Bài giảng Tập đọc có công mài sắt, có ngày nên kim

Gọi HS lên bảng, yêu cầu đọc thời khoá biểu ngày hôm sau (Bài tập 2 tiết Tập làm văn, tuần 7).

- Hỏi: Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết gì? Con cần mang những quyển sách gì đến trường.

 

doc178 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc có công mài sắt, có ngày nên kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…..năm…… LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1 tiết) I. MỤC TIÊU Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu giới thiệu có mẫu là: Ai (cái gì, con gì) là gì? Biết và sử dụng đúng các mẫu câu phủ định. Mở rộng vốn từ liên quan đến từ ngữ về đồ dùng học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh họa bài tập 3, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 HS lên bảng, đọc cho HS viết các từ sau: sông Cửu Long, núi Ba Vì, hồ Ba Bể, thành phố Hải Phòng. Yêu cầu mỗi em đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu HS đọc câu a. Bộ phận nào được in đậm. Phải đặt câu hỏi như thế nào để có câu trả lời là em? Tiến hành tương tự với các câu còn lại. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu HS đọc câu a. Yêu cầu HS đọc mẫu. Các câu này cùng có nghĩa khẳng định hay phủ định? Hãy đọc các cặp từ in đậm trong các câu mẫu. Nêu: khi muốn nói, viết các câu có cùng nghĩa phủ định ta thêm các cặp từ trên vào trong câu. Yêu cầu HS đọc câu b sau đó nối tiếp nhau nói các câu có nghĩa gần giống câu b. Tiến hành tương tự với câu c. Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu HS quan sát tranh và viết tên tất cả các đồ dùng em tìm được ra một tờ giấy. Gọi 1 số cặp HS lên trình bày. Có thể tổ chức thành cuộc thi Tìm đồ dùng giữa các tổ. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ Yêu cầu HS nêu lại các cặp từ được dùng trong câu phủ định. Tổng kết giờ học. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Em là HS lớp 2. Em. Đặt câu hỏi: Ai là HS lớp 2? (nhiều HS nhắc lại). Lời giải: b) Ai là HS giỏi nhất lớp? HS giỏi nhất lớp là ai? c) Môn học nào em yêu thích?/ Em yêu thích mon học nào? Môn học em yêu thích là gì? Tìm những cách nói có nghĩa giống câu sau. Mẩu giấy không biết nói. Đọc mẫu trong SGK. Nghĩa phủ định. Không … đâu; có … đâu; đâu có. HS 1: Em không thích nghỉ học đâu. HS 2: Em có thích nghỉ học đâu. HS 3: Em đâu có thích nghỉ học. Đây không phải đường đến trường đâu. Đây có phải đường đến trường đâu. Đây đâu có phải đường đến trường. Đọc đề. 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát, tìm đồ vật và viết tên. Từng cặp HS lên bảng, một em đọc tên đồ dùng , em kia chỉ tranh và nói tác dụng. Cả lớp nghe. Bổ sung nếu còn thiếu. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU Biết viết chữ Đ hoa. Viết đúng, đẹp cụm từ ứng dụng:Đẹp trường đẹp lớp. Biết cách nố nét chữ từ Đ sang chữ e. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ kẻ sẵn khung chữ. Chữ Đ hoa đặt trong khung chữ. Viết mẫu cụm từ Đẹp trường đẹp lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Kiểm tra vở viết ở nhà của HS. Kiểm tra viết bảng chữ D, chữ Dân, cụm từ Dân giàu nước mạnh. Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa Đ. a) Quan sát chữ mẫu và quy trình viết Treo mãu chữ và hỏi: Chữ D hoa gần giống chữ nào đã học? Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo và quy trình viết chữ D hoa và nêu cách viết nét ngang trong chữ Đ hoa. b) Viết bảng Yêu cầu HS viết chữ Đ hoa vào trong không trung rồi viết vào bảng con. Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS. 2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng Yêu cầu HS mở Vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng. Hỏi: Đẹp trường đẹp lớp có mang lại tác dụng gì? Nêu: Cụm từ có ý khuyên các em giữ gìn lớp học, trường học sạch đẹp. b) Quan sát và nhận xét cách viết Hỏi: Đẹp trường đẹp lớp có mấy chữ là những chữ nào, khi viết khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu. Yêu cầu HS nhận xét về độ cao của các chữ cái. Khi viết chữ Đẹp ta nối chữ Đ với chữ e như thế nào? c) Viết bảng Yêu cầu HS viết bảng chữ Đẹp và chỉnh sửa lỗi cho HS. 2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết. Yêu cầu HS viết: 1 dòng chữ Đ hoa cỡ vừa, 2 dòng chữ Đ hoa cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa, 1 dòng chữ Đẹp cỡ nhỏ, 3 dòng cụm từ ứng dụng Đẹp trường đẹp lớp, cỡ nhỏ. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ Nhận xét giờ học. Dặn dò HS hoàn thành tốt bài Tập viết. Gần giống chữ D đã học những khác là chữ Đ hoa có thêm 1 nét ngang. Trả lời. Viết bảng con. Đọc: Đẹp trường đẹp lớp. Trả lời. Đẹp trường đẹp lớp có 4 chữ ghép lại, khi viết ta viết khoảng cách giữa các chữ là 1 chữ cái. Các chữ Đ, l cao 5 li, các chữ đ, p cao 2 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li. Viết sao cho nét khuyết chữ e chạm vào nét cong phải của chữ Đ. Viết bảng. Viết bài. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… Tập đọc MUA KÍNH (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Đọc Đọc trơn được cả bài. Ngắt hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời kể và lời nhân vật. 2. Hiểu Hiểu tính hài hước của câu chuyện: Cậu bé lười học, không biết chữ lại tưởng nhầm cứ đeo kính là sẽ biết đọc nên mới đi mua kính. Hành động suy nghĩ của cậu làm bác bán kính không nhịn được cười. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra. Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện đọc GV đọc mẫu lần 1. Tiến hành tương tự như các tiết trước. Đoc từng đoạn Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm Cả lớp đọc đồng thanh. 2.3. Tìm hiểu bài GV nêu câu hỏi SGK. 2.4. Luyện đọc lại bài GV cho HS đọc theo vai, có thể thi giữa các nhóm HS với nhau. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Hỏi: Nếu được gặp cậu bé, em sẽ nói gì với cậu. Tổng kết giờ học. Khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. + HS 1: Hãy đọc các đoạn văn miêu tả ngôi trường mới và lớp học. Tại sao khi bước vào lớp học bạn HS lại thấy vừa bỡ ngỡ, vừa thân quen. + HS 2: Đoạn văn nào cho thấy rõ tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới. Hãy đọc đoạn văn đó và cho biết bạn HS có tình cảm như thế nào đối với ngôi trường mới? Cả lớp theo dõi bài đọc. Nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài. Luyện đọc các từ khó, dễ lẫn (đã giới thiệu ở phần mục tiêu). Nối tiếp nhau đọc theo đoạn cho đến hết bài. Đoạn 1: Có một cậu bé … vẫn không đọc được. Đoạn 2: Bác bán kính thấy thế … thì phải học đi đã. Thực hành đọc theo nhóm. HS trả lời. Muốn đọc được sách cậu phải chăm chỉ học hành. Kính chỉ để giúp những người mắt kém nhìn rõ hơn thôi. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… Chính tả NGÔI TRƯỜNG MỚI (1 tiết) I. MỤC TIÊU Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn cuối tập đoc Ngôi trường mới. Phân biệt vần ai/ay, âm đầu x/s, thanh hỏi/ thanh ngã trong một số trường hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảngï ghi sẵn nội dung bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 HS lên bảng sau đó đọc các từ khó, các từ phân biệt trong bài Chính tả trước cho HS viết lên bảng. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn nghe - viết a) Ghi nhớ nội dung chính tả GV đọc đoạn: Dưới mái trường mới… đáng yêu đến thế. Hỏi: Dưới mái trường mới, bạn HS thấy có gì mới? b) Hướng dẫn trình bày Tìm các dấu câu trong bài chính tả. Hỏi thêm về yêu cầu viết chữ các đầu câu, đầu đoạn. c) Viết chính tả GV đọc. Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần. d) Soát lỗi e) Chấm bài 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. Viết từ ngữ theo lời đọc của GV: Mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay, xa xôi, sa xuống, phố xá, đường xá, ngả đường, ngã ba, vẽ tranh, có vẻ.. 1 HS khác đọc lại. Trả lời theo nội dung bài. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than. Nghe GV đọc và viết lại. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… TẬP LÀM VĂN (1 tiết) I. MỤC TIÊU Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định. Biết soạn mục lục sách đơn giản. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết các câu mẫu của bài tập 1, 2. Mỗi HS chuẩn bị 1 tập truyện thiếu nhi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Kiểm tra Bài tập 1, Bài tập 3, tiết Tập làm văn tuần 5. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 (làm miệng) Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu 1 HS đọc mẫu. Hỏi: Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý? Gọi 3 HS, yêu cầu thực hành với câu hỏi a) Em có đi xem phim không? Yêu cầu lớp chia nhóm, 3 HS thành 1 nhóm và thực hành trong nhóm với các câu hỏi còn lại. Tổ chức th hỏi đáp giữa các nhóm. Bài 2 Gọi 1 HS đọc đề bài. Gọi HS đọc mẫu. Gọi 3 HS đặt mẫu. Yêu cầu HS tự đặt 3 câu theo 3 mẫu rồi đọc cho cả lớp nghe, nhận xét. Bài 3 Gọi HS đọc đề bài. Yêu cầu HS để truyện lên trước mặt, mở trang mục lục. Yêu cầu 1 vài em đọc mục lục sách của mình. Cho HS cả lớp tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 5 đến 7 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ Nhận xét giờ học. Dặn dò HS về nhà nhớ đọc sách tham khảo và xem mục lục. Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu. Đọc mẫu. Có, em rất thích đọc thơ. Không, em không thích đọc thơ. HS 1: Em (Bạn) có đi xem phim không? HS 2: Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim. HS 3: Không, em (tớ) không thích đi xem phim. Đọc đề bài. 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 câu. 3 HS đặt 3 câu theo 3 mẫu: Quyển truyện này không hay đâu. Chiếc vòng của em có mới đâu. Em đâu có đi chơi. Thực hành đặt câu. Đọc đề. Tìm mục lục cuốn truyện của mình. Đọc bài. Làm bài. Đọc bài viết. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tuần 7 Chủ điểm : THẦY CÔ Thứ…….ngày………tháng……..năm…… Tập đọc NGƯỜI THẦY CŨ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Đọc HS đọc trơn được cả bài. Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. Biết phân biệt giọng các nhân vật khi đọc: 2. Hiểu Hiểu nghĩa các từ trong bài: lễ phép, mắc lỗi, xúc động, hình phạt. Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với thầy giáo cũ. Qua đó, câu chuyện cũng khuyên các em phải biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về bài tập đọc Mua kính. Sau mỗi HS đọc, GV nhận xét, cho điểm từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Tiến hành tương tự như các tiết tập đọc trước. Đọc từng đoạn. Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2. Chia nhóm HS và yêu cầu đọc trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm Cả lớp đọc đồng thanh 2.3. Tìm hiểu bài GV nêu câu hỏi SGK. Vì sao thầy giáo chỉ nhắc nhở mà không phạt cậu học trò đó, lớp mình cùng học tiếp đoạn 3 để biết điều này. 1 HS đọc 2 câu đầu và trả lời câu hỏi: Vì sao cậu bé không biết chữ? 1 HS đọc 3 câu tiếp và trả lời câu hỏi: Trong hiệu kính cậu bé đã làm gì? 1 HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: Thái độ và câu trả lời của cậu bé như thế nào? 1 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi: Bác bán hàng nói gì với cậu bé? Cả lớp theo dõi. Nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết đoạn 2. Luyện đọc các từ: cổng trường, xuất hiện, lễ phép, ngạc nhiên, liền nói, năm nào,… Đọc nối tiếp đoạn 1, 2 trước lớp. Thực hiện yêu cầu của GV. HS trả lời. TIẾT 2 2.4. Luyện đọc đoạn 3. Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở trên. 2.5. Tìm hiểu đoạn 3 GV nêu câu hỏi SGK. 2.6. Luyện đọc lại truyện Gọi HS đọc. Chú ý nhắc HS dọc diễn cảm theo các vai. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Qua bài tập đọc này con học tập được đức tính gì? Của ai? Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Các từ ngữ cần luyện phát âm: xúc động, mắc lỗi, hình phạt… HS trả lời. HS đọc theo vai. Kính trọng, lễ phép với thầy giáo của bố Dũng. Lòng kính yêu bố của Dũng. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… Kể chuyện NGƯỜI THẦY CŨ I. MỤC TIÊU Dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật. Biết theo dõi lời bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh họa bài Tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi HS kể lại truyện Mẩu giấy vụn. Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn kể từng đoạn Hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Ơû đâu? Câu chuyện Người thầy cũ có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Chú bộ đội là ai, đến lớp làm gì? Gọi 1 đến 3 HS kể lại đoạn 1. Khi gặp thầy giáo chú đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy? Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào? Thái độ của thầy giáo khi gặp cậu học trò năm xưa? Thầy đã làm gì với bố Dũng? Nghe thầy nói vậy chú bố đội đã trả lời thầy ra sao? Gọi 3 đến 5 HS kể lại đoạn 2. Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về? Em Dũng đã nghĩ gì? 2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo đoạn. Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu cuyện. Nhận xét, cho điểm. 2.4. Dựng lại câu chuyện theo vai. Cho các nhóm HS thi đóng vai. Mỗi nhóm cử 3 HS. Gọi HS diễn trên lớp. Nhận xét, tuyên dương. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. Câu chuện này nhắc chúng ta điều gì? Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. 4 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể 1 đoạn. 4 HS kể theo vai. Bức tranh vẽ cảnh ba người đang nói chuyện trước cửa lớp. Dũng, chú bộ đội tên là Khánh (bố của Dũng), thầy giáo và người kể chuyện. Chú bộ đội. Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. Chú bộ đội là bố của Dũng, chú đến trường để tìm gặp thầy giáo cũ. Hs kể. Bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! Lúc đầu thì ngạc nhiên, sau thì cười vui vẻ. À Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng… hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu! Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo: “Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.” 3 HS kể lại đoạn 2. Rất xúc động. Dũng nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc phải nữa. Kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét bạn kể. Thảo luận, chon vai trong từng nhóm. Nhận phục trang. Diễn lại đoạn 2. Nhận xét đội đóng hay nhất, bạn đóng hay nhất. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… Chính tả NGƯỜI THẦY CŨ I. MỤC TIÊU Chép đúng và đẹp đoạn Dũng xúc động nhìn theo… không bao giờ mắc lại nữa trong bài tập đọc Người thầy cũ. Biết cách trình bày một đoạn văn. Chữ đầu câu phải viết hoa. Tên riêng phải viết hoa. Củng cố quy tắc chính tả: ui/uy; tr/ch; iêng/iên. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảngï có ghi sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 3 HS lên bảng viết các từ mắc lỗi hoặc các từ cần chú ý phân biệt ở tiết học trước. Nhận xét từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn tập chép a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép Đọc đoạn văn cần chép. Đây là đoạn mấy của bài tập đọc Người thầy cũ. Đoạn chép này kể về ai? Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng kể về ai? b) Hướng dẫn cách trình bày Bài chính tả có mấy câu Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa? Đọc lại câu van có cả dấu phẩy (,) và dấu hai chấm (:). c) Hướng dẫn viết từ khó Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con. Nêu cách viết và sửa lỗi cho HS. d) Chép bài Thoe dõi chỉnh sửa cho HS. e) Soát lỗi g) Chấm bài Tương tự các tiết trước. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS tự làm bài. Bài tập 3 Tiến hành tương tự bài tập 2 hoặc GV sử dụng bảng gài cho HS chọn từ. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. Nhận xét tiết học, khen những HS đã tiến bộ. Nhắc nhở HS chưa viết đẹp về nhà viết lại bài. 3 HS lên bảng viết: 2 từ có vần ai, 2 từ có vần ay và cụm từ: hai bàn tay. HS dưới lớp viết vào bảng con. Theo dõi lên bảng. Đoạn 3. Về Dũng. Về bố mình và lầm mắc lỗi của bố với thầy giáo. 4 câu. Chữ đầu câu và tên riêng. Em nghĩ: Bố cũng… nhớ mãi. Viết các từ ngữ: xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt. Nhìn bảng chép bài. Đọc bài. 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm vào Vở bài tập. Lời giải: bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tụy. Lời giải: giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn, tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… Tập đọc THỜI KHÓA BIỂU I. MỤC TIÊU 1. Đọc Đọc đúng các từ ngữ: Tiếng Việt, nghệ thuật, ngoại ngữ, hoạt động. Đọc đúng thời khóa biểu theo thứ tự: thứ – buổi – tiết; buổi – tiết – thứ. Phân biệt được các tiết học. 2. Hiểu Hiểu được ý nghĩa của thời khóa biểu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Viết thời khóa biểu của lớp mình ra bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Sưu tầm một mục lục truyện thiếu nhi. Nhận xét, cho điểm. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện đọc GV đọc mẫu lần 1. Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Giới thiệu các từ cần luyện và tiến hành tương tự các tiết trước. Đọc từng đoạn. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo yêu cầu Bài tập 1. (Thứ – buổi – tiết). Yêu cầu HS đọc theo yêu cầu Bài tập 2. (Buổi – tiết – thứ – ). 2.3.Tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm lại bài tập đọc. Yêu cầu HS đọc những tiết học chính trong ngày thứ hai. Yêu cầu HS đọc những tiết học tự chọn trong ngày thứ hai. Yêu cầu HS ghi vào vở nháp số tiết học chính, số tiết tự chọn trong tuần? Gọi HS đọc và nhận xét. Thời khóa biểu có ích lợi gì? 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. Gọi HS đọc thời khóa biểu của lớp mình. Nêu tác dụng của thời khóa biểu. Dặn HS học tập và chuẩn bị bài theo thời khóa biểu. 3 HS đến 5 HS đọc và trả lời về các thông tin có trong mục lục. HS theo dõi và đọc thầm theo. Nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài. 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: Tiếng Việt, Ngoại ngữ, hoạt động, Nghệ thuật. Thực hiện yêu cầu của GV. Đọc thầm. Buổi sáng, tiết 1, tiết 4, Tiếng Việt. Buổi chiều, tiết 2, Tiếng Việt. Buổi chiều, tiết 3, Tin học. Ghi và đọc. Giúp em nắm được lịch học để chuẩn bị bài ở nhà, để mang sách vở và đồ dùng đi học. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1 tiết) I. MỤC TIÊU Kể được tên các môn học ở lớp. Bước đầu làm quen với từ chỉ hoạt động. Nói được câu có từ chỉ hoạt động. Tìm được từ chỉ hoạt động thích hợp để đặt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Các bức tranh trong bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở. Nhận xét, cho điểm. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: Treo thời khóa biểu của lớp và yêu cầu HS đọc. Kể tên các môn học chính thức của lớp mình? Kể tên các môn học tự chọn của lớp mình? Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu. Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào? Tiến hành tương tự với các bức tranh 2, 3, 4. Viết nhanh các từ HS vừa tìm được lên bảng. Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi HS làm mẫu, sau đó cho HS thực hành theo cặp và đọc bài làm trước lớp. Nhận xét từng câu của HS. Bài tập 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. Viết nội dung bài tập lên bảng, chia thành 2 cột. Phát thẻ từ cho nhóm HS. Thẻ từ ghi các từ chỉ hoạt động khác nhau trong đó có 3 đáp án đúng. Nhận xét các nhóm làm bài tập. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ Yêu cầu đặt câu có từ chỉ hoạt động. Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tìm câu có từ chỉ hoạt động. 3 HS lên bảng đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân. Bạn Nam là học sinh lớp Hai. Bài hát em thích nhất là bài hát Cho con. Lan là bạn gái xinh nhất lớp. Em không ngịch bẩn đâu. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật. Tiếng Anh (hoặc Tiếng Pháp), Tin học. Đọc đề bài. Quan sát và trả lời câu hỏi. Tranh vẽ một bạn gái. Bạn đang đọc bài. Đọc. Bức tranh 2: viết (bài) hoặc làm (bài). Bức tranh 3: nghe hoặc giảng giải,… Bức tranh 4: nói, trò chuyện,… Đọc yêu cầu. Ví dụ: Bé đang đọc sách. Bạn trai đang viết bài. Nam nghe Bố giảng giải. Hai bạn đang trò chuyện. Đọc đề bài. 2 nhóm hoạt động tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng. Đáp án: dạy, giảng, khuyên. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thứ…….ngày………tháng……..năm…… TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU Viết đúng và đẹp chữ E, Ê hoa. Viết đúng, đẹp và sạch cụm từ:Em yêu trường em. Yêu cầu viết chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ có sẵn chữ E, Ê hoa đặt trong khung chữ và cụm từ ứng dụng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi HS lên bảng kiểm tra. Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Dạy viết chữ hoa. Dạy như quy trình các tiết trước. Chữ E hoa. Chữ E hoa gồm có những nét nào? Vừa nói vừa tô trong khung chữ: chữ E hoa được viết bởi một nét liền gồm một nét cong dưới và hai nét cong trái nối liền nhau tạo vòng nhỏ giữa thân chữ. Chữ Ê hoa. Chữ Ê hoa giống và khác chữ hoa E ở điểm nào? 2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. Giới thiệu cụm từ: Em yêu trường em. Giải thích cụm từ: Nói về tình cảm của một em HS đối với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIENG VIET HKI (P1).doc
Tài liệu liên quan