Bài viết Lãnh đạo phải biết cách khiến nhân viên "thoả mãn"

Là một

lãnh đạo, vai trò của bạn là vạch

ra những gì có lợi nhất cho nhân

viên của mình. Như Conger đã

chỉ ra: "Rất nhiều lãnh đạo

không nhận ra những thứ họ có trong tay". Tận dụng các đòn bẩy ít

tốn kém là cách tốt nhất để khiến các nhân viên ưu tú của bạn thấy

bạn đánh giá cao họ thế nào, giá trị công việc của họ ra sao và bạn

đang đầu tư vào sự nghiệp của họ ra sao.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Lãnh đạo phải biết cách khiến nhân viên "thoả mãn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh đạo phải biết cách khiến nhân viên "thoả mãn" (Vietnamlearning.vn) - Là một lãnh đạo, vai trò của bạn là vạch ra những gì có lợi nhất cho nhân viên của mình. Như Conger đã chỉ ra: "Rất nhiều lãnh đạo không nhận ra những thứ họ có trong tay". Tận dụng các đòn bẩy ít tốn kém là cách tốt nhất để khiến các nhân viên ưu tú của bạn thấy bạn đánh giá cao họ thế nào, giá trị công việc của họ ra sao và bạn đang đầu tư vào sự nghiệp của họ ra sao. Khi nền kinh tế đi xuống cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, mọi người dễ tin rằng các nhân viên sẽ ở lại với công việc hiện tại. Nhưng đó là một quan điểm thật nguy hiểm. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ doanh thu tự nguyện tăng lên khi lòng tin của người tiêu dùng hình thành. Điều này có nghĩa, với cương vị quản lý, bạn cần vạch ra cách để duy trì phong độ đỉnh cao, thậm chí cả khi công ty vẫn trong tình trạng ế ẩm. Không nghi ngờ rằng một lãnh đạo sẽ có nhiều áp lực. Như Jay Conger, giáo sư nghiên cứu trong chương trình học để trở thành lãnh đạo của Henry Kravis tại trường Claremont McKenna, cũng là tác giả của cuốn "Thực hành làm lãnh đạo: Phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp", chỉ ra: "Nhà tiên tri vĩ đại nhất dự báo một ai đó sẽ ở lại cùng công ty chính là sự thỏa mãn của họ với sếp trực tiếp của họ". Nhân viên của bạn có thể nhìn bạn để lấy cảm hứng và sự chỉ bảo tận tình trong suốt những thời gian khó khăn này, và bạn có thể có một chút hoặc chẳng có gì để trao tặng họ trên phương diện thăng tiến hay đền bù cả. Nhiều công ty đã giảm hoặc dừng trao tiền thưởng hay khen tặng cho tới khi nền kinh tế có những dấu hiện hồi phục. May mắn thay, với cương vị một lãnh đạo, bạn có nhiều đòn bẩy sẵn có trong tay để có thể thúc đẩy những nhân viên ưu tú và duy trì tinh thần vui vẻ của họ. Dựa vào những đòn bẩy này bạn và công ty bạn có thể chẳng tốn xu nào, nhưng hầu như chúng lại có giá trị vô cùng lớn lao đối với các nhân viên giỏi của mình. Các chuyên gia nói gì Là một lãnh đạo, vai trò của bạn là vạch ra những gì có lợi nhất cho nhân viên của mình. Như Conger đã chỉ ra: "Rất nhiều lãnh đạo không nhận ra những thứ họ có trong tay". Tận dụng các đòn bẩy ít tốn kém là cách tốt nhất để khiến các nhân viên ưu tú của bạn thấy bạn đánh giá cao họ thế nào, giá trị công việc của họ ra sao và bạn đang đầu tư vào sự nghiệp của họ ra sao. Boris Groysberg, giáo sư cộng tác trong đơn vị Hành vi của tổ chức tại trường kinh doanh Harvard và là đồng tác giả của "Động cơ nhân viên: Một mô hình mới đầy quyền lực" khuyên bạn hãy "tìm đòn bẩy ở nơi mà giá trị tới mỗi cá nhân lớn hơn chi phí cho công ty". Đây là một số công cụ bạn có thể dựa vào khi ngân sách quá khó khăn. 1. Khen ngợi vì làm việc tốt. Đây là một trong những đòn bẩy ít tốn kém nhất và, thật không may là ít được các nhà lãnh đạo tận dụng nhất. Conger cho rằng "có một sự thâm hụt về khen ngợi trong hầu hết các công ty". Tuy nhiên khen ngợi có thể đi trên một con đường dài với việc thể hiện phong độ đỉnh cao của bạn trong cách bạn đánh giá họ cao thế nào. Hãy thể hiện lòng biết ơn đối với đóng góp cao hơn và vượt xa mức trung bình của họ. Hãy cụ thể và chắc chắn rằng sự khen ngợi của bạn được đi kèm với một thành tích thích đáng. 2. Các dự án và nhiệm vụ đầy tính thách thức. Để duy trì hình ảnh đứng đầu của bạn, hãy giao cho nhân viên cơ hội được làm việc với một dự án hay nhiệm vụ mới giúp bồi đắp thêm các kỹ năng của họ và mang tới cho họ cơ hội để tỏa sáng. Đây có thể là một dự án của đội mà đưa các nhân viên xuất sắc ở các phòng ban và bộ phận khác nhau xích lại gần nhau hơn; hoặc có thể là một dự án độc lập đòi hỏi sự tự tin vào năng lực của họ. Khi nghĩ về các dự án mà bạn có thể giao phó, hãy tự hỏi bản thân dự án nào là thú vị, hấp dẫn nhất đối với bạn, đồng thời nghĩ về cách bạn có thể giao phó cho một số trong các nhân viên. Hãy chọn một dự án xác thực mà bạn biết nhân viên xuất sắc của bạn có thể thành công với nó. Đặc biệt các dự án tốt thường liên quan tới việc tiếp xúc với các khách hàng quan trọng hay cần phô ra những nhân viên kỳ cựu nhất trong tổ chức, ví dụ như chủ tịch hay thành viên hội đồng quản trị cấp bậc C. Hãy cân nhắc dự án có liên quan đến vị trí hiện tại của công ty. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu nhân viên ưu tú của bạn xác định nguồn thu nhập hàng năm mới hay khám phá xem công ty có thể cạnh tranh thế nào trong một thị trường sản phẩm có mức giá bán không cao. Hãy cẩn trọng khi giao phó các dự án. Không ai muốn nghe rằng thay cho mức thưởng họ sẽ nhận được nhiều việc hơn nữa. Đảm bảo rằng họ hiểu dự án là một phiếu bầu cho lòng tự tin và cơ hội để họ xây dựng thêm các kỹ năng, không phải là cách để chất gánh nặng lên họ. 3. Phát triển các cơ hội. Nhiều nhà lãnh đạo lơ là việc sử dụng đòn bẩy này bởi vì ngân sách cho việc học và phát triển đã bị cắt giảm. Tuy nhiên, có nhiều cách ít tốn kém hoặc miễn phí để phát triển kỹ năng. Nhiệm vụ thách thức đã thảo luận ở trên là một trong những đòn bẩy đó; bạn có thể thậm chí chọn một nhiệm vụ với cơ hội phát triển trí tuệ đặc biệt. Bạn có thể cũng tìm cho nhân viên giỏi của bạn một cố vấn giàu kinh nghiệm, ưu tú hơn trong tổ chức và có thể có cùng lợi ích công việc hay nền tảng với họ. Nếu công ty của bạn giữ lại những huấn luyện viên cho các nhân viên cao cấp, thì hãy cân nhắc về việc ban tặng các nhân viên xuất sắc của mình một vài khóa huấn luyện. Bạn có thể cũng đóng góp vào sự phát triển của nhân viên khác bằng cách yêu cầu các nhân viên ưu tú giảng dạy một kỹ năng mà họ đặc biệt giỏi. Nếu họ nổi tiếng bởi cách tiếp cận các thương vụ khó khăn với các khách hàng đứng đầu, thì hãy yêu cầu họ thiết kế và lên lớp một khóa học về thương thuyết cho các nhân viên bán hàng khác. Điều này giúp họ đón nhận vai trò là một hình mẫu đồng thời còn đào sâu sự thành thạo của họ trong lĩnh vực này. 4. Thù lao không tiền. Cũng có một loạt những thù lao mà tốn ít chi phí hoặc không tốn chi phí nào để bạn trao tặng, ví dụ như sự linh động, công việc tốt hơn/cân bằng cuộc sống, hay tự do hơn. "Công ty có xu hướng trở nên kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời kỳ khó khăn", Conger phát biểu, và "quan trọng là hãy đi ngược lại xu hướng ấy ". Hãy hỏi các nhân viên giỏi của bạn điều gì khiến họ quan tâm nhất. Nếu nhân viên ấy có một gia đình trẻ, tìm cách để công việc của họ có thể được chuẩn bị từ nhà. Nếu họ muốn dạy một lớp trong trường địa phương, hãy cho họ thời gian nghỉ để làm việc đó. Thường xuyên hơn là không, Groysberg nói "những thù lao này đem tới một chuỗi những hành vi đúng đắn".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflanh_dao_phai_biet_cach_khien_nhan_vien_6731.pdf
  • pdflanh_dao_phai_biet_cach_khien_nhan_vien_thoa_man_tt__5549.pdf
  • pdflanh_dao_phai_manh_sach_va_co_tam_nhin_5993.pdf
  • pdflanh_dao_quan_ly_co_phai_la_mot_1969.pdf
  • pdflanh_dao_tai_chinh_trong_con_khung_hoang_1385.pdf
  • pdflanh_dao_tu_xa_duong_dau_voi_thu_thach_9886.pdf
Tài liệu liên quan