Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

4.1. Những vấn đề chung trong hoạt động cho vay của NHTM

4.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay

4.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay

4.1.3. Đối tượng, thời hạn và mức cho vay

4.2. Các phương thức cho vay của NHTM

4.2.1. Các phương thức cho vay ngắn hạn

4.2.2. Các phương thức cho vay trung và dài hạn

4.3. Quản trị hoạt động cho vay

4.3.1. Xây dựng chính sách cho vay của ngân hàng

4.3.2. Thiết lập quy trình cho vay

4.3.3. Kiểm soát quy mô và cơ cấu các khoản cho vay

4.3.4. Kiểm soát những khoản cho vay có vấn đề

pdf64 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của NHTM 4.1. Những vấn đề chung trong hoạt động cho vay của NHTM 4.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay 4.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 4.1.3. Đối tượng, thời hạn và mức cho vay 4.2. Các phương thức cho vay của NHTM 4.2.1. Các phương thức cho vay ngắn hạn 4.2.2. Các phương thức cho vay trung và dài hạn Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của NHTM 4.3. Quản trị hoạt động cho vay 4.3.1. Xây dựng chính sách cho vay của ngân hàng 4.3.2. Thiết lập quy trình cho vay 4.3.3. Kiểm soát quy mô và cơ cấu các khoản cho vay 4.3.4. Kiểm soát những khoản cho vay có vấn đề 4.1. Những vấn đề chung trong hoạt động cho vay của NHTM 4.1.1. Khái niệm cho vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Quy chế cho vay của TCTD đối với KH)* 4.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3. Cho vay dựa trên phương án/dự án có hiệu quả.  Nguyên tắc cho vay 4.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, hợp lệ 3. Sản xuất KD phải có hiệu quả, hoặc phải có phương án trả nợ khả thi 4. Có khả năng TC đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết 5. Thực hiện các QĐ về bảo đảm tiền vay theo quy định  Điều kiện cho vay Bảo đảm tiền vay Là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tiền vay (tiếp)  Các loại tài sản bảo đảm Vai trò của bảo đảm tiền vay • Đối với người vay • Đối với người cho vay Tiêu chuẩn của tài sản bảo đảm Các hình thức bảo đảm tiền vay Cầm cố tài sản là việc KH vay, bên thứ ba (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho NHCTD để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Thế chấp tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHCTD và không chuyển giao tài sản đó cho NHCTD. Các bên có thể thoả thuận giao cho bên khác giữ tài sản thế chấp. Bảo lãnh là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với NHCV sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Khái niệm 4.1.3. Phân loại cho vay 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV  Đối tượng khách hàng vay Đối tượng khách hàng không được vay Những nhu cầu vốn không được cho vay 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được xác định kể từ khi khách hàng rút vốn cho đến khi KH trả hết nợ gốc và lãi (theo HĐTD). Căn cứ xác định: Cho vay ngắn hạn • Đặc điểm chu kỳ kinh doanh và kế hoạch sử dụng vốn của người vay • Khả năng trả nợ của người vay Cho vay trung và dài hạn • Thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư • Khả năng trả nợ của người vay • Tính chất nguồn vốn cho vay của ngân hàng • Thời gian hoạt động còn lại của pháp nhân 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV Mức, hạn mức cho vay Mức CV: là số tiền cho vay tối đa tại một thời điểm (đối với cho vay theo món) hoặc trong một thời kỳ nhất định (đối với cho vay theo dự án đầu tư) Hạn mức cho vay là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà NH và khách hàng đã thỏa thuận trong HĐTD (đối với cho vay theo hạn mức hoặc TD thấu chi) 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV Căn cứ xác định mức CV, hạn mức CV Nhu cầu vay vốn của người vay Khả năng nguồn vốn, giới hạn mức cho vay tối đa của TCTD. Giá trị TS thế chấp, cầm cố (nếu phải thế chấp TS). 1 2 3 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV Xác định mức cho vay  Xác định hạn mức CV Cách 1: HMTD = (Tổng nhu cầu VLĐ trkì KH/vòng quay VLĐ*) – VCSH tham gia – Các khoản vốn huy động khác Giải thích (*) Vòng quay VLĐ t+1 = {( Doanh thu thuần kỳ t) / (TSNH bình quân kỳ t )} ± % Mức điều chỉnh. Nhu cầu = Tổng nhu cầu vốn - Nguồn vốn - Các ngvốn vốn vay kinh doanh chủ sở hữu huy động ≠ 4.1.4. Đối tượng, thời hạn, mức CV Xác định hạn mức cho vay (tiếp) Cách 2: HMTD = Giá trị tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn phi ngân hàng (1) – Nguồn dài hạn có thể sử dụng (2) (1) Gồm: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả # (2) Là giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn (nợ, vốn chủ) tài trợ. 4.1.5. Phương pháp xác định lãi suất Lãi suất tín dụng (tháng /năm) = Lợi tức (tháng/năm) --------------- Tổng số tiền CV Khái niệm lãi suất Là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (lợi tức) thu được và tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. 4.1.5. Phương pháp xác định lãi suất Nguyên tắc xác định lãi suất • Căn cứ cung cầu vốn trên thị trường, • LSHĐ = Tỉ lệ LP + Lãi suất HĐ thực • LSCV = LS huy động + CP + Thuế + LN • LSCV > LS huy động > Tỉ lệ lạm phát • Điều chỉnh theo mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn: rủi ro càng cao → LSTD càng lớn • Căn cứ vào chính sách tiền tệ của Chính Phủ. 4.1.5. Phương pháp xác định lãi suất Các yếu tố cấu thành lãi suất CV  Chi phí huy động vốn  Chi phí hoạt động  Chí phí dự phòng rủi ro tín dụng  Chi phí thanh khoản  Chi phí vốn chủ sở hữu 4.1.5. Phương pháp xác định lãi suất Phương pháp xác định LS: • Phương pháp cạnh tranh theo lãi suất thị trường • Phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn - mô hình RAROC (Risk Adjusted Return on Capital): Lãi suất CV = Tỉ lệ chi phí vốn CV + Tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng • LS có thể cố định, thả nổi, hoặc hỗn hợp 4.2. Các phương thức cho vay của NHTM 4.2.1. Các ph.thức cho vay ngắn hạn CV từng lần CV hạn mức tín dụng CV hạn mức thấu chi Chiết khấu giấy tờ có giá Bao thanh toán 4.2.2. Các ph.thức cho vay dài hạn CV dự án đầu tư CV hợp vốn CV trả góp 4.3. Quản trị hoạt động cho vay của NHTM 4.3.1. Xây dựng chính sách cho vay Khái niệm: Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được các mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mục tiêu: - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng - Xác định nguyên tắc và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tín dụng => kiểm soát và hạn chế rủi ro. - Nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm tín dụng. 4.3.1. Xây dựng chính sách cho vay Nội dung của chính sách cho vay: - Xác định rõ thị trường tín dụng chính (khách hang DN, cá nhân; vùng kinh tế; ngành nghề) - Danh mục tín dụng (cơ cấu, tỷ trọng các sản phẩm; cơ cấu dư nợ, phương thức cho vay; loại tiền; thời hạn quy định về điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn,) - Lãi suất - Tài sản đảm bảo - Quản lý tín dụng Khái niệm: là toàn bộ quá trình bao gồm các bước công việc phải thực hiện từ khi nhận và thẩm định hồ sơ TD đến khi giải ngân và thu nợ xong toàn bộ khoản TD (thanh lý HĐTD). Bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau, được thực hiện theo một trình tự nhất định. 4.3.2. Xây dựng quy trình cho vay 1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay 2. Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ 3. Quyết định và ký HĐTD 4. Giải ngân 5. Kiểm tra giám sát tiền vay 6. Thu nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh 7. Thanh lý hợp đồng tín dụng 4.3.1. Quy trình cho vay Bước 1: Lập hồ sơ khoản vay • Giấy đề nghị vay vốn • Phương án/Dự án vay vốn • GPĐT, thiết kế, hợp đồng thi công, • Bảng tính hiệu quả PA/DA vay vốn • Giấy tờ chứng minh QSH, QSD tài sản của bên BĐ • Bảo lãnh, cam kết của bên T3 • Hợp đồng mua bán, BB xác nhận công nợ, • KHCN: Sao kê TK, Xác nhận TN, Xác nhận thuế TNCN, HĐLĐ, HĐ cho thuê nhà, xe, • KHDN: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, Thuyết minh BCTC • KHCN: CMT, Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn, • KHDN: ĐKKD, GPĐT, QĐ thành lập, Điều lệ, QĐ bổ nhiệm, Hồ sơ pháp lý Hồ sơ tài chính Hồ sơ khoản vay Hồ sơ TSBĐ  Mục đích thẩm định  Nội dung công việc thẩm định  Nguồn thông tin thẩm định  Nội dung thẩm định Bước 2: Phân tích, thẩm định Dựa trên điều kiện vay vốn do NHNN quy định, CBTD thẩm định KH trên các khía cạnh – 5C: 1. Năng lực pháp lý (Character) 2. Tình hình sản xuất kinh doanh (Capacity) 3. Năng lực, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (Capital) 4. Tính khả thi và hiệu quả PA/DA vay vốn; môi trường kinh doanh (Conditions) 5. Biện pháp bảo đảm tiền vay của khoản vay (Collateral) Bước 2: Phân tích, thẩm định • Năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân • Năng lực pháp luật của tổ chức, năng lực hành vi của người đại diện pháp luật của tổ chức. Thẩm định năng lực pháp lý Thẩm định tình hình SXKD và tài chính Đánh giá tình hình SXKD a. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh b. Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh c. Cách thức tổ chức SXKD và thị trường tiêu thụ d. Nguyên liệu chính và các yếu tố cho hoạt động kinh doanh e. Điểm mạnh và điểm yếu của KH so với đối thủ trong ngành Thẩm định tình hình tài chính Nội dung: ◦ Đánh giá độ tin cậy của các BCTC và các số liệu khác; ◦ Quy mô, cơ cấu và biến động của TS và NV; ◦ Đánh giá tình hình TC qua một số nhóm chỉ tiêu tài chính. Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA Tính khả thi: Có thực hiện được không??? Năng lực về pháp lý Năng lực về Khoa học công nghệ Năng lực về vốn Kinh nghiệm/ Năng lực quản trị Năng lực thị trường (đầu vào, đầu ra) Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA Có hiệu quả không??? Hiệu quả về kinh tế Hiệu quả phi kinh tế (hiệu quả xã hội, cơ cấu sxkd, thị phần, ) Ước lượng các chỉ tiêu quan trọng: Doanh thu (DTDT = SL x giá bán) Chi phí (bao gồm chi phí bằng tiền & khấu hao) Vòng quay khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, vốn lưu động bình quân Các khoản nợ vay và kì hạn trả nợ Phần vốn góp của CSH Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA LNST (dt) = Doanh thu - Các chi phí - Thuế TNDN Đánh giá hiệu quả tài chính của DA • Ước lượng dòng tiền • Lãi suất chiết khấu • NPV • IRR • Thời gian hoàn vốn • Điểm hòa vốn NPV Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA Dòng tiền Là các khoản thu – chi được kì vọng xuất hiện tại các thời điểm của dự án so với lúc không được thực hiện. Dòng tiền vào của dự án được tạo lập chủ yếu từ doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tiền khấu hao hay thanh lý các tài sản. Dòng tiền ra của dự án phát sinh khi mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, chi trả tiền nhân công, chi phí quản lý v.v Về nguyên tắc, bất kỳ khoản chi nào xảy ra trước khi thực hiện dự án sẽ không được coi là dòng tiền ra của dự án. Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA Nguyên tắc xác định dòng tiền: Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA CF = LNST + Khôi phục khấu hao + Thay đổi VLĐ + Thu hồi TSCĐ – Mua TSCĐ Lãi suất chiết khấu: WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc) Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA  Chỉ tiêu NPV: Khái niệm: NPV là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Công thức tính: Đánh giá: NPV>=0: lựa chọn dự án NPV<0: từ chối dự án Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA  Chỉ tiêu IRR: Khái niệm: là tỷ suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0 Công thức tính Đánh giá IRR >= chi phí vốn: lựa chọn dự án IRR < chi phí vốn: từ chối dự án Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA  Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP - Payback period) Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu nhập và khấu hao thu được vừa đủ để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu của dự án Công thức tính Thời gian hoàn vốn (PP) = Số lượng năm ngay trước năm các luồng tiền của dự án đáp ứng được chi phí Chi phí chưa được bù đắp đầu năm Luồng tiền thu được trong năm + Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA  Chỉ tiêu điểm hòa vốn Khái niệm: Điểm hòa vốn là điểm mà ở đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí Ý nghĩa: Xác định công suất – sản lượng – qui mô đầu tư tối thiểu để hòa vốn Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA Sản lượng hoà vốn vp FC BEPQ   Doanh thu hòa vốn SVC FC BEPS /1  Công suất hòa vốn %100%100  S BEP Q BEP BEP S Q P Trong đó: FC là tổng định phí, VC là tổng biến phí, Q là tổng sản lượng, S là tổng doanh thu (100% công suất) p là giá bán, v chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của PA/DA • Đánh giá tính có thực của TS • Đánh giá về tính pháp lý của TS • Đánh giá về tính thanh khoản và giá trị của TS • Đánh giá về chủ sở hữu tài sản và mối liên hệ giữa chủ TS và KH • Các phương pháp định giá tài sản: so sánh, vốn hóa, chi phí Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay Bước 2: Phân tích, thẩm định Lập báo cáo thẩm định/tờ trình thẩm định, đề xuất khoản vay: Phương thức cho vay Mức cho vay Thời hạn cho vay Lãi suất cho vay, phí Biện pháp bảo đảm (nếu có) Bước 3: Quyết định tín dụng, ký HĐTD Cơ sở ra quyết định: ◦ Kết quả thẩm định ◦ Chính sách tín dụng của NH ◦ Nguồn vốn vay của NH khi ra quyết định • Quyền phán quyết tín dụng (phụ thuộc CSTD từng NH) ◦ Trưởng phòng tín dụng: ký duyệt hồ sơ ◦ Giám đốc chi nhánh: ký HĐTD Nguyên tắc giải ngân:  Mỗi HĐTD: rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn thực tế, đồng thời lập GNN hoặc ghi trực tiếp HĐTD. Lưu ý: Cho vay có BĐ bằng TS hình thành trong tương lai → chỉ giải ngân sau khi KH bỏ trước phần vốn tự có/ vốn chủ sở hữu hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn đã xác định.  Đối tượng giải ngân: phù hợp với nội dung ghi trong GNN và/hoặc bảng kê chứng từ sử dụng tiền vay. Bước 4: Giải ngân -Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của KH, trạng thái nợ của HĐTD. -Thông báo KH thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn, đôn đốc KH gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo phục vụ việc quản lý và giám sát KH của NHCV. -Kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ và đột xuất. -Định kỳ kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động SXKD của KH, tiến độ thực hiện DA/ PA (theo quy định của từng ngân hàng); kiểm tra và đánh giá TSBĐ. Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát khoản vay Thu gốc: Trước khi đến thời hạn thu gốc, cán bộ QHKH phải theo dõi dòng tiền của KH. Thông báo, nhắc khách hàng thời gian đến hạn gốc để KH chủ động chuyển tiền về tài khoản để thu gốc. Thu lãi: Thu hàng tháng vào ngày cố định hoặc ngày đến hạn trả lãi theo hợp đồng. Trước ngày đến hạn lãi, cán bộ QHKH thông báo số tiền lãi và đôn đốc KH nộp tiền trả lãi. Thu phí: thu ngay khi KH bắt đầu sử dụng dịch vụ Bước 6: Thu nợ Sau khi KH hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính với NH thì NH thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu KH yêu cầu giải chấp TSBĐ khi không có nhu cầu vay vốn tại NH hoặc giảm dư nợ thì NH tiến hành giải chấp TSBĐ, đảm bảo giá trị TSBĐ còn lại đủ đảm bảo cho giá trị khoản vay còn lại. Bước 7: Thanh lý hợp đồng 4.3.3. K.soát quy mô, cơ cấu khoản vay Kiểm soát quy mô khoản vay: Nhu cầu vay vốn của người vay Khả năng nguồn vốn, giới hạn mức cho vay tối đa của TCTD. Giá trị TS thế chấp, cầm cố (nếu phải thế chấp TS). 1 2 3 4.3.3. K.soát quy mô, cơ cấu khoản vay Kiểm soát cơ cấu khoản vay: - Chính sách đối với từng loại sản phẩm tín dụng như: loại hình cho vay, thời gian đáo hạn, quy mô, chất lượng - Cơ cấu, tỷ trọng giữa các loại sản phẩm tín dụng - Cơ cấu dư nợ CV ngắn hạn, dài hạn, tài trợ DA, tài trợ XNK, bảo lãnh - Các phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, hạn mức thấu chi, cho vay qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng - Loại tiền cho vay 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề Khái niệm Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi được hoặc có dấu hiệu có thể không thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề không chỉ gồm những khoản vay đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn (nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tôn đọng) mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhưng có những dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro. Quy trình xử lý: Bước 1. Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề Bước 2. Kiểm tra các khoản vay có vấn đề Bước 3. Gặp gỡ khách hàng Bước 4. Lập kế hoạch hành động Bước 5. Thực hiện kế hoạch Bước 6. Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề Phân loại nợ Dự phòng cụ thể Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nợ trong hạn Quá hạn dưới 10 ngày Nhóm 2: nợ cần chú ý 5% Quá hạn từ 10 đến <90 ngày Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn 20% Quá hạn từ 91 đến <180 ngày, Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu, trừ các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đc phân loại vào nhóm 2 Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi Nhóm 4: nợ nghi ngờ mất vốn 50% Quá hạn từ 181 đến <360 ngày, Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu với khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lần đầu 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần hai Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn 100% Quá hạn từ 360 ngày trở lên Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ cơ cấu lần đầu Nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần hai quá hạn Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (chưa bị quá hạn và quá hạn) Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý  Hướng xử lý tổ chức khai thác  Hướng sử dụng các biện pháp thanh lý  Bán nợ  Khởi kiện  Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề 4.3.4. Xử lý những khoản vay có vấn đề Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro Dự phòng cụ thể: R = (A-C) x r R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích theo từng nhóm nợ A: số dư nợ gốc của từng nhóm nợ C: giá trị khấu trừ của TS bảo đảm r: tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể Dự phòng chung Trích 0,75% dư nợ gốc của các khoản nợ từ nhóm 1-4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_1_chuong_4_quan_tri.pdf