Bài giảng Khám phá khoa học Cao đẳng mầm non (Phần 1)

MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp cho sinh viên nắm được

 -Một số khái niệm cơ bản về môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội

 -Ý nghĩa và đặc điểm nhận thức của trẻ về MTXQ

 2. Kỹ năng:

Liên hệ bài học vào thực tiễn dạy học

 3. Thái độ

 - Có ý thức trong học tập, tự nghiên cứu, tích cực phát huy tính sáng tạo

 - Ý thức được tầm quan trọng của bài học trong dạy trẻ mầm non.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Khám phá khoa học Cao đẳng mầm non (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGMỤC TIÊU1.Kiến thức: Giúp cho sinh viên nắm được -Một số khái niệm cơ bản về môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội -Ý nghĩa và đặc điểm nhận thức của trẻ về MTXQ 2. Kỹ năng:Liên hệ bài học vào thực tiễn dạy học 3. Thái độ - Có ý thức trong học tập, tự nghiên cứu, tích cực phát huy tính sáng tạo - Ý thức được tầm quan trọng của bài học trong dạy trẻ mầm non.1. Những khái niệm cơ bản1.1 Khái niệm “môi trường xung quanh”Môi trường xung quanh bao gồm cả MTTN và MTXH. MTTN bao gồm thiên nhiên vô sinh và hữu sinh. MTXH bao gồm mọi người, đồ vật và xã hội loài người. Các môi trường trên có MQH tác động qua lại lẫn nhau.1.2 Khái niệm “khám phá môi trường xung quanh”Là quá trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường.1.3 Khái niệm “PP khám phá môi trường xung quanh”PP KPMTXQ là phương thức hoat động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo ĐK cho trẻ tiếp xúc với MTXQ để trẻ thích ứng với môi trường, hiểu biết về môi trường, tích cực tham gia cải tạo môi trường nhằm thõa mãn nhu cầu phát triển bản thân 1. Đối với sự phát triển trí tuệ -Hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật và các hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản, có hệ thống về thế giới xung quanh. -Trẻ được tích cực sử dụng các giác quan giúp cho các cơ quan cảm giác của trẻ phát triển và khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn. -Trẻ thực hiện các thao tác trí tuệ như quan sát, so sánh, phán đoánkhi KPKH về MTXQ, vì vậy tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển - KPKH về MTXQ còn góp phần phát triển ở trẻ các phẩm chất như tính ham hiểu biết, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định II. Ý nghĩa của việc cho trẻ KPKH về MTXQ 2. Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức thẩm mỹ, thể lực và lao động - KPMTXQ khơi gợi ở trẻ những tình cảm nhân ái, mong muốn quan tâm đến những đối tượng yếu ớt hơn. - Khám phá thiên nhiên và xã hội giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, cởi mở, có tình yêu đối với người thân, bạn bè, có lòng kính trọng đối với người lao động, với lãnh tụ và biết trân trọng giữ gìn sản phẩm lao động=> hình thành ở trẻ nếp sống của người văn minh trong giao tiếp và sinh hoạt. . Kết luận sư phạm: Việc tổ chức KPMTXQ là phương tiện không thể thiếu nhằm giải quyết mục đích phát triểntoàn diện cho trẻ ở trường MN 1. Trẻ học qua việc sử dụng các giác quanCác giác quanThị giácThính giácKhứu giácVị giácXúc giácIII. Đặc điểm nhận thức MTXQ của trẻ 2.Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành Để giúp trẻ có thể nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng nhưng không biểu hiện rõ nét, các MQH và sự phụ thuộc lần nhau giữa các sv,ht. Cách nhanh nhất và chính xác nhất đối với trẻ là làm thí nghiệmVí dụ: Để biết đươc sự nảy mầm của hạt, gieo hạt vào bông ẩm giúp trẻ biết hạt có nảy mầm được không và nảy mầm ntn; geo hạt vào các môi trường khác nhau để trẻ biết MQH giữa sự nảy mầm của hạt với các yếu tố môi trường 3. Trẻ học qua trò chơi: HĐVCTrẻHình thànhNhân cách 4.Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm +Thông qua cô giáo, bạn bè, những người xung quanh trẻ thu được những kinh nghiệm và kết hợp với các kiến thức có sẵn để làm phong phú vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình + Thông qua các hoạt động như vui chơi, học tập trẻ được nói ra, chia sẻ những hiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè, những người xung quanh. Đồng thời trẻ có thể nêu những thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ những người khác. 5. Trẻ học qua tư duy, suy luận + Để giải thích các hiện tượng, để đưa ra cách giải quyết phù hợp , kịp thời những tình huống đa dạng xảy ratrong cuộc sống , trẻ cần phải huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm có sẵn để phán đoán, suy luận + Tuy nhiên các kết luận của trẻ đôi khi chưa chính xác, còn ngây thơ, ngộ nghĩnh và lẫn lộn giữa sự vật hiện tượng. Vì vậy GV cần giải thích để tích lũy thêm những kiến thức cho trẻVòng đời của bướm Nước từ ao, hồNước bốc hơi thành mâyMây xanhMây chuyển đenVì sao có mưa Sấm chớpMây đen chuyển thành mưa Mưa rơi xuống đấtSét đánh dưới đấtIV. Các nguyên tắc cho trẻ KPKH về MTXQ1. Đảm bảo tính mục đíchCần chú ý phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận thức, kĩ năng xã hội và giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa họcCần quan tâm đến việc dạy trẻ cách học mà cụ thể là cách nghĩ, cách hành động, cách KPMTXQ.2. Đảm bảo tính thực tiễn- Cần lựa chọn các sv,ht và các nguyên vật liệu gần gũi đối với trẻ-Các nội dung khám phá cần cho trẻ tự đề xuất( có sự gợi ý của GV)- Các hình thức và PP, phương tiện khám phá phải vừa sức với trẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường, lớp, địa phương3.Đảm bảo tính tích cực- Tạo môi trường hấp dẫn, phong phú và nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá- Tạo ĐK cho trẻ được: sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe và sử dụng các phương tiện khám phá như: kính lúp, kính hiển vi, gương, cân, thước- Tạo ĐK cho trẻ thảo luận chia sẻ với với mọi người về quan điểm, kết luận về hoạt động được khám phá4. Đảm bảo tính an toàn - Cần chú ý đến thời gian, mức độ và thể tạng của trẻ để tổ chức các HĐ khám phá cho phù hợp- Tránh những hoạt động thử nghiệm đem đến những xúc động mạnh như: Làm các thí nghiệm với sinh vật cần chú ý đến đối tượng và không để cho các SV chết .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_kham_pha_khoa_hoc_cao_dang_mam_non_chuong_1_nhung.ppt
Tài liệu liên quan