Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán - Lê Văn Luyện

Kết cấu chương trình

Chương 1: Tổng quan về kiểm toán

Chương 2: Hệ thống kiểm soát nội bộ

Chương 3: Các khái niệm cơ bản trong kiểm

toán

Chương 4: Phương pháp kiểm toán và kỹ

thuật chọn mẫu trong kiểm toán

Chương 5: Quy trình kiểm toán và báo cáo

kiểm toán

pdf179 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn Lý thuyết kiểm toán - Lê Văn Luyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát (CR) Cao Trung bình Thấp CaoTrung bình Thấp nhất Thấp Thấp Trung bình Trung bình Cao Cao nhất 136 5. Bằng chứng kiểm toán (Audit evidence) 5.1 Khái niệm & phân loại a. Khái niệm “Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu được kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán”. => Như vậy bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, và thực chất của giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán. 137 b. Phân loại - Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: + Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp + Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan hoặc không liên quan): đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, đối tác của đơn vị được kiểm toán, những người khác + Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng + Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán - Phân loại theo hình thức biểu hiện: + Bằng chứng vật chất + Bằng chứng tài liệu + Bằng chứng lời nói 138 5.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán. a. Tính thích hợp. (Competence) - Là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. - Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: + Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán + Dạng của bằng chứng kiểm toán + Hệ thống kiểm soát nội bộ 139 b. Tính đầy đủ (Sufficiency): - Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chững mà kiểm toán viên phải thu thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của mình. Bao nhiêu là đủ ??? ---> Đủ “có tính thuyết phục hơn là có tính kết luận chính xác”. - Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về tính đầy đủ: + Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán + Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán + Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán 140 5.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật sau đây: 1- Kiểm tra đối chiếu 2- Quan sát 3- Xác nhận 4- Phỏng vấn 5- Tính toán 6- Phân tích 141 a. Kiểm tra đối chiếu - Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật chất đó. - Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại: Kiểm tra vật chất Kiểm tra tài liệu 142 * Kiểm tra vật chất (physical inspection): - KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quĩ. Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá. - Cung cấp bằng chứng vật chất => có độ tin cậy cao, + Nhược điểm: „ Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không cho biết về: „ Quyền sở hữu và „ Giá trị của chúng. => Vì vậy kiểm kê vật chất phải đi kèm với các bằng chững khác để xác định quyền sở hữu và giá trị của các tài sản. 143 * Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection): - Là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao gồm: + Chứng từ với sổ kế toán + Sổ kế toán với báo cáo kế toán + Các báo cáo kế toán với nhau + Đối chiếu kỳ này với kỳ trước 144 b. Quan sát. - Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ. “Thử nghiệm kiểm soát” - Ưu: các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực tiếp, khách quan, đáng tin cậy - Nhược: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy. 145 c. Xác nhận - Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán VD: Xác nhận về số dư tiền gửi tại NH, về số dư các khoản phải thu, phải trả... - Có 2 cách xác nhận: + Bên thứ 3 gửi thư xác nhận bằng văn bản + Bên thứ 3 chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là thông tin trái ngược - Bằng chứng thu thập sẽ rất có giá trị nếu đảm bảo được các yêu cầu: + Xác nhận bằng văn bản + Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác nhận -> KTV cần đề phòng: các thông tin xác nhận bị DN đạo diễn 146 d. Phỏng vấn. - Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán. - KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi: hỏi gì? hỏi ntn -> tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn - Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1 người - Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt. 147 e. Tính toán - Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép tính trên các sổ sách, chứng từ kế toán hoặc các bảng biểu kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác số học.. VD: Tính lãi đi vay, thu lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế - Các bằng chứng đáng tin cậy. Cần chú ý kiểm tra hệ thống xử lý thông tin trên máy, các nhân viên có can thiệp được vào hay không. 148 f. Phân tích - Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính, chẳng hạn: + So sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính kỳ truớc + So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán + So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành. + Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ + Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính => Trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề không hợp lý, không bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản chất. 149 5.4. Xét đoán bằng chứng kiểm toán. - Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng: + Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời nói + Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp + Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán. + Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp. + Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các bằng chứng đơn lẻ. * Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó 150 5.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt - ý kiến của các chuyên gia - Thư giải trình của các nhà quản lý - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác - Bằng chứng về các bên hữu quan 151 6. Doanh nghiệp hoạt động liên tục * Khái niệm: “Doanh nghiệp được gọi là hoạt động liên tục nếu nó không có ý định hoặc không bị yếu tố tác động khiến doanh nghiệp phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động hoặc phải ngừng hoạt động trong tương lai gần”. 152 * Trách nhiệm của KTV - Nếu trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động không liên tục thì phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh, xác nhận, tránh để ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ 3 - Vì khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, các BCTC được lập ra là vô nghĩa, giá trị của tài sản không còn như được thể hiện trên BCTC. KTV phải quan tâm đến những sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC 153 7. Hồ sơ kiểm toán (Audit working paper) 7.1. Khái niệm và chức năng * Khái niệm: “Hồ sơ kiểm toán là dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của kiểm toán viên, về các bằng chứng thu thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và làm cơ sở cho ý kiến của kiểm ktoán viên trên báo cáo kiểm toán.” 154 * Chức năng: - Phục vụ cho việc phân công và phối hợp công việc kiểm toán - Làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công việc của các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán. - Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán - Là cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán - Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau 155 7.2. Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán - Phải có đề mục rõ ràng để nhận dạng, phân biệt dễ dàng cho từng cuộc kiểm toán, từng khoản mục, nội dung được kiểm toán. - Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên - Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng - Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác, thích hợp - Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng - Hồ sơ kiểm toán phải được sắp xếp 1 cách khoa học 156 Ch−¬ng 4 Phương pháp kiểm toán & Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 1. Phương pháp kiểm toán: - C¬ së hình thμnh c¸c ph−¬ng ph¸p kiÓm to¸n - Có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phương pháp kiểm toán. - Theo quan điểm của kiểm toán hiện đại thì trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng HAI phương pháp kiểm toán sau đây: ™ Phương pháp Kiểm toán hệ thống ™ Phương pháp kiểm toán cơ bản 157 1.1 Phương pháp Kiểm toán hệ thống 1.1.1 Khái niệm: - Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả và thích hợp của ICS của đơn vị được kiểm toán. - Hay, KTV tiếp cận theo hệ thống ICS để từ đó xây dựng các thủ tục kiểm toán. - Thực chất của phương pháp này là KTV tìm hiểu, đánh giá ICS của đơn vị, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu, khoanh vùng rủi ro, xác định trọng tâm, phương hướng kiểm toán. 158 „ Mục tiêu nghiên cứu, đnáh giá ICS của KTV là đánh giá mức độ CR để lựa chọn các kỹ thuật và phạm vi kiểm toán thích hợp. „ Sau khi nghiên cứu ICS, KTV phải trả lời được câu hỏi “Liệu công việc kiểm toán tiếp theo có thể dựa vào ICS hay không? Mức độ thoả mãn về kiểm soát trong từng trường hợp cụ thể? „ Tuỳ thuộc mức độ thoả mãn về kiểm soát để tiến hành các thử nghiệm và kiểm tra có dựa vào các quy chế kiểm soát của DN hay không 159 1.1.2 Nội dung của PPKT hệ thống: Bước 1. Khảo sát và mô tả hệ thống: - Là việc xem xét ICS của đơn vị được kiểm toán căn cứ vào các văn bản qui định về qui trình nghiệp vụ của đơn vị, quan sát tận mắt các quy trình nghịêp vụ, thông qua trao đổi, phỏng vấn các nhân viên - Mô tả hệ thống là sử dụng lưu đồ hoặc bảng tường thuật để phác thảo ICS của đơn vị 160 Mô tả hệ thống bao gồm 4 nội dung sau đây: (1). Nắm vững và mô tả rõ ràng, chi tiết qui trình nghiệp vụ hiện hành được qui định (bằng văn bản) (2). Kết quả quan sát quy trình nghiệp vụ đang được vận hành (3). So sánh giữa qui trình nghiệp vụ đã được qui định với qui trình nghiệp vụ diễn ra trong thực tế (4). Chỉ ra những khác biệt và phân tích những nguyên nhân của sự khác biệt 161 Bước 2. Xác nhận hệ thống: Là lấy ý kiến xác nhận của những người quản lý về hệ thống KSNB mà KTV đã mô tả sau khi kiểm tra đánh giá tính hiệu lực của ICS trong thực tế: kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế. - Những điểm thống nhất và chưa thống nhất - Khảo sát bổ sung về những vấn đề chưa thống nhất - Ý kiến của người quản lý đơn vị về những vấn đề chưa thống nhất - Lập biên bản làm việc giữa kiểm toán viên với người quản lý 162 Bước 3. Phân tích hệ thống: Là việc đánh giá tính hiệu quả (thích hợp) của ICS của đơn vị được kiểm toán thông qua việc phân tích những ưu, nhược điểm của ICS. Chỉ ra những chốt kiểm soát còn thiếu, yếu; những rủi ro tiềm ẩn chưa được kiểm soát phát hiện 163 - Có 4 bước trong phân tích hệ thống: (1). Hình dung qui trình nghiệp vụ lý tưởng (tốt nhất) về nghiệp vụ đang được kiểm toán. (Tính lý tưởng phụ thuộc kiến thức, trình độ, am hiểu và kinh nghiệm của KTV) (2). Xem xét qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị được kiểm toán. (Qui trình nghiệp vụ hiện tại được thể hiện bằng văn bản là các chế độ và thực tế qui trình xử lý nghiệp vụ của đơn vị.) (3). So sánh qui trình nghiệp vụ hiện tại với qui trình nghiệp vụ lý tưởng. (4). Tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, yếu của đơn vị được kiểm toán, vùng tiềm ẩn rủi ro trong qui trình. 164 1.1.3 Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán hệ thống: - Ưu điểm: + Chi phí thấp + Xét đến các rủi ro có thể phát sinh trong mối quan hệ giữa các mảng nghiệp vụ, các hoạt động với nhau -> cung cấp cái nhìn hệ thống + Mang tính định hướng tương lai - Nhược điểm: + Không nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề được kiểm toán + AR cao 165 1.2 Phương pháp kiểm toán cơ bản 1.2.1 Khái niệm: Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán và xử lý thông tin cung cấp - Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm (thử nghiệm cơ bản), các đánh giá đều dựa vào các số liệu, các thông tin trên BCTC và hệ thống kế toán của đơn vị -> thử nghiệm theo số liệu. 166 1.2.2 Nội dung của PPKT cơ bản: (1) Phân tích tổng quát: + Thời điểm: Được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi hoàn tất kiểm toán. + Tác dụng: Cho phép KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, phát hiện những điều không hợp lý, những điều bất bình thường, những biến động lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán. + Nội dung phân tích: 167 (2) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK a. Nội dung: - KTV kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc 1 số (trên cơ sở chọn mẫu) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay số dư tài khoản - Xem xét, đánh giá mức độ chính xác, hoặc tính hợp pháp hợp lệ của các nghiệp vụ 168 b. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ * Mục đích của kiểm tra nghiệp vụ: + Nghiệp vụ có được phê chuẩn đúng đắn không (trong phát sinh và hoàn thành) + Nghiệp vụ có được ghi sổ theo đúng trình tự và chính xác vào các sổ sách kế toán không * Cách thức: + Chọn (xác định) nghiệp vụ cần kiểm tra + Kiểm tra chứng từ kế toán (nội dung có phù hợp chế độ kế toán, chế độ quản lý?) + Tính toán số liệu + Xác định TK đối ứng + Thực tế vào sổ kế toán: đúng số tiền, ngày tháng, bản chất nghiệp vụ 169 * Mục đích kiểm tra số dư TK: Đánh giá tính có thật và độ chính xác của số dư TK trên bảng Cân đối tài khoản, Cân đối kế toán * Cách thức: + Xác định những TK cần kiểm tra + Đánh giá số dư: „ Có thật: Lấy xác nhận số dư từ bên thứ 3 „ Đúng về giá trị + Số dư là kết quả của quá trình hạch toán nhiều nghiệp vụ -> phải kiểm tra xem có đầy đủ chứng từ, hạch toán có chính xác không -> số dư chính xác? c. Kiểm tra số dư tài khoản 170 1.2.3 Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán cơ bản: * Ưu điểm: + Nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề cần được kiểm toán + Giảm thấp AR * Nhược điểm: - Rất tốn kém - Không xét đến các rủi ro có thể xảy ra do mối liên hệ giữa các mảng hoạt động khác nhau (thiếu tính hệ thống), do đó, không rút ra được kết luận về tổng thể hoạt động. - Định hướng vào quá khứ 171 Hai phương pháp kiểm toán có quan hệ bổ sung cho nhau, và trên thực tế KTV áp dụng phối hợp cả hai. Vấn đề là mức độ sử dụng mỗi phương pháp là bao nhiêu -> Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể 172 1.3 Mối quan hệ giữa hai phương pháp kiểm toán Hai phương pháp kiểm toán có quan hệ bổ sung cho nhau, và trên thực tế KTV áp dụng phối hợp cả hai. Vấn đề là mức độ sử dụng mỗi phương pháp là bao nhiêu -> Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể 173 1.3.1 Mức độ thoả mãn của KTV về ICS và việc vận dụng các phương pháp kiểm toán Liệu có dựa vào ICS ??? Nghiên cứu môi trường kiểm soát Mạnh Yếu Phân tích qui trình nghiệp vụ Phân tích rủi ro kiểm soát. M. độ thoả mãn cao Mức độ thoả mãn thấp Tìm hiểu tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát trên thực tế Cao (chấp nhận được) Thấp P.P KT cơ bản phạm vi rất rộng P.P KT cơ bản Phạm vi rộng P.P KT cơ bản Phạm vi tương đối rộng Thử nghiệm số liệu ở mức độ vừa Tiến hành kiểm toán bình thường Kỹ thuật chọn mẫu Q u i t r ì n h K T b ì n h t h ư ờ n g 174 1.3.2 Mối quan hệ phương pháp kiểm toán, chi phí kiểm toán và độ chính xác thông tin (rủi ro kiểm toán) KT hệ thống Thủ tục phân tích Kiểm toán cơ bản Chi phí kiểm toán (AR = 0) 100% *** Độ chính xác thông tin (AR) 0 175 - Nếu chỉ dừng ở kiểm toán hệ thống và thủ tục phân tích -> Không bao giờ vượt qua ngưỡng giới hạn “***” về độ chính xác và rủi ro. Nhưng khi thử nghiệm số liệu, liên quan đến chi phí kiểm toán. - Tuy nhiên đó là cần thiết để vượt qua ngưỡng giới hạn (về độ chính xác) 176 2.1. Khái niệm và sự cần thiết. 2.2. Rủi ro chọn mẫu 2.3. Các phương pháp lấy mẫu 2.4. Kỹ thuật phân tổ 2.5. Qui trình lấy và đánh giá mẫu 2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán (Sampling) 177 2.1. Khái niệm và sự cần thiết. “Là việc lựa chọn ra một số phẩn tử gọi là mẫu từ 1 tập hợp các phân tử gọi là tổng thể, để nghiên cứu và đánh giá mẫu, sau đó dùng các đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về đặc trưng của toàn bộ tổng thể”. => Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê. 178 2.2. Rủi ro trong chọn mẫu - Tổng thể: phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán riêng biệt - Mẫu: phải đại diện cho tổng thể, nếu không đại diện -> Rủi ro chọn mẫu - Rủi ro: + Do chọn mẫu không đại diện cho tổng thể, do đánh giá của KTV phụ thuộc phần lớn vào phương pháp chọn mẫu + Phụ thuộc vào kích cỡ (qui mô) mẫu + Phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu + Phụ thuộc việc xác định tổng thể một các chính xác - Rủi ro chọn mẫu có HAI xu hướng: + Đánh giá rủi ro > rủi ro thực tế: SD nhiều mẫu-> tăng chi phí + Đánh giá rủi ro SD ít mẫu rủi ro kiểm toán cao 179 2.3. Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán Kỹ thuật chọn mẫu = nghệ thuật của KTV Chọn mẫu phi thống kê Chọn mẫu thống kê - Chọn theo bảng số ngẫu nhiên (Bảng số được xây dựng trước) - Chọn ngẫu nhiên có tính hệ thống - Chọn mẫu theo chương trình máy tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mon_ly_thuyet_kiem_toan_le_van_luyen.pdf
Tài liệu liên quan