Bài giảng Tài chính - Tiền tệ - Chương 4: Thị trường tài chính - Nguyễn Hoài Phương

Nội dung chương

I. Tổng quan về thị trường tài chính

II. Cấu trúc của thị trường tài chính

III. Công cụ của thị trường tài chính

IV. Điều hành thị trường tài chính

V. Thị trường tài chính Việt Nam

pdf42 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính - Tiền tệ - Chương 4: Thị trường tài chính - Nguyễn Hoài Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 4 THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH Th.S Nguyễn Hoài Phương Nội dung chương I. Tổng quan về thị trường tài chính II. Cấu trúc của thị trường tài chính III. Công cụ của thị trường tài chính IV. Điều hành thị trường tài chính V. Thị trường tài chính Việt Nam Financial market in cartoon network I.Tổng quan về thị trường tài chính 1. Khái niệm “Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc mua và bán các công cụ tài chính” 2. Chức năng Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư 3. Vai trò - Thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Là môi trường để thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô - Xác định giá cả và tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính II. Cấu trúc của thị trƣờng tài chính 1. Thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn Căn cứ thời hạn chuyển giao vốn So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn • Thời hạn • Các chủ thể tham gia • Hàng hóa trên thị trường • Đặc trưng hàng hóa • Chức năng Tiêu chí TT tiền tệ TT Vốn Thời hạn Ngắn hạn Trung – dài hạn ( < 1 năm, 1 – 5 năm) Chủ thể tham gia Hộ GĐ, doanh nghiệp, trung gian tài chính, NHTW Hộ GĐ, doanh nghiệp, trung gian tài chính, NHTW Hàng hóa Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, thương phiếu, CDs ngắn hạn, tín dụng ngắn hạn Cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng trung, dài hạn Đặc trưng hàng hóa Thời hạn ngắn, tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, ít biến động về giá, lợi nhuận thấp Thời hạn dài, tính thanh khoản thấp, rủi ro cao, biến động về giá, lợi nhuận cao Chức năng Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn: tiêu dùng trước mắt của gia đình, vốn lưu động của DN Đáp ứng nhu cầu vốn trung – dài hạn: đầu tư dự án, đầu tư TSCĐ của DN II. Cấu trúc của thị trƣờng tài chính 2. Thị trƣờng Nợ và thị trƣờng vốn cổ phần Căn cứ vào phương thức huy động vốn So sánh thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần • Quan hệ • Thu nhập • Thời hạn • Độ rủi ro • Mức độ hấp dẫn Tiêu chí TT Nợ TT Vốn cổ phần Mối quan hệ giữa chủ thể phát hành và nhà đầu tư Mối quan hệ tín dụng Mối quan hệ đồng sở hữu Thu nhập Được biết trước Không biết trước Thời hạn Được biết trước Không biết trước Độ rủi ro Thấp Cao Tính hấp dẫn Ưa thích sự an toàn Ưa thích sự rủi ro, mạo hiểm II. Cấu trúc của thị trƣờng tài chính 3. Thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2 Căn cứ vào quá trình phát hành và lưu thông công cụ tài chính So sánh thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2 • Số lượng chủ thể tham gia • Phạm vi • Mối quan hệ giữa vốn và chủ thể phát hành Mối quan hệ giữa hai thị trƣờng Tiêu chí TT cấp 1 TT cấp 2 Số lượng chủ thể tham gia Ít Đông đảo Phạm vi Nhỏ Rộng Chức năng Cung cấp vốn trực tiếp cho chủ thể huy động vốn Không cung cấp vốn trực tiếp cho chủ thể phát hành mà chỉ giúp luân chuyển quyền sở hữu giữa những người nắm giữ công cụ tài chính Mối quan hệ giữa 2 thị trường Tạo hàng hóa Định giá và làm tăng tính lỏng cho các công cụ tài chính => Thúc đẩy việc phát hành và tăng quy mô trên thị trường sơ cấp II. Cấu trúc của thị trường tài chính 4. Thị trƣờng chính thức và thị trƣờng không chính thức Căn cứ vào sự can thiệp và quản lý của Chính phủ So sánh thị trường chính thức và thị trường không chính thức • Sự quản lý của chính phủ • Khả năng tiếp cận nguồn vốn • Độ rủi ro Mối quan hệ giữa 2 thị trường Tiêu chí TT chính thức TT không chính thức Sự quản lý của Chính phủ Chặt chẽ Ít chặt chẽ Khả năng tiếp cận nguồn vốn Khó khăn hơn, có nhiều ràng buộc Dễ dàng hơn, ít ràng buộc Độ rủi ro Ít Cao Mối quan hệ giữa 2 thị trường Hỗ trợ luân chuyển vốn khi quy mô của thị trường chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu III. Công cụ trên thị trƣờng tài chính 1. Khái niệm  Là giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường  Thực hiện việc chuyển giao vốn giữa các chủ thể khác nhau trên thị trường III. Công cụ trên thị trƣờng tài chính 2. Các loại công cụ tài chính Công cụ thị trƣờng tiền tệ Công cụ thị trƣờng vốn Chứng khoán phái sinh Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, quyền chọn Công cụ trên thị trường tiền tệ • Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill) – Chủ thể phát hành – Mục đích – Phương thức mua • Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng ( CDs, certificate of deposits) Công cụ trên thị trường tiền tệ • Thƣơng phiếu (Commercial paper) – Hối phiếu ( Bill of exchange) – Lệnh phiếu ( Promissory note) • Hối phiếu đƣợc ngân hàng chấp nhận (banker ‘s acceptance) – Mục đích – Điều kiện Công cụ trên thị trường vốn • Cổ phiếu ( Stock) KN: “Là chứng chỉ ( hoặc bút toán ghi sổ) chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần tài sản và thu nhập của doanh nghiệp” Phân loại: - Ghi danh - Tính ưu đãi Công cụ trên thị trường vốn • Cổ phiếu ( Stock) – Cổ phiếu thường ( Common Stock) – Cổ phiếu ưu đãi ( Preferred Stock) So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi? Tiêu chí Cổ phiếu thƣờng Cổ phiếu ƣu đãi Cổ tức Phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh Cố định Quyền biểu quyết Có Thường là không có Quyền nhận phần giá trị tài sản còn lại của DN Nhận sau cổ phiếu ưu đãi Ưu tiên nhận trước Quyền mua bán và chuyển nhượng trên thị trường Dễ dàng Bị ràng buộc bởi những nguyên tắc và điều lệ nhất định Công cụ trên thị trường vốn • Trái phiếu (Bond) KN: “ Là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của người đầu tư đối với người phát hành” Phân loại: - Chủ thể phát hành - Phương thức trả lãi - Sự thay đổi lãi suất - Khả năng chuyển đổi Phân loại trái phiếu Chủ thể phát hành Trái phiếu chính phủ Trái phiếu địa phương Trái phiếu doanh nghiệp Phân loại trái phiếu Phương thức trả lãi Trả lãi một lần Trả lãi định kỳ ( coupon) Sự thay đổi lãi suất Lãi suất cố định Lãi suất thả nổi Khả năng chuyển đổi Có khả năng chuyển đổi Không có khả năng chuyển đổi Công cụ trên thị trường vốn • Món vay thế chấp (Mortgage) – Đối tượng vay – Mục đích – Lợi nhuận – Rủi ro IV. Điều hành thị trƣờng tài chính • Cung cấp thông tin cho nhà đầu tư – Các thông tin đại chúng – Kênh thông tin chuyên ngành – Mua bán thông tin • Đảm bảo sự lành mạnh của các tổ chức tài chính trung gian – Điều kiện thành lập – Kiểm tra, giám sát – Quy định phạm vi hoạt động – Thực hiện bảo hiểm tiền gửi V. Thị trƣờng chứng khoán 1. Khái niệm: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua và bán các loại chứng khoán 2. Tác động  Tích cực  Biến tiết kiệm thành đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Nâng cao hiệu quả kinh tế  Tạo khả năng di chuyển, phân bổ nguồn lực kinh tế  Cung cấp thông tin, phản ánh tình hình phát triển kinh tế  Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô  Phát triển quan hệ tài chính quốc tế  Tiêu cực  Khủng hoảng tâm lý  Gia tăng nạn đầu cơ  Phân hoá giàu nghèo   Khủng hoảng tài chính V. Thị trƣờng chứng khoán 3. Chủ thể tham gia trên thị trƣờng  Nhà phát hành  Chính phủ và chính quyền địa phương  Doanh nghiệp  Các tổ chức tài chính  Nhà đầu tư  Nhà đầu tư cá nhân  Nhà đầu tư có tổ chức  Các tổ chức kinh doanh trên thị trường  Công ty chứng khoán  Quỹ đầu tư  Các trung gian tài chính  Các tổ chức có liên quan đến thị trường  Cơ quan quản lý Nhà nước  Sở giao dịch chứng khoán  Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán  Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán  Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán  Các tổ chức tài trợ chứng khoán  Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm... V. Thị trƣờng chứng khoán 4. Cấu trúc thị trƣờng chứng khoán Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn – Thị trường sơ cấp: mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. – Thị trường thứ cấp: giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. V. Thị trƣờng chứng khoán 4. Cấu trúc thị trƣờng chứng khoán Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường – Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) • Nguyên tắc hoạt động: trung gian, đấu giá, công khai – Thị trường phi tập trung (thị trường OTC). V. Thị trƣờng chứng khoán 4. Cấu trúc thị trƣờng chứng khoán Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường – Thị trường cổ phiếu: thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. – Thị trường trái phiếu: thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty) – Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn... V. Thị trƣờng chứng khoán 5. Vài nét về thị trƣờng chứng khoán Việt nam  Thành tựu  Tạo cơ hội đầu tư mới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước  Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các DNNN  Bổ sung cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trong việc đáp ứng nguồn vốn cho nền kinh tế  Huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước  Cung cấp cho doanh nghiệp một phương thức quản lý, hoạt động kinh doanh có hiệu quả  Bước đầu thực hành các hoạt động tài chính bậc cao   Hạn chế  Phạm vi ảnh hưởng của thị trường còn nhỏ hẹp  Chưa có sự tham gia tích cực của các NHTM  Hệ thống giao dịch và các hoạt động phụ trợ chưa hoàn thiện  Công tác quản lý và cơ chế điều tiết còn nhiều bất cập  .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_4_thi_truong_tai_chinh_ng.pdf