Bài giảng Pháp luật bảo hiểm tài sản trong kinh doanh - Bài 3: Các chuyên đề - Nguyễn Thị Thủy

Tình huống 1.

 Ông Khang là chủ sở hữu căn hộ trị giá 3 tỉ đồng tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Ông đưa ra yêu cầu bảo hiểm cháy nổ cho căn hộ trên với số tiền bảo hiểm là 4 tỉ đồng. Mặt khác do ở chung cư, e ngại khả năng thiệt hại dây chuyền, nên ông đề nghị mua bảo hiểm luôn cho căn hộ bên cạnh.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 09/05/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật bảo hiểm tài sản trong kinh doanh - Bài 3: Các chuyên đề - Nguyễn Thị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: CÁC CHUYÊN ĐỀ 1- QUY ĐỊNH PL VỀ BỒI THƯỜNG TRONG BHTS. 2- VẤN ĐỀ BẢO HIỂM TRÙNG TRONG BHTS. 3- CHUYỂN YÊU CẦU ĐÒI BỒI HOÀN Tình huống 1. Ông Khang là chủ sở hữu căn hộ trị giá 3 tỉ đồng tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Ông đưa ra yêu cầu bảo hiểm cháy nổ cho căn hộ trên với số tiền bảo hiểm là 4 tỉ đồng. Mặt khác do ở chung cư, e ngại khả năng thiệt hại dây chuyền, nên ông đề nghị mua bảo hiểm luôn cho căn hộ bên cạnh. Câu hỏi: - Doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở để giao kết bảo hiểm theo những yêu cầu của ông Khang không? Trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm thì việc bồi thường bảo hiểm sẽ giải quyết ra sao? Nếu thiệt hại xảy ra là do con ông Khang bất cẩn gây chập điện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường bảo hiểm không? Giải thích? Tình huống 2. A mua bảo hiểm tài sản cho chiếc tàu đánh cá của mình tại hai công ty bảo hiểm B và C. Hợp đồng bảo hiểm mua tại B có ghi số tiền bảo hiểm là 3 tỷ đồng trong khi hợp đồng bảo hiểm mua tại C ghi số tiền bảo hiểm là 2 tỷ đồng. Giá trị của chiếc tàu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với B là 6 tỷ đồng trong khi do biến động của thị trường, giá trị của chiếc tàu khi mua bảo hiểm với C chỉ là 5 tỷ đồng. Sự kiện bảo hiểm làm hư hỏng toàn bộ chiếc tàu xảy ra trong thời hạn bảo hiểm của cả hai hợp đồng bảo hiểm. Vào thời điểm đó, giá thị trường của chiếc tàu là 4,5 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, anh chị cho hãy cho biết cách thức bồi thường trong quan hệ bảo hiểm trên? A sẽ được bồi thường bảo hiểm là bao nhiêu? Giải thích? Tình huống 3. Doanh nghiệp bảo hiểm A mua bảo hiểm cháy cho kho hàng trị giá 10 tỷ đồng tại doanh nghiệp bảo hiểm B, ngày giao kết hợp đồng là ngày 2/12/2015, thời hạn hợp đồng là 1 năm, doanh nghiệp A mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị của kho hàng. Ngày 3/3/2016 doanh nghiệp tư nhân C đã mở một cây xăng kế ngay kho hàng của doanh nghiệp A. Ngày 24/4/2016 vì sơ suất nên doanh nghiệp tư nhân C làm cây xăng bốc cháy, kho hàng của doanh nghiệp A cũng bị bốc cháy, thiệt hại toàn bộ. Sau khi thiệt hại xảy ra, doanh nghiệp A đã tiến hành thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm B biết và hoàn tất thủ tục yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm B bồi thường. Sau khi xem xét hồ sơ và nguyên nhân xảy ra cháy, doanh nghiệp bảo hiểm B đã từ chối bồi thường vì cho rằng, trong thời gian bảo hiểm, doanh nghiệp A đã không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm B biết về sự kiện cây xăng được đặt ngay sát kho hàng. Yêu cầu: Bằng những quy định của Pháp luật kinh doanh bảo hiểm và lập luận của mình, anh (chị) hãy cho biết từ chối bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm B đối với doanh nghiệp A là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 4. Doanh nghiệp A muốn mua bảo hiểm cháy cho nhà xưởng sản xuất của mình trị giá 5 tỉ VNĐ. Doanh nghiệp A có thể mua bảo hiểm cho nhà xưởng đó: 1- Tại hai hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm với tổng giá trị hợp đồng là 5 tỉ VNĐ. 2- Tại hai hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm với tổng giá trị hợp đồng là 10 tỉ VNĐ. 3- Tại 01 doanh nghiệp bảo hiểm với tổng giá trị hợp đồng là 10tỉ VNĐ. Theo anh chị các trường hợp trên đây có cơ sở để thực hiện không? Vì sao? Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra thì nghĩa vụ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm trong từng trường hợp trên sẽ như thế nào? Tình huống 5. Công ty TNHH X ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ cho tài sản của mình là kho hàng vải sợi với Công ty bảo hiểm Y. Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2015. Ông B là giám đốc công ty X đồng thời là thành viên sở hữu 25% vốn điều lệ của công ty X. Ngày 25 tháng 3 năm 2016, Ông A (bố của B) vô ý làm cháy kho hàng vải sợi của Công ty trách nhiệm hữu hạn X. Sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Hội đồng thành viên Công ty TNHH X họp xem xét những đóng góp của B cho công ty, mối quan hệ cha con giữa Giám đốc B và A nên đã quyết định không yêu cầu A bồi thường cho công ty X. Mặt khác, Công ty TNHH X làm hồ sơ yêu cầu Công ty bảo hiểm Y bồi thường theo cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nhưng bị từ chối. Trong văn bản trả lời, Công ty bảo hiểm Y cho rằng lý do từ chối bồi thường là vì Công ty X từ chối không chuyển giao cho Công ty bảo hiểm Y quyền yêu cầu ông A bồi hoàn. Công ty X không đồng ý với quyết định này. Anh chị hãy cho biết: 1- Theo những dữ kiện nêu trên, việc từ chối bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm Y cho công ty X là đúng hay sai? Vì sao? 2- Giải quyết tranh chấp trên như thế nào? Ngày 25/01/2015, Công ty Bình Minh đã ký một hợp đồng bảo hiểm tàu biển với Công ty Cổ phần bảo hiểm X. Mức phí bảo hiểm là hơn 22,4 triệu/12 tháng, phạm vi bảo hiểm là thân tàu, trong điều kiện hoạt động đúng vùng tuyến quy định. Nếu bị tổn thất toàn bộ thì được bảo hiểm 3 tỷ đồng (trong đó có cả phí trục vớt). Thời hạn bảo hiểm là 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Ngày 03/03/2015, tàu BN 0425 của Công ty Bình Minh nhận hợp đồng chở 770 tấn quặng sắt của Công ty Hoàng Tiến từ Bến Vát (Hiệp Hòa - Bắc Giang) đến cảng Phòng Thành (Quảng Tây - Trung Quốc). Ngày 14/04/2015, tàu BN 0425 neo đậu tại cảng Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh. Khoảng 7h sáng 15/04/2015, sau khi làm xong các thủ tục và có giấy phép xuất bến, tàu BN 0425 xuất bến trong tình trạng tàu vận chuyển không quá tải, thuyền trưởng, máy trưởng đều đáp ứng các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên 1 trong số 6 thủy thủ không có tên trong danh sách thuyền viên đã đăng ký. Đến khoảng 14h cùng ngày thì tàu BN 0425 bị nạn do điều kiện bất khả kháng của thời tiết bất thường, lốc lớn làm tàu bị đắm. Công ty Bình Minh làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm nhưng bị công ty bảo hiểm X từ chối bồi thường với lý do công ty Bình Minh vi phạm qui định về thành phần thủy thủ trên tàu. Anh/ Chị hãy cho biết: 1- Thế nào là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm? Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, muốn biết cụ thể các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cần tham khảo các tài liệu nào?) 2- Việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm X là đúng hay sai? Vì sao? 3- Giải quyết vụ việc trên như thế nào?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_phap_luat_bao_hiem_tai_san_trong_kinh_doanh_bai_3.ppt
Tài liệu liên quan