Bài giảng Xây dựng hệ thống mạng

Xây dựng hệ thống mạng - Phần 1: Dựng domain

________________________________________

Loạt tuts về xây dựng hệ thống mạng sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để có thể xây dựng 1 mô hình mạng cho doanh nghiệp,đi từ đơn giản đến phức tạp.Từ những thành phần ban đầu ko thể thiếu như DC,DNS,DHCP. cho tới những dịch vụ cao cấp,những công nghệ mới của Microsoft để hỗ trợ doanh nghiệp như Mail Exchange,Sharepoint,ISA .Hy vọng nó sẽ là 1 tài liệu hữu ích,ko chỉ cho những người mới làm quen với mạng và hệ thống,mà còn giúp cho các bạn đang tìm hiểu về vấn đề này tích lũy thêm kiến thức.

Trong bài đầu tiên này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để xây dựng domain controller,thành phần quan trọng nhất trong môi trường domain.

 

doc76 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Xây dựng hệ thống mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng hệ thống mạng Xây dựng hệ thống mạng - Phần 1: Dựng domain Loạt tuts về xây dựng hệ thống mạng sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để có thể xây dựng 1 mô hình mạng cho doanh nghiệp,đi từ đơn giản đến phức tạp.Từ những thành phần ban đầu ko thể thiếu như DC,DNS,DHCP... cho tới những dịch vụ cao cấp,những công nghệ mới của Microsoft để hỗ trợ doanh nghiệp như Mail Exchange,Sharepoint,ISA ...Hy vọng nó sẽ là 1 tài liệu hữu ích,ko chỉ cho những người mới làm quen với mạng và hệ thống,mà còn giúp cho các bạn đang tìm hiểu về vấn đề này tích lũy thêm kiến thức. Trong bài đầu tiên này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để xây dựng domain controller,thành phần quan trọng nhất trong môi trường domain. Chuẩn bị: 1 máy tính Windows Server 2003 Các bước thực hiện: Vào Start/Run/gõ lệnh dcpromo Nhất Next: Next tiếp: Chọn Domain controler for a new domain vì ở đây ta đang cài mới DC Chọn Domain in a new forest.2 lựa chọn sau dùng cho các doanh nghiệp có hệ thống mạng lớn,gồm nhiều DC Điền tên domain,tên này chỉ có giá trị trong nội bộ: NETBIOS name để mặc định: Database và log files để mặc định: Shared system volume để mặc định: Chọn lựa chọn thứ 2 để cài DNS ngay trên DC,điều này sẽ giúp việc phân giải tên miền được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Lựa chọn 1 để DC kiểm tra lại xem DNS đã được cài đặt chưa Lựa chọn 3 để thực hiện cài DNS thủ công Permissions để mặc định: Điền pass để restore khi gặp sự cố.Pass này sẽ được dùng khi bạn restore DC từ bản backup Chọn Next Chờ đợi máy thực hiện việc cài đặt Hộp thoại hiện ra cảnh báo ta nên đặt IP tĩnh cho DC để đảm bảo khả năng truy cập tới domain từ các máy trạm.Ta OK Trong hộp thoại TCP/IP properties ta điền thông số như hình.Chú ý prefered DNS server phải điền là 127.0.0.1 Finish Hộp thoại yêu cầu khởi động lại máy,chọn Restart now Như vậy ta đã hoàn thành việc xây dựng Domain Controller.Trong bài tiếp theo ta sẽ tìm hiểu cách thức để 1 client có thể join vào domain và cách cấu hình DHCP server. Xây dựng hệ thống mạng - Phần 2: Join domain và dựng DHCP server Trong bài viết đầu tiên chúng ta đã tìm hiểu cách thức để cài đặt Domain controller trên Windows Server 2003.Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để 1 client có thể join domain,xây dựng DHCP server để cấp IP 1 cách tự động cho các máy trạm. Chuẩn bị: -1 Domain Controller (máy 1) -1 máy tính cài Windows Server 2003 để làm DHCP Server (máy 2) Các bước thực hiện: Trên máy 2 ta thực hiện các công việc sau: Trước tiên vào hộp thoại TCP/IP Properties điền các thông số như hình.Chú ý Preferred DNS server phải trỏ về DC: Chuột phải trên My Computer chọn Manage,hộp thoại System Properties sẽ hiện ra.Bạn chọn thẻ Computer name,nhấn Change: Tiếp theo điền tên của Domain: Hộp thoại hiện ra yêu cầu chứng thực,bạn điền Username và Password của Admin domain.Chú ý nếu bạn đã ủy quyền (delegate) cho 1 user có quyền join máy tính vào domain thì ở đây ta ko nhất thiết phải dùng tài khoản Admin domain.Cách thức để ủy quyền sẽ được đề cập trong bài sau.Thêm 1 chú ý nữa là Password này của Admin domain khác với password dùng để restore domain đề cập đến trong bài trước. Hộp thoại hiện ra thông báo bạn đã Join domain thành công Yêu cầu khởi động lại máy tính. Sau khi khởi động lại tại màn hình logon ta nhấn vào Options/Từ hộp thoại thả xuống chọn domain ITLab thay vì This computer. Tới đây ta đã hoàn thành việc Join 1 máy tính vào Domain. Tiếp theo ta sẽ thực hiện việc cấu hình DHCP server.DHCP server sẽ có nhiệm vụ cấp phát và thu hồi IP động cho các máy trạm trong môi trường domain. Trong hộp thoại Add or Remove Programs ta chọn Add/Remove Windows Components Click this bar to view the small image. Chọn Networking Services/Nhấn Details Chọn Dynamic Host Configurations Protocol (DHCP) Tiến hành cài đặt.Sau khi xong ta vào Start/Administrator Tools/DHCP Chuột phải trên tên DHCP server/Chọn Authorize.Chú ý máy DC phải đang hoạt động và DHCP server phải Join domain rồi thì việc Authorize mới có thể thực hiện.Authorize là để đảm bảo các máy tính ko được DC chứng thực thì ko có quyền cấp IP động. Click this bar to view the small image. Sau khi thực hiện xong thì mũi tên màu đỏ bên cạnh tên DHCP server sẽ biến thành màu xanh.Ta nhấn New Scope để định nghĩa dải IP mà DHCP server sẽ dùng để cấp phát. Click this bar to view the small image. Điền tên Scope tùy ý: Định nghĩa dải IP sẽ dùng để cấp phát: Định nghĩa dải IP sẽ được đặt riêng để giành cho các server.Các IP này sẽ ko được cấp phát cho các máy trạm Định nghĩa thời gian mà 1 máy trạm phải xin duy trì IP động hiện tại,nếu ko IP này sẽ bị DHCP server thu hồi.Ta để mặc định Chọn Yes,I want to configure these options now Default Gateway ta điền địa chỉ IP của modem Domain name ta điền IP của DC WINS server có thể bỏ trắng Chọn Yes,I want to Activate this scope now Finish Tới đây ta đã hoàn thành xong việc cấu hình DHCP server.Trong bài tiếp theo ta sẽ triển khai RIS server và sử dụng công cụ Riprep để cài đặt hệ điều hành cho các máy trạm 1 cách tự động. Trong 2 phần đầu của loạt Tuts "Xây dựng hệ thống mạng".Các bạn đã được tìm hiểu về cách thức dựng DC,DHCP và Join Domain.Ở phần 3 này,mình sẽ trình bày với các bạn cách thức triển khai hàng loạt máy trạm trong hệ thống mạng 1 cách nhanh chóng bằng công cụ Riprep,những ưu nhược điểm của phương pháp này. Vì đây là 1 phần tương đối phức tạp,các bạn nên tham khảo 2 bài bonus sau đây trước khi bắt đầu: Cài Win Unattended: Code: Nhấn vào để bôi đen tất cả Tạo và quản lý ổ đĩa cứng ảo trên VMWARE: Code: Nhấn vào để bôi đen tất cả Okie,bây giờ mình xin bắt đầu. Riprep là 1 công cụ nằm trong bộ tools đi kèm của Windows Server 2003.Công cụ này dùng để phối hợp với RIS server trong việc tạo ra bản Image của hệ điều hành nhằm triển khai trên hàng loạt máy trạm từ xa.Thay vì việc phải đi cài Win cho từng máy trạm,bây giờ ta chỉ việc khởi động máy trạm từ card mạng và bộ cài có sẵn trên server sé tự động được cài vào từng máy trạm. Những bạn nào chưa nắm rõ về RIS server có thể tham khảo bài viết rất chi tiết về vấn đề này của Mr.Cuong tại đây: Code: Nhấn vào để bôi đen tất cả Những ưu điểm của việc triển khai Riprep: -Máy trạm chỉ cần có card mạng hỗ trợ PXE,không cần ổ CDROM -Người quản trị không phải mất công đi cài đặt trên từng máy -Bộ cài được tạo ra trên server không kèm driver nên có thể triển khai trên máy trạm với mọi cấu hình,miễn đủ dung lượng ổ cứng -Có thể tích hợp sẵn các phần mềm vào bộ cài,đỡ mất công cài phần mềm trên từng máy -Máy trạm sau khi cài đặt xong tự động join vào domain,không cần sự thực hiện trực tiếp của người quản trị. Nhược điểm: Cách cấu hình hơi phức tạp Nhìn chung,với những ưu điểm nêu trên,đây là 1 phương pháp triển khai hiệu quả và đáng để thực hiện. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để cấu hình và triển khai: Bonus 1: Cài Win unattended Ở 2 phần trước chúng ta đã tìm hiểu cách thức để cài đặt AD và DNS trên DC,cách join 1 máy tính vào domain,cách cấu hình DHCP server.Trước khi bắt đầu phần 3,mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 bài,tạm gọi là bonus.Kiến thức trong 2 bài này ko nằm trong loạt bài xây dựng hệ thống mạng,tuy nhiên nó sẽ giúp các bạn dễ dàng hiểu và thực hiện được kiến thức của phần 3 Bonus 1: Cài Win tự động bằng file trả lời Chuẩn bị: -1 CD cài đặt của hệ điều hành.Ở đây mình chọn WinXP SP2.1 CD trắng để burn đĩa Win có khả năng tự cài đặt. -1 chương trình tạo file ISO.Mình dùng Ultra ISO -1 chương trình ghi đĩa,chẳng hạn như Nero Các bước thực hiện: 1.Tạo file trả lời tự động: Trước tiên các bạn cần vào ổ CD chứa bộ cài WinXP.Vào thư mục SUPPORT\TOOLS\ Giải nén file Deploy.rar \ tiếp đó chạy file setupmgr.exe.Hộp thoại hiện ra như sau: Nhấn Next.Chọn Create New: Chọn Unattended Setup.Lựa chọn thứ 2 để tạo bộ cài tự động ko có driver.Lựa chọn thứ 3 để tạo bộ cài từ xa triển khai bằng RIS server.2 vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong phần 3 của loạt tuts Chọn hệ điều hành phù hợp: Chọn Fully automated để quá trình cài đặt hoàn toàn tự động: Chọn Setup from CD.2 lựa chọn trên sử dụng khi ta đã cấu hình RIS server: Đồng ý điều kiện: Đặt tên user và cty: Click this bar to view the small image. Display settings có thể chỉnh hoặc để nguyên: : Click this bar to view the small image. Time Zone chọn múi giờ GMT +7: Click this bar to view the small image. Điền key vào: Click this bar to view the small image. Ở bước này ta sẽ đặt tên cho máy tính được cài đặt.Nếu chỉ dự định cài cho máy lẻ thì bạn có thể đặt tên trực tiếp.Còn nếu muốn dùng CD này để triển khai cho hàng loạt máy thì có thể chọn load tên từ file text hoặc đặt tên ngẫu nhiên dựa trên tên User và cty: Click this bar to view the small image. Điền Admin password,cũng có thể bỏ trắng: Click this bar to view the small image. Cài đặt cấu hình mạng,để mặc định: Click this bar to view the small image. Chọn xem có Join domain hay ko.Tốt nhất là cứ để Workgroup,sau này khi cài xong ta có thể join domain sau: Click this bar to view the small image. Số điện thoại,mã vùng... có thể bỏ trắng: Click this bar to view the small image. Thiết đặt vùng miền,có thể để mặc định hoặc chọn Vietnam: Click this bar to view the small image. Language,có thể chọn Western Europe & United State hoặc chọn Vietnam tùy ý: Click this bar to view the small image. Browser & Shell settings để mặc định: Click this bar to view the small image. Installation Folder để mặc định: Click this bar to view the small image. Install Printer bỏ qua: Click this bar to view the small image. Run once,mục này để tạo script tự chạy trong lần khởi động đầu tiên,ta bỏ qua: Click this bar to view the small image. Additional commands,có thể bỏ qua: Click this bar to view the small image. Đặt tên file,chú ý đổi tên file thành Winnt.sif: Okie,thế là xong phần đầu tiên,tạo file trả lời tự động. 2.Ghi file trả lời tự động vào CD Đầu tiên ta chuột phải trên ổ CD\Chọn UltraISO\Create CD/DVD Image Chương trình UltraISO sẽ tạo ra 1 file Image của CD WinXP.Ta mở file đó bằng UltraISO.Tiếp theo copy 2 file Winnt.sif và Winnt.bat vào thư mục i386: Click this bar to view the small image. Ta nhấn Ctrl+S để save lại rồi thoát khỏi UltraISO. Bây giờ ta đã có trong tay file ISO của CD WinXP có khả năng tự động cài đặt.Burn file này ra CD trắng bằng Nero.Thế là xong. Ở bài bonus 2,chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức để tạo thêm 1 ổ cứng mới cho máy áo trong VMWare.Đồng thời tìm hiểu tính năng Disk Management của Windows. Bonus 2: Tạo và quản lý ổ ảo trên VMWARE Đây là bài bonus thứ 2 trước khi các bạn tìm hiểu phần 3 của loạt tuts "Xây dựng hệ thống mạng".Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo và quản lý ổ đĩa cứng ảo trong VMWARE,1 phần mềm rất quen thuộc hỗ trợ các bạn làm lab,xây dựng hệ thống ảo. Giả sử mình đã có 1 máy ảo.Bây giờ mình muốn máy ảo đó có thêm 1 ổ cứng để phục vụ việc thực hiện lab.Vậy mình cần làm những gì để add thêm 1 ổ cứng mới vào máy ảo có sẵn.Sau đây là các bước để thực hiện: Vào VMWARE,chuyển sang tab có máy ảo cần thêm ổ cứng.Chọn Edit this Virtual machine settings: Chọn Add: Click this bar to view the small image. Chọn Hard Disk: Create a New Virtual Disk: Chọn SCSI: Chọn dung lượng ổ cứng.Chú ý ở đây có 2 ô tick. Ô đầu tiên để cắt luôn dung lượng thật của ổ cứng cho máy ảo,nếu ko tick thì dùng đến đâu máy ảo sẽ lấy dung lượng ổ cứng máy thật đến đấy. Ô thứ 2 để chia ổ cứng thật thành các file ổ cứng ảo có dung lượng 2GB Tốt nhất ta ko nên tick 2 ô đó: Nhấn Finish.Vậy là ta đã tạo được thêm 1 ổ cứng cho máy ảo. Bước tiếp theo ta cần làm cho máy ảo nhận được ổ cứng này.Ta thực hiện như sau: Khởi động máy ảo.Vào Start/Run/Gõ diskmgmt.msc: Hộp thoại Disk Management hiện ra.Để ý thấy ổ cứng vừa thêm vào chưa được nhận: Click this bar to view the small image. Ta chuột phải trên ổ đó chọn Initialize Disk: Click this bar to view the small image. Nhấn OK: Ổ cứng đã được kích hoạt nhưng chưa được phân vùng.Bây giờ ta cần thực hiện phân vùng ổ cứng này.Chuột phải trên vùng Unallocated chọn Create Partition: Click this bar to view the small image. Nhấn Next: Chọn Primary Partition: Chọn dung lượng đĩa: Chọn chữ cái đại diện của ổ: Đặt tên ổ và Format: Finish,thế là xong: Vậy là các bạn đã tạo được 1 ổ cứng mới cho máy ảo. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức cài đặt hệ điều hành cho máy trạm từ xa hàng loạt bằng cách sử dụng công cụ Riprep,những điểm tương đồng của công cụ này và RIS server,nhưng ưu điểm của Riprep... Cài Đặt & Cấu Hình RIS SERVER C.ty bạn cần triển khai thiết lập hoặc nâng cấp hệ thống mạng cho một c.ty khách hàng với hàng trăm máy tính.Lúc này,việc cài đặt lại hệ điều hành cho số lượng máy tính này đúng là một công việc khủng khiếp. Để giải quyết yêu cầu trên, có 2 cách thực hiện: C1:Tạo 1 file Image trên CD để Ghost hoặc dùng Norton Ghost để tạo đĩa ghost mạng.Phương pháp này không ổn:cấu hình phần cứng các máy khác nhau cho nên hệ thống sẽ không ổn định. C2:Sử dụng RIS (Remote Install Service) trong Windows Server 2K. Trong bài LAB này, tôi sẽ trình bày về cách xây dựng RIS Server trên Windows Server 2003, bao gồm các bước sau: Bước 1 : Cài đặt Remote Installation Services Bước 2 : Cấu hình RIS server Bước 3 : Cấu hình trên Server Bước 4 : Cấu hình Group Policy Bước 5: Cấp quyền khởi tạo cho các users. Bước 6 : Chỉnh sửa Answer file cho image Bước 7: Tiến hành cài đặt Điều kiện thực hiện : * Hệ thống phải có Active Directory, các dịch vụ DNS, DHCP hoạt động tốt. * Server cài đặt RIS có 2 phân vùng khác nhau. * Phân vùng cài đặt RIS định dạng theo chuẩn NTFS. Bước 1 : Cài đặt Remote Installation Services - Vào Control Start -> Settings -> Control Panel -> Add/Remove Programs -> Add/Remove Windows Components. - Chọn Remote Installation Services và click Next. Trong quá trình cài đặt, đưa đĩa CD Windows Server 2k vào để chương trình copy các file cần thiết. Bước 2 : Cấu hình RIS server -Khởi động RIS: Start ->Run -> RISetup.exe Click Next -Chọn nơi để lưu các file cài đặt cho client (phải là phân vùng NTFS), Click Next -Check vào mục Respond to client computer resquesting service. - Click Next. -Chỉ đến nơi chứa source cài đặt HĐH(chỉ đến thư mục I386 trên CD-Rom chứa HĐH muốn cài ), click Next -Đặt tên và chú thích cho Image (mặc định) - Click Next để tiếp tục. Click Next ->Next -Quá trình copy files cần thiết từ CD cài đặt XP & tạo các file cấu hình Bước 3 : Cấu hình trên Server - Vào Active Dicrectory User and Computers. - >Chọn Domain -> Domain Controllers, click phải vào tên server, chọn Properties ->Click tab Remote Install, chọn Advance Settings - Trong Advanced Settings ->Client Account location : ->Chọn The following dicrectory service location,duyệt đến tên domain/computers trong Active Dicrectory Ở hình trên, trong mục Client computer naming format, chọn Customize -> Trong hộp thoại Customize, trong mục Format nhập vào các tham số đặt tên cho máy. VD:tham số %Username ,lấy tên người dùng để đặt tên máy tính. Bước 4 : Cấu hình Group Policy Việc này nhằm đảm bảo cho quá trình cài đặt được tự động hoàn toàn. -Vào User Configuration > Windows Settings > Remote Installation Services, chỉnh theo hình sau: Bước 5: Cấp quyền khởi tạo cho các users. - Khi cài đặt, máy con sẽ tự join vào Domain.Vì vậy,User phải có quyền tạo tài khoản máy trên OU domain/computers trong Active Dicrectory. -Cấp quyền cho Users: +Tạo Group tên là RISInstall +Add tất cả các user sử dụng cho việc cài đặt máy vào RISInstall. +Add group RISInstall vào nhóm Account Operators. **Lưu ý: Khi kết thúc quá trình cài đặt, cần remove nhóm RISInstall ra khỏi nhóm Account Operator hoặc xóa nhóm này. Bước 6 : Chỉnh sửa Answer file cho image: Trong quá trình cài đặt tạo Image ở trên, RIS Server đã tạo sẵn file Answer nhưng chưa đầy đủ.Chúng ta cần chỉnh sửa lại, nếu không trong lúc cài đặt sẽ bị hỏi thông tin. -Vào thư mục \\Setup\English\Images\Windows\i386\templates. Mở file ristndrd.sif , tìm đến đoạn [UserData] và thêm vào dòng ProductID= “số CD-Key” và lưu lại. -Tại mục Re- partition --> sửa lại là NO -Tại mục Use Whole disk --> sửa lại là NO (Nếu không chỉnh 2 mục trên thì các client sẽ bị mất các partition sau khi cài xong!) Bước 7: Tiến hành cài đặt Để cho các máy chưa có HĐH liên lạc được với RIS Server, Card mạng của máy muốn cài đặt HĐH phải có tính năng boot qua mạng (PXE), hoặc chúng ta có thể dùng đĩa mềm hay đĩa CD ROM có chức năng Boot từ mạng. Đa số các loại máy hiện nay card mạng đều hỗ trợ PXE. -Vào BIOS cho phép boot từ card mạng để boot qua mạng hoặc boot từ CD boot mạng. - Bật máy cần cài đặt, máy sẽ tìm kiếm DHCP server và khởi động Client Installation Wizard Nhấn Enter để tiếp tục. -Nhập vào tài khoản khởi tạo. Click this bar to view the small image. Giờ thì đi uống cafe & chờ khoảng 40 phút để có cả trăm máy đã cài xong HĐH. Chúc các bạn thực hiện thành công! Chuẩn bị: -1 máy DC,DNS -1 máy đóng vai trò DHCP server và RIS server.Máy này phải có ít nhất 2 phân vùng.1 phân vùng cài hệ điều hành,1 phân vùng DATA để chứa bộ cài đặt,phân vùng này cần format định dạng NTFS. -Các máy trạm có khả năng boot bằng PXE -1 CD cài đặt của hệ điều hành.Chẳng hạn ở đây mình dùng Win XP SP2 -1 máy mẫu cài sẵn hệ điều hành và các phần mềm cần thiết để tạo file Image Các bước thực hiện: -Cấu hình trên RIS server: Trước tiên cần cài đặt dịch vụ Remote Installation Service: Vào Start/Control Panel/Add or Remove Programs/Add Remove Windows Components: Click this bar to view the small image. Tick mục Remote Installation Service: Tiến hành cài đặt,sau khi xong khởi động lại máy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_xay_dung_he_thong_mang.doc
Tài liệu liên quan