua Xuân Hè: Gieo vào trung tuần tháng 1 đến tháng 2, thu hoạch vào cuối tháng 5 đến tháng 6. Ưu điểm của thời vụ này là đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đối với cà chua vào những ngày nắng nóng, giá bán cao nên có lợi cho người sản xuất. - Khu vực miền Trung + Vụ Đông Xuân: gieo vào tháng tháng 10 - 1, trồng tháng 12-1 + Vụ Xuân Hè: Gieo vào tháng 1- 2 trồng tháng 2-3 + Vụ Đông (vùng cát hay vùng chủ động tưới tiêu tốt): gieo vào tháng 8 - 9 trồng tháng 9-10. Gieo trồng cà chua Xuân Hè có nhiều khó khăn hơn vụ Đông: khi gieo hạt nhiệt độ thấp, hạt mọc khó khăn, trong thời gian ra hoa, quả, thu hoạch nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao nên cây bị nhiễm sâu bệnh hại như: sâu đục quả, bệnh héo xanh và mốc sương, bệnh virus và bệnh đốm nâu. Trồng cà chua Xuân Hè nên chọn dùng những giống chịu nóng ẩm, có khả năng đậu quả cao trong điều kiện nóng ẩm và chống chịu sâu bệnh hại. Ở khu vực miền Trung vụ Đông cũng gặp khó khăn, khi gieo nhiệt độ cao nắng nóng, khi thu hoạch gặp mưa bão, cây dễ đổ ngã hoặc bị úng, nguy cơ thất thu cao. Vì vậy cần lựa chọn thời gian gieo trồng thích hợp để tránh rủi ro. 5.2. Vườn ươm Cây con chống chịu điều kiện ngoại cảnh kém nên phải qua thời kỳ vườn ươm để có điều kiện chăm sóc tốt, giảm công lao động, tận dụng không gian, thời gian và tránh được ảnh hưởng xấu của thời tiết. 1m2 vườn ươm trung bình gieo từ 2,5 - 3g hạt. Sau khi tỉa định cây, mật độ khoảng 800 - 900 cây. Nếu trồng với mật độ từ 1.000 đến 1.200 cây/1 sào Bắc Bộ cần khoảng 4-5g hạt. Để trồng 1 ha cần khoảng 150-200g hạt. Thời vụ gieo cũng ảnh hưởng đến tuổi cây. Bình thường trong vụ Đông chỉ cần 25-30 ngày, trong vụ Xuân Hè thời gian cần trên 30 ngày (35-40 ngày). 124 5.3. Làm đất và phân bón - Đất trồng: làm đất sạch cỏ dại, tơi xốp, bằng phẳng, tốt nhất để ải 5-7 ngày. Lên luống rộng từ 1,0 -1,2m (trồng 2 hàng và làm giàn, tạo hình), nếu trồng 1 hàng và không làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống 0,7-0,8m. Chiều cao luống thay đổi từ 15- 20cm đến 30- 35cm tuỳ theo mùa vụ trồng. Ở những mùa vụ mưa nhiều, những vùng có mực nước ngầm cao, cần làm luống cao. Trong mùa vụ khô, lượng mưa ít thì làm luống thấp hơn. - Phân bón: Phân hữu cơ (hoai mục): trung bình 20-25 tấn /ha, có thể bón nhiều hơn càng tốt. Phân vô cơ nguyên chất bón cho 1ha gieo trồng như sau: + 120-130 kgN + 60 - 90 kg P2O5 + 130 -170 kg K2O + 400 kg vôi bột Nếu đất nghèo dinh dưỡng có thể bón thêm 400-500kg NPK hỗn hợp. Phương pháp bón: Vôi bón lúc làm đất để ải (trung hoà độ chua đất và diệt mầm mống sâu bệnh). Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/4 khối lượng phân đạm, kali vào hốc trước khi trồng. Phải trộn đều phân vào đất trong hốc ở độ sâu 15-20cm, lấp đất, trồng cây lên trên. Bón thúc chia 3 lần (bón vào giữa 2 hàng cây/luống, phân cách gốc 5-10cm để tránh cây bị ngộ độc: + Lần 1 sau trồng 15 - 20 ngày, bón 1/4 đạm và kali kết hợp xới xáo làm cỏ, vun gốc (nhẹ). + Lần 2 sau trồng 30 - 45 ngày bón 1/4 đạm và kali + 1/2 NPK kết hợp với xới xáo, làm cỏ, vun gốc (cao). +Lần 3 sau trồng 50- 60 ngày bón 1/4 lượng đạm và ka li + 1/2 NPK còn lại Phối hợp tỷ lệ phân hữu cơ và vô cơ là điều quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng quả ở tất cả các mùa vụ. Tuỳ theo loại đất trồng, giống ngắn ngày hoặc dài ngày mà có liều lượng và cách bón phân thích hợp (đất cát bón nhiều phân, bón sâu và nhiều lần hơn đất phù sa hay thịt nhẹ). Vụ sớm mưa nhiều không nên bón lót trước khi trồng. Khi cây hồi xanh, thời tiết khô ráo thì bón vào giữa 2 hàng hoặc giữa 2 cây trên hàng. Có thể dùng phân vi sinh cho cà chua theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. 5.4. Mật độ và khoảng cách Những giống cây sinh trưởng vô hạn, cành lá xum xuê phải trồng thưa hơn giống sinh trưởng hữu hạn. Trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách hàng x cây từ 60 x 50cm, mật độ trồng khoảng 3, 3 vạn cây/1ha. Những giống cây có độ cao trung bình, cành lá sinh trưởng trung bình, thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn thì khoảng cách hàng x cây từ 60 - 65 x 35cm, mật độ trồng từ 4,0-4,5 vạn cây/ha. 125 5.5. Chăm sóc - Vun xới: Số lần xới trong một vụ trung bình từ 2-3 lần. Sau khi cây hồi xanh cần thực hiện ngay công việc xới cho cây. Yêu cầu về kỹ thuật là phá váng lớp đất cho mặt đất tơi xốp, thông thoáng và trừ cỏ dại. Sau trồng 20 - 25 ngày xới lần 2 kết hợp vun đất vào gốc cho cây đứng vững. Phạm vi xới lần này thu hẹp hơn. Sau trồng 35 - 40 ngày (trước khi làm giàn) dùng cuốc nạo vét đất ở rãnh vun cao vào gốc cây. Sau khi làm giàn thì không vun xới nữa. - Tưới nước: Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Hàng ngày tưới nước từ 1-2 lần tuỳ theo độ ẩm đất và điều kiện thời tiết. Trước khi cây hồi xanh thì tưới bằng gáo, cách gốc 7-10cm. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh là có hiệu quả nhất. Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 7-10 ngày. Khi tưới đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống, khi nước thấm đều thì tháo cạn. Độ ẩm đất từ 70-80% là thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển. Các thời kỳ cây phân hoá hoa, ra nụ, hoa rộ và thời kỳ có quả, quả phát triển không được thiếu nước. - Bón thúc Cà chua là loại rau có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng tương đối dài, khả năng ra hoa, quả rất lớn, năng suất trên đơn vị diện tích cao. Khi ra hoa, quả thì cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực nên có nhu cầu lớn đối với các chất dinh dưỡng. Vì vậy cần bổ sung kịp thời những chất dinh dưỡng dễ hoà tan. Sử dụng các loại phân khoáng như phân đạm, phân kali và các loại chế phẩm có nguyên tố vi lượng. Số lần bón thúc từ 3-5 lần vào các thời kỳ quan trọng như bắt đầu phân cành, bắt đầu ra hoa, thu quả đợt 1 và sau mỗi lần thu hái. Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây sau những lần thu hoạch cần bổ sung dinh dưỡng để duy trì sự sinh trưởng và cung cấp dinh dưỡng cho các đợt quả sau. Phương pháp bón thúc: có thể bón ở dạng dung dịch hoặc bón ở dạng khô. Nồng độ dung dịch từ 1- 2 %, tưới cách gốc từ 7-10cm; hoặc bón phân khoáng ở dạng khô, dùng dầm (xén) đào đất cách gốc 7-10cm, sâu 5-7cm bón đạm vào hốc rồi lấp đất. Phương pháp bón khô (bón dúi gốc) thuận tiện, có thể kết hợp với tưới nước. Sau khi bón phân, đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước vào gốc cây để hoà tan phân bón. Cần phải tưới đầy đủ, thiếu nước, nồng độ phân bón cao, ảnh hưởng không tốt đến hệ rễ. - Làm giàn, tỉa cành, tạo hình + Làm giàn (staking) chủ yếu đối với cà loại hình sinh trưởng vô hạn để tăng mật độ cây trên đơn vị diện tích, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả, giúp quả to, chín sớm, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, cây được thoáng khí, chăm sóc dễ dàng và trái không bị thối do tiếp xúc với mặt đất. Thời gian làm giàn phải sớm và kịp thời (sau 126 trồng 35-40 ngày). Nguyên liệu làm giàn thường là: tre, trúc, nứa tép, cây dóc. Có thể làm giàn kiểu chữ A, chữ X, kiểu hàng rào hay cắm cọc giăng dây thép. Làm giàn khi cây cao 30 - 40 cm, cà chua không leo quấn được phải buộc cây vào giàn để cây khỏi đổ ngã. + Có 2 cách tỉa nhánh (pruning): Tỉa nhánh 1 thân (single stem): áp dụng cho ruộng trồng dày, chỉ để 1 thân chính có 5 -6 chùm hoa thì bấm ngọn. Tỉa nhánh chừa 2 thân (double stem) gồm 1thân chính và thân phụ mọc dưới chùm hoa thứ nhất, bấm ngọn khi thân chính có 5 - 6 chùm hoa và thân phụ có 3 - 4 chùm hoa. Nên tỉa bỏ khi nhánh mới mọc dài 3 - 5 cm, không nên cắt tỉa khi nhánh đã lớn làm cây suy yếu. Kết hợp tỉa bỏ những lá già vào những ngày khô ráo. Chồi nách sinh trưởng rất mạnh vào mùa ẩm ướt nên cần tỉa bỏ kịp thời. Cứ 2-3 ngày vặt chồi 1 lần, mùa khô 5-7 ngày tỉa bỏ chồi 1 lần. Công việc tỉa bỏ chồi nách thường xuyên kết hợp với tỉa bỏ lá già, lá úa vàng, lá bệnh, thu gom và xử lý kịp thời. Việc tỉa nhánh, bấm ngọn và mật độ trồng có liên quan rất lớn đến năng suất và kích thước của trái cà chua. Số chùm hoa trên thân chính của loại hình sinh trưởng vô hạn rất nhiều: từ 12 đến 30 chùm. Những chùm hoa ra sau thường không đậu quả hoặc quả nhỏ không đạt tiêu chuẩn thương phẩm. Nên tỉa bỏ những quả phát triển không bình thường, quả dị hình, quả nhỏ không đạt tiêu chuẩn phẩm cấp. - Phòng trừ sâu bệnh hại: Cà chua là cây trồng bị nhiều loại bệnh phá hại gây tổn thất lớn cho người trồng cà chua. Vì vậy cần phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn, thực hiện nghiêm túc quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp. Ưu tiên chọn những giống chịu sâu bệnh hại, thực hiện chế độ luân canh nghiêm ngặt, không trồng cà chua trên đất mà cây trồng trước là những cây trồng họ cà. Bón phân hợp lý và cân đối các yếu tố đa lượng NPK... là những biện pháp kỹ thuật trồng cà chua rất có hiệu quả. - Sâu hại cà chua: Bọ phấn (Bemisia myricae) Sâu xanh (Heliothis sp.) Sâu đục quả (Maruca testubalisg) Sâu khoang (Spodoptera littura) Ở vườn ươm cây nhỏ, diện tích nhỏ nên công việc phát hiện, bắt tay hoặc phòng trừ bằng thuốc hoá học là hết sức thuận lợi và có hiệu quả. Ở ruộng sản xuất khi có sâu phát triển mạnh (mật độ sâu từ 1-2 con/cây) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trước hết sử dụng triệt để thuốc sinh học BT 0,3%, thuốc thảo mộc (HCĐ 0,3%) phun kịp thời, phun kỹ để không phải phun lạ i. Đối với các loài sâu hại tuỳ mức độ có thể dùng thuốc Sherpa 25EC 0,1%, Trebon 10EC 0,1% phun lên cây khi mức độ hại đạt tới ngưỡng kinh tế. Sử dụng chế 127 phẩm NPV với nồng độ 3.1012PIB để trừ sâu xanh đục quả, hoặc Sherpa 25EC 0,1% liều lượng 1lít/ha để trừ sâu đục quả và sâu vẽ bùa hại lá. Sau khi phun thuốc 10 ngày trở lên mới được thu hái quả. Trong thực tiễn sản xuất, cà chua bị thất thu do bệnh hại nhiều hơn sâu hại. - Bệnh hại cà chua + Bệnh mốc sương Phytophthora infestan (mont) de Bary: Bệnh mốc sương xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ từ 18-200C, độ ẩm không khí cao. ẩm độ thấp nhất cho nấm phát triển là 76%, ẩm độ càng cao thì bệnh gây hại càng nhanh. Bệnh xuất hiện từ tháng 11, phát triển mạnh vào tháng 1,2; có những năm thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, hại cà chua Xuân Hè đến tháng 5. Phương pháp phòng trừ: thực hiện quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp. Khi bệnh xuất hiện cần hạn chế bón đạm, tăng cường bón kali, hạn chế tưới nước. Khi cần thiết phải dùng thuốc BVTV như: dung dịch Booc đô 1%, Zineb 80WP 0,1%, liều lượng 2,5 - 3 kg thuốc thương phẩm cho 1 ha, hoặc Ridomil MZ 72WP, nồng độ 0,15% và liều lượng như trên. + Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum Smith): Bệnh gây hại ở các vùng trồng cà chua, trên tất cả các giống. Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 26 -30oC, độ pH tương đối rộng (6,8-7,2). Bệnh phát triển mạnh ở chân đất cao và vàn. Luân canh với cây trồng nước (lúa nước) bệnh giảm nhẹ hơn so với cây trồng cạn. Vi khuẩn gây hại ở tất cả các thời kỳ và nghiêm trọng là thời kỳ hoa và quả. Hiện chưa có thuốc đặc trị, phương pháp phòng ngừa chủ yếu qua kỹ thuật canh tác. Coi trọng công tác chọn tạo giống chống chịu bệnh, xử lý đất, thực hiện chế độ luân canh nghiêm ngặt, thu gom tàn dư thực vật, thân lá cây bị bệnh và xử lý kịp thời. + Bệnh xoăn lá (do virus): Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ không khí từ 25 - 30oC và ẩm độ không khí cao. Bệnh xoăn lá thường phát triển mạnh ở cà chua Xuân Hè, Hè Thu (Bọ phấn là côn trùng môi giới truyền bệnh). Có khoảng 35 loài virus gây hại trên cà được tìm thấy (Green và Kim, 1988; Martelli và Quacquarelli, 1983) trong đó có các loài quan trọng như sau: TMV (Tomato mosaic virus) có nhiều dòng gây hại trên cà chua và làm thiệt hại năng suất 20 - 30%, đôi khi đến 50%. Bệnh làm mất màu lá, lá xanh vàng loang lổ (mosaic), lá méo mó (leaf distortion) hay nhăn nheo (leaf punckering). Giống kháng mang gen Tm1 và Tm2 được bán rộng rãi trên thị trường. CMV (Cucumber mosaic virus) được truyền chủ yếu bởi rệp Aphis gossypii và Myzus persicae. Triệu chứng nhận diện CMV là phiến lá cà nhỏ như sợi chỉ (fern leaf). CMV cũng có nhiều dòng gây bệnh khác nhau như CMV - RNAL, 2,3,4 và CMV -S (south African strain). 128 Nhiều loại khác cũng được ghi nhận gây hại trên cà chua như TSWV (tomato spotted wilt virus) làm ngẽn mạch, hoại tử trên thân, trái, gây héo chết cây. TYDV (tomato yellow dwarf virus) làm cây bị lùn, gân lá có màu xanh đậm, mép lá quăn vặn vẹo. Hiện nay phòng trừ bằng cách dùng giống kháng, nhổ bỏ cây bệnh và diệt tác nhân truyền bệnh để ngừa bệnh virus. Công tác nghiên cứu giống kháng bệnh trên cà chua có khả quan. Tính kháng nhiều bệnh trên cà được kiểm soát bởi gen trội và nhiều giống dòng kháng bệnh được tìm thấy, nhờ đó công tác tạo giống lai kháng nhiều bệnh gặt hái được nhiều thành công đáng kể ở các nước. xử lý hạt giống trước khi gieo, diệt trừ bọ phấn và các côn trùng truyền bệnh thật triệt để ngay tại vườn ươm bằng thuốc bảo vệ thực vật Sherpa 25EC 0,1% hoặc Trebon 10EC 0,1%... Nhổ bỏ cây bị bệnh và tiêu độc bằng vôi bột. Trồng cà chua ở vụ Hè Thu và Xuân Hè chọn những giống có khả năng chống chịu bệnh xoăn lá như MV1, giống cà chua múi, CS1, Hồng Lan, TN 19... + Bệnh đốm nâu (hay còn gọi bệnh úa sớm early blight) do nấm Alternaria solani gây ra. Nấm bệnh tạo thành những đốm bệnh tròn với viền màu nâu đậm, trung tâm có màu nâu hay đen. Nấm sản xuất độc tố làm lá trở nên vàng, mau rụng. Nấm cũng tấn công trái và gây các vết cháy trên thân, cành hoặc tấn công cây con nơi tiếp xúc với mặt đất làm chết cây. Có thể dùng giống kháng hay xịt định kỳ Maneb hoặc thuốc Copperzin C, Copper B để phòng trị. 6. THU HOẠCH , BẢO QUẢN VÀ ĐỂ GIỐNG 6.1.Thu hoạch Thời điểm thu hoạch cà chua tùy mục đích sử dụng, thu quả ăn tươi, chế biến, cung cấp cho thị trường... Cà chua bắt đầu cho thu hoạch 75 - 80 ngày sau trồng, cho năng suất kinh tế 30 - 35 ngày sau khi hoa nở và thu hoạch kéo dài 30 - 35 ngày, từ 4 - 7 lứa. Cà chua ăn tươi đòi hỏi phải có kích thước, màu sắc, hình dáng hấp dẫn, không sâu bệnh và khẩu vị ngon (tỷ lệ axit/đường hài hoà), hương vị thơm ngon, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Người tiêu dùng và các chuyên gia chế biến mong muốn và yêu cầu cà chua phải chín đỏ nhưng trong thực tế việc tiêu thụ có nơi xa phải vận chuyển lâu nên thu sớm, tiêu thụ gần thu quả muộn hơn. Vì vậy người sản xuất cần hiểu biết và hợp đồng với nhà kinh doanh, những người thu gom sản phẩm xác định thời vụ thu hái quả thích hợp. Theo dõi quá trình chín của cà chua qua các thời kỳ sau đây để quyết định thời điểm thu hái: 129 + Thời kỳ quả xanh: quả và hạt phát triển chưa hoàn chỉnh nếu thu quả thời kỳ này và thông qua các phương pháp thúc chín, thì quả chín không bình thường, quả không có hương vị, màu sắc đặc trưng của giống. + Thời kỳ chín xanh: chất keo bao quanh hạt được hình thành, quả chưa có màu hồng hoặc màu vàng. Nếu đem thúc chín thì quả sẽ thể hiện màu sắc đặc trưng của giống. + Thời kỳ chín vàng: Đỉnh quả xuất hiện màu vàng hoặc hồng chiếm diện tích bề mặt quả khoảng 10%. + Thời kỳ chuyển màu: diện tích bề mặt quả có màu đặc trưng của giống chuyển từ màu vàng - hồng - đỏ (diện tích bề mặt quả có 10-30% vàng hoặc đỏ; 30-60% hồng nhạt hoặc vàng, 60-90 % chín vàng hoặc đỏ) + Thời kỳ quả chín hoàn toàn (quả chín đỏ): diện tích bề mặt quả có màu đặc trưng của giống, diện tích bề mặt quả có 90-100% màu đặc trưng của giống (đỏ). Nếu phải chuyên chở đi xa nên thu hoạch vào thời kỳ quả chín xanh. Trước khi bán nếu trái vẫn còn xanh, làm chín trái bằng cách để cà chua nơi kín, xông hơi Ethylene (C2H4) trong 48 giờ trong điều kiện tự nhiên. Muốn rút ngắn thời gian chín người ta còn cho cà chua xanh tiếp xúc với Ethylene từ 12-18 giờ ở nhiệt độ 20oC. Như vậy sẽ giảm được 1/2 thời gian chín so với cà chua chín bình thường. 6.2. Bảo quản Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến quả sau khi thu hái. Cà chua chín ít mẫm cảm với lạnh nên có thể bảo quản ở nhiệt độ 10 -13oC trong 4 ngày, sau đó cà chua vẫn có thể tiếp tục chín khi nhiệt độ tăng lên. Cà chua có màu hồng nhạt có thể bảo quản ở nhiệt độ 5oC trong 4 ngày, sau đó tăng nhiệt độ lên 13-15oC để hoàn thiện thời kỳ quả chín. Bảo quản trong điều kiện tự nhiên: Chọn những quả có khối lượng quả trung bình, khi chín quả rắn chắc. Chọn quả ở thời kỳ chín xanh, thu hái quả về sắp xếp quả ở nơi thoáng mát (không được chất đống) để giảm nhiệt độ trong quả, giảm hô hấp. Dùng vải mềm, giấy mềm lau chùi quả sạch, tách bỏ lá đài, không để lạ i vết nứt, rách. Sau đó đưa quả lên giàn hoặc xếp quả vào khay gỗ, khay nhựa, những khay nhựa có thể trồng lên nhau nhưng không cao quá 1m. Nên phân cấp quả khi bảo quản, thường xuyên kiểm tra trong thời gian bảo quản để giảm thiểu hiện tượng hao hụt khối lượng và chất lượng. 6.3. Để giống Muốn để giống cà chua, phải đảm bảo nguyên tắc 5 tốt (ruộng tốt, đám tốt, cây tốt, quả tốt, hạt tốt). Chọn quả chín hoàn toàn trên cây tốt, chín sớm, nhiều trái, nên chọn trái để giống ở chùm hoa thứ 2 - 3 là tốt nhất. Trên mỗi chùm nên chọn 2 - 3 quả, các quả còn lại cắt bỏ để chất dinh dưỡng tập trung nuôi quả giống. Quả chín hái về để 130 thêm vài ngày nữa để đủ độ chín sinh lý rồi cắt ngang trái, gạt hạt (cả phần dịch quả) vào chậu sành hoặc nhựa để lên men 1-2 ngày cho chất dịch keo quanh hạt phân giải mới rửa sạch hạt, đãi hạt lép lửng. Không nên ủ hạt quá 48 giờ vì hạt có thể mất sức nảy mầm. Hạt rửa xong sấy khô ở 40oC hay phơi trong phòng ở nhiệt độ 15oC ẩm độ không khí 15% cho đến khi ẩm độ hạt còn 6 -7% là đủ. Nên bảo quản hạt trong chai, lọ, túi kín và để nơi khô ráo (hoặc tốt nhất giữ hạt vào tủ lạnh khô có thể bảo quản được 2- 3 năm). CÂY DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L.) Tiếng Anh : Cucumber Họ bầu bí: Cucurbitaceae Số lượng nhiễm sắc thể 2n = 14 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƯA CHUỘT Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo được trồng rất nhiều nơi ở đồng bằng và miền núi Việt Nam. Đây là loại rau trồng vào vụ Xuân - Hè và Thu - Đông nhằm giải quyết giáp vụ rau trong các tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10. 1.1. Giá trị của dưa chuột - Giá trị dinh dưỡng Dưa chuột là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau như: ăn tươi, nấu chín (nấu canh, xào), muối nén, muối mặn, muối chua hay dầm dấm đóng lọ ... Quả dưa chuột có hàm lượng nước thấp hơn các loại quả khác thuộc họ bầu bí nhưng lại có hàm lượng protein cao. Dưa chuột chứa nhiều loại đường, glucô, một số loại axit amin, beta-carôten, vitamin B1, C, các chất canxi, phốt pho, sắt và kali. Do đặc điểm giàu các nguyên tố khoáng như Kali và ít Natri, dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, có tác dụng lợi tiểu và tái tạo khoáng (Đỗ Tất Lợi, cây thuốc Việt Nam). Ngoài ra, dưa chuột có công dụng thanh nhiệt, chống khát, giả i độc, tốt cho người tiểu tiện khó, rôm sảy. Dưa chuột có tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể, người béo ăn nhiều dưa chuột rất có lợi, đồng thời giảm lượng cholesterol và chống khối u. Bên cạnh đó dưa chuột còn có tác dụng làm đẹp, đắp mặt nạ bằng dưa chuột có tác dụng bảo vệ da và chống lại các nếp nhăn.Theo “Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam - 1972”: Trong 100 g dưa leo ăn được có chứa 95% nước; Protein 0,8 mg; gluco 3,0 mg; canxi 23 mg; photpho 27 mg; tiền Vitamin A (caroten) 0,3 mg; 131 B1 0,03 mg; B2 0,04 mg; PP 0,1 mg; vitamin C 5 mg. - Giá trị kinh tế: Dưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Trong vụ Thu - Đông có thời gian chiếm đất 70 - 85 ngày, mỗi ha có thể thu được 15 - 20 tấn quả xanh, trong vụ Xuân - Hè khả năng cho năng suất còn cao hơn. Vì vậy, trong những năm gần đây, dưa chuột là loại cây trồng đã được một số địa phương mạnh dạn đưa vào sản xuất và thu được hiệu quả kinh tế cao. Một thí dụ điển hình là ở Hợp tác xã Minh Tân, huyện Vũ Bản, Nam Định. Các xã viên thu hoạch dưa chuột vụ Xuân được hơn 1,8 tấn/sào (bằng vụ Đông), giá bán 700 đồng/kg, thu về khoảng 1,3 triệu đồng. Như vậy, chỉ tính riêng trồng dưa chuột xanh xuất khẩu vụ Đông và vụ Xuân đã cho thu nhập gần 70 triệu đồng; thêm 1vụ lúa mùa nữa thì thu nhập cả năm không dừng lại ở con số 80 triệu đồng/năm. Theo số liệu điều tra của Viện Kinh Tế Nông nghiệp 2005 tại 4 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình cho thấy hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng dưa chuột gấp 1,6 - 7,0 lần so với các loại cây trồng khác như: lúa, ngô, bắp cải, cà chua. Ngoài ra, dưa chuột còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị thu ngoại tệ lớn. Theo số liệu của tổng cục rau quả Việt Nam, dưa chuột được chế biến chẻ thanh đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu, từ năm năm trở lạ i đây trung bình 2.309 tấn mỗi năm. 2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại 2.1. Nguồn gốc và phân bố Cây dưa chuột trong họ bầu bí, có nguồn gốc ở vùng rừng nhiệt đới ẩm thuộc Nam châu Á (ven rừng đông Ấn Độ, Malaca, Nam Trung Quốc), thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Trong họ bầu bí, dưa chuột là cây được trồng nhiều hơn. Dưa chuột có mặt ở Trung Quốc rất sớm, hơn 100 năm trước công nguyên), tuy nhiên, hầu hết các loại dưa chuột có ở châu Phi. Nhiều tài liệu cho rằng dưa chuột có nguồn gốc từ chân dãy núi Hymalaya nơi có những loài dưa chuột hoang dại có quan hệ chặt chẽ với loài Cucumis hardi Wichil Royle và đã được đưa đến một số vùng Tây châu Á, Bắc Phi và Nam châu Âu. Dưa chuột được gieo trồng ở Ấn Độ cách đây 3.000 năm Từ đó, được lan truyền khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng nhiệt đới. Vì vậy, dưa chuột là loại rau ưa nhiệt độ ấm áp và những vùng nhiệt đới mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để trồng dưa chuột là 18 - 30oC. 132 Nước ta, cây dưa chuột có thể trồng được ở tất cả các vùng trong cả nước nhưng thích hợp nhất chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, miền núi phía Bắc. Một số tỉnh trồng nhiều dưa chuột như Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Bắc, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bình Thuận, An Giang...Một số địa phương, ngoài sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng còn xuất khẩu thu ngoại tệ lớn. 2.2.Phân loại - Dựa vào đặc điểm chín sớm tức là thời gian tính từ lúc cây mọc cho đến lúc thu quả đầu tiên, các giống dưa chuột ở nước ta được chia thành 3 nhóm: + Nhóm các giống chín sớm có thời gian 30 - 35 ngày trong vụ Đông và 35 - 40 ngày trong vụ Xuân. Các giống dưa chuột Việt Nam ở dạng sinh thái đồng bằng đều thuộc nhóm này. + Nhóm các giống chín trung bình, có thời gian 35 - 40 ngày trong vụ Đông và 40 - 45 ngày trong vụ Xuân. + Nhóm các giống chín muộn, có thời gian 40 - 45 ngày trở lên. Các giống dưa chuột Việt Nam ở dạng sinh thái miền núi thuộc nhóm này. - Dựa vào mục đích sử dụng, vào chiều dài của quả, có thể chia thành 4 nhóm: + Nhóm quả rất nhỏ (hay dưa chuột bao tử): Nhóm này cho sản phẩm để chế biến là 2 - 3 ngày tuổi. Khối lượng trung bình được sử dụng là 150 - 220 g/quả. Phần lớn các giống thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái (Gynoecious) như F1 Marinda, F1 Dunja, F1 Levina (Hà Lan) và một giống của Mỹ. Riêng giống Marinda quả mọc thành chùm 3-5 quả trên mỗi nách lá. Do năng suất cao trên 10 tấn/ha giá trị thương phẩm lớn nên có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên một khó khăn lớn của sản xuất với nhóm quả bao tử là giống dễ bị bệnh, chủ yếu là bệnh sương mai từ trung bình đến nặng. + Nhóm quả nhỏ: Quả có chiều dài dưới 11 cm, đường kính 2,5 - 3,5 cm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 - 80 ngày tùy vụ trồng). Năng suất khoảng 15 - 20 tấn/ha (7 - 8 tạ/sào). Ngoài ăn tươi, dạng này sử dụng chủ yếu là chế biến đóng hộp nguyên quả. Đại diện cho nhóm này là giống Tam Dương (Vĩnh Phú) và Phú Thịnh (Hải Dương). + Nhóm quả trung bình: Nhóm này gồm hầu hết các giống địa phương trồng trong nước và giống H1 (giống lai tạo). Quả có kích thước 13 - 20 x 3,5 - 4,5 cm. Thời gian sinh trưởng 75 - 85 ngày, năng suất 22 - 25 tấn/ha. Một số giống trong nhóm này (H1, Yên Mỹ, Nam Hà) có thể sử dụng để chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh. 133 + Nhóm quả to: Gồm các giống lai F1 của Đài Loan và Nhật Bản. Các giống của Đài Loan có kích thước (25 - 30 x 4,5 - 5) cm, quả hình trụ, màu xanh nhạt, gai trắng. Các giống Nhật Bản quả dài hơn (30 - 45 x 4 - 5 cm), quả nhẵn, gai trắng, vỏ quả xanh đậm. các giống trên có năng suất khá cao, trung bình đạt 40 - 55 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 80 tấn/ha. Quả sử dụng để ăn tươi hay muối mặn. Điển hình là F1 266 của Đài Loan, giống sao xanh, PC1 của viện cây lương thực - thực phẩm Hải Dương. Phần lớn các giống này được sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài. 2.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ dưa chuột Dưa chuột là cây ăn quả thương mại quan trọng, được trồng lâu đời và trên thế giới rất nhiều nước trồng dưa chuột: Hiện nay, 5 nước nhập khẩu d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cay_rau_le_thi_khanh.pdf
Tài liệu liên quan