Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên phương pháp tập hợp, phân bổ tiền lương và các

khoản trích theo lương của công nhân viên vào chi phí sản xuất kinh doanh; tổng hợp các

nghiệp vụ thanh toán tiền lương, các khoản phải trả công nhân viên và các khoản phải trả

theo lương.

6.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

6.1.1. Ý nghĩa của tiền lương

a. Khái niệm tiền lương

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu

tố cơ bản: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động với tư cách

là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động,

biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt

của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm

tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn

dưới dạng thù lao lao động.

pdf118 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Căn cứ vào số đối ứng giữa bên Có tài khoản 8212 với bên Nợ tài khoản 911 trong kỳ. + Lợi nhuận sau thuế ( mã số 60 = 50 - 51- 52) 182 Lưu ý: Trong trường hợp bị lỗ, các chỉ tiêu có mã số 30, 40, 50, 60 được ghi đỏ. + Lãi cơ bản trên cổ phiếu (mã số 70): Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần 10.5. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ( Mẫu B03 - DN) 10.5.1. Khái niệm và tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp lập theo phương pháp trực tiếp bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nội dung thu, chi trên các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. 10.5.2. Phương pháp lập - Cột 1"chỉ tiêu" và cột 2 "mã số" phản ánh theo mẫu - Cột 3 "Thuyết minh": Số liệu trên các chỉ tiêu được đánh dấu ở cột 3 được sử dụng để phản ánh trên "Thuyết minh báo cáo tài chính". - Cột 5 "Năm trước": Căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước để ghi chuyển sang theo từng chỉ tiêu tương ứng. - Cột 4 "Năm nay": Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán trong kỳ có liên quan: PHẦN I: LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01): Là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền đã thu theo tổng giá thanh toán từ bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác như bán chứng khoán vì mục đích thương mại (nếu có), trừ các khoản doanh thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Ngoài ra, được tính vào chỉ tiêu này còn gồm các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hoá, dịch vụ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111 “Tiền mặt”, tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” (phần thu tiền), các tài khoản phải trả (số tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ không nhập quỹ hay gửi ngân hàng mà chuyển trả ngay các khoản nợ) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” (phần bán hàng thu tiền ngay) và sổ kế toán tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” (số tiền hàng khách hàng nợ từ kỳ trước đã thu được trong kỳ này) hoặc số tiền ứng trước trong kỳ của người mua ; sổ kế toán tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” (doanh thu bán chứng khoán vì mục đích thương mại, thu tiền ngay). 183 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ (mã số 02): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả (theo tổng giá thanh toán) trong kỳ cho người bán, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn bao gồm số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả liên quan đến giao dịch mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới trả tiền và số tiền chi ứng trước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển), sổ kế toán tài khoản 131 (số tiền thu không nhập quỹ, không gửi ngân hàng mà chi trả trực tiếp cho người bán), tài khoản 311 (số tiền vay ngắn hạn được chuyển trả ngay cho người bán) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với người bán, sổ kế toán các tài khoản hàng tồn kho và các tài khoản liên quan khác (chi tiết phần đã trả bằng tiền), sổ kế toán các tài khoản 121 (phần chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại). Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng ... do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiều với sổ kế toán tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo. Tiền chi trả lãi vay (Mã số 04): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả phát sinh từ các kỳ trước kỳ này mới trả và lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 (phần chi tiền) và tài khoản 131 (số tiền thu nợ được chuyển trả trực tiếp lãi vay) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán tài khoản 335 (phần theo dõi số lãi vay phải trả), tài khoản 635 (chi tiết phần lãi vay đã trả) và các tài khoản liên quan khác. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 05): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã nộp thuế thu nhập DN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có). Số liệu của chỉ tiêu này được lập trên cơ sở sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển), sổ kế toán tài khoản 131 (phần thu nợ người mua chuyển nộp thuế TNDN) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ chi tiết tài khoản 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, chi tiết số thuế đã nộp. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở chỉ tiêu “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác” (mã số 01) ở trên như tiền thu từ thu nhập khác (thu được bồi 184 thường, bị phạt, tiền thưởng...); thu do được hoàn thuế; thu do nhận ký cược, ký quỹ; thu hồi tiền ký cược, kỹ quỹ, thu kinh phí sự nghiệp thu dự án; thu do được tặng thưởng, viện trợ; thu do cấp dưới nộp hay cấp trên cấp về các quỹ ... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ chi tiết thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, chi tiết theo từng khoản thu, có đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 711, 133 và các tài khoản liên quan khác. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 07): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi về các khoản khác ngoài các khoản tiền chi liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh trong kỳ báo cáo đã phản ánh ở các chỉ tiêu có mã số 02, 03, 04, 05 ở trên như tiền chi bồi thường, bị phạt; tiền nộp các loại thuế (ngoài thuế TNDN); tiền nộp phí, lệ phí; tiền thuê đất; tiền đưa đi ký cược; ký quỹ ; tiền trả lại các khoản nhận ký cược, kỹ quỹ, tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; tiền chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án; tiền nộp các quỹ cho cấp trên hay cho cấp dưới... Lưu ý : Các chỉ tiêu mã số 02,03,04,05,07 được ghi đỏ (ghi âm) - Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” (mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 01 đến mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (...) PHẦN II: LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư phản ánh luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các luồng tiền vào và ra trong kỳ từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi đã được kế toán ghi chép. Đối với luồng tiền phát sinh từ việc mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và phải trình bày thành chỉ tiêu riêng trên báo cáo này. Số tiền chi trả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được trình bày trong báo cáo này theo số thuần của tiền và tương đương tiền chi trả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý. Cụ thể các chỉ tiêu trong phần II như sau: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hóa thành TSCĐ vô hình, chi cho hoạt động XDCB dở dang, chi đầu tư bất động sản và chi cho các tài sản dài hạn khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển), sổ kế toán tài khoản 131 (số tiền thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp cho người bán), tài khoản 341 (phần vay dùng chi trực tiếp cho người bán) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 211, 213. 241, 228 và được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn (...) 185 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa só tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư. Số tiền thu lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản 711 (chi tiết thanh lý, nhượng bán), tài khoản 515 (chi tiết doanh thu bán bất động sản), tài khoản 131 (phần thu tiền liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 635 (chi tiết bán bất động sản), tài khoản 811 (chi tiết thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này sẽ được ghi đỏ (ghi âm) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (mã số 23): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi cho bên khác vay, chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác (mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, ...) vì mục đích nắm giữ đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ vì mục đích thương mại. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 128, 228 (chi tiết số tiền cho vay), tài khoản 121, 221 (chi tiết tiền mua các công cụ nợ của đơn vị khác). Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...) Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ của đơn vị khác (mã số 24): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu từ việc thu hồi lại số tiền gốc đã cho vay, thu từ bán hoặc thanh toán các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu từ bán công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ vì mục đích thương mại. Căn cứ lập chỉ tiêu này là dựa vào sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 128, 228 (chi tiết thu hồi tiền cho vay); tài khoản 121, 221 (chi tiết số tiền thu do bán lại các công cụ nợ) của kỳ báo cáo. Tiền chi góp vốn vào đơn vị khác (mã số 25): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết (không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 221 (chi tiết đầu tư cổ phiếu), tài khoản 222, 128, 228 và được ghi bằng số âm, dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...) 186 Tiền thu hồi góp vốn vào đơn vị khác (mã số 26): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu từ việc thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác (do bán hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào các đơn vị khác) trong kỳ báo cáo (không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 221 (2211), 222, 128 và tài khoản 228 (chi tiết đầu tư vốn vào đơn vị khác). Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (mã số 27): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi từ mua và nắm giữ các công cụ nợ (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ...) cổ tức và lợi nhuận nhận được từ góp vốn vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu để lập chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán thu tiền của các tài khoản 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 515, 121, 221, 222, 128, 228 và các tài khoản liên quan khác trong kỳ báo cáo. - Chỉ tiêu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” (Mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 27. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi trong ngoặc đơn (...) PHẦN III: LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức phát hành cổ phiếu thu bằng tiền (số tiền thu thực tế theo giá phát hành), tiền thu góp vốn bằng tiền của các chủ sở hữu, tiền thu do Nhà nước cấp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn góp của các chủ sở hữu bằng tài sản. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 411 (chi tiết vốn góp của chủ sở hữu). Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (Mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu ngân quỹ trong kỳ báo cáo. Đối với doanh nghiệp nhà nước, tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách nhà nước cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 411 và được ghi bằng số âm (...) 187 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền doanh nghiệp đã nhận được do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền đã thu được phản ánh theo số thực thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi), các tài khoản phải trả (số tiền vay thực nhận đã chuyển trả trực tiếp các khoản nợ) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 311, 341, 343 và các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo. Tiền chi trả nợ gốc vay (mã số 34): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ gốc vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 311, 315, 341, 342, 343 và được ghi bằng số âm Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã chi trả khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển), sổ kế toán tài khoản 131 (số tiền thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 315, 342 (chi tiết thuê tài chính) và được ghi bằng số âm (...) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi trả cổ tức và lợi nhuận cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 421, 338 (chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận) và được ghi số âm (...) - Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính”(Mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 36. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm, thì sẽ được ghi trong ngoặc đơn (...) - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50) Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số30 + Mã số 40 Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ các hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...) - Chỉ tiêu Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (mã số 60): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền mặt và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển (mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán ở cột “Số đầu 188 năm”) và số dư các khoản tương đương tiền đầu kỳ được lấy từ sổ kế toán chi tiết các tài khoản 121 (chi tiết các khoản đầu tư có thời gian thu hồi hay đáo hạn không quá 3 tháng). - Chỉ tiêu “Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ” (Mã số 61): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền (mã số 110) và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 và tài khoản 121 (chi tiết các khoản đầu tư có thời gian thu hồi hay đáo hạn không quá 3 tháng) trong kỳ báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán tài khoản 413 (4131, chi tiết phần chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền). Chỉ tiêu này được ghi âm nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ giảm và ghi dương nếu tỷ giá cuối kỳ tăng. - Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền cuối kỳ” (Mã số 70): Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cộng của chỉ tiêu mã số 50, 60 và mã số 61. 10.6. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ( Mẫu B09 - DN) 10.6.1. Khái niệm và căn cứ lập Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào: - Các sổ kế toán kỳ báo cáo - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo - Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước 10.6.2. Yêu cầu của thuyết minh báo cáo tài chính - Phần trình bày bằng lời phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. - Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. 10.6.3. Phương pháp lập một số chỉ tiêu bằng số liệu - Chỉ tiêu V "Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán" ( Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán trong kỳ) + Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ, các chi phí sản xuất kinh doanh đã được phản ánh theo từng khoản mục chi phí trên sổ cái các tài khoản 621,622,627,641,642... và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh để tổng hợp và phân loại toàn bộ các chi phí này theo yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ.... + Tình hình tăng giảm TSCĐ: Căn cứ vào số liệu trên sổ cái các tài khoản 211,212,213,214 và sổ chi tiết TSCĐ 189 + Tình hình thu nhập của công nhân viên: ( phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, thưởng, phụ cấp...). Căn cứ vào số liệu trên sổ cái tài khoản 334, đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên. + Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: Căn cứ vào số liệu trên sổ cái các tài khoản 411,414,415,441,353. + Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Căn cứ vào số liệu trên sổ cái các tài khoản 121,128,221,222,228 và tài khoản 421. + Các khoản phải thu và nợ phải trả: Căn cứ vào sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. - Chỉ tiêu 6 "Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp" (Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) + Khả năng thanh toán: Tổng giá trị tài sản Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng nợ phải trả Tài sản ngắn hạn+ Đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Tổng các khoản tiền và tương đương tiền Khả năng thanh toán nợ nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn + Tỷ suất sinh lời: Tổng lợi nhuận (trước, sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng doanh thu thuần (Trong đó tổng doanh thu thuần được tính bằng doanh thu thuần về bán hàng + doanh thu hoạt động tài chính + thu nhập hoạt động khác) + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Tổng lợi nhuận( trước, sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân 190 Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ Tổng tài sản bình quân = 2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu: Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế rên nguồn vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân ÔN TẬP Phần lý thuyết 1. Trình bày khái niệm, nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán 2. Trình bày nguyên tắc, cơ sở số liệu và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán 3. Trình bày khái niệm Báo cáo kết quả kinh doanh. Nêu cơ sở số liệu và phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh 4. Trình bày khái niệm, tác dụng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. 5. Trình bày khái niệm, yêu cầu của Thuyết minh báo cáo tài chính 6. Trình bày căn cứ lập và phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính Phần bài tập Bài số 1. Có tình hình sản xuất - kinh doanh tại công ty VIFACO tháng 6/2009 như sau: I. Số dư các tài khoản đầu kỳ (đvt: 1.000đồng) - TK 111 160.000 - TK 155 848.000 - TK 112 360.000 Sản phẩm A 480.000 - TK 131 300.000 Sản phẩm B 368.000 Công ty Bình Minh 135.000 - TK 2281 (Công ty Việt Hà) 240.000 Công ty Thanh Hà 165.000 - TK 222 (công ty Hải Âu) 255.000 - TK 141 10.000 - TK 211 2.518.000 ông Tư 6.000 - TK 213 1.250.000 ông Tám 4.000 - TK 214 208.000 - TK 1211 250.000 2411 158.000 - TK 142 10.000 2143 50.000 - TK 152 232.000 - TK 311 490.000 Vật liệu chính M1 116.000 - TK 331 180.000 Tổng nguồn vốn đầu kỳ và cuối kỳ Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân = 2 191 Vật liệu chính M2 98.000 Công ty Phú Thái 150.000 Vật liệu phụ P 12.000 Công ty An Hoà 30.000 Nhiên liệu D 6.000 - TK 352 15.000 - TK 153 8.000 - TK 411 3.660.000 - TK 154 21.000 - TK 421 (dư có) 37.000 Sản phẩm A 12.200 - TK 341 860.000 Sản phẩm B 8.800 - TK 338 4.000 - TK 138 20.000 - TK 412 (dư có) 20.000 - TK 133 8.000 - TK 335 40.000 - TK 242 120.000 - TK 229 80.000 II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán bao gồm (đvt: 1000đồng) 1. Ngày 02/6, mua vật liệu phụ nhập kho theo phiếu nhập kho số PN 061 ngày 02/6/2009 - Tiền mua vật liệu: giá chưa thuế 5.000, thuế GTGT 500 - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 440 trong đó thuế GTGT 40 Tổng cộng: 5.940, ông Tư đã thanh toán bằng tiền tạm ứng . Hoá đơn GTGT số 00354, ngày 01/6 của công ty Hạnh Dung 2. Phiếu thu số PT 104 ngày 02/6/2009, thu tiền hoàn ứng của ông Tư, số tiền 100 3. Mua vậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_6_ke_toan_tien_luong_va_c.pdf