Bài giảng Đái dầm (bed wetting)

Ấn - day huyệt: Dùng đầu ngón cái ấn vào

huyệt Thận du và Bàng quang du.

• Mỗi ngày xoa bóp, bấm huyệt một lần trong

25-30 phút.

• Khi hết đái dầm, bấm thêm 1 tuần để củng cố.

pdf93 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đái dầm (bed wetting), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁI DẦM (Bed Wetting) Bs. Nhâm Chấn Phát đã trình ngày 03/04/2012 ĐẠI CƢƠNG • Đái dầm là một vấn đề thƣờng gặp ở trẻ em. Trẻ biết kiểm soát nƣớc tiểu vào ban ngày khi bàng quang bị đầy nƣớc tiểu. Kiểm soát có ý thức và phối hợp này xảy ra khi trẻ 4 tuổi. • Kiểm soát bàng quang vào ban đêm thời gian kéo dài hơn và xảy ra khi trẻ 5 – 7 tuổi. ĐẠI CƢƠNG • Đái dầm làmột dạng rối loạn tâm thần. Bệnh nhân đái không kiểm soát được trong giấc ngủ. Bệnh tăng khi cósang chấn tâm lý. Bệnh gặp ở người lớn vàtrẻ em, nhưng chủ yếu làtrẻ em, trai nhiều hơn gái. * Bệnh giảm dần theo tuổi: • 82% trẻ em 2 tuổi • 26% trẻ 4 tuổi có đái dầm • 5 tuổi gặp từ 10 – 20% • Trên 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3- 4%. • Ở người trưởng thành tỷ lệ đái dầm là 1%. • Sự bài tiết nước tiểu (tiểu tiện) được thực hiện theo cơ chế phản xạ. Phản xạ này chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm vàphógiao cảm, điều khiển hoạt động cơ bóng đái vàcơ thắt trơn, đồng thời cũng chịu sự chi phối của cầu não và vỏ não, điều khiển hoạt động của tủy sống vàcơ thắt vân. Phản xạ không điều kiện về sự tiểu tiện • Trung khu giao cảm ở đốt thắt lưng 5 đến đốt cùng 1-2 ở tủy sống cócác sợi thần kinh giao cảm làm nhu động niệu đạo tăng, làm dãn thành bàng quang vàco cơ thắt trơn ở cổ bàng quang, tạo điều kiện tích lũy nước tiểu. • Trung khu đối giao cảm ở đốt cùng 2-3 của tủy sống, các sợi thần kinh đối giao cảm làm nhu động niệu đạo giảm, co cơ thành bàng quang vàdãn cơ thắt trơn ở cổ bàng quang, tạo điều kiện cho nước tiểu chảy xuống ống thoát tiểu để thải ra ngoài. • Cơ thắt ngoài chịu sự chi phối của dây thần kinh thẹn, xuất phát từ đốt cùng 2- 4 của tủy sống. • Khi nước tiểu xuống bóng đái khoảng 250 - 300 ml, làm căng bóng đái, kích thích các thụ quan, tạo xung động thần kinh hướng tâm truyền về trung khu phản xạ tiểu tiện ở tuỷ sống. • Hưng phấn từ trung khu này theo dây thần kinh đối giao cảm tới bàng quang làm co cơ thành bàng quang từng đợt gây cảm giác “mắc tiểu”. • Khi áp suất trong bàng quang đủ mạnh làm dãn cơ thắt trơn ở cổ bàng quang, gây phản xạ tiểu tiện. Đây là loại phản xạ tiểu tiện tự động. Phản xạ có điều kiện về sự tiểu tiện Ở cầu não có 2 trung khu chi phối phản xạ tiểu tiện của tủy sống: trung khu ức chế chiếm ưu thế nên có tác dụng kìm hãm phản xạ tiểu tiện, ngay cả khi cócảm giác "mắc tiểu". Trung khu kích thích chỉ hoạt động khi cólệnh của vỏ não. Ở vỏ não có2 trung khu chi phối phản xạ tiểu tiện: Trung khu ức chế hoạt đông liên tục, còn trung khu kích thích chỉ hoạt động khi cóđiều kiện thuận lợi cho sự tiểu tiện như nơi tiểu tiện, thời điểm và hoàn cảnh môi trường xung quanh… • Khi muốn tiểu tiện, trung khu kích thích ở vỏ não tác động vào trung khu kích thích và kìm hãm trung khu ức chế ở cầu não, đồng thời ức chế cơ thắt vân làm cơ này dãn, nước tiểu được ra ngoài qua ống thoát tiểu. Nhờ đó ta có thể chủ động tiểu tiện khi điều kiện chưa thích hợp §éng t c¸ tiÓu tiÖn • §¬n vÞ thËn liªn tôc s¶n sinh ra n-íc tiÓu tËp trung vµo bÓ thËn råi xuèng niÖu qu¶n • Thµnh niÖu qu¶n cã c¬ tr¬n cã nh÷ng sãng nhu ®éng tõng ®ît n-íc tiÓu vµo bµng quang • N-íc tiÓu vµo bµng quang lµm bµng quang gi·n dÇn ra • cæ bµng quang cã c¬ th¾t tr¬n do sîi giao c¶m vµ phã giao c¶m chi phèi (sîi giao c¶m lµm cho c¬ th¾t tr¬n co l¹i) §éng t c¸ tiÓu tiÖn • Khi dung tÝch n-íc tiÓu trong bµng quang lªn tíi 250-300 ml th×sÏg©y ra p¸ lùc kÝch thÝch c c¸ ®Çu d©y thÇn kinh ë thµnh bµng quang t¹o ra nh÷ng xung ®éng thÇn kinh truyÒn tõtrung khu tiÓu tiÖn ë ®o¹n tuû cïng I,II,III cña tuû sèng g©y c¶m giÊc mãt tiÓu tiÖn lµm co c¬bµng quang vµmëc¬th¾t tr¬n bµng quang. • Nh- vËy n-íc tiÓu bÞ®Èy tõ bµng quang ra ngoµi niÖu ®¹o råi bµi xuÊt ra ngoµi. Định nghĩa • Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ. • ( Đái dầm là chứng đi tiểu không tự chủ lúc ngủ,vào ban đêm hoặc lúc trẻ ngủ trưa). Những nguyên nhân gây đái dầm 1.Yếu tố di truyền: Ch 12q & 22q11 Copyright © 2000-2009 Enuresis Associates LLC All rights reserved. The information provided on dryatnight.com is for educational purposes only and is not a substitute for specific medical advice and treatment concerning your child's situation. Contact us at 301-774-1349 or 8186 Lark Brown Rd Ste 202, Elkdridge, MD 21075 • 2. Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương làm giảm khả năng kiểm soát nín tiểu của bàng quang khi trẻ ngủ. 3. Yếu tố nội tiết: • Không đủ hormon bài niệu ADH (hormon này cótác dụng làm giảm số lượng bài tiết nước tiểu từ thận). 4. Nhiễm trùng tiết niệu. 5. Dị dạng đường tiết niệu: • Bất thường van niệu quản ở trẻ trai hoặc bất thường niệu đạo ở trẻ gái. • Bàng quang nhỏ hơn bình thường làm giảm khả năng giữ được nước tiểu lâu trong bàng quang. 6. Yếu tố tâm lý: • Một số trẻ đái dầm do cólo âu sau sang chấn tâm lýở nhàhoặc ở trường. 7. Do thói quen: Gia đình ít luyện tập cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ . • 8. Nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân chính. 9. Nguyên nhân thực tổn (dị dạng, nhiễm trùng) chỉ chiếm 5% các trường hợp đái dầm, còn lại 95% làdo rối loạn chức năng. Lứa tuổi trẻ đạt được khả năng kiểm soát bàng quang • Nước tiểu được bài tiết ra từ thận được lưu giữ trong bàng quang. Đối với trẻ nhỏ, việc tiểu tiện diễn ra tự động do sự co cơ thành bàng quang và giãn cơ cổ bàng quang theo chu kỳ thường là2 - 3 giờ trẻ tiểu tiện 1 lần. Đến khi 2 - 3 tuổi trẻ có thể kiềm chế nín tiểu lâu hơn vào ban ngày. Cùng với sự phát triển theo lứa tuổi, trẻ dần dần học được lànếu đi tiểu đúng lúc sẽ được mọi người mong đợi vàkhen ngợi. • Sau khi đã kiểm soát việc tiểu tiện ban ngày, dần dần trẻ cóthể kiểm soát cả lúc ngủ. Tới thời điểm này bộ não của trẻ sẽ chỉ huy cần phải làm gìdo cómối liên hệ giữa não vàbàng quang về thông điệp nín tiểu. • Đái dầm có liên quan đến sự chậm trưởng thành chức năng của bàng quang. Trẻ có khả năng kiểm soát bàng quang ở những độ tuổi khác nhau, nhưng phần lớn trẻ không bị đái dầm sau 5 tuổi. Đánh giá trẻ đái dầm • Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi gia đình về thói quen đi vệ sinh vào ban ngày vàban đêm của trẻ. • Mặc dùphần lớn trẻ đái dầm đều khỏe mạnh nhưng trẻ vẫn cần được khám toàn diện, làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, một số trẻ có thể cần siêu âm hoặc chụp Xquang hệ thận tiết niệu. • Bác sĩ cóthể hỏi trẻ vàgia đình về những việc xảy ra ở nhàvàở trường. • Hỏi về cuộc sống gia đình vìviệc điều trị phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi tại nhà. • Trẻ có thể cần được làm thêm một số trắc nghiệm tâm lýđể đánh giáhành vi cảm xúc. Chẩn đoán • Ghi lại nhật ký 24 giờ số lượng nước trẻ uống và số lượng nước tiểu trẻ đi tiểu. • Nếu trẻ có bất thường  làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu Tiêu chuẩn chẩn đoán • Tái diễn đái dầm (bất kể số lượng). • Đái dầm ít nhất 2 lần/tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng liên tiếp. • Trẻ từ 5 tuổi trở lên (nhỏ hơn không coi là đái dầm). Quan niện theo YHCT • Thuộc phạm vi chứng Di niệu của Đông y • “Di niệu: làđái dầm hay tiểu không tự chủ”. (Bài giảng triệu chúng học YHCT – 1997). “Di niệu (Enuresis - 遗尿): nƣớc tiểu tự chảy ra trong khi ngủ. Mãsố: 2.3.200. (Thuật ngữ YHCT của WHO/WPRO - 2009) Nguyên nhân 1.Do bẩm thụ dương khíbất túc, mà bàng quang hàn không giữ lại nước tiểu, nên nước tiểu ra không ngăn cấm được. 2. Thận khíhư hàn không chế ngự được bàng quang. Thận vàbàng quang đều hư màkhíhàn lấn vào, cho nên truyền tống ra không cóhạn độ. Nguyên nhân 3. Cơ thể suy nhược khícủa phế, tỳ bị hư 4. Do thấp nhiệt bàng quang nên không ngăn được nước tiểu rỉ ra. CHẨN ĐOÁN • Theo Y học cổ truyền gồm có: 1. Hạ nguyên hư hàn (Thận khíhư hàn). 2. Phế khívàtỳ khíhư (Khíhư). 3. Can kinh uất nhiệt Triệu chứng 1. Hạ nguyên hƣ hàn: • Đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 – 3 lần một đêm. • Nước tiểu trong dài, đái nhiều lần. • Sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh. • Lưng gối mỏi yếu. • Chất lưỡi nhạt. • Mạch trìvôlực. Triệu chứng 2. Phế khí và tỳ khí hƣ: • Đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít. • Sắc mặt trắng, • Người gầy, mệt mỏi, • Ăn kém, phân nát, • Tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, • Lưỡi nhợt, mạch nhu hoãn. Triệu chứng 3. Can kinh uất nhiệt: • Đái dầm, nước tiểu vàng. • Lòng bàn tay, bàn chân nóng. • Đêm hay nghiến răng. • Môi đỏ. • Rêu lưỡi vàng, mỏng. • Mạch hoạt sác. • Nếu âm hư thì rêu lưỡi sạch, mạch tế sác. Điều trị • Trước khi bắt đầu điều trị, cần tìm hiểu, xem trẻ đã sẳn sàng và hợp tác điều trị hay chưa ?. Không nên ép buộc trẻ. • Điều trị bệnh đái dầm thường kéo dài thời gian, vì vậy trẻ cần được 1 bác sĩ theo dõi, điều trị trong vòng 4 tháng. • Việc điều trị đái dầm cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, gia đình và trẻ. Điều trị • Cóhai phương pháp điều trị: 1. Điều trị tâm lý Bao gồm trị liệu hành vi nhằm huấn luyện trẻ không đái dầm vàtư vấn tâm lý. 2. Dùng thuốc 1. Điều trị tâm lý • Một số biện pháp trị liệu hành vi có thể áp dụng là: 1. Trẻ hạn chế uống nước vào buổi tối (trước khi đi ngủ 2-3 giờ). 2. Đi tiểu trước khi đi ngủ. 3. Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. (Chúýlàkhi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu). 4. Lập một bảng theo dõi hàng tháng và trẻ được thưởng khi số lần đái dầm giảm. Buổi sáng ngủ dậy, trẻ tự đánh dấu vào bảng tình trạng “khô” hoặc “ướt” bằng một hình vẽ hoặc một kýhiệu. • 5. Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm. Cho trẻ cùng tham gia giặt giũ chăn, ga, chiếu, quần áo. • Gắn một thiết bị báo động đái dầm chạy bằng Pin lên người trẻ. Phương pháp này sử dụng cho thể đấi dầm tiên phát, tỷ lệ thành công trên 70% sau 3 tháng điều trị. Lưu ý trị liệu hành vi • Nhắc trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ . Mỗi 2-3 giờ nên đánh thức trẻ và hỏi xem trẻ có cần đi tiểu không? • Trãi một tấm không thấm nước lên nệm trẻ tránh gây mùi hôi. • Khuyên trẻ thay quần áo khi bị đái dầm. • Tuyệt đối không trêu chọc trẻ khi trẻ bị đái dầm. Hướng dẫn điều trị động cơ • Động viên tinh thần và khích lệ trẻ bằng những phần thưởng tượng trưng mỗi khi trẻ không đái dầm . • Gia đình khen thưởng, động viên kịp thời, phùhợp khi thấy trẻ cótiến bộ sau mỗi ngày, mỗi tuần... • Luyện tập bàng quang nếu trẻ có dung tích bàng quang nhỏ. (Ví dụ: Trẻ 6 tuổi – dung tích bàng quang khoảng 240ml). Hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng. Tập cho trẻ giữ nước tiểu lâu hơn vào ban ngày. Luyện tập theo phương pháp Kegel 5 lần trong ngày. Mục đích làm tăng sức mạnh của các cơ có liên quan tới tiểu tiện như cơ bụng, cơ đái chậu, cơ thắt cổ bàng quang, cơ thắt hậu môn. Phương pháp cóhiệu quả cao nhưng chỉ áp dụng được ở trẻ lớn. • Mỗi lần tập co thắt khoảng 20-30 lần, mỗi ngày tập khoảng 3-5 lần. • Phương pháp Kegel chậm, duy trìsự co cơ trong vòng 10 giây, sau đó thả lỏng cơ vàhít thở sâu trong vòng 10 giây, lặp lại 10 lần như vậy. • Phương pháp Kegel nhanh, thực hiện co giãn cơ nhanh nhất cóthể. Tư vấn tâm lý • Giải quyết những sang chấn tâm lý nếu có. Giải thích cho gia đình vàtrẻ không quálo về chứng bệnh này vìviệc đái dầm không phải do trẻ cố ýmàchỉ đơn giản làtrẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. * Lưu ý: • Trẻ trên 7 tuổi, trước khi điều trị bằng thuốc, nên điều trị bằng kỹ thuật hành vi từ 3-6 tháng. Những điều không nên làm • Không phạt, không kết tội, không làm tròcười mỗi khi trẻ đái dầm. • Tránh dùng thuật ngữ rườm ràphức tạp làm cho trẻ lo lắng, tình trạng đái dầm càng trầm trọng hơn. • Không bắt trẻ mang tã khi đi ngủ. ( nhất là đối với trẻ trên 8 tuổi) 2. Thuốc điều trị đái dầm • YHHĐ • YHCT Điều trị theo YHHĐ 1. Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu tránh tè dầm ban đêm. * Dùng cho trẻ trên 7 tuổi và điều trị hành vi không cókết quả. Desmopressin • Nhóm Dược lý: Hocmon, Nội tiết tố. • Tên Biệt dược :Minirin, DDAVP • Dược lực : Desmopressin là thuốc chống lợi niệu, chống xuất huyết. • Tác dụng: thuốc tổng hợp tương tự vasopressin cótác dụng chống lợi tiểu kéo dài. Thuốc làm tăng tái hấp thu nước ở thận do tăng tính thấm tế bào của ống góp gây tăng độ thẩm thấu nước tiểu đồng thời làm giảm bài niệu. - Tỷ lệ đáp ứng ban đầu cao tới 70% và tỷ lệ tái phát cũng cao 95%. - Thời gian điều trị kéo dài vàchi phi điều trị cao. - Thích hợp trong những đợt ngắn cần kiểm soát tốt đái dầm Cách dùng • Liều lượng : Bơm vào niêm mạc mũi với một ống nhỏ bằng chất dẻo gọi là “rhinyl” ngày 2 lần, mỗi lần 10- 20mg tức là 0,1 đến 0,2ml. • Cần rửa sạch 2 hốc mũi với nước muối đẳng trương trước khi bơm thuốc. • Để chữa chứng đái dầm, buổi tối trước khi đi ngủ bơm 0,1 đến 0,2ml. Dùng liên tục (tới 3 tháng) hoặc từng đợt. MINIRIN MINIRIN là lựa chọn điều trị đái dầm, tiểu đêm (PNE) 2 và được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 3 1. Norman M et al. Scand J Urol Nephrol 2003; 37:22-7. 2. Müller D et al. Drug saf 2004; 10:717- 27. 3. Abrams P et al. Proceddings of the 1st International Consultation on Incontinence 28 June - 1 July 1998 – Monaco. WHO and International Union Against Cancer. 4. Lottmann J et al. Int J Clin Pract. 2007; 61(9):1454-1460. References: 2. Amitriptilin (Elavil, Laroxyl) viên 25mg (thuốc chống trầm cảm 3 vòng) liều thấp. Mỗi tối uống 1 viên trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong 60 tối để bảo đảm cắt đứt phản xạ đái dầm một cách chắc chắn. • Tác dụng phụ: khômiệng, đắng mồm, mệt mỏi. (hết dần sau 1 tuần dùng thuốc). • Có thể thay amitriptilin bằng các thuốc khác như: 2.1. Imipramin 25mg x 1 viên/tối. o Ðáp ứng lâm sàng rỏ trong tuần đầu điều trị. o Tỷ lệ thành công ban đầu cao ( 15% - 50% ) nhưng dễ tái phát sau ngưng thuốc. o Có một số tác dụng phụ và có thể gây tử vong khi quá liều. 2.2. Doxepin 25mg x 1 viên/tối. 2.3. Ludiomil 25mg x 1 viên/tối. • Doxepin vàLudiomil cho hiệu quả cao như imipramin vàamitriptilin nhưng rất ít tác dụng phụ. 3. Oxybutinine: Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn vànhư thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình. • Ðiều trị trẻ đái dầm kèm các triệu chứng bàng quang lúc ban ngày. • Không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi Dược lý và cơ chế tác dụng • Oxybutynin hydroclorid là amin bậc 3 tổng hợp, cótác dụng kháng acetylcholin tại thụ thể muscarinic tương tự atropin, đồng thời có tác dụng chống co thắt trực tiếp cơ trơn giống papaverin. Oxybutynin không có tác dụng kháng thụ thể nicotinic (nghĩa là không ngăn cản tác dụng của acetylcholin tại chỗ nối tiếp thần kinh - cơ xương hoặc tại hạch thần kinh thực vật). • Tác dụng chống co thắt của thuốc đã được chứng minh trên cơ trơn bàng quang, ruột non vàruột kết của nhiều động vật khác nhau. Tác dụng kháng acetylcholin chỉ bằng 1/5 tác dụng của của atropin, nhưng tác dụng chống co thắt trên cơ bàng quang của thỏ gấp 4 lần so với atropin. Tuy nhiên, khác với papaverin, oxybutynin có rất ít hoặc không có tác dụng trên cơ trơn mạch máu. • Trên người bệnh bị co cơ bàng quang không tự chủ, oxybutynin làm tăng dung tích bàng quang, giảm tần suất các co thắt không ức chế được của cơ trơn bàng quang vàlàm chậm sự muốn đi tiểu tiện. Do vậy, oxybutynin làm giảm được mức độ đi tiểu khẩn cấp vàtần suất của cả tiểu tiện chủ động và bị động. Nhưng tác dụng của thuốc chỉ rõ ở bàng quang không bị ức chế do tổn thương thần kinh so với bàng quang không bị ức chế do phản xạ. Cách dùng • Liều khởi đầu uống mỗi lần 2,5 - 3 mg, ngày 2 lần. • Sau đó tăng lên tới mỗi lần 5 mg, ngày 2 - 3 lần tùy theo đáp ứng của trẻ. • Liều cuối cùng thường dùng trước khi đi ngủ. Điều trị theo YHCT kết hợp châm cứu • Pháp trị • Bài thuốc • Phương huyệt 1. Hạ nguyên hư hàn • Pháp chữa: Ôn thận, cố sáp. Bài 1: • 1. Tổ con bọ ngựa (tang phiêu tiêu) 40g, • 2. Ích trí nhân 40g. • Tất cả sấy khô, tán bột làm viên , ngày uống 10g, chia làm 2 lần. Hạ nguyên hư hàn Bài 2: 1.Tang phiêu tiêu 12g, 2. Phá cố chỉ 12g, 3. Thỏ ty tử 8g, 4. Đẳng sâm 12g, 5. Ích trí nhân 8g, 6. Ba kích 8g. Cho 600ml nước, sắc còn 100ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần. Hạ nguyên hư hàn Bài 3: Lục vị gia 1. Ngưu tất, 2. Phácố chỉ, 3. Tang phiêu tiêu, 4. Xương bồ, 5. Thục địa, (mỗi vị 12g).  6. Ô dược 6g, 7. Sơn thù 8g, 8. Hoài sơn 12g, 9. Trạch tả 8g, 10. Ích trí nhân 8g, 11. Đan bì 8g, 12. Phục linh 8g. Cho 800ml nước, sắc còn 150ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang. Hạ nguyên hư hàn Bài 4: TPT tán • Tang phiêu tiêu 12g, • Đẳng sâm 16g, • Viễn chí 8g, • Phục thần 12g, • Xương bồ 6g, • Đương quy 8g, • Long cốt 12g, • Quy bản 8g, • Mẫu lệ 12g. • Cho 600ml nước, sắc còn 100ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần. Hạ nguyên hư hàn Bài 5: Củng đê hoàn • Thỏ ty tử 8g, • Sơn thù du 6g, • Ích trí nhân 8g, • Chi tử 4g, • Phá cố chỉ 8g, • Ngũ vị tử 4g, • Phụ tử chế 8g, • Bạch truật 12g, • Phục thần 8g. Cho 600ml nước, sắc còn 100ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần. Phương huyệt - Hạ nguyên hư hàn • Quan nguyên • Khí hải • Thận du • Trung cực • Bát liêu • Tam âm giao • Nội quan • Thần môn 2. Phế khí và tỳ khí hƣ Bài 1: BTIK thang +/- • Hoài sơn 12g, • Đẳng sâm 12g, • Mạch môn 8g, • Khiếm thực 12g, • Sa sâm 8g, • Thỏ ty tử 8g, • Kỷ tử 8g, • Tang phiêu tiêu 8g. Pháp chữa: Bổ khí cố sáp. Cho 600ml nước, sắc còn 100ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần. Phế tỳ khí hƣ Bài 2: Cố Phù thang • Hoài sơn 12g, • Ích trí nhân 8g, • Thỏ ty tử 12g, • Ngũ vị tử 16g, • Kỷ tử 10g, • Đẳng sâm 12g, • Trần bì 6g, • Bạch truật 12g, • Cam thảo 6g, • Hoàng kỳ 12g, • Sài hồ 12g, • Đương quy 12g, • Thăng ma 10g. • Cho 800ml nước, sắc còn 150ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang. Phế tỳ khí hƣ Bài 3: • Hoàng kỳ 12g, • Sơn thù 8g, • Tật tê 8g, • Thăng ma 8g, • Đương quy 8g • Ích mẫu 8g, • Bạch thược 8g, • Phục thần 8g. Cho 600ml nước, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần. Phương huyệt - Phế tỳ khí hƣ • Bách hội • Quan nguyên • Khí hải • Tam âm giao • Thận du • Trung cực • Khúc cốt 3. Can kinh uất nhiệt Pháp chữa: Sơ can thanh nhiệt Bài 1: LĐTC thang • Long đởm thảo 6g, • Tri mẫu 8g, • Chi tử 8g, • Mộc thông 8g, • Sài hồ 8g, • Sinh địa 8g, • Hoàng bá 6g, • Cam thảo 6g. Cho 600ml nước, sắc còn 100ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần. Can kinh uất nhiệt Bài 2: BVTB • Đẳng sâm 16g, • Thục địa 12g, • Đương quy 8g, • Xuyên khung 10g, • Hoài sơn 16g, • Tri mẫu 8g, • Hoàng bá 10g. Tất cả sấy khô, tán bột, hòa với Mật ong, mỗi viên 4g, ngày uống 2 viên, chia làm 2 lần. Phương huyệt - Can kinh uất nhiệt • Quan nguyên • Khí hải • Thận du • Trung cực • Tam âm giao • Nội quan • Thần môn Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh Thành phần: cho 1 chai 200ml • Đảng sâm: 40g • Đương quy: 35g • Cam thảo: 5g • Quy bản: 25g • Phục linh: 30g • Tang phiêu tiêu: 20g • Viễn chí: 5g Đường trắng: 40g Natri Benzoat: 0.4g Nước uống được: vđ 200ml Liều dùng và cách dùng • Trẻ em ngày uống 3 lần - Từ 2-4 tuổi: mỗi lần 3-4 thìa càphê(15ml- 20ml) - Từ 4-6 tuổi: mỗi lần 2 thìa canh (30ml) - Từ 7 tuổi trở lên: mỗi lần 3 thìa canh (45ml) • Người lớn: ngày uống 3 lần mỗi lần 4 thìa canh (60ml) DI NIỆU ĐƠN Công ty TNHH dược phẩm Hoa Sen - Tang phiêu tiêu : Vị ngọt, tính bình, vào kinh Can, Thận . Cótác dụng ích thận, cố tinh, dùng chữa di tinh, đái són, đái nhiều lần . - Thỏ ty tử : Vị ngọt, cay, tính ôn, vào kinh Can, Thận . Cótác dụng bổ can, thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt . Dùng chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, chân lưng mỏi đau, tiểu tiện đục . - Ích trínhân : Vị cay ,ôn , cótác dụng làm ấm thận , vị , cầm đi ỉa lỏng . Dùng làm thuốc chữa đai dầm , di mộng tinh ,bổ dạ dày . - Phácố chỉ : Vị cay , đắng , tính đại ôn . Vào 3 kinh Tỳ , Thận ,Tâm bào .Có tác dụng bổ mệnh môn trướng hỏa nạp thận khí, là thuốc cường tráng dùng chữa các chứng ngũ lao , thất thương ,cốt tủy thương bại , phụ nữ khíhuyết xấu , trụy thai ,tỳ thận hư hàn ,đái són ,lưng gối lạnh đau . • - Đẳng sâm : Vị ngọt , tính bình . Vào kinh Phế , Tỳ , cótác dụng : Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khíhư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khíhuyết hư. - Ba kích : Vị ngọt , cay , tính hơi ôn. Vào kinh thận , cótác dụng ôn thận , trợ dương , mạnh gân cốt khử phong thấp . Dùng chữa dương ủy , phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm , lưng gối mỏi đau . Xoa bóp bấm huyệt • Bệnh nhân lúc đầu nằm ngửa, sau nằm sấp, thày thuốc đứng hoặc ngồi làm các thủ thuật sau: • Day bấm huyệt: Dùng gốc bàn tay ấn xuống nhẹ nhàng vùng dưới rốn bệnh nhân, day theo chiều kim đồng hồ khoảng 40-50 vòng, khi thấy vùng da đó nóng vàhồng lên làđược. • Tiếp đó, dùng đầu ngón tay cái hay ngón giữa đặt vuông góc với mặt da bấm vào huyệt Trung cực và Quan nguyên. • Cho bệnh nhân nằm sấp, hai tay xuôi, tư thế thoải mái, thở đều và thả lỏng cơ bắp. • Xát: Xòe bàn tay đặt lên vùng thắt lưng và xương cùng, xát lên da bệnh nhân theo chiều phải, trái, xát liên tục và nhanh dần đến khi vùng da nóng và hồng lên là được. • Ấn - day huyệt: Dùng đầu ngón cái ấn vào huyệt Thận du và Bàng quang du. • Mỗi ngày xoa bóp, bấm huyệt một lần trong 25-30 phút. • Khi hết đái dầm, bấm thêm 1 tuần để củng cố. Cám ơn Cô và các bạn đã theo dõi!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrinh_bay_dai_dam_9933.pdf
Tài liệu liên quan