Bài giảng môn học Quản lý tài chính công

Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công

I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công

1. Khái niệm Tài chính công

Tài chính công (TCC) một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó ra đời,

tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển

của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất

nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do

cộng đồng giao phó.

Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã

được tiền tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những điều kiện nh vậy,

tài chính Nhà nước mới ra đời, tồn tại và phát triển.

Ngày nay, tài chính công không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn

lực tài chính của xã hội tạo nên sức mạnh tài chính của Nhà nước mà còn là công cụ quản

lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan

trọng đó, sự tồn tại, phát triển tài chính công là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần

thiết.

pdf196 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn học Quản lý tài chính công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết kèm theo chứng từ có liên quan. - Thủ tục gửi hồ sơ, kiểm soát và cấp phát thanh toán vốn tương tư như cấp phát thanh toán cho khối lượng xây lắp hoàn thành. 2.4.3. Những điểm lưu ý khác Các dự án, công trình đủ điều kiện thực hiện theo quy định của quản lý đầu tư xây dựng, đang thực hiện và cần phải đẩy nhanh tiến độ được tạm ứng trước dự toán để thực hiện. Đối với dự án trung ương quản lý, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng trước cho các dự án công trình. Sau khi dư án được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước, Bộ Tài chính thông báo cho các Bộ quản lý về tổng mức tạm ứng, nguồn vốn ứng, niên độ ứng và thu hồi; đồng gửi thông báo mức vốn đầu tư ứng trước sang Kho bạc Nhà nước để kiểm soát thanh toán cho các dự án, công trình. Các Bộ có trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các dư án, công trình trong dự toán ngân sách năm sau để hoàn trả vốn ứng trước. Khi thông báo danh mục dự án và vốn đầu tư kế hoạch hàng năm, Bộ Tài chính thông báo đồng thời thu hồi vốn ứng trước, số thu hồi đúng bằng mức vốn ứng trước. Trường hợp các Bộ không bố trí hoặc bố trí không đủ số vốn thu hồi, Bô Tài chính thu hồi vốn ứng trước bằng cách trừ vào dự toán chi đầu tư được giao của Bộ và có văn bản thông báo cho Bộ biết để phối hợp thực hiện. Vốn ứng trước của năm nào được quyết toán vào niên độ ngân sách năm đó, Số vốn đã thanh toán nhưng chưa bố trí để thu hồi đượcchuyển năm sau quyết toán phù hợp với kế hoạch thu hồi vốn. Đối với dự án địa phương quản lý, việc ứng trước dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh phù hợp với quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN. Quản lý, thanh toán, thu hồi và quyết toansvoons ứng truwcs thực hiện tương tự như đối với dự án trung ương quản lý. Nhứng dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổ chức quốc tế mà trong hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trowjcos quy định về tạm ứng vốn và thanh toán cho khối lượng hoàn thành thì thực hiện theo quy định của hiệp định. Chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn trong kế hoạch hàng nămđể mua bảo hiểm công trình xây dựng. Nhà nước không thanh toan cho các chủ đầu tư để bù đắp các chi phí thiệt hại, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm nếu chủ đàu tư không mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định hiện hành. 127 Sô vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu; Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đac được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm, bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành không được vượt kế hoạch vốn năm của gói thầu, hợp đồng, dự toán. Đối với công tác đề bù giải phóng mặt bằng phải xây dựng các công trình, bao gồm cả xây dựng nhà di dân giải phóng mặt bằng thì được tạm ứng như đối với các dự án hoặc gói thầu xây lắp. 3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Để đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng; tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN cấp phát đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc năm kế hoạch hoặc khi công trình, hạng mục công trình, dự án đầu tư hoàn thành để xác định số vốn đầu tư cấp phát thanh toán trong năm hoặc số vốn đầu tư cấp phát thanh toán cho hạng mục công trình, công trình, dự án kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành. 3.1. Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm Kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải lập bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong năm và luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ NSNN gửi Kho bạc Nhà nước xác nhận. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu, xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và luỹ kế từ khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án do chủ đầu tư lập. Đồng thời, chủ đầu tư phải báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của từng dự án gửi cấp quyết định đầu tư, Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính đồng cấp (đối với dự án địa phương quản lý). Các Bộ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của các chủ đầu tư chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư của các dự án trong năm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng. Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm phải phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn tồn tại, kiến nghị các giải pháp giải quyết và phải phản ánh được các nội dung chủ yếu sau: - Đối với báo cáo của chủ đầu tư phải phản ánh tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của dự án với các chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm; giá trị khối lượng thực hiện và giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu trong năm và luỹ kế từ khởi công; số vốn thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi công về tổng số và tạm ứng; giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện cấp phát vốn thanh toán chưa được thanh toán; chi tiết theo vốn quy hoach, vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện đầu tư; chi tiết theo thành phần vốn: xây lắp, thiết bị và chi phí khác. - Đối với báo cáo của các Bộ, UBND cấp tỉnh phải phản ánh tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư các dự án với các chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm; giá trị khối lượng thực hiện và giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu trong năm và luỹ kế từ khởi công; số vốn thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi công về tổng số và tạm ứng; giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện cấp phát vốn thanh toán chưa được thanh toán; chi tiết nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung theo vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, 128 vốn thực hiện dự án, dự án nhóm A chi tiết theo từng dự án, dự án nhóm B, dự án nhóm C và nguồn vốn để lại theo nghị quyết của Quốc hội; trong mỗi loại dự án nhóm A, B, C thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung chia ra hoàn thành, chuyển tiếp và khởi công mới. Riêng đối với dự án đầu tư thuộc cấp xã, quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm được thực hiện như sau: - Hàng năm, UBND xã lập báo cáo tình hình thực hiện khối lượng và cấp phát vốn đầu tư gửi HĐND xã và Phòng Tài chính huyện chậm nhất vào ngày 10/01 năm sau; Báo cáo phải phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong kỳ, tình hình sử dụng vốn, các vấn đề tồn tại, kiến nghị các biện pháp xử lý. - Bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành trong năm thuộc phạm vi quản lý gửi HĐND xã, Ban Kiểm soát xã, Phòng Tài chính huyện. - Căn cứ vào báo cáo tình hiện thực hiện đầu tư của xã, Phòng Tài chính huyện chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp gửi UBND huyện và kiến nghị phương án xử lý các vấn đề tồn tại. 3.2. Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành; chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư nếu có, Kho bạc Nhà nước. Quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm và tổng mức vốn đã đầu tư thực hiện dự án; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động hình thành qua đầu tư; giá trị tài sản bàn giao vào sản xuất sử dụng; quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao đưa dự án vào vận hành để xác định giá trị tài sản mới tăng và giá trị tài sản bàn giao nếu dự án đầu tư kéo dài trong nhiều năm; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các Nhà thầu, cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong quá trình đầu tư dự án. Riêng dự án thuộc cấp xã, khi dự án, công trình hoàn thành bàn giao vào sử dụng, Ban quản lý dự án (đối với dự án có thành lập Ban quản lý) hoặc Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập Ban quản lý) phải thực hiện lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Vốn đầu tư được quyết toán giới hạn trong tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh nếu có và là toàn bộ chi phí hợp pháp, hợp lệ đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp, hợp lệ là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế - dự toán đã phê duyệt, hợp đồng kinh tế đã ký kết; bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán và những quy định của Nhà nước có liên quan. Trước khi tiến hành lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư phải thực hiện các công việc sau: 129 - Phối hợp với các Nhà thầu, tư vấn giải quyết các tồn tại về vật tư và thiết bị đã nhận, thanh toán công nợ và các vấn đề phát sinh khác hợp đồng đã ký. - Kiểm tra quyết toán giá trị hoàn thành theo hợp đồng của chủ đầu tư với các Nhà thầu tham gia thực hiện dự án như hợp đồng xây lắp, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung ứng vật tthiết bị... - Kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản còn lại của ban quản lý dự án để giao cho đơn vị sản xuất, sử dụng hoặc thanh lý thu hồi đối với ban quản lý dự án chỉ quản lý một dự án. Kiểm kê, đánh giá giá trị còn lại của những tài sản có liên quan đến dự án hoàn thành để bàn giao cho đơn vị sản xuất, sử dụng đối với trường hợp ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án. - Khoá sổ kế toán, sắp xếp và phân loại hồ sơ, tài liệu để phục vụ cho công tác quyết toán vốn đầu tư. - Đối chiếu, xác nhận số vốn đã được thanh toán; đối chiếu công nợ, tài sản đã chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đầu tư đã cấp phát đối với dự án trong phạm vi quản lý của mình; nhận xét, đánh giá, kiến nghị với đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về chấp hành trình tự xây dựng cơ bản, chấp hành định mức đơn giá và các chính sách chế độ theo quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư dự án. 3.2.1. Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Cơ quam thẩm tra quyết toán vốn đầu tư: - Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm ra quyết toán vốn đầu tư đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A; - Các dự án còn lại: người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư quyết định đơn vị chức năng trực thuộc chủ trì tổ chức thẩm tra đối với dự án trung ương quản lý; Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra đối với dự án địa phương do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; phòng Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra đối với dự án cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý; Các dự án còn lại, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của tổ chức thẩm tra. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ tư vấn thực hiện việc thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Thành phần tổ tư vấn thẩm tra gồm thành viên của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng có liên quan. Sau khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án theo nội dung, mẫu biểu quy định; chủ đầu tư có văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán kèm theo báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành. Riêng đối với báo cáo quyết toán các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước tổ chức kiểm tra để xác định số liệu quyết toán vốn đầu tư gửi về Bộ Tài chính kèm theo 130 văn bản đề nghị phê duyệt quyết toán. Trường hợp phát hiện sai sót, yêu cầu chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ trước khi có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra phê duyệt quyết toán. Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô của dự án và bộ máy chuyên môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể quyết định một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán sau đây: Thứ nhất, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc có đủ năng lực để trực tiếp thẩm tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Thứ hai, thuê tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Khi được người có thẩm quyền cho phép thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án, chủ đầu tư lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để triển khai thực hiện. Việc lựa chọn tổ chức kiểm toán theo quy định của quy chế đấu thầu. Căn cứ kết quả kiểm toán và kết quả thẩm tra, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án để trình người có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị chủ trì thẩm tra, kiểm tra quyết toán và tổ chức kiểm toán độc lập phải thực hiện thẩm tra (kiểm tra, kiểm toán) và lập báo cáo kết quả thẩm tra (kết quả kiểm tra, kiểm toán) quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo trình tự và nội dung cụ thể như sau: Một là, đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành: - Thẩm tra hồ sơ pháp lý bao gồm việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng, việc chấp hành quy chế đấu thầu, tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký. - Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án theo cơ cấu nguồn được xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. - Thẩm tra chi phí đầu tư: đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với dự toán được duyệt, giá trúng thầu được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, giá trị phát sinh nếu có; thẩm tra các khoản chi phí khác chi tiết từng nhóm loại, từng khoản mục, từng khoản chi phí. - Thẩm tra chi phí đầu tthiệt hại không tính vào giá trị tài sản. - Thẩm tra việc xác định số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư chi tiết theo nhóm, loại thuộc tài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo chi phí thực tế và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng. - Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng. - Nhận xét đánh giá, kiến nghị về việc chấp hành quy chế của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; về công tác quản lý chi phí đầu tư, tài sản đầu tư của dự án đối với chủ đầu tư; về việc trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án; về giá trị quyết toán vốn đầu tư; về xử lý các vấn đề có liên quan. 131 Hai là, đối với dự án quy hoạch và chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền gồm: Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án; nguồn vốn đầu tư thực hiện; chi phí đầu tư thực hiện chi tiết từng nhóm loại, từng khoản mục chi phí, từng khoản chi phí phát sinh; tình hình công nợ của dự án; số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư nếu có. 3.2.3. Thẩm quyền phê duyệt và thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Căn cứ báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được quy định như sau: - Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương của các đoan thể, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quyết toán các dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn NSNN; ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt qyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. - Các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành bao gồm: thời gian lập báo cáo quyết toán tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng; thời gian kiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực; thời gian kiểm tra, thẩm tra và phê duyệt quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư được quy định như sau: - Dự án quốc gia quan trọng: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư không quá 12 tháng, kiểm toán không quá 10 tháng, thẩm tra và phê dyệt quyết toán không quá 10 tháng. - Dự án nhóm A: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư không quá 12tháng, kiểm toán không quá 8 tháng, thẩm tra và phê duyệt quyết toán không quá 7 tháng. - Dự án nhóm B: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư không quá 9 tháng, kiểm toán không quá 6 tháng, thẩm tra và phê dyệt quyết toán không quá 5 tháng. - Dự án nhóm C: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư không quá 6 tháng, kiểm toán không quá 4 tháng, thẩm tra và phê duyệt quyết toán không quá 4 tháng. - Dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng: Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư không quá 3 tháng, thẩm tra và phê duyệt quyết toán không quá 3 tháng - Dự án thuộc cấp xã: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư không quá 2 tháng; chậm nhất sau 1 tháng, Bộ máy quản lý tài chính ngân sách của xã phải hoàn thành công tác thẩm tra báo cáo quyết toán để trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt. III. Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN 1. Quản lý chi đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc đầu tư thành lập các doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ tài chính từ NSNN cho các doanh nghiệp Nhà nước 132 thuộc lĩnh vực, ngành nghề cần thiết nhằm thực hiện vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế quốc dân của Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập mới ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau: - Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; - Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; - Ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; - Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được NSNN đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định quy định cho ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh nếu có. Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền, toàn bộ hoặc một phần nhu cầu vốn điều lệ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước được NSNN cấp phát một lần khi mới thành lập. Mức vốn NSNN cấp khi thành lập doanh nghiệp được xác định căn cứ vào loại hình doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mức vốn pháp định quy định cho ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh, vốn điều lệ của doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền. Ngoài vốn NSNN cấp ban đầu, doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Doanh nghiệp Nhà nước có nghĩa vụ nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi có sự thay đổi về vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố công khai vốn điều lệ mới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trường hợp vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định của ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh thì cơ quan cấp có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp phải có kế hoạch cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp hoặc giảm ngành nghề cho doanh nghiệp hoặc quyết định phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản doanh nghiệp. Việc cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện hàng năm. Hàng năm, trong thời gian lập dự toán NSNN, căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch thu chi tài chính của doanh nghiệp; các doanh nghiệp Nhà nước lập nhu cầu cấp bổ sung vốn từ NSNN gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp đưa vào dự toán NSNN. Căn cứ vào nguồn vốn cấp bổ sung cho các doanh nghiệp Nhà nước bố trí trong dự toán NSNN được Quốc hội thông qua và hướng dẫn của Bộ Tài chính, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị cấp vốn bổ sung của các doanh nghiệp và trình cấp có thẩm quyền quyết định mức cấp vốn bổ sung cho các doanh nghiệp Nhà nước. 2. Quản lý chi trợ cấp tài chính và trợ giá đối với doanh nghiệp 133 Đối tượng được chi trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm từ NSNN là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước. Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước được xét trợ cấp hoặc trợ giá từ NSNN phải đảm bảo các điều kiện sau: - Được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước; - Mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục trợ cấp, trợ giá; - Đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc đặt hàng của Nhà nước; - Mức trợ cấp, trợ giá phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định; - Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tài chính và thu nộp NSNN. Hàng năm, căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ Nhà nước giao; các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, trong đó có kế hoạch trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính đồng cấp. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách hàng năm được duyệt, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm thẩm tra và trình cơ quan cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm đối với từng doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm hàng năm đã được phê duyệt, cơ quan tài chính tạm cấp cho doanh nghiệp 70% số trợ cấp, trợ giá theo tiến độ thực hiện kế hoạch. Kết thúc toàn bộ công việc hoặc kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước trợ cấp, trợ giá với cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng và cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện về số lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội của sản phẩm hoặc dịch vụ được trợ cấp, trợ giá: - Nếu doanh nghiệp không đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch thì cơ quan tài chính sau khi trao đổi với cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng sẽ quyết định thu hồi số tiền chi không đem lại hiệu quả và số tiền thừa nộp NSNN hoặc chuyển thành khoản cấp phát năm sau; - Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch mà vẫn còn thiếu thì cơ quan tài chính cấp phát bổ sung số còn thiếu trong kế hoạch dự toán được duyệt; - Các trường hợp có biến động về giá và nhiệm vụ đột xuất ngoài kế hoạch được giao thì cơ quan tài chính cùng cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trong tổng mức trợ cấp đã bố trí trong kế hoạch hoặc đưa vào dự toán năm sau. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, năm 2007 2. Hướng dẫn xây dựng và thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn - MTEF, Bộ Tài chính - Dự án VIE/96/028, năm 2001 3. Đổi mới chi tiêu công cộng ở Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc - Bộ Tài chính, năm 2003 4. Đánh giá và quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Những kết quả về lý luận và thực tiễn, Dự án VIE/96/028, năm 2003 5. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, năm 2008 6. Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả, Jody Zall Kusek và Ray C.Rist, NXB Văn hóa – Thông tin, năm 2005 135 Chương 6: Quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NSNN 1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước Chi tiêu của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình thức. Trong quản lý NSNN ta hiện nay người ta chủ yếu phân loại nội dung chi của nó theo một số nhóm lớn, như: chi đầu tư phát triển, chi thườngxuyên, chi trả nợ, chi viện trợ và chi khác. Chi th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mon_hoc_quan_ly_tai_chinh_cong.pdf
Tài liệu liên quan