Bài giảng Pháp luật bảo hiểm tài sản trong kinh doanh - Bài 2: Giới thiệu chung về pháp luật bảo hiểm tài sản - Nguyễn Thị Thủy

I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM:

1- Khái niệm:

 BHTS là loại hình bảo hiểm, theo đó DNBH tiến hành thu phí bảo hiểm theo tỷ lệ % trên giá trị của tài sản bảo hiểm và cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 09/05/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật bảo hiểm tài sản trong kinh doanh - Bài 2: Giới thiệu chung về pháp luật bảo hiểm tài sản - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PL BẢO HIỂM TÀI SẢN I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1- Khái niệm: BHTS là loại hình bảo hiểm, theo đó DNBH tiến hành thu phí bảo hiểm theo tỷ lệ % trên giá trị của tài sản bảo hiểm và cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. 2- ĐẶC ĐIỂM Đối tượng bảo hiểm là tài sản bao gồm: vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản. Bên mua bảo hiểm phải chứng minh được quyền lợi được bảo hiểm. Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường. Trách nhiệm trả tiền bồi thường của DNBH giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản được BH tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất. Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ % trên giá trị của TSBH. Trách nhiệm trả tiền bồi thường bảo hiểm của DNBH phát sinh khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Trong BHTS việc áp dụng chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là bắt buộc. 3- Các loại hình BHTS. Bảo hiểm vật chất xe; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thiệt hại công trình; Bảo hiểm trộm cắp. Tình huống. Ông A mua bảo hiểm vật chất xe cho chiếc xe của mình tại DNBH B. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/02/2016, thời hạn hợp đồng là 1 năm, giá trị chiếc xe tại thời điểm mua bảo hiểm là 2 tỷ VND. Ông A mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị chiếc xe. Ngày 05/04/2016, A đang lưu thông xe trên đường thì bị C tông phải. Theo kết quả giám định xe của A hư hỏng 30% giá trị. Ngay sau khi thiệt hại xảy ra, A đã hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi đến DNBH B để yêu cầu bồi thường. Hỏi: DNBH B có phải bồi thường thiệt hại cho ông A không? Vì sao? Số tiền mà DNBH phải bồi thường (nếu ông A được bồi thường) là bao nhiêu? Vì sao? Hợp đồng bảo hiểm trên vẫn tiếp tục có hiệu lực pháp lý hay kết thúc hiệu lực pháp lý? Vì sao? Câu hỏi gợi ý: Theo anh chị, giá trị tài sản khi thỏa thuận giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý gì? Vì sao? Căn cứ để DNBH bồi thường là giá của chiếc xe tại thời điểm giao kết HĐBH hay giá tại thời điểm xảy ra rủi ro? Tại sao? Sau khi bồi thường, DNBH có được quyền đòi lại số tiền mà mình đã bồi thường từ người gây ra thiệt hại là ông C không? Vì sao? A – NGƯỜI MUA BH B - NGƯỜI BH A-B: HĐBH: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO THỎA THUẬN TRONG HĐBH C – NGƯỜI GÂY THIỆT HẠI A – NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI A- C QUAN HỆ BTTH NGOÀI HĐ 4- Một số quy định của PL VỀ HĐBHTS HĐBH tài sản trên giá trị. HĐBH tài sản dưới giá trị. HĐBH trùng . Hình thức bồi thường. a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại; b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; c) Trả tiền bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm. TRÁCH NHIỆM CHUYỂN QUYỀN YÊU CẦU ĐÒI BỒI HOÀN. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất . Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm. Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_phap_luat_bao_hiem_tai_san_trong_kinh_doanh_bai_2.ppt