Bàn về cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông

Tâm đã đạt tới cảnh giới tâm không thì tuỳduyên nhậm vận, không đón không đưa,

không vui không giận, không chờkhông đợi. Không nuối tiếc quá khứ, không

trông ngóng tương lai. Thấy đói thì ăn, thấy khát thì uống. Thếlà tuỳduyên nhậm

vận. Tuỳduyên nhậm vận được thì không còn phiền não, sống trong luân hồi mà

không còn cảm thấy có luân hồi. Cứtrảnợkiếp trước mà không còn có cảm giác

mình trảnợ. Như vậy do gốc là tâm đã đạt tới tâm không, thếgiới sắc tướng không

còn dẫn dắt được ta nữa. Như vậy lúc nào cũng tràn ngập lạc thú. Lạc thú trong cõi

trần vì không còn có cõi trần. Lạc thú ởđây là lạc thú với tâm bản thểsiêu việt

ngay ởcõi trần. Như vậy là diệt khổ ngay trong cõi khổ. Không phân biệt cõi trần

và cõi cực lạc. Không còn thấy trần là trần, khổlà khổ, bổcủi gánh nước đều là

diệu đạo. Thiền chủtrương tìm mọi cách đểgiải thoát, nhưng không vì thếmà chủ

trương huỷdiệt cuộc sống, thoát khỏi bểkhổkhông phải bằng huỷdiệt thân xác.

Chăm chăm mong thoát khỏi cuộc sống là con đường sai lầm chỉchuốc thêm

phiền não, đau khổ. Cách tốt nhất là cứsống trong cuộc đời, đói ăn khát uống mệt

nghỉ Cơ tắc xan hếkhốn tắc miên. Tâm bản thểđạt tới thinh không tĩnh tịch thì ở

cõi trần có gì khác tịnh thổ. Cần gì tìm kiếm bên ngoài. Tìm kiếm bên ngoài thì

vọng niệm nổi lên bời bời, diệt trừmãi không xong, của quý ngay trong nhà không

cần tìm kiếm. Đó chính là cảm hứng cư trần lạc đạo. Lạc thú của Thiền là lạc thú

giải thoát, là cảnh giới tâm lạc, nhưng tâm lạc giữa thực tại, giữa cuộc đời. Đó

không phải là việc tìm kiếm lạc thú chân thực trong cuộc sống, không phải lạc đạo

trong nhân tình thếtục như Nho gia, mà là tìm cái tâm lạc ngay chính cuộc đời, ở

trong cuộc đời mà không còn bịcuộc đời trói buộc.

Khi tâm đạt tới tâm không sắc tướng, khi đối cảnh vô tâm thì có thểtuỳduyên mà

nhậm vận, tuỳduyên mà nhậm vận nên đầy lạc thú giữa trần gian. Các vấn đềtrên

giải thích cho nhau. Lạc đạo của Thiền và Nho gia như vậy khác nhau vềbản chất.

Họvẫn là Thiền ởchỗvẫn lấy Tâm bản thểlàm gốc rễđểquyết định mọi quan hệ,

mọi trạng thái. Tâm không vừa là điều kiện vừa là đích. Tâm cảnh là tâm không

thanh tĩnh, mỹcảnh là cái đẹp siêu việt trong thếgiới thực hữu. Lạc của Thiền là

vô chấp, là siêu việt. Lạc của Nho gia là chấp trứ. Lạc của Nho gia trong vòng của

nhân tình thếtục, lạc của sựbuộc tâm mình vào cuộc đời, lạc của thiên tính bất

biến, của nhân cách cá thể, của sựhành đạo có hiệu quả. Còn lạc của Đạo gia là

lạc thú của sựvượt bỏmọi giới hạn, vượt bỏmọi ràng buộc, ràng buộc của xã hội,

của nhân tình, của sinh tử, của lợi ích, của thịphi, tìm tới tựdo cho cá thể. Nhưng

sựvượt bỏgiới hạn này chưa đạt tới sựsiêu việt như Thiền. Các giới hạn mà Đạo

gia vượt bỏđểtruy cầu sựgiải phóng cho cá thểvẫn trong vòng của thếgiới thực.

Toạvongvà tâm traivẫn chỉđưa người ta ra khỏi cuộc sống xã hội. Nó mới chỉ

bước ra ngoài xã hội mà chưa phải nhất thể với bản thểthanh tĩnh. Chính vì siêu

việt được nên Thiền gia lạc giữa cõi trần được.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bàn về cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông PGS.TS Nguyễn Kim Sơn Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Văn học Phật giáo chiếm một bộ phận không thật lớn trong toàn bộ di sản văn chương Việt Nam thế kỷ X-XIX. Tuy nhiên nó có nhiều điểm đặc sắc, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho đời sống văn học. Trong văn học Phật giáo, triết học và nhân sinh, tôn giáo và nghệ thuật, khoái cảm thẩm mỹ và sự giải thoát tôn giáo hoà trộn không thể phân cắt. Thế giới của Thiền và thế giới thi ca hợp nhất, tạo nên cái hấp dẫn riêng có của loại văn chương này. Từ góc độ nghiên cứu, thưởng thức văn học Phật giáo, có nhiều vấn đề hấp dẫn còn bỏ ngỏ, nhiều hướng tiếp cận cần tiếp tục triển khai. Với tinh thần chọn điểm để giải quyết diện, chú ý tới những trường hợp cụ thể để nắm được toàn cảnh, chúng tôi chọn cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông, để hy vọng khám phá thế giới thi ca của Trần Nhân Tông(1) nói riêng và văn học Phật giáo thế kỷ này nói chung. Mức độ nổi bật của cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ Trần Nhân Tông rất rõ, rất quán xuyến. Bản thân tác giả cũng từng nói trực tiếp về điều này. Vì vậy người viết sẽ không cần làm công việc chứng minh: có thực một cảm hứng cư trần lạc đạo trong thơ của Trần Nhân Tông. Bài viết này nhằm thảo luận chủ yếu về cấu trúc thẩm mỹ của cảm hứng cư trần lạc đạo, những lý do tôn giáo, đặc điểm Thiền đời Trần dẫn tới sự xuất hiện cảm hứng cư trần lạc đạo. Ngoài ra cũng từ cảm hứng cư trần lạc đạo, người viết bàn rộng thêm về một số vấn đề đặc điểm tư tưởng Thiền đời Trần cũng như văn chương đương thời. Cùng một chữ Lạc, nhưng trong văn hoá thẩm mỹ của Nho gia, Thiền gia và Đạo gia lại có những hàm nghĩa khác nhau. Sự khác nhau đó do khuynh hướng tư tưởng, do phương pháp tu dưỡng, do cứu cánh của mỗi học thuyết quy định. Về cách nói cư trần lạc đạo, đó không phải là sáng tạo của chúng ta ngày nay. Trần Nhân Tông đã dùng nó làm đầu đề cho bài phú Nôm rất nổi tiếng của mình: “Cư trần lạc đạo phú”. Bài phú ấy đã “mở lòng” cho người đọc thấy quan niệm cơ bản của ông về đặc sắc của Thiền đời Trần trên phương diện tư tưởng triết học và đặc điểm của sự tu dưỡng. Chữ lạc, lạc cảm, lạc đạo thể hiện tập trung nhất trong bài thơ yết hậu viết bằng chữ Hán của bài phú: Cư trần lạc đạo, thả tuỳ duyên, Cơ tắc san hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền. (Ở trần vui đạo, mặc theo duyên, Đói thì ăn chừ, mệt thì ngủ liền. Trong nhà có của quý, cần gì phải tìm kiếm bên ngoài, Đối cảnh vô tâm thì cần gì phải hỏi tới Thiền). Trong những dòng thơ trên, có bốn vấn đề nổi bật: 1- Cư trần lạc đạo; 2- Nhậm vận tuỳ duyên; 3- Gia trung hữu bảo; 4- Đối cảnh vô tâm. Bốn vấn đề trên giải thích cho nhau, quan hệ với nhau không thể tách rời, cái là tổng thể, là đường hướng, cái chỉ trạng thái, cảnh giới của tâm (tâm cảnh), cái là điều kiện là phương thức. Cư trần lạc đạo được vì nhậm vận tuỳ duyên trong cõi tục. Nhậm vận tuỳ duyên trong cõi tục được vì nhờ có của quý trong nhà, nhậm vận tuỳ duyên được vì đối cảnh vô tâm. Hiểu đạo là cấp thấp, làm theo đạo, tu theo đạo, đạt tới cảnh giới mẫu mực của đạo, từ đó niềm sung sướng thuần tinh thần thăng hoa tạo ra khoái cảm, gọi là lạc đạo. Lạc đạo vì thế là cảnh giới cao nhất trong việc tu theo đạo. Lạc thú của người tu hành theo Phật giáo theo quan niệm của Phật giáo nói chung là hướng tới cõi cực lạc, cõi niết bàn. Đó là một thế giới siêu việt, thế giới đó được gọi là tĩnh thổ, miền cực lạc, cõi tịch diệt. Nó là thế giới không linh. Sự giải thoát đó là sự giải thoát được tìm từ thế giới ngoại tại. Huệ Năng là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành Thiền tông Trung Quốc. Ông đã có sự điều chỉnh quan trọng trong mô thức tư duy, phương pháp tu dưỡng và con đường giải thoát. Thiền Huệ Năng quan niệm rằng, thành Phật là do chính đời sống nội tâm của người tu hành quyết định chứ không phải hướng về một thế giới bên ngoài nào để truy tìm. Nhân tâm là nhân tố quyết định của mọi sự mọi vật mọi quá trình và quyết định việc tu hành. Nó đã lái chuyển việc tu luyện và phương pháp thành Phật. Phương pháp giác ngộ từ chỗ hướng ra thế giới siêu việt bên ngoài, chuyển sang hướng nội về đời sống của tâm. Nó đem cõi tĩnh thổ đặt xuống giữa trần gian. Nó khiến cho bỉ ngạn và thử ngạn xích lại trong gang tấc. Nó đem thế giới Phật tính từ chốn hư huyễn Tây phương cực lạc hạ xuống trần gian, đặt vào con tâm nóng hổi nhân tình. Con người có thể giác ngộ và thành Phật ngay giữa cõi trần, có thể tìm nó ngay trong nội tâm của mình. Như cách nói của Nho gia là “cầu chư nội vô cầu chư ngoại - cầu ở nội tâm, không cầu ở ngoài” là “vi nhân do kỷ nhi do nhân hồ tai - Thực hành điều nhân là do ta không phải do nơi người khác” (Luận ngữ). Tâm bản thể, tâm tự thực hiện sự siêu việt, đó là Thiền. Trong sự đại chuyển biến này, Thiền tông đề xuất quan niệm về Phật tính luận. Phật tính luận là sự tạo lập cơ sở triết học cho Thiền nhập thế, cho hướng tu dưỡng và tìm giác ngộ từ trong chính thế giới thực tại. Trong sự hình thành tư tưởng Thiền tông Trung Quốc, mô thức tư duy và phương pháp tu thân nội tỉnh của Nho học Trung Quốc có tác động rất lớn(2). Thiền tông là một bước dung hợp Phật giáo Ấn Độ với mô thức tư duy của Trung Quốc. Phật tính trong tâm mỗi người. Trong mỗi người có một khả năng tự soi rọi, tự làm cho mình thay đổi, tự làm cho mình đồng nhất với chân lý. Tự hướng vào tâm để truy cầu cái lý bát nhã. Ở đó có thanh tĩnh thinh không, ở đó có thực thể bất sinh bất diệt, vì thế nói gia trung hữu bảo hưu tầm mịch. Của quý trong nhà đó chính là tâm bản thể. Sinh tự tâm sinh, diệt tự tâm diệt. Không phải tìm chân lý và sự giải thoát từ thế giới ngoại tại, mà tìm sự siêu việt từ nội tại. Có thể dập tắt sinh diệt từ trong chính sinh diệt. Thoát ra luân hồi từ trong chính luân hồi. Từ ngay trong bể khổ mà nhìn thấy cực lạc. Giữa biển sóng trào dâng mà thấy được mặt biển thanh tĩnh. Đó là khởi đầu của cư trần lạc đạo. Bài Sơn phòng mạn hứng (I) là một bài nói rất hay về điều này: Thuỳ phược cánh tương cầu giải thoát, Bất phàm hà tất mịch thần tiên. Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão, Y cựu vân trang nhất phiến thiền. (Ai trói lại mà mong tìm giải thoát?(3) Đã không phàm thì cần gì tìm thần tiên. Vượn nhàn, ngựa mỏi, người cũng già, Vân trang vẫn như xưa với tấm lòng Thiền) Vạn sự vạn vật luôn biến động, thế gian là thế gian vô thường, nhưng trong cái vô thường có cái thường hằng trong đó, chõng Thiền ở vân trang vẫn như xưa không thay đổi. Trong sinh diệt có thường hằng, đó là thâm ý của bài thơ. Phát huy của quý trong tâm chính là phát huy cái tâm không sắc tướng. Tâm không sắc tướng là tâm không còn cái giả tướng, cái vô thường, cái luân hồi mê lầm dẫn dắt. Tâm không là tâm không vọng động trước bên ngoài. Phải có cái tâm không vọng động này người ta mới thấy chân như bản tính được. Có cái tâm không vọng động, không sinh không diệt này mà người tu hành có thể cư trần lạc đạo được. Như Trần Nhân Tông nói: Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm tại bách hoa trung; Như kim khám phá đông hoàng diện; Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng, (Tuổi trẻ chưa hiểu rõ lẽ sắc không; Mỗi khi xuân sang lòng xao động cùng chuyện hoa nở hoa tàn, Đến nay đã hiểu rõ chân tướng của chúa xuân; Ngồi tĩnh lặng trên bồ đoàn nhìn những cánh hồng rơi) Bài thơ chính là cái tâm không ấy. Nho gia thì đối cảnh sinh tình, cũng tức đối cảnh sinh tâm. Tâm động theo cảnh, cảnh và tâm cùng động. Lấy cái động của cảnh để chú rõ cho trạng thái động của tâm. Giải thích lại cái động của cảnh để đào luyện, điều chỉnh cho tâm. Kiểu như Cảm thời hoa tiễn lệ; Hận biệt điểu kinh tâm (Đỗ Phủ - Xuân vọng). Đối cảnh vô tâm hay đối cảnh kiến chân như tức là tiếp xúc với cảnh cụ thể động loạn mà thấy chân như bản tính. Bài Xuân cảnh cũng thể hiện tinh thần đối cảnh kiến chân như này: Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, Hoạ đường thiềm ảnh mộ vân phi. Khách lai bất vấn nhân gian sự, Chỉ bạng lan can khán thuý vi. (Bờ liễu hoa dầy, thỉnh thoảng có tiếng chim hót, Nhà vẽ, bóng thềm, chòm mây chiều bay. Khách tới không hỏi chuyện nhân gian, Chỉ cùng nhau tựa lan can ngắm nhìn trời xanh) Khách đến chẳng cần hỏi thăm chuyện nhân gian làm gì. Hoa cứ nở, chim cứ hót, mây cứ bay, khách cứ đến. Chủ khách không nói chuyện nhân gian vì đã không còn cho chuyện vui là vui, chuyện buồn là buồn nữa. Chỉ cùng nhau ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm. Trong cái im lặng thấy cái chân lý của tồn tại. Nếu tâm ta thanh tĩnh thinh không thì chân thể của tồn tại, thế giới bản thể hiện ra trước mắt. Không cần đi đâu xa, vẫn đứng giữa cuộc đời, vẫn nghe thấy tiếng chim hót, vẫn thấy mây bay, nhưng giữa thực tại của thế giới cảm tính thanh tĩnh mà cảm nhận về thế giới bản thể. Đó là đối cảnh kiến chân như, đó là đối cảnh vô tâm. Muốn đạt tới điều này phải qua quá trình tu thiền và rèn luyện, nhưng rèn luyện không phải bằng đọc kinh như Phật gia truyền thống, không phải bằng miệt mài toạ thiền mà bằng quan sát, tiếp xúc với thế giới cảm tính để thể nghiệm và nhận thức tự tính. Cho nên Thiền thích đem những trực quan sinh động ra làm ví dụ. Đem cái cảm tính, cái cụ thể, cái cụ thể làm đường dẫn tới bản thể tự tính thanh tĩnh. Cư trần lạc đạo có gốc sâu từ phương pháp tu dưỡng của Thiền tông. Sở dĩ người tu Thiền ở trần vui đạo được vì tâm đã đạt tâm không. Tâm không cũng có ý nghĩa chỉ tâm không biện biệt, tâm bất nhị, tâm loại bỏ thị phi, hoạ phúc. Tâm đó là tâm: Thị phi niệm trục triêu hoa lạc; Danh lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn. Hoa tận vũ tình sơn tịch tịnh; Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn. (Niệm phải trái rụng theo hoa buổi sớm, Tâm danh lợi lạnh cùng trận mưa đêm. Hoa tàn mưa tạnh, non im lắng, Một tiếng chim kêu báo xuân tàn) (Sơn phòng mạn hứng - II) Tâm đã đạt tới cảnh giới tâm không thì tuỳ duyên nhậm vận, không đón không đưa, không vui không giận, không chờ không đợi. Không nuối tiếc quá khứ, không trông ngóng tương lai. Thấy đói thì ăn, thấy khát thì uống. Thế là tuỳ duyên nhậm vận. Tuỳ duyên nhậm vận được thì không còn phiền não, sống trong luân hồi mà không còn cảm thấy có luân hồi. Cứ trả nợ kiếp trước mà không còn có cảm giác mình trả nợ. Như vậy do gốc là tâm đã đạt tới tâm không, thế giới sắc tướng không còn dẫn dắt được ta nữa. Như vậy lúc nào cũng tràn ngập lạc thú. Lạc thú trong cõi trần vì không còn có cõi trần. Lạc thú ở đây là lạc thú với tâm bản thể siêu việt ngay ở cõi trần. Như vậy là diệt khổ ngay trong cõi khổ. Không phân biệt cõi trần và cõi cực lạc. Không còn thấy trần là trần, khổ là khổ, bổ củi gánh nước đều là diệu đạo. Thiền chủ trương tìm mọi cách để giải thoát, nhưng không vì thế mà chủ trương huỷ diệt cuộc sống, thoát khỏi bể khổ không phải bằng huỷ diệt thân xác. Chăm chăm mong thoát khỏi cuộc sống là con đường sai lầm chỉ chuốc thêm phiền não, đau khổ. Cách tốt nhất là cứ sống trong cuộc đời, đói ăn khát uống mệt nghỉ Cơ tắc xan hế khốn tắc miên... Tâm bản thể đạt tới thinh không tĩnh tịch thì ở cõi trần có gì khác tịnh thổ. Cần gì tìm kiếm bên ngoài. Tìm kiếm bên ngoài thì vọng niệm nổi lên bời bời, diệt trừ mãi không xong, của quý ngay trong nhà không cần tìm kiếm. Đó chính là cảm hứng cư trần lạc đạo. Lạc thú của Thiền là lạc thú giải thoát, là cảnh giới tâm lạc, nhưng tâm lạc giữa thực tại, giữa cuộc đời. Đó không phải là việc tìm kiếm lạc thú chân thực trong cuộc sống, không phải lạc đạo trong nhân tình thế tục như Nho gia, mà là tìm cái tâm lạc ngay chính cuộc đời, ở trong cuộc đời mà không còn bị cuộc đời trói buộc. Khi tâm đạt tới tâm không sắc tướng, khi đối cảnh vô tâm thì có thể tuỳ duyên mà nhậm vận, tuỳ duyên mà nhậm vận nên đầy lạc thú giữa trần gian. Các vấn đề trên giải thích cho nhau. Lạc đạo của Thiền và Nho gia như vậy khác nhau về bản chất. Họ vẫn là Thiền ở chỗ vẫn lấy Tâm bản thể làm gốc rễ để quyết định mọi quan hệ, mọi trạng thái. Tâm không vừa là điều kiện vừa là đích. Tâm cảnh là tâm không thanh tĩnh, mỹ cảnh là cái đẹp siêu việt trong thế giới thực hữu. Lạc của Thiền là vô chấp, là siêu việt. Lạc của Nho gia là chấp trứ. Lạc của Nho gia trong vòng của nhân tình thế tục, lạc của sự buộc tâm mình vào cuộc đời, lạc của thiên tính bất biến, của nhân cách cá thể, của sự hành đạo có hiệu quả... Còn lạc của Đạo gia là lạc thú của sự vượt bỏ mọi giới hạn, vượt bỏ mọi ràng buộc, ràng buộc của xã hội, của nhân tình, của sinh tử, của lợi ích, của thị phi, tìm tới tự do cho cá thể. Nhưng sự vượt bỏ giới hạn này chưa đạt tới sự siêu việt như Thiền. Các giới hạn mà Đạo gia vượt bỏ để truy cầu sự giải phóng cho cá thể vẫn trong vòng của thế giới thực. Toạ vong và tâm trai vẫn chỉ đưa người ta ra khỏi cuộc sống xã hội. Nó mới chỉ bước ra ngoài xã hội mà chưa phải nhất thể với bản thể thanh tĩnh. Chính vì siêu việt được nên Thiền gia lạc giữa cõi trần được. Cư trần lạc đạo là một loại giải thoát, một con đường giải thoát riêng của Thiền. Đó là con đường đạt tới siêu việt từ ngay trong thế giới thực, thế giới trực cảm, đạt tới vĩnh hằng trong khoảnh khắc. Lạc thú giữ trần gian, tuy có điểm gần gũi, nhưng lại khác với Nho gia về bản chất. Sự khác biệt đó làm cho Cư trần lạc đạo nhưng vẫn là Thiền. Thiền nói chung đã nhập thế, Thiền Trúc lâm còn nhập thế hơn. Nhưng nếu nhập thế nữa thì không còn là Thiền. Thiền tự giải thể khi đi vào thế tục quá giới hạn của nó. Khi ấy nó chuyển giao cho một đội ngũ những nhà nho còn mang nhiều phẩm chất của Thiền. Dĩ nhiên sự kết thúc của Thiền đời Trần là sự bàn giao tư tưởng xét trên diện rộng. Nó có những lý do quan trọng khác có liên quan tới nhu cầu của sự phát triển xã hội, của nền chuyên chế... Tuy nhiên nếu xét trên bình diện sự phát triển nội tại của tư tưởng thì nó là bàn giao, xuất nhập của tam giáo. Thiền đi vào thế tục như đời Trần có lẽ đã tạo ra sự kết thúc cho chính nó. Sự kết thúc này kể cũng ngọt ngào thôi. Nhưng trong một giới hạn còn chấp nhận được, Thiền đời Trần để lại những triết lý nhân sinh phù hợp và hấp dẫn với người Việt. Nó để lại những vần thơ không hoàn toàn khô khan triết lý mà sống động trong nhân tình nhân tính. Nó là siêu việt mà vẫn thực tại. Nó Thiền đấy mà Nho đấy, có vẻ Nho nhưng vẫn là Thiền. Nói cách khác, đi vào thế tục, nhằm giải quyết những vấn đề của nhân sinh chính là con đường tự đi vào ngõ cụt của Thiền. Đi vào cuộc sống như vậy, các thiền gia đời Trần mang đầy phong vị thi sĩ. Thi sĩ và Thiền gia kiểu như họ có rất nhiều điểm tương thông gần gũi với nhau. Những phút thăng hoa giữa cuộc sống thực giúp cho sự chứng ngộ. Từ cuộc sống tràn ngập cảm xúc mà làm cho trực giác xuất thần. Lúc đó thi ca lên tiếng, hình tượng của thi ca đủ sức hàm chứa tất cả. Có một câu hỏi đặt ra: Tại sao Trần Nhân Tông chủ trương cư trần lạc đạo như vậy, tại sao ông vẫn cứ hăng hái xuất gia, vẫn viết bài ca “Đắc thú lâm tuyền thành đạo”. Vậy giữa cư trần lạc đạo và đắc thú lâm tuyền thành đạo có phải là mâu thuẫn? Theo thiển ý của người viết, có lẽ không hề mâu thuẫn. Cư trần lạc đạo là một loại triết lý, là con đường tu luyện và giác ngộ, đồng thời là một cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nó có tính chất nền tảng gốc rễ của ứng xử nhân sinh. Là sự ngộ đạo và thái độ với cuộc đời. Nó là căn bản của thiền Trúc Lâm. Vào trong núi giữa rừng trúc không bóng người cũng mới chỉ là xa cõi huyên náo của trần gian, chứ chưa phải đã bước ra khỏi cõi trần. Có người ngồi nơi thâm sơn cùng cốc nhưng lòng vẫn là lòng trần, tâm vẫn để giữa trần gian. Như vậy gốc rễ không phải ở triều đình hay chốn lâm tuyền mà là tâm cảnh như thế nào. Đã giải quyết được chuyện cư trần lạc đạo thì ở chốn nào trong nhân gian cũng hoan lạc, tuỳ tâm. Hãy đọc lại bốn câu kệ chữ Hán kết thúc bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca: “Cảnh tịch an cư tự tại tâm, Lương phong xuy đệ nhập tùng âm. Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển, Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm” (Cảnh lặng, sống yên, tâm tự tại, Gió mát thổi tóc bay vào bóng tùng. Giường Thiền đặt dưới gốc cây với một quyển kinh, Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng) Hình tượng nổi bật nhất vẫn là con người với tâm tự tại thanh tĩnh. Với tâm tự tại thanh tĩnh ấy có thể lạc thú được. Nhưng cũng cần nhắc lại rằng, lạc thú đó không phải lạc thú của sự làm vua giữa cõi trần, mà là lòng thiền thanh tĩnh giữa cõi trần, siêu việt danh lợi thị phi. Vẫn với lòng Thiền đó tác giả có thể lại đắc thú lâm tuyền thành đạo được, điều đó chỉ giải thích rõ thêm sự khác biệt trong lạc thú giữa cuộc đời của Nho và Thiền mà chúng tôi đã đề cập tới ở trên mà thôi. Hà Nội, 22.8.2006 ____________________ (1) Trần Nhân Tông (1258-1308) ông vua, triết gia, thi sĩ nổi tiếng đời Trần. Người có công sáng lập thiền phái Trúc Lâm đời Trần, đồng thời là tác gia văn học có những tác phẩm Nôm quy mô đáng kể đầu tiên, đưa văn học chữ Nôm thành bộ phận có vị trí quan trọng trong văn học dân tộc. (2) Từ trước tới nay khi thảo luận về quan hệ Nho – Phật, thường người ta nhấn mạnh, chú ý tới việc Nho giáo tiếp nhận ảnh hưởng của Phật giáo, ít nhìn thấy, hoặc ít đề cập tới sự ảnh hưởng cũng hết sức to lớn của Nho giáo tới Phật giáo, đặc biệt là Thiền Tông Trung Quốc. Thiền đời Trần ở Việt Nam có sự dung hợp và pha trộn với tư tưởng Nho và Đạo. Tuy nhiên sự ảnh hưởng và dung hợp quan trọng nhất có tính chất cơ sở, tính chất nền tảng đã được thực hiện từ trước ở Trung Quốc trong quá trình hình thành Thiền tông. Trong sự dung hợp đó Phật giáo chịu ảnh hưởng của Nho gia nhiều nhất là phương pháp nội tỉnh. (3) Xưa khi Đạo Tín còn là chú tiểu 14 tuổi, gặp Tổ Tăng Xán, Đạo Tín thưa: “Xin thầy dạy cho phép giải thoát”. Tăng Xán hỏi: “Ai trói buộc ngươi?”, Đạo Tín thưa: “Dạ, không ai trói buộc cả”. Tổ bảo: “Cầu giải thoát làm gì?”. Đạo Tín liền lãnh hội yếu chỉ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoc_6__1821.pdf