Bài tập mới thanh toán quốc tế

Câu 16: L/C quy định: Hoá đơn thương mại và phiếu đóng gói (Packing list) phải có chứng thực.

HỎI xuất trình hoá đơn thương mại và phiếu đóng gói chỉ có chữ ký mà không có dấu công ty có được coi là các chứng từ hợp lệ không ?

Câu 19: Công ty thụ hưởng L/C là SATIMEX có trụ sở đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (công ty xuất khẩu).

L/C yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất trình phải do đơn vị có thẩm quyền cấp.

HỎI Công ty SATIMEX xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ do Công ty TNHH Lâm Viên cấp có được ngân hàng chấp nhận là hợp lệ không ?

 

doc21 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài tập mới thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 16: L/C quy định: Hoá đơn thương mại và phiếu đóng gói (Packing list) phải có chứng thực. HỎI xuất trình hoá đơn thương mại và phiếu đóng gói chỉ có chữ ký mà không có dấu công ty có được coi là các chứng từ hợp lệ không ? Câu 19: Công ty thụ hưởng L/C là SATIMEX có trụ sở đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (công ty xuất khẩu). L/C yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất trình phải do đơn vị có thẩm quyền cấp. HỎI Công ty SATIMEX xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ do Công ty TNHH Lâm Viên cấp có được ngân hàng chấp nhận là hợp lệ không ? Câu 20: Người mua hoặc ngân hàng phát hành có cần quy định người thụ hưởng L/C phải xuất trình chứng từ hạng nhất “first class” hoặc chứng từ do các cơ quan nổi tiếng cấp không ? Câu 21: Trong L/C yêu cầu: “Beneficiary’s certificate that they have sent original Bill of Lading to the Applicant IMMEDIATELY after shipment”. HỎI chữ “immediately” được hiểu như thế nào ? Câu 27: Trong L/C quy định: “Usance draft is payable at 30 days AFTER B/L date”. Biết B/L date là 01 July 2007. HỎI hối phiếu sẽ được thanh toán vào ngày nào ? Câu 28: Trong L/C quy định: “A draft is drawn at 30 days from shipment date” (B/L date: Jan, 01,2008). HỎI ngày thanh toán cho hối phiếu là ngày nào ? Câu 31: L/C có thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương được không ? Câu 32: Nhà nhập khẩu có thể làm đơn xin mở một L/C có nội dung khác với nội dung hợp đồng ngoại thương đã ký với người bán (nhà xuất khẩu) hay không ? Câu 40: Hãy cho biết thời điểm ngân hàng phát hành L/C phải hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định thanh toán: 1. Thời điểm ngân hàng được chỉ định thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu cho người thụ hưởng L./C 2. Thời điểm ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ hợp lệ. 3. Thời điểm ngân hàng được chỉ định phát lệnh đòi tiền ngân hàng phát hành. 4. Thời điểm quy định thanh toán ghi trong L/C. Câu 42: Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng L/C khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ là gì ? Câu 48: Ngân hàng thông báo có trách nhiệm gì trong thanh toán tín dụng chứng từ ? Câu 49: Ngân hàng thông báo có quyền sử dụng dịch vụ thông báo L/C và các văn bản tu chỉnh của một ngân hàng khác nữa (ngân hàng thông báo thứ hai) hay không ? Câu 54: Việc tu chỉnh hoặc huỷ bỏ nội dung của L/C phải được sự chấp thuận của ai ? Câu 55: Văn bản tu chỉnh L/C có hiệu lực từ khi nào ? Câu 56: Nếu sử dụng L/C có xác nhận thì ngân hàng xác nhận có quyền từ chối văn bản tu chỉnh L/C hay không ? Câu 60: Đề nghị cho biết nguyên tắc chủ yếu có liên quan đến tu chỉnh thư tín dụng ? Người mua có quyền đề nghị tu chỉnh sửa đổi L/C ? Câu 62: Một ngân hàng phát hành thư tín dụng theo mẫu MT700. Sau đó, gởi thư xác nhận cho ngân hàng thông báo. HỎI ngân hàng thông báo xử lý thư xác nhận như thế nào ? Câu 63: Một ngân hàng phát hành gởi đi một thư theo mẫu MT700 (thư tín dụng mang tính thông báo trước). HỎI ngân hàng phát hành phải làm gì tiếp theo để L/C có hiêu lực thực thi ? Câu 64: Hiểu thế nào về ngân hàng được chỉ định trong thanh toán tín dụng chứng từ ? Câu 65: Ngân hàng được chỉ định có thể đồng thời đóng vai trò xác nhận thư tín dụng không ? Câu 66: Làm sao để biết ngân hàng được chỉ định đóng vai trò đồng thời là ngân hàng xác nhận thư tín dụng ? Câu 67: Ngân hàng được chỉ định A có nghĩa vụ buộc phải thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ không ? Nếu trong L/C quy định việc thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ của người thụ hưởng L/C được thực hiện qua ngân hàng A. Câu 68: Người thụ hưởng L/C có thể đi kiện không trong tình huống sau: - Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng được chỉ định và ngân hàng chỉ định đánh giá là hợp lệ và chuyển các chứng từ đến ngân hàng phát hành L/C đề nghị thanh toán. - Ngân hàng phát hành L/C phát hiện có bất hợp lệ trên vận đơn và gởi trả bộ chứng từ để từ chối thanh toán. Thời hạn của L/C đã hết hiệu lực. HỎI người thụ hưởng L/C có thể đòi ngân hàng được chỉ định hay không ? nếu như lỗi của ngân hàng được chỉ định không kiểm tra kỹ để phát hiện sớm lỗi bất hợp lệ của bộ chứng từ. Câu 69: Ngân hàng phát hành muốn uỷ quyền cho một ngân hàng khác chuyển trả tiền dùm (Reimbursing bank) thì ngân hàng phát hành phải làm gì ? Câu 70: Trong trường hợp ngân hàng hoàn trả tiền không thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng L/C: vốn bị ứ đọng; lãi suất phát sinh, ai phải chịu trách nhiệm ? Câu 71: Chi phí cho ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank) ai sẽ trả ? Câu 69: Ngân hàng phát hành muốn uỷ quyền cho một ngân hàng khác chuyển trả tiền dùm (Reimbursing bank) thì ngân hàng phát hành phải làm gì ? Câu 70: Trong trường hợp ngân hàng hoàn trả tiền không thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng L/C: vốn bị ứ đọng; lãi suất phát sinh, ai phải chịu trách nhiệm ? Câu 71: Chi phí cho ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank) ai sẽ trả ? Câu 79: Các chứng từ vận tải xuất trình cho ngân hàng vào lúc nào thì coi là hợp lệ ? Câu 81: Trên các chứng từ xuất trình cho ngân hàng có cần ghi ngày tháng phát hành hay không ? Câu 82: ISBP là gì ? Khi UCP-DC 600 ra đời, ISBP còn có hiệu lực không ? Câu 83: ISBP có thay thế cho UCP-DC không ? Câu 84: Giấy chứng nhận về chất lượng và số lượng hàng hoá giao (Certificate of Quality and Quantity) có thể ghi ngày, tháng sau ngày giao hàng không ? Câu 85: Trên một chứng từ vừa ghi ngày LẬP chứng từ, vừa ghi ngày KÝ (sau đó) thì ngày nào được coi là ngày phát hành chứng từ ? Câu 88: Trong một giấy chứng nhận trọng lượng hoặc số lượng (Certificate of Quantity or Weight) không có phần mô tả hàng hoá có được coi là chứng từ bất hợp lệ không ? Câu 89: Ai lập giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list), giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (Certificate of Quality and Quantity) trong bộ chứng từ xuất trình theo phương thức thanh toán L/C ? Câu 129: Tại sao trong L/C phải quy định về vấn đề chuyển tải hàng hoá ? Câu 130: Tình huống: - Sử dụng vận tải đa phương thức - đương nhiên có chuyển tải; - Nếu L/C cấm chuyển tải - Transhipment not allowed Hỏi làm thế nào để được thanh toán ? Câu 131: Vận đơn vận tải thuỷ (không phải là vận đơn đa phương thức) có cần phải là vận đơn đích danh hay không ? Câu 132: Xin cho biết có những loại vận đơn vận tải thuỷ nào ? Nếu hàng hoá chở bằng container, nhưng hàng lẻ, chưa chất đầy 1 container (LCL - less than a container load) thì việc lấy vận đơn sẽ như thế nào ? Vận đơn này có thể xuất trình khi thanh toán được không ? Câu 133: Một vận đơn đường biển bản gốc có cần được người vận tải ký tên hay không ? Câu 134: Ngày cấp vận đơn đường biển có phải là ngày giao hàng không ? Câu 135: Nếu trên vận đơn chỉ ghi dòng chữ “con tàu dự định - Intended” hoặc “cảng bốc hàng dự định - Intended shipment Port”. Hỏi vận đơn xuất trình có được chấp nhận hay không ? Câu 136: L/C quy định cảng bốc hàng là càng Vũng Tàu, nhưng B/L lại thể hiện bốc hàng tại cảng Saigon. Vậy trên B/L cần phải được ghi thế nào để được ngân hàng chấp nhận thanh toán ? Câu 137: Vận đơn đường biển rút gọn (Short Form) hoặc trắng lưng (Blank Back B/L) có được chấp nhận thanh toán hay không ? Câu 138: Nội dung nào trên B/L khi kiểm tra nhân viên ngân hàng không xem xét đến ? Câu 139: Nếu trong L/C không quy định rõ hàng hoá có được phép chuyển tải hay không, thì vận đơn quy định thế nào ? Câu 140: Công ty A xuất khẩu tôm đông lạnh đi một nước ở Châu Âu, trong khi không có tàu đi thẳng tới nước đó. Trong khi L/C quy định hàng không được chuyển tải như vậy công ty A làm thế nào lấy được B/L hợp lệ để thanh toán ? Câu 141: L/C cấm chuyển tải - B/L thể hiện có chuyển tải Hỏi làm sao để B/L được chấp nhận thanh toán ? Câu 142: Hiểu thế nào về chứng từ vận tải giao dịch được và chứng từ vận tải không giao dịch được ? Câu 143: Về hình thức và nội dung của vận đơn đường biển không giao dịch được - “Non-negotiable Sea Waybill” có khác gì so với Bill of Lading hay không ? Câu 144: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party Bill of Lading), ai sẽ là người ký trên B/L được chấp nhận ? Câu 145: Trên vận đơn theo hợp đồng thêu tàu có cần ghi rõ, chính xác cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng không ? Câu 146: Nếu trong L/C ghi rõ: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu được chấp nhận - “Charter Party B/L is acceptable”, trong trường hợp này, nhân viên ngân hàng có kiểm tra hợp đồng thuê tàu không ? Câu 147: Nội dung vận đơn hàng không (Air Way Bill) ghi như thế nào mới coi là hợp lệ để được thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ ? Câu 148: Đề nghị cho biết chữ ký của người chuyên chở thể hiện trên vận đơn hàng không được hiểu là chữ ký của ai ? và ký như thế nào mới hợp lệ ? Câu 149: Hãy cho biết những đặc điểm chủ yếu của vận đơn vận tải hàng không ? Câu 150: Trong L/C quy định người bán phải xuất trình trọn bộ vận đơn hàng không gốc - “presentation a full set of originals”. Nhưng hãng hàng không chỉ giao cho DN chúng tôi 01 bản gốc của vận đơn. Vậy chúng tôi có được thanh toán tiền khi chỉ xuất trình cho ngân hàng 01 vận đơn gốc không ? Câu 151: Trong L/C quy định ngày giao hàng bằng đường hàng không trễ nhất là 15/10/2007. Hỏi căn cứ vào thông tin nào trên vận đơn hàng không để xác định người bán giao hàng vào ngày đúng quy định hay chưa ? Câu 152: Trên vận đơn hàng không có nhất thiết phải ghi rõ sân bay đi, sân bay đến theo đúng quy định của L/c hay không ? Câu 153: Nếu trên AWB có thể hiện rõ HOẶC dân chiếu đến một tài liệu khác về điều khoản và điều kiện chuyên chở, thì nhân viên ngân hàng hoặc đại diện người mua có cần kiểm tra kỹ nội dung của các điều khoản và điều kiện ghi trên AWB không ? Câu 154: Hãy giải đáp cho tình huống sau đây: L/C quy định: Cấm chuyển tải (Transhipment Prohibited) Hàng giao từ TP Hồ Chí Minh đến London, trên AWB ghi hàng hoá được chuyển tải: - TP Hồ Chí Minh đi Hongkong trên chuyển bay B747; - Hongkong đi London trên chuyên bay A523 Hỏi vận đơn có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 155: Xin cho biết những đặc điểm cơ bản của các chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông ? Câu 156: Các chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông có cần được phát hành theo lệnh không ? Câu 157: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông nào được chấp nhận thanh toán ? Câu 158: Ai ký vào vận đơn đường bộ, đường sắt, đường sông mới được chấp nhận hợp lệ ? Câu 159: Cách xác định ngày giao hàng ghi trên vận đơn đường bộ, đường sắt, đường sông ? Câu 160: Xin cho biết cách nhận biết chứng từ vận đơn bản gốc “Original” ? Câu 161: Ngân hàng xử lý thế nào cho tình huống: - Trong L/C YÊU CẦU phải xuất trình trọn bộ vận đơn (Full Set) - Người hưởng lợi (Beneficiary) CHỈ XUẤT TRÌNH 02 bản vận đơn gốc, trên bản vận đơn này không nêu rõ số lượng vận đơn gốc đã cấp. Câu 162: Đề nghị cho biết chứng từ vận tải đường bộ hoặc đường sắt sau đây có được chấp nhận hay không ? - L/C quy định: Cấm chuyển tải - Vận đơn xuất trình ghi: hàng hoá sẽ hoặc có thể chuyển tải. Câu 163: Biên nhận chuyển phát hàng hoá là gì ? Vai trò của chứng từ này ? Nó có điểm khác biệt gì so với vận đơn vận tải ? Câu 164: Biên nhận chuyển phát hàng nào được chấp nhận như một chứng từ thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ ? Câu 165: Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán cho một biên nhận chuyển phát hàng trong tình huống sau đây hay không ? - L/C quy định: Biên nhận chuyển phát hàng phải ghi rõ tên người nhận hầng là Cong ty VITIMEX và trên biên nhận phải ghi rõ “Cước phí đã trả - Freight Prepaid”. - Trên biên nhận chuyển phát hàng không ghi cước phí đã trả mà thay vào đó lại ghi “Cước phí chuyển phát hàng được tính cho công ty Logistics U&I”. Câu 166: Ngân hàng sẽ xử lý thế nào cho tình huống sau đây: - L/C quy định: Hàng chuyên chở bằng container - Vận đơn (B/L) xuất trình thể hiện: +Hàng chuyên chở bằng container +Hàng đã giao lên boong tàu “Shipped on Deck”. Câu 167: Trên vận đơn có giá thêm những điều khoản khác (không có sẵn ở mẫu vận đơn), ví dụ như: người thực hiện đếm hàng; người gửi hàng đã khai hoặc cứoc phí phụ thêm...có được coi là bất hợp lệ không ? Câu 168: Thế nào được coi là vận đơn hoàn hảo ? Câu 169: Trong L/C quy định phải xuất trình Clean Bill of Lading. Hỏi có nhất thiết phải lấy vận đơn ghi rõ chữ Clean không ? Câu 170: Trên vận đơn ghi không rõ ràng về thực trạng hàng hoá giao: Ví dụ bao bì có vẽ không thích hợp với hàng hoá chuyên chở bằng đường biển. Với B/L như vậy có được chấp nhận thanh toán không ? Câu 171: Trên vận đơn có ghi chữ Clean, sau đó chữ Clean được xoá đi. Hỏi vận đơn này có bị ngân hàng từ chối thanh toán vì không hoàn hảo hay không ? Câu 172: Khi nào nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ bảo hiểm cho ngân hàng để thanh toán theo phương thức L/C ? Câu 173: Những chứng từ bảo hiểm nào phải xuất trình ? Câu 174: Ai lập và ký trên các chứng từ bảo hiểm thì được chấp nhận thanh toán ? Câu 175: Chứng từ bảo hiểm do văn phòng môi giới bảo hiểm cấp có được ngân hàng chấp nhận thanh toán trong phương thức L/C hay không ? Câu 176: Trong L/C không quy định rõ số lượng các chứng từ bảo hiểm phải xuất trình. Hỏi người mua bảo hiểm phải xuất trình cho ngân hàng mấy chứng từ bảo hiểm ? Câu 177: Trong trường hợp bảo hiểm bao, có thể xuất trình hợp đồng bảo hiểm thay cho các chứng từ bảo hiểm không ? Câu 178: Ngày phát hành các chứng từ bảo hiểm có thể sau ngày cấp vận đơn được không ? Câu 179: Một chứng từ bảo hiểm ghi thời hạn hết hiệu lực, việc ghi này được hiểu như thế nào? Câu 180: Loại tiền ghi trên các chứng từ bảo hiểm ? Câu 181: Trong L/C có quy định trị giá tối thiểu và tối đa cần được bảo hiểm hay không ? Câu 182: Đề nghị cho lời giải đáp về tình huống sau: - L/C quy định: Giấy chứng nhận bảo hiểm cho 110% giá trị hàng hoá. - Giấy chứng nhận bảo hiểm xuất trình: Đã ghi hàng hoá đã được bảo hiểm 130% giá trị. Hỏi chứng từ bảo hiểm có được chấp nhận thanh toán. Câu 183: Doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận được một phần tiền ứng trước (Sử dụng L/C có điều khoản đỏ - Red Clause L/C). Hỏi trị giá hàng hoá được bảo hiểm là bao nhiêu ? Nếu như trị giá của hoá đơn thương mại chỉ bằng tổng trị giá lô hàng trừ đi trị giá tiền đã chuyển ứng trước cho người hưởng lợi L/C ? Câu 184: Trên chứng từ bảo hiểm có cần ghi rõ địa điểm được bảo hiểm hàng hoá không ? Câu 185: Đề nghị trả lời tình huống sau: - Trong L/C quy định: + Hàng hoá được giao đi từ cảng Saigon đến Osaka (Japan). + Hàng hoá phải có giấy chứng nhận bảo hiểm. - Vận đơn xuất trình lại thể hiện: Giao hàng tại Đồng Nai -> cảng Saigon -> Cảng Osaka -> Kioto (Japan) (xem trích một phần B/L). Câu 186: Đề nghị trả lời tình huống sau đây: - L/C quy định: Xuất trình chứng từ bảo hiểm với mức bảo hiểm “Rủi ro thông thường”. - Chứng từ bảo hiểm xuất trình: Trên đó không ghi rõ bảo hiểm “Rủi ro thông thường”. Vậy chứng từ bảo hiểm này có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 187: Đề nghị trả lời tình huống sau: - L/C quy định: Hàng hoá được bảo hiểm mọi rủi ro “All risks” - Chứng từ bảo hiểm xuất trình: Không thể hiện chữ mọi rủi ro. Hỏi chứng từ bảo hiểm có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 188: Hãy trả lời tình huống sau đây: - L/C quy định: Bảo hiểm mọi rủi ro - Chứng từ bảo hiểm xuất trình thể hiện: + Không có chữ bảo hiểm “mọi rủi ro” + Lại có điều khoản miễn trừ chiến tranh (war), khủng bố (terrorist attack). Hỏi chứng từ bảo hiểm có điều khoản miễn trừ có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 189: Hãy trả lời tình huống sau đây: Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi: “bồi thường sẽ được thực hiện khi có 6% trị giá hàng hoá trở lên bị tổn thất” (Cover is subject to 6% franchise). Mức thiệt hại theo giám định của công ty bảo hiểm là 5,5% trị giá hàng hoá. Hỏi công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho người chủ sở hữu hàng hoá ? Câu 190: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi: “Được đền bù thiệt hại khi có 5% trị giá hàng hoá trở lên bị tổn thất” (cover is subject to 5% franchise) - Hàng hoá chuyên chở có tổn thất và mức thiệt hại được giám định là 10% trị giá hàng hoá. Hỏi công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho người chủ sở hữu hàng ? Câu 191: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi: “Chỉ được bồi thường TRÊN 6% trị giá hàng hoá bị tổn thất” - Hàng hoá bị tổn thất và mức thiệt hại được giám định là 5% trị giá hàng hoá. Hỏi công ty bảo hiểm sẽ bồi thường như thế nào đối với người chủ hàng ? Câu 192: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi: “Chỉ được bồi thường TRÊN 5% trị giá hàng hoá bị tổn thất”(cover is subject to 5% Excess) - Hàng hoá bị tổn thất và mức thiệt hại được giám định là 12% trị giá hàng hoá. Hỏi công ty bảo hiểm sẽ bồi thường như thế nào cho người chủ hàng ? Câu 193: Các chứng từ bảo hiểm sử dụng trong phương thức thanh toán L/C có cần phải được ký hậu hay không ? Câu 194: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - L/C quy định: Bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng muộn nhất vào ngày 30/4 -Ngày 30/4 và ngày 01/5 là ngày lễ ở Việt Nam hệ thống ngân hàng nghỉ. Hỏi bộ chứng từ xuất trình thanh toán vào ngày 02/5 có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 195: Đề nghị giải thích tình huống sau đây: L/C quy định: Trị giá thanh toán khoảng 1 triệu USD (Amount: About 1million USD). Hỏi chữ khoảng (about) được hiểu thế nào ? Câu 196: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - L/C quy định: Trị giá thanh toán 15.000 USD - Mô tả hàng hoá trong L/C: 10MT Coffee. - Hoá đơn thương mại xuất trình ghi: + Trị giá: 15.000 USD + Khối lượng hàng: 10,5 MT Coffee Hỏi bộ chứng từ có bất hợp lệ không ? Câu 197: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - L/C quy định: Trị giá thanh toán 15.000 USD - Hàng hoá giao: 100 set (bộ) TV (máy truyền hình) - Hoá đơn thương mại ghi: + Trị giá thanh toán: 15.000 USD + Số lượng TV: 104 set (bộ) Hỏi bộ chứng từ có bất hợp lệ không ? Câu 198: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - L/C quy định: + Trị giá L/C: 100.000 USD + Hàng hoá: 1000 teleprinter (máy đánh chữ điện tử) + Giao hàng làm nhiều lần: không cho phép (Partial shipment is not allowed) - Hoá đơn thương mại xuất trình ghi: + Tổng số tiền thanh toán: 95.000 USD + Số lượng: 1000 teleprinter Hỏi hoá đơn thương mại có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 199: Trong L/C quy định rõ cấm giao hàng từng phần (Partial shipment Prohibited), nhưng người bán lại xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải đa phương thức có liên quan đến lô hàng cần giao. Hỏi trong trường hợp này có bị ngân hàng từ chối thanh toán hay không ? Câu 200: Đề nghị trả lời tình huống sau: - L/C quy định: (1) CẤM giao hàng làm nhiều lần (từng phần) (2) Hàng giao từ cảng Kobe (Japan). (3) Hàng giao là “xe hơi” nhãn hiệu “INOVA”,20 chiếc. - Vận đơn xuất trình: (1) B/L thứ nhất đề ngày cấp 07/7, ghi chuyên chở 10 chiếc xe “INOVA” từ Osaka đến cảng Saigon trên tàu Victory. (2) B/L thứ hai đề ngày 10/7, ghi chuyên chở 10 chiếc xe “INOVA” từ cảng Hongkong đến cảng Saigon trên tàu Victory. (3) B/L thứ ba đề ngày 15/7, ghi chuyên chở 10 chiếc xe “INOVA” từ cảng Macao đến cảng Saigon trên tàu Victory. Hỏi: 1. Trường hợp trên, các vận tải đơn xuất trình có bất hợp lệ không ? 2. Ngày giao hàng xác định là ngày nào ? Câu 201: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - L/C quy định: + Giao hàng: 10.000 MT gạo + Cấm giao hàng từng phần (làm nhiều lần) Vì hàng nhiều nên công ty xuất khẩu thuê 02 tàu, mỗi tàu chở 5.000 tấn. Hai tàu khởi hành cùng một ngày, đi cùng một tuyến đường và chuyên chở gạo đến cùng một cảng. Hỏi bộ chứng từ vận tải có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 202: Hãy giải đáp tình huống sau đây: - L/C quy định: Hàng giao từ Bangkok tới TP Hồ Chí Minh, không cho phép giao hàng làm nhiều lần. - Người gửi hàng xuất trình: 05 hoá đơn bưu điện (Courier Receipts), trên đó thể hiện các hoá đơn đều do một công ty bưu điện phát ra từ TP Bangkok, phát hành cùng một ngày, nơi chuyển hàng tới là TP Hồ Chí Minh. Hỏi các hoá đơn bưu điện kể trên có bị coi là bất hợp lệ không ? Câu 203: Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Ira. L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định như sau: - Chuyến I giao 10.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao muộn nhất là ngày 01/10/2007 - Chuyến II giao 10.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao muộn nhất là ngày 01/11/2007 - Chuyến III giao 15.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao muộn nhất là ngày 01/12/2007 Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên. Sau đó, Công ty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ hai. Hỏi bộ chứng từ do công ty A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay không ? Câu 203: Đề nghị giải thích tình huống sau đây: - Ngân hàng đóng cửa vào lúc 17 giờ chiều - Người hưởng thụ xuất trình chứng từ vào lúc 17giờ 10 phút chiều Hỏi ngân hàng xử lý thế nào về bộ chứng từ xuất trình trễ này ? Câu 1: Ông Trần Văn A là chủ doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ông A muốn vay 500 triệu đồng của ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh B để phát triển sản xuất. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, để được vay vốn ông A cần có những điều kiện gì ? Câu 2: Do kinh doanh thua lỗ nên hộ gia đình ông H phải làm đơn vay của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện P 30 triệu đồng. Khi nhận được giải trình về mục đích vay vốn là dùng 10 triệu đồng để trả nợ và 20 triệu đồng để phục hồi sản xuất kinh tế gia đình của ông H, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện P đã từ chối với lý do theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng không được cho vay đối với trường hợp của ông H. Vậy, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện P đưa ra lý do trên để từ chối lời đề nghị vay vốn của ông H là đúng hay sai ? Câu 3: Ông T là chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam muốn vay 300 triệu đồng tại ngân hàng X đã đồng ý cho vay trong thời hạn 3 năm với điều kiện ông T phải thế chấp lương và hàng tháng phải trả 50% số lương mà ông được hưởng theo chế độ chuyên gia trong khoảng thời gian 3 năm ông làm việc tại Việt Nam. Xin cho biết, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trường hợp này ? Câu 4: Công ty cổ phần bất động sản H được ngân hàng cổ phần A cho vay 10 tỷ đồng để phát triển bất động sản, trong khi đó, vốn điều lệ của công ty này chỉ có 8 tỷ đồng. Việc cho vay vốn của ngân hàng trong điều kiện nêu trên, được pháp luật quy định như thế nào ? Câu 5: Anh Trần Văn A vay 20 triệu đồng tại một tổ chức tín dụng trong thời hạn 36 tháng với mục đích mua sắm hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình. Theo đó, anh A phải trả toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn trả nợ, ngoài ra không có thoả thuận nào khác. Thời gian sau tổ chức tín dụng có chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay thấp hơn so với khi anh A vay. Sau 12 tháng, anh A đã mang tiền đến tổ chức tín dụng để trả nợ cả gốc và lãi vốn vay, nhưng không được tổ chức tín dụng chấp nhận. Xin cho biết, tổ chức tín dụng từ chối đề nghị việc trả nợ cả gốc và lãi vốn vay của anh A trước thời hạn trong trường hợp nêu trên có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không ? Câu 6: Xin cho biết, tổ chức tín dụng có thể áp dụng phương thức cho vay nào đối với khách hàng ? Câu 7: Công ty X làm đơn xin vay 30 tỷ đồng tại ngân hàng cổ phần thương mại A để sản xuất, kinh doanh. Nhận thấy đây là một thương vụ kinh doanh hiệu quả nhưng do lượng vốn vay lớn, nên ngân hàng cổ phần thương mại A cùng với ngân hàng đầu tư và phát triển M hợp vốn cho công ty X vay số tiền trên. Vậy, việc ngân hàng cổ phần thương mại A thoả thuận với công ty X về việc cho vay vốn bằng cách hợp vốn với ngân hàng đầu tư và phát triển M để công ty X vay số tiền trên có bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành không ? Câu 8: Ông Q (Giám đốc quỹ tín dụng hợp tác xã S) đã ký hợp đồng cho vay đối với chính hộ gia đình của ông do vợ ông làm đại diện đối với vốn 20 triệu đồng. Vụ việc đã bị các xã viên phát hiện và phản đối. Xin cho biết, việc làm của ông Q có vi phạm pháp luật không ? Câu 9: Công ty cổ phần thương mại Z có 15% cổ phần tại ngân hàng cổ phần B. Trong một hợp đồng cho vay đối với khách hàng được ký giữa công ty cổ phần thương mại Z với ngân hàng cổ phần B, theo đó, ngân hàng B sẽ cho công ty Z vay số vốn giá trị bằng 10% vốn công ty góp, đổi lại công ty Z phải cầm cố toàn bộ số cổ phần đó vào ngân hàng trong suốt thời hạn vay. Xin cho biết, thoả thuận giữa công ty Z và ngân hàng B trong hợp đồng vay vốn với các điều kiện nêu trên có được coi là đúng pháp luật hay không ? Câu 10: Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng có trách nhiệm gì để bảo vệ quyền lợi của khách hàng là người gửi tiền ? Câu 11: Trong trường hợp nào tổ chức tín dụng được miễn, giảm lãi suất cho vay vốn đối với khách hàng ? ông Dương Đình H là ngư dân được ngân hàng X cho vay 50 triệu đồng trong dự án chương trình đánh bắt cá xa bờ. Nhưng trong quá trình thực hiện, ông H không có khả năng trả nợ do thuyền của ông gặp phải bão và hỏng nặng. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ông H có thuộc diện được tổ chức tín dụng xem xét miễn, giảm lãi suất cho vay vốn hay không ? Câu 12: Ngân hàng nông nghiệp P cho hộ gia đình ông M vay 20 triệu đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu đến hạn trả nợ mà gia đình ông M không hoàn trả tiền gốc và lã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbtap_moi_ttqt_1057.doc