Bài viết Chỉnh đốn đảng – giải pháp quan trọng kiềm chế tham nhũng ở nước ta hiện nay

Luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng trong Đảng, tác giả đã khẳng định chỉnh đốn Đảng là một giải pháp quan trọng để kiềm chế tham nhũng ở nước ta hiện nay. Chỉnh đốn Đảng để kiềm chế tham nhũng, theo tác giả, thứ nhất, phải giáo dục lại một cách khoa học lý tưởng cách mạng của Đảng; thứ hai, giáo dục thật mạnh mẽ đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng; thứ ba, giáo dục cán bộ, đảng viên của Đảng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thứ tư, xốc lại cơ chế dân chủ trong Đảng; thứ năm, mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng; và thứ sáu, văn hoá hoá các hoạt động của Đảng

doc87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài viết Chỉnh đốn đảng – giải pháp quan trọng kiềm chế tham nhũng ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Triết học số 1 (200) năm 2008 CHỈNH ĐỐN ĐẢNG – GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG KIỀM CHẾ THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ĐỖ HUY(*) Luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng trong Đảng, tác giả đã khẳng định chỉnh đốn Đảng là một giải pháp quan trọng để kiềm chế tham nhũng ở nước ta hiện nay. Chỉnh đốn Đảng để kiềm chế tham nhũng, theo tác giả, thứ nhất, phải giáo dục lại một cách khoa học lý tưởng cách mạng của Đảng; thứ hai, giáo dục thật mạnh mẽ đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng; thứ ba, giáo dục cán bộ, đảng viên của Đảng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thứ tư, xốc lại cơ chế dân chủ trong Đảng; thứ năm, mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng; và thứ sáu, văn hoá hoá các hoạt động của Đảng. Sau khi khẳng định sự lớn mạnh về năng lực tư duy và những thành công tốt đẹp của quá trình lãnh đạo nhân dân ta phát triển kinh tế, thực hiện đổi mới mọi mặt đất nước suốt hai thập kỷ qua, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã thẳng thắn chỉ ra nhiều khuyết điểm đang tồn tại trong Đảng. Đó là: “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp””. Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên...”(1). Đại hội cũng nhất trí nhận định rằng, những khuyết điểm này “diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính”(2). Văn kiện Đại hội X còn đưa ra cảnh báo: “Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”, “làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng”(3). Nói về các thành tựu dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 20 năm đổi mới đất nước, mỗi chúng ta đều trào dâng lòng tự hào và niềm vui khôn tả so với những năm tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp. Song, nói về những tiêu cực trong 20 năm ấy vẫn kéo dài và diễn ra nghiêm trọng, mỗi đảng viên chân chính, mỗi công dân lương thiện, mỗi người yêu nước, thương dân, thương nhà đều không khỏi băn khoăn, lo lắng. Nhiều người còn tự hỏi vì sao một Đảng vĩ đại là thế, đã từng lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn, đập tan gông xiềng nô lệ, đánh thắng những đội quân xâm lược hùng mạnh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mang lại độc lập, tự do cho nhân dân, nay lại vấp phải những khuyết điểm lớn lao như vậy? Vì sao lý tưởng của Đảng thì cao đẹp như thế mà không ít cán bộ, đảng viên lại sống nhỏ nhen và xấu xa đến như vậy? Đó là khuyết điểm có tính chất cá nhân hay do cơ chế? Những khuyết điểm này là nhất thời hay lâu dài? Vì sao Văn kiện Đại hội X đã nhất trí khẳng định: đây là một cuộc chiến rất khó khăn. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã phải nêu lên 10 chủ trương, giải pháp, bao gồm cả việc đưa luật phòng chống tham nhũng vào nội dung giáo dục đảng viên để đạt mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng nhằm xây dựng Đảng và Nhà nước vững mạnh. Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng đề cập tới quá nhiều tiêu cực và những giải pháp do Đại hội Đảng X nêu ra, mà chỉ đề xuất một giải pháp quan trọngtrong số nhiều giải pháp để kiềm chế nạn tham nhũng trong Đảng. Mặc dù các hiện tượng tiêu cực mà Đại hội Đảng X nêu lên đều có diện mạo riêng, như bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thoái hóa, biến chất về đạo đức và lối sống, tệ quan liêu..., song chúng đều có mối liên hệ bản chất với nhau. Đã sa đà vào bệnh cơ hội thì đương nhiên, không tránh khỏi sa vào chủ nghĩa cá nhân. Đã sa đà vào chủ nghĩa cá nhân thì tất yếu dẫn đến thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đã biến chất về đạo đức, lối sống, tất yếu đi đến chủ nghĩa thực dụng, tệ tham nhũng... Vì vậy, giải pháp kiềm chế nạn tham nhũng cũng liên quan đến giải pháp làm lành mạnh hóa đạo đức, lối sống; khắc phục tệ quan liêu, giảm bớt tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp. Tham nhũng, theo chúng tôi hiểu là tham lam và nhũng nhiễu. Tham nhũng cũng có thể là tham ô, tức là vơ vét của công, ăn cắp của công; quấy rối, rầy rà người khác. Tham nhũng cũng có thể hiểu là làm rất ít, hay không làm, chỉ cậy quyền cậy thế mà muốn hưởng thật nhiều, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, muốn“cốc làm cò xơi”. Ngày xưa, cha ông ta dùng khái niệm này để chỉ giặc ngoại xâm và các quan lại hay vơ vét của dân. Bọn giặc ngoại xâm thường hay quấy nhiễu, nhũng nhiễu khi xâm lăng nước ta; còn các quan lại thì hay vơ vét của dân như một loại giặc nội xâm. Hiện nay, ai thường vơ vét và nhũng nhiễu dân? Trên thực tế, đó là những người có chức, có quyền. Đảng ta là Đảng cầm quyền. Đảng đã phong chức và giao quyền cho những đảng viên của Đảng thực hiện cương lĩnh phát triển đất nước của Đảng. Vì vậy, khi có hiện tượng tham nhũng xảy ra trong Đảng thì trước hết,Đảng phải nhận trách nhiệm về mình. Trách nhiệm đó là Đảng đã giao quyền, phong chức cho những người xấu, yếu kém về tư tưởng, đạo đức, suy thoái về lối sống. Về điểm này, từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Đảng ta là Đảng cầm quyền, “chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”(4) và tất nhiên, nếu đảng viên của Đảng rơi vào tham nhũng thì nhất định, Đảng và Chính phủ không thể vô can. Không những nhận biết các hiện tượng tham nhũng đã phổ biến đến như thế nào, mà Đại hội X của Đảng còn chỉ rõ những lĩnh vực xảy ra tham nhũng nhiều nhất là các cơ quan công quyền, quản lý đất đai, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Những lĩnh vực này đều là những lĩnh vực chủ chốt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những cán bộ, đảng viên tham nhũng trong các lĩnh vực này đều vi phạm điều lệ Đảng, đều phản lại lý tưởng mang những giá trị tốt đẹp để xây dựng xã hội của Đảng. Lý tưởng của Đảng ta luôn hướng về xây dựng những con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết và trước hết. Đó là những con người thẳng thắn, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; những con người thắng không kiêu, bại không nản, chịu đựng mọi gian khổ, dấn thân vì nghĩa lớn; vui cái vui của nhân dân, đau cái đau của những người bất hạnh. Lý tưởng của Đảng hoàn toàn trái với các hiện tượng tham nhũng! Vì sao nhiều người có chức, có quyền lại làm hoen ố lý tưởng của Đảng? Vì sao không ít những người có chức, có quyền lại có thể tham nhũng được và dámtham nhũng? Trước hết là họ lộng quyền. Quyền mà Đảng giao cho họ, chức mà Đảng phong cho họ, họ đều tưởng là bản chất mà họ có. Tài sản mà nhân dân bằng mồ hôi, nước mắt và bằng cả bệnh tật và xương máu trao cho họ để họ thực hiện lý tưởng phát triển đất nước của Đảng thì họ lại lạm quyền, chia chác theo ý chủ quan và vơ vét theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Trong lý tưởng của Đảng, quyền lực là của nhân dân và quyền lực đó là do nhân dân và vì nhân dân mà thực hiện. Lý tưởng ấy là lý tưởng vĩ đại của Đảng. Đó là lý tưởng nhân dân làm chủ đất nước. Những người tham nhũng sau khi đã lộng quyền, lạm quyền lại mắc vào lỗi thứ hai là phản lại lý tưởng của Đảng, độc quyền chân lý, coi thường nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhân danh nguyên tắc Đảng, họ thường chia chác ngầm, khép kín phạm vi lợi ích, bưng bít thông tin làm cho quyền lợi chỉ chảy vào túi của họ. Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhân dân, nhưng Đảng không đứng trên pháp luật. Những kẻ tham nhũng trong Đảng, do lạm dụng, lộng quyền, chống lại dân chủ đã đi đến khinh thường pháp luật. Nhiều kẻ tham nhũng tưởng chính mình là người đề ra luật pháp, cho nên mọi hoạt động vơ vét và nhũng nhiễu của họ đều gắn với luật ngầm, luật rừng. Nếu ai không thỏa mãn với các chuẩn mực bất thành văn ấy thì đều gặp rất nhiều khó khăn trong các nhu cầu chính đáng của mình. Đảng ta phong chức và giao quyền cho những đảng viên không phải vì Đảng bè phái. Đảng ta kiên quyết chống lại những hiện tượng bè phái. Đảng ta phong chức và giao quyền cho các đảng viên sau khi đã cân nhắc và đánh giá một cách tập thể về đức và về tài để thực thi nhiệm vụ nhân dân trao. Tuy nhiên, khi chưa có chức, có quyền, nhiều đảng viên rất khiêm tốn, trung thực và chí công vô tư. Một số đảng viên khi đã được Đảng phong chức, trao quyền lại thiếu tu dưỡng về đạo đức, lối sống, đam mê quyền lực và đi đến bè phái. Các hiện tượng tham nhũng trong Đảng đều gắn với bè phái, nên việc phát hiện để chống trả nó trở nên vô cùng khó khăn. Tham ô tập thể, nhũng nhiễu tập thể là biểu hiện của sự chống lại lý tưởng đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Lý tưởng của Đảng luôn kết nạp những người hiền tài. Do bè phái ở những đơn vị nào đó mà có người có đức, có tài vẫn không được tham gia vào tổ chức Đảng. Do Đảng ta là Đảng cầm quyền, nguyên tắc lãnh đạo Nhà nước của Đảng phải theo đường lối của Đảng. Một số người có đức, có tài do những hiện tượng bè phái trong Đảng mà không được trở thành những người lãnh đạo chủ chốt của một đơn vị nào đó. Những kẻ tham nhũng giữ quyền cao, chức trọng ở đơn vị ấy đã tìm cách vô hiệu hóa một số người không cùng phe, cùng phái với họ. Vì thế, các hiện tượng tham nhũng thường đi đôi với việc chống lại những người lương thiện, vô hiệu hóa những người có năng lực, những hiền tài. Chúng ta có thể nhận diện được rất nhiều nguyên nhân đi đến tham nhũng và bản chất của hiện tượng tham nhũng trong Đảng. Có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan; có nguyên nhân do trình độ yếu kém; có nguyên nhân do cơ chế; có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Dù nguyên nhân nào thì cũng gắn liền với Đảng cầm quyền. Mọi sự phát triển mạnh mẽ hay yếu kém của đất nước đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, trước hiện tượng tham nhũng nghiêm trọng và kéo dài, Đảng ta cần có những giải pháp quyết liệt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ. Lường trước những hư hỏng có thể xảy ra trong cán bộ, đảng viên sau ngày kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”(5). Tại sao có biết bao nhiêu việc vô cùng bức thiết sau một cuộc chiến tranh đẫm máu, gian khổ, hy sinh khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại Di chúc cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, việc cần làm trước tiên phải là chỉnh đốn lại Đảng. Chắc chắn, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng ta đã nhìn xa, trông rộng và thấy rõ những nguy cơ của đất nước cũng như những vấn đề lớn của dân tộc đều liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng, nên Người mới căn dặn việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Các hiện tượng tham nhũng xảy ra chủ yếu ở những người có quyền, có chức trong Đảng. Toàn thể bộ máy công quyền, nền kinh tế khổng lồ, các lĩnh vực quản lý đất nước đều do Đảng lãnh đạo. Vậy, muốn kiềm chế tham nhũng phải theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trước hết là chỉnh đốn lại Đảng. Chỉnh đốn lại Đảng có liên quan bản chất đến sự nghiệp lãnh đạo đất nước của Đảng trong giai đoạn phát triển mới mà hướng mục tiêu của nó là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các hiện tượng tham nhũng trong Đảng hoành hành thì bao giờ dân mới giàu? bao giờ nước mới mạnh? bao giờ xã hội mới công bằng, nền dân chủ mới được xác lập và dân tộc ta mới trở thành dân tộc văn minh? Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định, những tiêu cực trong Đảng, trong đó có tệ tham nhũng, sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sẽ “là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. Đảng ta chỉ có thể thực hiện được mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh khi đã kiềm chế được nạn tham nhũng để đi đến ngăn chặn và đẩy lùi được nó. Ngược lại, khi kiềm chế, ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng thì năng lực lãnh đạo của Đảng sẽ vươn lên ngang tầm với những nhiệm vụ trọng đại của dân tộc trong thời kỳ mới. Chỉnh đốn lại Đảng để ngăn chặn tệ nạn tham nhũng trước hết là phải giáo dục lại lý tưởng của Đảng. Như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực, thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng(6). Cán bộ chủ chốt mà giảm sút lòng tin, thiếu tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, phai nhạt lý tưởng thì nghị lực sống đã trở nên khô cạn, nhân cách sống đã trở thành tầm thường, quan niệm về cống hiến và hưởng thụ trở nên lệch lạc,... và do vậy, con đường dẫn đến tham nhũng không xa, nếu Đảng vẫn giao quyền và phong chức cho đối tượng này. Lý tưởng bao giờ cũng là cái thiêng liêng nhất. Lý tưởng xã hội của Đảng và lý tưởng của cá nhân nếu không còn phù hợp thì những nguyện vọng, ước mơ, hoài bão của cá nhân sẽ trở nên rất nhỏ bé, con người thiếu mục tiêu phấn đấu, mất phương hướng hoạt động và rất dễ sa đà vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Vì thế, muốn kiềm chế nạn tham nhũng, ngăn ngừa sự xuất hiện của nạn tham nhũng, trong quá trình chỉnh đốn lại Đảng, trước hết phải giáo dục lại một cách khoa học lý tưởng cách mạng của Đảng. Thiếu lý tưởng này thì ước mơ, khát vọng rất dễ đi đến lệch lạc. Tham nhũng chính là một trong những biểu hiện đậm nét về sự lệch lạc đó, khi sa đà vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, ước mơ hưởng lạc, khát vọng làm giàu bất chính. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉnh đốn lại Đảng là nâng cao năng lực của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ lên một tầm cao mới để đáp ứng tốt hơn với nhiệm vụ Đảng giao. Vì thế, nội dung thứ hai trong việc chỉnh đốn lại Đảng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiềm chế tham nhũng là “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”(7). Có thể nói, khi phong chức, trao quyền cho cán bộ, đảng viên, Đảng ta rất quan tâmđến đức và đến tài. Tuy nhiên, Đảng ta còn cho rằng, tài không tách rời đức. Cha ông ta coi hiền tài là nguyên khí của quốc gia, cho nên tài và đức trong việc bổ nhiệm cán bộ là một tiêu chí quan trọng. Đạo đức luôn quan hệ đến lợi ích. Thấm nhuần đạo đức cách mạng thì sẽ thấu hiểu mối quan hệ giữa lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân và sự phát triển hài hòa giữa hai lợi ích ấy. Người đảng viên cộng sản nhất định phải xem lợi ích của cộng đồng là lợi ích quan trọng, bởi nó là cơ sở tồn tại của các lợi ích khác. Lợi ích cộng đồng, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là thước đo nhân cách của người đảng viên cộng sản. Nếu người đảng viên chỉ thu va hà vén cho cá nhân; nếu cùng lao động, cùng chức vụ mà người đảng viên, người lãnh đạo lại tự cho mình là có công to, tự chia chác, tự biển thủ thì nhận thức ấy nhất định đi đến tham nhũng. Vì sao các đồng chí có tài năng cùng lao động như mình mà họ thì sống thanh bạch, còn mình thì giầu lên nhanh chóng? Dư luận xã hội bao giờ cũng thẩm tra hiện tượng đó một cách công bằng. Vì thế, chỉnh đốn lại Đảng, song song với việc giáo dục lại lý tưởng của Đảng, phải giáo dục thật mạnh mẽ đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là đạo đức do Đảng ta khởi xướng và giáo dục. Đó là đạo đức của những con người làm trước thiên hạ, mà hưởng bổng lộc sau thiên hạ. Đó là đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Khi những quan niệm, những giá trị đạo đức này đã thấm sâu vào lương tâm, vào danh dự, vào ý nghĩa cuộc sống của người cán bộ đảng viên thì nhất định nạn tham nhũng sẽ được kiềm chế, quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt hơn rất nhiều, sự hy sinh của người này cho người khác sẽ trở thành lẽ sống. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa VIII đã nhận xét: hiện nay, những hiện tượng tham nhũng không chỉ gắn với sự hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, gắn với sự suy thoái về đạo đức, mà còn gắn cả với sự suy thoái về lối sống. Lối sống “dùng tiền nhà nước tiêu sài phung phí, ăn chơi sa đọa..., kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái...”(8) - đó là một lối sống xấu xa, bệnh tật, thực dụng. Trong quá trình xây dựng Đảng, Đảng ta luôn hướng về một lối sống lành mạnh. Do phai nhạt về lý tưởng, do nhiễm vào lối sống thực dụng, chỉ chú ý đến lợi ích vật chất mà coi nhẹ các giá trị tinh thần, chỉ coi trọng lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt, không phấn đấu vì lợi ích lâu dài, nên nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả những người có chức, có quyền, đã đi đến ăn cắp của công, nhũng nhiễu nhân dân. Chỉnh đốn lại Đảng cần phải giáo dục cho đảng viên lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lập, tự cường, tinh thần đoàn kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung. Lối sống này đối lập với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chủ nghĩa thực dụng vụ lợi. Nó có tác dụng ngăn chặn tệ tham nhũng trong mọi hoạt động thường nhật. Lối sống lành mạnh thường gắn liền với nhân cách sống thẳng thắn, trung thực, vị tha của người cách mạng. Đảng ta, trong rất nhiều nghị quyết trước và trong thời kỳ đổi mới, đều hướng vào tạo dựng nhân cách người cách mạng. Nhân cách này là sản phẩm của quá trình cách mạng của nhân dân ta. Nhân cách này khác với các nhân cách kẻ sĩ, bậc trượng phu, người quân tử ở thái độ đối với nhân dân, với đồng bào, đồng chí, với lao động, với các hoạt động chính trị - xã hội. Nhân cách này cũng khác với nhân cách của các ông chủ nhà máy của giai cấp tư sản, ông chủ của những đồn điền thẳng cánh cò bay. Nhân cách này được hình thành theo lý tưởng và hình mẫu của người đảng viên cộng sản. Đó là nhân cách sống cao thượng, văn minh, có văn hóa. Chỉnh đốn lại Đảng, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đảng phải quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách này bằng cách: khi giáo dục những phẩm chất cách mạng cho đảng viên, cần quan tâm đến thái độ ứng xử đối với mọi người trong xã hội. Người cộng sản cần quan tâm đến cuộc sống lao động, lam lũ, vất vả của nhân dân. Người cộng sản cần có tình thương bao la, chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Khi những phẩm chất ấy chiếm lĩnh phần lớn các hoạt động sống của họ, thì chắc chắn nạn tham nhũng sẽ được kiềm chế. Nhân cách người cách mạng thường được thử thách và hình thành trong công việc. Đó là nhân cách không chỉ nói đi đôi với làm, mà phải nói việc hay, làm việc giỏi, việc tốt. Hiện nay có tình hình, Đảng giao quyền, phong chức cho nhiều cán bộ đủ nhân cách để xây dựng lại đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, song sau khi mỗi công trình to đẹp hoàn thành, mỗi con đường rộng thênh thang ra đời, mỗi khu đô thị đàng hoàng xuất hiện thì không ít nhân cách người thực hiện những công trình ấy lại nhỏ bé đi rất nhiều. Sự tha hóa này về nhân cách do những hiện tượng tham nhũng, bớt xén công trình, ăn cắp nguyên vật liệu tạo nên. Xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng để kiềm chế tham nhũng gắn bó chặt chẽ với việc bảo vệ nhân cách con người cách mạng; làm sao cho họ không biến chất mỗi khi một việc tốt được hoàn thành. Sự ăn cắp của cải của nhân dân, sự rút ruột các công trình của nhà nước đều đem lại sự tha hóa về nhân cách của các quan tham. Tất nhiên, nếu tham nhũng, chia chác và rút ruột các công trình thì chẳng những nhân cách kẻ tham nhũng sớm sụp đổ, mà cả các công trình cũng không thể bền vững. Tệ nạn tham nhũng, như chúng tôi đã trình bày, có khía cạnh lộng quyền, lạm quyền, coi thường hiến pháp và pháp luật. Ở đây còn có cả biểu hiện của tính kiêu ngạo cộng sản lẫn tình trạng mất dân chủ trong lối sống của các quan tham. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện nhữngquan cách mạng trái phép, cậy thế, kiêu ngạo, “ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận... ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ”(9). Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân rất cơ bản của tệ tham nhũng trong Đảng. Chỉnh đốn lại Đảng nhất thiết cần giáo dục đảng viên sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Dù là cán bộ cấp nào thì cũng không thể đứng trên pháp luật, coi thường dư luận, coi thường nhân dân. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải tôn trọng các chuẩn mực của cơ chế dân chủ. Lâu nay, người ta thường nói đến tình hình ở một số tổ chức Đảng vừa thiếu dân chủ, vừa xuê xoa chín bỏ làm mười. Có cơ sở Đảng, những quyết định quan trọng không được thông qua ở hệ thống chính trị. Công đoàn không biết, Thanh niên không hay, đảng viên thường bị vượt mặt, nhân dân bị bưng bít, Mặt trận mù tịt. Sự thiếu minh bạch, không công khai, độc quyền chân lý như thế đã dẫn tới nhiều vụ tham ô, nhũng nhiễu rất điển hình. Chỉnh đốn lại Đảng phải xốc lại cơ chế dân chủ để kẻ muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng được, kẻ sắp sửa tham nhũng cũng chùn tay và kẻđã tham nhũng rồi nhất định sẽ bị lôi ra ánh sáng. Cơ chế và thiết chế dân chủ cần trở thành một nội dung thật sự cơ bản, thật sự quan trọng để răn đe, kiềm chế, hạn chế và ngăn chặn có hiệu lực tham nhũng. Cơ chế dân chủ cũng tạo điều kiện để phát huy hết năng lực của mỗi người, để người nào có khả năng, có tài sẽ có một cuộc sống khá hơn, đàng hoàng hơn. Sự phát triển của nền dân chủ theo Hiến pháp và pháp luật của chúng ta là một trong những thành tố quan trọng để kiềm chế nạn tham nhũng. Nó công khai hóa mọi quan hệ. Sự kiểm tra, kiểm soát có khoa học, có hệ thống, có chuẩn mực rõ ràng thì nếu các quan tham muốn tham nhũng cũng khó thực hiện; còn những người làm giàu chính đáng sẽ thoải mái làm giàu. Hiện nay, thực tiễn cuộc sống của nhân dân ta đang biến đổi từng ngày, cơ chế quản lý có khi không theo kịp sự vận động của cuộc sống. Chúng ta lại chưa có kiến thức đầy đủ về cơ chế thị trường. Vì thế, trong quản lý đất nước, có nhiều kẽ hở để cho các quan tham luồn lách. Chỉnh đốn lại Đảng, xốc lại cơ chế phải gắn liền với sự phát triển nội sinh về khoa học trong Đảng. Đảng phải nắm được khoa học tiên tiến trong quản lý đất nước. Hiện nay, kinh tế tri thức đang phát triển rất mạnh. Nếu Đảng không gắn việc quản lý đất nước với kinh tế ấy thì nhất định nạn tham nhũng vẫn chưa thể ngăn chặn, đẩy lùi được và người có năng lực phát triển vẫn chưa được giải phóng tiềm năng. Chỉnh đốn lại Đảng phải mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng kiềm chế tham nhũng, nếu nó được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Tình trạng nể nang, xuê xoa, phớt lờ nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng, độc quyền chân lý đã tạo những kẽ hở để các quan tham tự do vơ vét của cải của nhà nước và của nhân dân. Phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc thì đạo đức, lối sống của con người sẽ tốt hơn lên rất nhiều. Tập thể lành mạnh và đoàn kết có liên quan mật thiết đến việc kiềm chế tệ tham nhũng. Nó vừa chống các thế lực quan liêu, vừa phản đối chủ nghĩa tự do, vô tổ chức, hướng mỗi con người vào cuộc sống lao động lành mạnh, chân chính. Lâu nay, Đảng ta vẫn coi phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Tuy nhiên, hiện nay, có tình trạng kẻ xấu phê bình người tốt và người tốt không muốn, không dám phê bình kẻ xấu, bởi những “liên minh thần thánh” của thế lực xấu rất nguy hiểm. Có tình trạng “chưa được vạ mà má đã sưng”. Vì thế, trong nhiều cơ sở Đảng, các hoạt động phê bình và tự phê bình không diễn ra đúng như quy luật mà nó cần phải phát huy. Cũng cần nói thêm rằng, phê bình và tự phê bình phải gắn với các hoạt động thi đua, khen thưởng đúng đắn. Chỉ có thế thì tệ tham nhũng mới có thể  kiềm chế được. Trong thực tế vừa qua, không ít người lao động có thành tích đã không kịp thời được khen thưởng, mà ngược lại, nhiều người có ít thành tích, thậm chí có người còn không có thành tích, thành tích giả, thành tích yếu kém vẫn được khen thưởng. Chỉnh đốn lại Đảng, kiềm chế tham nhũng cần phải xây dựng lại cơ chế thi đua, khen thưởng. Khen thưởng không phải là một cơ chế xin cho. Khen thưởng phải có chuẩn mực khách quan, khoa học, dựa vào lao động phát triển xã hội. Nhiều người có thành tích lao động xuất sắc, nhưng nếu một tập thể nào đó yếu kém không đề xuất khen thưởng cá nhân ấy; như vậy xã hội mất đi một gương điển hình tích cực. Hiện nay, có tình hình là nhiều tấm gương lao động xuất sắc không tự xin khen thưởng. Chỉnh đốn lại Đảng, xây dựng lại cơ chế khen thưởng phải chứng tỏ năng lực quản lý lao động, quản lý xã hội của Đảng là khách quan, là tiên tiến, là khoa học và nhân đạo. Phải cócơ chế phát hiện những người tốt để khen thưởng. Chỉnh đốn lại Đảng, kiềm chế tham nhũng là quá trình văn hóa hóa các hoạt động của Đảng. Chỉnh đốn lại Đảng để kiềm chế tham nhũng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một “cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ tốt tươi”(10). Đây là cuộc chiến đấu để “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”, để Đảng “xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(11). Đảng ta là một Đảng cầm quyền, Đảng phải có văn hóa cao mới có đủ năng lực, trình độ phát huy sức mạnh của toàn dân tộc – một dân tộc có mấy ngàn năm lịch sử, một dân tộc có chủ nghĩa nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTạp chí Triết học số 1 (200) năm 2008.doc
Tài liệu liên quan