Bài giảng Môn marketing căn bản: chương 1-Tổng quan về marketing

Các mức độ của sức cầu và nhiệm vụ của marketer:

Cầu âm - Marketer nên phân tích, tìm hiểu lý do tại sao để ra quyết định có nên đầu tư vào marketing nữa hay không.

Cầu bằng không - Marketer nên tìm phương cách kết nối những lợi ích sản phẩm với nhu cầu và lợi ích của họ.

Cầu tiềm ẩn - Marketer phải phát hiện ra và triển khai sản phẩm

Cầu không đều đặn - Marketer cần tìm phương pháp thay đổi động thái mua sắm của khách hàng.

Cầu đầy đủ - Marketer nên duy trì.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài giảng Môn marketing căn bản: chương 1-Tổng quan về marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN MARKETING CĂN BẢN SV: Nguyễn Chí Cường TRƯỜNG: CĐ CN CAO SU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MARKETING Marketing xuất hiện từ những năm đầu của TK XX ở Mỹ Bắt đầu phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1932, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai. Marketing đã được các giáo sư giảng dạy đầu tiên tại các trường đại học của Mỹ Tóm lại, quá trình phát triển marketing trải qua rất nhiều giai đoạn, marketing đã trở thành một hệ thống vững chắc góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Ở VIỆT NAM MARKETING CÓ TỪ KHI NÀO ??? CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MARKETING Nhu cầu (Need) Mong muốn (Want) Lượng cầu (Demand) Trao đổi (Exchange) Giao dịch (Transaction) Thị trường (Market) Giá trị và sự thỏa mãn (Values and satisfaction) Marketing là gì? NHU CẦU (Need) Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu gồm có: Nhu cầu hiện tại. Nhu cầu tiềm tàng: + Đã xuất hiện nhưng chưa được đáp ứng + Chưa xuất hiện, bản thân người tiêu dùng chưa biết đến. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nhu cầu không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Có hai hướng giải quyết: bắt tay vào làm để tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng kìm chế nó. MONG MUỐN (Want) Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể. VÍ DỤ Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bằng lực lượng và các định chế xã hội như nhà thờ, trường học, gia đình và các công ty kinh doanh… LƯỢNG CẦU (Demand) Lượng cầu là mong muốn có được sản phẩm cụ thể được kèm theo điều kiện khả năng thanh toán và thái độ sẵn sàng mua chúng. Ví dụ minh họa Các mức độ của sức cầu và nhiệm vụ của marketer: Cầu âm - Marketer nên phân tích, tìm hiểu lý do tại sao để ra quyết định có nên đầu tư vào marketing nữa hay không. Cầu bằng không - Marketer nên tìm phương cách kết nối những lợi ích sản phẩm với nhu cầu và lợi ích của họ. Cầu tiềm ẩn - Marketer phải phát hiện ra và triển khai sản phẩm Cầu không đều đặn - Marketer cần tìm phương pháp thay đổi động thái mua sắm của khách hàng. Cầu đầy đủ - Marketer nên duy trì. TRAO ĐỔI (Exchange) Trao đổi là một hành động tiếp nhận từ một người nào đó thứ mà mình mong muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì đó. Trao đổi chỉ xảy ra khi thỏa mãn 5 điều kiện sau: Ít nhất phải có hai bên. Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị với bên kia. Mỗi bên phải có khả năng thực hiện lưu thông và cung cấp hàng hóa. Mỗi bên đều có quyền chấp nhận hay khước từ. Mỗi bên đều mong muốn giao dịch với đối tác. GIAO DỊCH (Transaction) Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên. VÍ DỤ THỊ TRƯỜNG (Market) Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Quy mô thị trường phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm, và sẵn sàng đem lại những tài nguyên đó để đổi lấy cái họ muốn. Giá trị và sự thỏa mãn (values and satisfaction) Giá trị là tập hợp những lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu. Giá trị được cụ thể hóa thông qua sản phẩm, dịch vụ, thông tin, và kinh nghiệm. Giá trị được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích và chi phí MARKETING LÀ GÌ? Theo Phillip Kotler: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.” Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là một quá trình hoạch định, thực hiện và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội.” MARKETING LÀ GÌ? TÓM LẠI: Marketing là tổng thể các hoạt động của con người. Đáp ứng hay thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường. Đạt được mục tiêu, lợi nhuận thông qua tiến trình trao đổi hàng hóa. CÁC QUAN ĐIỂM CÁCH TIẾP CẬN THỰC HIỆN MARKETING Có 5 quan điểm định hướng marketing mà các tổ chức thường vận dụng trong hoạt động marketing của mình: Quan điểm sản xuất Quan điểm sản phẩm Quan điểm bán hàng Quan điểm marketing Quan điểm marketing đạo đức – xã hội PHÂN LOẠI MARKETING Macro – Marketing: ứng dụng cho các hệ thống lớn Micro – Marketing: ứng dụng trong những hệ thống nhỏ Hoặc có thể phân loại Marketing thành 2 nhóm: Lĩnh vực kinh doanh (Business Marketing) Phi kinh doanh (Non Business Marketing) Marketing công nghiệp (Industrial Marketing) Marketing thương mại (Trade Marketing) Marketing trong nước ( Domestic Marketing) Marketing quốc tế (International Marketing) Marketing xuất khẩu (Export Marketing) Marketing nhập khẩu (Import Marketing) Marketing tư liệu sản xuất ( Mean of Production Marketing)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_1_tong_quan_ve_marketing_8307.ppt
Tài liệu liên quan