Bài giảng Tài chính 1 - Chương 3: Tài chính công

Khái niệm và đặc điểm của tài

chính công

 Khái niệm

Tài chính công là những hoạt động thu chi tiền tệ

của Nhà nước nhằm thực thi các chức năng,

nhiệm vụ của Nhà nước trong việc cung cấp hàng

hóa công cho xã hội.

pdf15 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính 1 - Chương 3: Tài chính công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: TÀI CHÍNH CÔNG Khái niệm và đặc điểm của tài chính công  Khái niệm Tài chính công là những hoạt động thu chi tiền tệ của Nhà nước nhằm thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội.  Đặc điểm - Tài chính công thuộc hình thức sở hữu của Nhà nước. - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có thể áp đặt mọi khoản thu chi của quốc gia - Hoạt động không vì lợi nhuận - Nhà nước có thể cung cấp những loại hàng hóa công cho xã hội dưới hình thức “ mọi người hưởng tự do mà không phải trả tiền” hoặc dưới dạng phu phí, lệ phí- một hình thức thu hồi chi phí đầu tư của nhà nước, nhưng không theo cơ chế thị trường. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công  Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước  Thúc đẩy sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững  Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa  Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. 3.2. Vai trò của tài chính công 3.3.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước 3.3. Ngân sách nhà nước  Hệ thống ngân sách nhà nước: Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện huy động, quản lý các nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách.  Nguyên tắc quản lý hệ thống ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. 3.3.2. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước: 3.4. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 3.4.1. Thu ngân sách nhà nước a) Thuế:  Thuế trực thu là loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu nhập hoặc tài sản được quy định nộp thuế.  Thuế gián thu là một loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hóa hoặc cước phí dịch vụ b) Lệ phí là khoản thu bắt buộc để bù đắp chi phí hoạt động hành chính và đóng góp cho ngân sách: công chứng 3.4. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 3.4.1. Thu ngân sách nhà nước c) Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp một phần chi phí thường xuyên d) Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh e) Vay nợ và viện trợ của chính phủ: Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc f) Viện trợ quốc tế 3.5. Chi ngân sách nhà nước 3.5.1. Chi đầu tư phát triển a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: Chi đầu tư cho cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi, năng lượng, vận tải, viễn thông, các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình kinh tế có tính chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công b) Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước c) Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp d) Chi cho quỹ hỗ trợ phát triển e) Chi dự trữ nhà nước 3.5. Chi ngân sách nhà nước 3.5.2. Chi thường xuyên a) Chi sự nghiệp:  Chi sự nghiệp kinh tế  Chi sự nghiệp văn hóa xã hội b) Chi quản lý nhà nước c) Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội 3.5. Chi ngân sách nhà nước 3.5.2. Chi trả nợ gốc do chính phủ vay  Trả nợ trong nước  Trả nợ nước ngoài 2. Các ý kiến tranh luận về tư nhân hóa  Tư nhân hóa là gì? Khu vực tư nhân sẽ sản xuất hoặc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đã và đang được nhà nước sản xuất và cung cấp 2. Các ý kiến tranh luận về tư nhân hóa  Thực tê: Nhiều lợi ích không chỉ có được từ hàng hóa công mà còn có được từ hàng hóa tư. Ví dụ, lợi ích được bảo vệ. Xu hướng mua dịch vụ của khu vực tư nhân đang ngày càng rõ. Ví dụ: ký hợp đồng với công ty tư nhân trong việc phòng cháy Nhiều hàng hóa thực chất chỉ là những yếu tố đầu vào để sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà xã hội mong muốn. Ví dụ, phòng học chỉ là yếu tố đầu vào để tạo ra chất lượng giáo dục, đào tạo 2. Các ý kiến tranh luận về tư nhân hóa  Các tiêu chí cần được sử dụng khi chọn khu vực công hay khu vực tư cung cấp hàng hóa công  Chi phí cho lao động và nguyên nhiên vật liệu.  Chi phí quản lý  Khả năng đáp ứng tính đa dạng của sở thích  Mức độ thích ứng với quan điểm về sự công bằng (đôi khi là chủ nghĩa bình quân ) 2. Các ý kiến tranh luận về tư nhân hóa  Hàng hóa công nên để khu vực công hay tư sản xuất?  Người quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, và các đơn vị sự nghiệp dường như ít có động cơ nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh  Hàng hóa do khu vực công sản xuất ra thường có chất lượng cao hơn so với hàng hóa cùng loại do khu vực tư sản xuất ra  Để có được một hàng hóa công, nhà nước chỉ cần xác định chất lượng cần thiết của hàng hóa đó, sau đó ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất tư.  Sự độc quyền của các cơ sở sản xuất tư nhân có thể dẫn đến việc sản xuất không hiệu quả. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả trong một trường có nhiều cạnh tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_1_chuong_3_tai_chinh_cong.pdf