Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp - Phần 3: Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy

Nhóm là gì?

Nhóm là một sự

tập hợp của hai hay trên hai người có sự tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục

tiêu chung

Nhóm là một

tập thể nhỏ được hình thành để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian

xác định.

ppt25 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp - Phần 3: Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy Nhóm là gì?Add Your Title hereNhóm là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định Nhóm là gì?Nhóm là một sự tập hợp của hai hay trên hai người có sự tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung Nhóm là một tập thể nhỏ được hình thành để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian xác định.Nhóm là gì?Vậy nhóm là gì? Nhóm là sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở kì vọng chung, trong nhóm có sự phân công nhiệm vụ, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chung. Các hình thức chia nhóm 1/ Hình thức chia nhóm ngẫu nhiên Đây là cách chia được tiến hành khi giữa các đối tượng học sinh không cần có sự phân biệt. Mọi học sinh đều phải hoạt động để giải quyết vấn đề, cùng chiếm lĩnh tri thức. Nhiệm vụ được giao không khác nhau nhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó và có cùng chung một yêu cầu. Ở hình thức chia nhóm ngẫu nhiên này, khi chia nhóm GV có thể chia theo bàn, theo tổ hoặc bằng cách điểm vòng tròn.Các hình thức chia nhóm 2/ Chia nhóm cùng một trình độ Việc chia nhóm cùng một trình độ được áp dụng khi cần có sự phân hóa về trình độ bởi mức độ khó dễ của nội dung bài học cho từng đối tượng học sinh. Người ta thường dựa vào các trình độ : giỏi, khá, trung bình và yếu để chia thành các nhóm tương ứng . Với cách chia này, GV có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với từng nhóm trong việc giải quyết cùng một nhiệm vụ học tập. Song khi áp dụng hình thức chia nhóm này GV cần phải thận trọng. Bởi vì muốn chia đúng trình độ của học sinh, GV phải nắm chắc trình độ của họ, vì nếu không nắm chắc được trình độ của học sinh mà chia sai nhóm thì sẽ dẫn đến sự phản tác dụng. Các hình thức chia nhóm 3/ Chia nhóm gồm đủ trình độ Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. Trong trường hợp này cần phải xác định vai trò của nhóm trưởng (người có năng lực hơn cả) là rất quan trọng trong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.Các hình thức chia nhóm 4/ Chia nhóm theo sở trường Cách chia này thường được tiến hành trong các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽ gồm một số học sinh có chung sở trường, hứng thú.Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để SV trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV”. Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ nhất: Học theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi, nó tạo ra cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung và phương pháp học tập; giúp họ phát triển khả năng diễn đạt, trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng, tăng cường khả năng chịu đựng và sự quan tâm của người học. Điều này đặc biệt có ích đối với những SV nhút nhát, ngại ngùng, ít phát biểu trong lớp.Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ hai: Tạo cơ hội thuận lợi để các thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau. SV tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn và lịch sự, thể hiện quan điểm của mình, cũng như nhận xét đánh giá ý kiến của bạn, điều chỉnh tư duy của mình.Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ ba: Tạo cơ hội để các thành viên trong lớp học làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau, hình thành thói quen tương tác trong học tập. Góp phần làm tăng bầu không khí hiểu biết, tin cậy thân thiện và đoàn kết giữa các học viên.Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ tư: Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm, đặc biệt là trong việc học tập các chủ đề có tính sáng tạo cao. Rèn luyện, phát triển các kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ năm: Tạo cơ hội cho GV có thông tin phản hồi về người học. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của PPTLN so với các phương pháp dạy học khác. Mặt khác, GV còn có thể thu được tri thức và kinh nghiệm từ phía người học, qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của SV.Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ nhất: Để PPTLN có hiệu quả, đòi hỏi người GV phải có khả năng xây dựng, thiết kế những tri thức trong bài học thành tình huống có vấn đề. Song đó là việc không hề đơn giản với mọi GV và mọi bài học.Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ hai: Để tổ chức một buổi học bằng PPTLN có hiệu quả thì cả GV và SV đều phải chuẩn bị, đầu tư nhiều về thời gian và công sức. Đặc biệt là ở những lớp học quá đông thì đây thực sự là một trở ngại. Vì thế học bằng PPTLN sẽ làm mất nhiều thời gian của cả GV và SV.Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ ba: Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, thảo luận chỉ có một vài người tham gia tích cực thì dẫn đến tình trạng có một vài người là chủ nhân còn các thành viên khác là khách ngồi nghe, để mặc cho người khác dẫn dắt và quyết định. Khi đó thảo luận nhóm trở thành sự độc diễn cá nhân, hệt như phương pháp thuyết trình của GV. Còn các thành viên khác trở thành “người ngoài cuộc”– một hiện tượng khá phổ biến trong thảo luận hiện nay.Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ tư: Sự tác động từ bên ngoài như sự giám sát thường xuyên của GV, yếu tố thi đua giữa các nhóm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình thảo luận. Các hình thức thảo luận nhóm1/ Nhóm nhỏ thông thường - Giáo viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ (3 đến 5 người ) để thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về các vấn đề đó. Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ thuật dạy học khác trong một bài học, tiết học. Nội dung thảo luận của nhóm thông thường là các nội dung nhỏ, thời gian thảo luận ngắn (5 đến 10 phút)Các hình thức thảo luận nhóm 2/ Nhóm rì rầm Giáo viên chia lớp học thành các nhóm “cực nhỏ”, khoảng 2- 3 người (thường là cùng bàn) để trao đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi,, nêu một ý tưởngGV cung cấp gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với câu trả lời để các học viên giải quyết. Việc chia lớp thành những nhóm nhỏ hoặc nhóm “rì rầm” là biện pháp khắc phục hiện tượng “người ngoài cuộc” làm tăng hiệu quả của PPTLN.Các hình thức thảo luận nhóm3/ Nhóm kim tự thápĐây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm. Sau khi thảo luận theo cặp (nhóm rì rầm); các cặp (2 hoặc 3 nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm 4-6 người để hoàn thiện một vấn đề chung, đây cũng là một biện pháp khắc phục hiện tượng “người ngoài cuộc”, đồng thời tạo điều kiện hoàn chỉnh nhiệm vụ học tập với chất lượng cao hơn. Các hình thức thảo luận nhóm4/Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá).Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó có thể hoán vị cho nhau). Nhóm nhỏ hơn 6-10 người có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề được giao, còn các thành viên khác trong lớp đóng vai người quan sát và phản biện. Hình thức này tạo động cơ cho những học viên trình bày ý tưởng của mình trước tập thể.Các hình thức thảo luận nhóm 5/ Nhóm khép kín và nhóm mở Nhóm khép kín là các thành viên trong nhóm làm việc trong khoảng thời gian dài, thực hiện trọn vẹn một hoạt động học tập, từ giai đoạn đầu tới cuối cùng. Nhóm mở là các thành viên có thể tham gia một hoặc vài giai đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Hình thức này mang lại cho người học nhiều khả năng lựa chọn vấn đề để thực hiện hiệu quả, chủ động về thời gian, sức lực.Một số lưu ý khi tổ chức thảo luận nhómChia nội dung bài dạy thành các vấn đề nhỏ để thảo luậnLinh hoạt trong chia nhóm ( căn cứ vào bàn, ghế, phòng học, tài liệu, phương tiện học tập v.v Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng điều khiển và duy trì hoạt động của nhóm và một thư ký ghi đầy đủ các phát biểu trong thảo luận Các sản phẩm của cá nhân hay của cả nhóm có thể được thể hiện trên các văn bản, biểu đồ... Các sản phẩm đó phải được giới thiệu và trình bày trước nhóm hoặc trước các nhóm khác trong lớp Hỏi các thành viên có hiểu vấn đề thảo luận không? Có bỏ sót điều gì quan trọng không? Có thắc mắc gì không? Điều cần lưu ý là thái độ thân thiện, gần gũi và cởi mở của GV khi đi kiểm tra các nhóm Bất kì cuộc thảo luận nào cũng phải có kết luận của GV cần dành thời gian ghi chép đánh giá sự tiến bộ của các nhóm, tóm tắt ý tưởng của các nhóm thực hiện công tác trọng tài cố vấn cho các nhóm tiếp tục hoàn thiện hoặc phát triển ý tưởng của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tong_quan_ve_giao_duc_va_giao_duc_nghe_nghiep_phan.ppt
Tài liệu liên quan