Bàn về tự học của học sinh trung học

Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bàn về tự học của học sinh trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTHI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄNTHI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CÁC MÔN L-H-SBÀN VỀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌCRèn luyện kỹ năng tự học: chìa khóa để thành côngNhật ký học tậpTỰ HỌC LÀ GÌ?Tự học là một chu trình ba giai đoạn:Rèn luyện kỹ năng tự học: chìa khóa để thành côngGIAI ĐOẠN 1- TỰ NGHIÊN CỨUNgười học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.GIAI ĐOẠN 2 - TỰ THỂ HIỆNNgười học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, cô giáo, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.GIAI ĐOẠN 3 - TỰ KIỂM TRA, TỰ ĐIỀU CHỈNHSau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, cô giáo, sau khi thầy, cô giáo kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học.Chu trình tự nghiên cứu - tự thể hiện - tự kiểm tra, tự điều chỉnh thực chất cũng là con đường phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết và tiến hành giải quyết vấn đề học tập.4 NHÓM KỸ NĂNG TỰ HỌCNhóm thứ nhất: Kế hoạch hóa việc tự học.Nhóm thứ hai: Nghe và ghi bài trên lớp.Nhóm thứ ba: Ôn tập.Nhóm thứ tư: Đọc sách.KẾ HOẠCH HÓA VIỆC TỰ HỌCKỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắt sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra.NGHE VÀ GHI BÀI TRÊN LỚPQuy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.ÔN TẬPKỹ năng này được chia làm hai nhóm Kỹ năng ôn, Kỹ năng tập luyện. Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy.Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.ĐỌC SÁCHPhải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của cuốn sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kỹ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ, kết hợp đọc với ghi chép.CÓ HAI CÁCH HỌC: MỘT LÀ HỌC VỚI THẦY, HAI LÀ TỰ HỌC VỚI SÁCH.Cách nào để học với sách hiệu quả?Làm thế nào để hiểu, để cảm được cái thần, cái hồn bên trong sách?PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC HIỆU QUẢGIAI ĐOẠN THỨ 1: TRƯỚC KHI HỌCPhải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi.Phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bản thân.lên kế hoạch, phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.Hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.GIAI ĐOẠN THỨ 2 TRONG QUÁ TRÌNH HỌCTính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn.Ví dụ: Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn. + Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác. + Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.Bạn chọn cách nào?GIAI ĐOẠN THỨ 3: SAU KHI HỌC XONGHãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được.Ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong.Làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ: “Nhật ký môn học”. PHƯƠNG PHÁP POWER (PREPARE,ORGANIZE, WORK, EVALUATE, RETHINK)Phương pháp học tập do GS Robert Feldman (Đại học Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare,Organize, Work,  Evaluate, Rethink.1. PREPARE (CHUẨN BỊ SỬA SOẠN)Chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước sách giáo khoa, tìm tài liệu có liên quan.Chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.Chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.Học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học2. ORGANIZE (TỔ CHỨC)Người học biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.3. WORK (LÀM VIỆC)Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.  Phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.Các hình thức làm việc: Lắng nghe và ghi chép bài, thuyết trình hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.4. EVALUATE (ĐÁNH GIÁ)Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, bạn còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập (NCKH).Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực, bạn mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.5. RETHINK (SUY NGHĨ LẠI - LUÔN BIẾT CÁCH LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ THEO MỘT CÁCH KHÁC)Tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.Chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.PHƯƠNG PHÁP HỌC SQ3R (SURVEY,QUESTION,READ, RECITE, REVIEW)SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó.SURVEY - QUAN SÁT TỔNG THỂ Nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc:Đọc tựa đề - não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó. Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính. Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương. Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ khác. QUESTION - ĐẶT CÂU HỎINhững vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi.Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học (Cái gì? tại sao?, bằng cách nào?, người nào?, khi nào? và ở đâu?). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự  đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện. READ - ĐỌCĐọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được. RECITE - TRẢ BÀITự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết.Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn. REVIEW - ÔN TẬPôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ sót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU ÁP DỤNG SQ3R ?Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài.Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng  thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó.KHI NÀO NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG PHƯƠNG PHÁP SQ3R ?Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ. Còn đối với sách ngoại ngữ thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc.Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải  nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học).Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở.THẦY GIÁO BÂY GIỜThầy giáo bây giờ không phái là “thầy dạy”, mà phải là thầy về cách học, cách tiếp cận vấn đề, giúp các em biết cách học mới, cách tự học, tố chức việc học cho các em, nói gọn lại là "thầy học”, tức là làm thầy về việc học.Thầy giáo không nên là người áp đặt tư duy, mà là người luôn phát huy dân chủ, là người "bạn lớn”, “bình đẳng”, "bạn đồng hành” (cùng các em trong quá trình đi tìm chân lý); là một nhà tâm lý giáo dục, luôn tác động kích thích những yếu tố bên trong, sự tự tin, độc lập và bản lĩnh, những yếu tố tự nó của người học.Công việc của người thầy như vậy càng khó hơn trước, là công việc của nhà khoa học, nhà văn hóa, vừa khoa học vừa nghệ thuật.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕIXin chân thành cám ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttu_hoc_5497.ppt