Bộ đo tốc độ máy chính sử dụng PLC S7-200

Hình 6-26 biểu diễn HSC ở mode đếm 9, 10 hoặc 11 chế độ quadrate nhân 4x. Ở đây giá trị bắt đầu và giá trị đặt trước được nạp tương ứng là 0 và 9, hướng đếm lên và bit cho phép được tích cực. Với các mode đếm này ta đếm sự kiện ở đầu vào A và B với tốc độ nhân 4. Nghĩa là với một xung ở A và một xung ở B ta sẽ có được số đếm là 4 như trong hình vẽ. Cũng giống như ở chế độ quadrate nhân 1x thì tùy vào sự xuất hiện của xung ở A hay B trước mà bộ đếm sẽ đếm lên hay xuống. Cũng có ngắt được phát sinh khi giá trị đếm bằng giá trị đặt.

doc118 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bộ đo tốc độ máy chính sử dụng PLC S7-200, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình điều khiển, chế độ hoạt động của động cơ. Hệ thống đảm bảo động cơ làm việc theo chương trình ở quá trình quá độ, tối ưu hoá quá trình chịu tải, trạng thái nhiệt, tiêu hao nhiên liệu ở chế độ tĩnh, đồng thời bảo vệ động cơ khỏi quá tải, không hoạt động ở vùng tốc độ tới hạn, tăng tuổi thọ và tránh được hỏng hóc do con người vận hành không đúng. 4-Đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động, cải thiện chế độ điều động của tàu. 5- Cải thiện điều kiện làm việc của con người, thay việc đi ca và điều khiển tại buồng máy bằng điều khiển từ xa. 6-Cho phép thành lập trung tâm điều khiển từng phần hoặc toàn bộ con tàu. + Những ích lợi và hiệu quả việc việc trang bị các hệ thống TĐĐKTXĐ lên tàu thuỷ có trọng tải lớn phụ thuộc một số yếu tố, đặc biệt phụ thuộc mức độ tự động hoá của buồng máy. Khi trang bị hệ thống TĐĐKTXĐ mà mức độ tự động hoá các máy móc khác ở buồng máy không tuơng xứng sẽ không có hiệu quả kinh tế chỉ cải thiện điếu kiện lao động của thuyền viên và quá trình quá độ của động cơ. Thời gian điều động [hệ thống tự động ĐKTXĐ chủ yếu hoạt động ở chế độ điều động ]trên các tàu vận tải viễn dương chiếm 1% tổng số thời gian hoạt động của động cơ. Đối với tàu chạy cận hải thời gian điều động lớn hơn một số lần khoảng 3%. Tuy thời gian điều động không lớn nhưng chế độ điều động vô cùng phức tạp và nặng nề đối với động cơ diesel. 3.2.Các yêu cầu đối với hệ thống. + Một hệ thống tự động điều khiển từ xa Diesel can đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau: - Hệ thống phải “an toàn khi sự cố” tức là phải an toàn cho toàn bộ tàu. - Hệ thống phải đảm bảo việc điều khiển tốc độ Diesel phải láng ( không nhảy bậc). - Hệ thống phải được cấp nguồn trực tiếp từ mạch động lực, hoặc nguồng ac qui. - Hệ thống phải có khả năng điều khiển được tốc độ và hướng đẩy của chân vịt. - Hệ thống có thể khởi động lại, số lần khởi động từ 12 đến 24 lần, với tàu có một chân vịt và giảm đi ½ với các tàu có 1 chân vịt và không khởi động đảo chiều hoặc dùng chân vịt biến bước. - Với hệ thống có trang bị tự động khởi động thì số lần tự động khởi động lại liên tiếp sau khi khởi động không thành công là không vượt quá 3 lần. - Hệ thống điều khiển đảm bảo cho động cơ Diesel vượt nhanh qua vùng tốc độ cộng hưởng. Nếu tay điều khiển vô tình đặt vào vùng tốc độ cộng hưởng thì hệ thống phải tự động làm việc ở tốc độ khác tốc độ cộng hưởng. - Hệ thống phải được trang bị các thiết bị an toàn để tự động cắt nguồn nhiên liệu cho diesel trong các trường hợp: quá tốc, giảm áp lực dầu bôi trơn, tăng quá mức nồng độ dầu cacte,… - Hệ thống phải được trang bị các thiết bị tự động giảm tốc độ hoặc giảm tải Diesel khi các thông số chính vượt quá giá trị quy định. + Các yêu cầu trên đã được qui định bởi Đăng Kiểm Việt Nam 2003 – TCVN 6277. 3.3. Phân loại hệ thống điều khiển từ xa diesel. A. Phân loại theo dạng chân vịt: - Diesel lai chân vịt bước cố định: Độ nghiêng cánh chân vịt là cố định, việc điều khiển tốc độ tàu thực hiện bằng cách điều khiển tốc độ động cơ Diesel, việc điều khiển hướng tàu chạy thực hiện bằng cách đảo chiều động Diesel hoặc đảo chiều qua hộp số, do vậy mà hệ thống phải có chức năng đảo chiều quay của động cơ hoặc đảo chiều hộp số. Hệ thống loại này thường dùng trên các tàu hàng rời, container,… - Diesel lai chân vịt biến bước: Độ nghiêng của cánh chân vịt thay đổi được, do vậy việc điều khiển hướng đẩy của chân vịt bằng cách thay đổi hướng góc nghiêng của cánh chân vịt, việc điều khiển tốc độ tàu thực hiện bằng cách thay đổi hướng độ nghiêng của cánh chân vịt. Hệ thống không cần đảo chiều quay của động cơ. Hệ thống có ưu điểm là tính linh động cao, thường dùng cho các tàu dịch vụ. - Diesel lai máy phát điện, cấp điện cho động cơ điện lai chân vịt. Hệ thống loại này thường dùng trên các tàu chuyên dụng, ít gặp. B. Phân loại theo dạng năng lượng sử dụng trong hệ thống. - Hệ thống xây dựng bằng các phần tử điện và điện tử: Có ưu điểm truyền tín hiệu đi xa một cách rõ ràng, thường sử dụng trên các tàu rất rớn, có khoảng cách điều khiển lớn. Các tàu hiện đại ngày nay có thể dùng vi xử lý hoặc PLC kết hợp với máy tính, cho phép thành lập trung tâm tự động hoá toàn bộ buồng máy. Tuy nhiên các phần tử thực hiện thường phức tạp, tuổi thọ và độ tin cậy không cao. - Hệ thống xây dựng bằng các phần tử điện – khí - thủy lực: Mạch điều khiển xây dựng bằng các phần tử điện, các phần tử thực hiện xây dựng bằng các phần tử khí - thủy lực. Hệ thống có ưu điểm đơn giản, phần tử thực hiện tin cậy, dễ dàng phát hiện hỏng hóc và sự cố. Nhược điểm là kích thước của thiết bị lớn, giải quyết sự cố thường khó khăn. 3.4. Ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển từ xa diesel và chân vịt. - Ưu điểm: + Ứng dụng TĐĐKTXĐ cho phép giảm số lượng thuyến viên trên tàu. + Sỹ quan điều khiển có thể điều khiển trực tiếp động cơ, rút ngắn thời gian thực hiện lệnh, đảm bảo sự chính xác trong điều động tàu. + Thực hiện lệnh dứt khoát , chính xác, ổn định. Hệ thống đảm bảo thực hiện những lệng như nhau trong điều kiện khác nhau cùng trong một khoảng thời gian như nhau + Cải thiện chế độ điều động của tàu, đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng điều động vì không phải qua các khâu trung gian + Cải thiện được điều kiện điều khiển,chế độ hoạt động của động cơ, chăm sóc bảo dưỡng dễ dàng hơn. Hệ thống đảm bảo động cơ làm việc theo chương trình ở quá trình quá độ, tối ưu hoá quá trình chịu tải, trạng thái nhiệt, tiêu hao nhiên liệu ở chế độ tĩnh, đồng thời bảo vệ động cơ khỏi quá tải, không hoạt động ở vùng tốc độ tới hạn, cả khi lệnh điều khiển không đúng. - Nhược điểm; Hệ thống phức tạp đòi hỏi người sử dụng phải có chuyên môn cao. Tự động điều khiển từ xa điesel và chân vịt đang ngày càng phát triển góp phần nâng cao năng suất, tối ưu các quá trình điều khiển góp phần tăng hiệu quả khai thác diesel, giảm giá thành vận tải. 3.5. Các thuật toán cơ bản điều khiển động cơ diesel. ● Thuật toán khởi động động cơ diesel. Để khởi động động cơ trước hết phải có quá trình chuẩn bị khởi động, nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hệ thống hoạt động an toàn hiệu quả khởi động cao, các quá trình chuẩn bị bao gồm: - Kiểm tra áp lực và mở van khí khởi động, khí điều khiển đảm bảo giá trị cần thiết và sẵn sàng hoạt động. - Via máy đảm bảo máy hoạt động bình thường không bị kẹt, mọi vị trí đều trơn. Lưu ý rằng sau khi via máy xong phải nhả ly hợp động cơ via máy để máy sẵn sàng hoạt động. - Kiểm tra áp lực và khởi động bơm nước làm mát đảm bảo giá trị cần thiết và sẵn sàng hoạt động. - Kiểm tra áp lực và khởi động bơm dầu bôi trơn đảm bảo giá trị cần thiết và sẵn sàng hoạt động - Kiểm tra nhiệt độ thân động cơ chuyển sang chế độ hâm tự động khi cần thiết. Khi đảm bảo các điều kiện trên hệ thống ở trạng thái sãn sàng khởi động.Các điều kiện đó được đưa vào hệ thống thông qua các rơ le cảm biến cho phép hệ thống có thể khởi động động cơ. ● Thuật toán khởi động động cơ diesel: Trình tự thực hiện việc khởi động như sau: - Kiểm tra vị trí trục cam theo yêu cầu tiến hay lùi. khi trục cam đã dịch đúng vị trí yêu cầu thì mới cho phép khởi động. - Mở van khí khởi động chính và đưa khí vào đĩa chia gió và các van khởi động để vào các xi lanh của động cơ theo trình tự để quay động cơ. - Xuất tín hiệu tới bộ giới hạn nhiên liệu để tăng lượng nhiên liệu vào động cơ đạt khoảng 25-40/% lượng nhiên liệu định mức lúc khởi động bình thường, 60% lúc khởi động khẩn cấp. - Đo tốc độ động cơ nếu đạt tốc độ “nổ” thì xuất tín hiệu đến ngắt khí khởi động và mạch giới hạn tốc độ. Nếu sau thời gian cho trước bằng thời gian khởi động mà tốc độ không đạt đến tốc độ “nổ” thì xuất tín hiệu đến báo khởi động không thành và tín hiệu đến để khởi động lần thứ 2…. Quá trình dừng khởi động chỉ xẩy ra khi có tín hiệu từ một trong hai cảm biến sau: cảm biến tính số lần khởi động. Nếu số lần khởi động lại quá số quy định, có tín hiệu từ cảm biến đó điều khiển ngắt mạch khởi động. hoặc tín hiệu từ rơ le thời gian tính thời gian khởi động. - Tự động khởi động lại khi khởi động không thành công. Thực tế khai thác cho ta thấy việc tự động khởi động lại cho phép giảm số lượng dán đoạn khởi động do hư hỏng ngẫu nhiên rong hệ thống gây ra.Việc dừng khởi động chỉ xẩy ra khi có tín hiệu từ một trong hai cảm biến sau: cảm biến tính số lần khởiû động. Nếu số lần khởi động lại quá số quy định, có tín hiệu từ cảm biến đó điều khiển ngắt mạch khởi động. Mặt khác cũng có tín hiệu từ rơ le thời gian. Rơ le này tính thời gian của mỗi lần khởi động và tổng thời gian của quá trình khởi động. Rơ le thời gian được đóng mạch vào thời điểm bắt đầu mở van điều khiển khởi động đưa khí vào động cơ. Việc đóng mạch rơ le thời gian vào thời điểm đó cho phép đo được thời gian thực khí nén vào động cơ và tất nhiên độ tiêu hao khí nén trong quá trình khởi động và hãm. Hạn chế thời gian khởi động nhàm hạn chế lượng tiêu hao khí khởi động là chức năng cơ bản của rơ le thời gian, vì nó chỉ có tín hiệu khi quá trình khởi động không thành kéo dài hay thực hiện hảm trước thời gian. Khi khởi động nhiều lần không thành có tín hiệu báo bằng âm thanh và ánh sáng. Muốn khởi động lại ta cần ấn nút hoàn nguyên, đưa hệ thống trở về trạng thái ban đầu Ngoài ra khi động cơ khởi động khi đảo chiều thì cần thiết phải đảm bảo tốc độ động cơ đang quay phải giảm đến giá trị tối thiểu. ● Thuật toán dừng động cơ diesel. - Dừng bình thường: Được thực hiện khi đưa tay điều khiển từ vị trí động cơ đang công tác về vị trí stop hoặc thực hiện theo lệnh dừng máy của chương trình điều khiển tự động diesel; khi đó có tín hiệu đưa đến tác dộng lên động cơ servô của bộ điều tốc để giảm tốc độ cho đến khi tốc độ giảm đến 0. - Dừng sự cố: Thực hiện khi động cơ diesel gặp các sự cố có thể gay nguy hiểm cho động cơ hoặc nguy hiểm cho con tàu; để thưc hiện lệnh dừng sự cố tín hiệu điều khiển được đưa tới tác dụng trực tiếp lên thanh răng nhiên liệu ngắt nhiên liệu đưa vào động cơ. ● Thuật toán đảo chiều động cơ diesel. ● Khi thực hiện chức năng đảo chiều động cơ diesel hệ thống phải thực hiện cả 2 quá trình trên và bao gồm các thao tác sau: - Giảm tốc động động cơ cho đến giá trị tối thiểu bằng cách ngắt nhiên liệu vào động cơ khi tay điều khiển đi qua vị trí stop trước khi thực hiện đảo chiều. - Khoá khí khởi động cho đến lúc nào vòng quay động cơ giảm xuống đến giá trị cho phép khởi động ngược có hiệu quả. - Đảo chiều trục phân phối khí [trục cam ] và hệ van xả ở một tốc độ thích hợp để hãm động cơ một cách có hiệu quả. Thời điểm đảo chiều cơ cấu phân phối khí khởi động ở những động cơ có cấu tạo khác nhau sẽ khác nhau. - Dẫn khí vào các phần tử và các đường dẫn của hệ thống khởi động như lúc khởi động. Vì lúc đó động cơ, bộ phận phân phối khí, trục phân chia vẫn quay theo hướng cũ, nên khí được đưa vào xi lanh có tác dụng hãm động cơ lại, tốc độ động cơ giảm dần. Trong thực tế cho phép thực hiện khởi động ngược [hãm] ở tốc độ từ 60-70% tốc độ định mức nhưng thường gây ra quá tải nhiệt và quá tải động. trong trường hợp bình thường thực hiện khởi động hãm khi tốc độ động cơ giảm chỉ còn 20-25% tốc độ định mức. - Dưới tác dụng của khí khởi động tốc độ động cơ giảm xuống bằng không và quay theo chiều ngược lại. Khi động cơ bắt đầu quay theo chiều ngược lại dứơi tác dụng của khí khởi động cho phép đưa nhiên liệu tối thiểu vào động cơ và quá trình tiếp theo diễn ra như quá trình khởi động động cơ đã trính bày ở trên. ● Thuật toán thay đổi tốc độ động cơ diesel. Ở chế độ này mạch khởi động, mạch đảo chiều không tham gia hoạt động. Hệ thống gôm 2 hệ thống thành phần cơ bản: Phần thay đổi tốc đặt (lặp góc quay) và phần tự động ổn định tốc độ quay của Diesel Sơ đô tổng quát của hệ thống có dạng như ở hình dưới: Hình 16: Sơ đồ điều khiển thay đổi và ổn định tốc độ động cơ - KĐẠI : Phần tử khuyếch đại. - SERVO : Động cơ servo, thay đổi thông số cho trước của bộ điều tốc. - C.TRÌNH : Chương trình cài đặt sẵn, thay đổi tăng giảm tốc đô động cơ. - ĐIỀU TỐC : Bộ điều tốc, để hiệu quả thường sử dụng bộ điều tốc nhiều chế độ. - : Góc quay của tay điều khiển. - : Góc quay của động cơ servo. - no : Tốc độ đặt trước của bộ điều tốc. - n : Tốc độ thực của máy. Ngoài chức năng ổn định tốc độ bộ điều tốc còn thực hiện các chức năng sau: - Hạn chế nhiên liệu khi động cơ chưa được hâm nóng toàn bộ và khi các tham số cơ bản của động cơ lệch khỏi giới hạn cho phép. - Giới hạn chế nhiên liệu trong quá trình khởi động động cơ. - Ngắt nhiên liệu khi đảo chiều, dừng động cơ khẩn cấp, khi các thông số cơ bản của động cơ vượt quá giới hạn nguy hiểm ● Qua thực tế khai thác cho ta thấy trong hệ thống TĐĐKTXĐ dùng bộ điều tốc đa chế độ là tốt nhất. PHẦN IV: GIẢI THUẬT THIẾT KẾ: IV.1 PHẦN CỨNG : 1.Giới thiệu phần cứng ; NÚT NHẤN HOÀN NGUYÊN NÚT NHẤN TỰ GIỮ RO LE PICK UP ĐỀN TD200 PLC 224 MODUL 223 0N/0FF MODUL ANALOG EM 235 2 ĐỘNG CƠ (DIESEL,GOVENER) BIẾN TRỞ 5K ( THANH RĂNG NHIÊN LIỆU) MẠCH ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TỪ 0-10V MẠCH ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TỪ 0-24V TỦ ĐIỆN (40.60.20) NÚM ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ. Một số hình ảnh về phần cứng : IV.2 PHẦN MỀM : ● 1. Nguyên lý điều khiển từ xa diezen bằng plc: A. SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN: Nguyên lý điều khiển từ xa diezen bằng plc: Giới thiệu ngõ vào plc: - I0.0: ngõ vào cho xung tốc độ cao - I0.1: ngõ vào giới hạn vị trí tối đa thanh răng nhiên liệu - I0.2: ngõ vào gới hạn vị trí tối thiểu thanh răng nhiên liệu - I0.3:đóng via máy - I0.4: áp lực dầu nhờn thấp cho khởi động động cơ bơm dầu bôi trơn độc lập - I0.5: dừng sự cố - I0.6: đóng ly hợp chiều tiến - I0.7: đóng ly hợp chiều lùi - I1.0: áp lực khí khởi động thấp - I1.2: áp lực dầu bôi trơn thấp - I1.3: nhiệt độ nước làm mát cao - I1.4: áp lực dầu bôi trơn cao điều khiển ngắt động cơ bơm dầu độc lập - I1.5: áp lực dầu nhờn thấp - I2.0: xác nhận sự cố - I2.1: test đèn - I2.2: nhiệt độ thân máy thấp - I2.3: nhiệt độ thân máy cao - I2.4: reset toàn bộ hệ thống - I2.5: báo quá tải động cơ - I2.6 chọn buồng lái - I2.7 chọn buồng máy - A-: Ngõ vào analog chân âm - A+: Ngõ vào analog chân dương Ngõ ra plc - Q0.0: máy chạy chiều tiến - Q0.1: máy chạy chiều lùi - Q0.2: còi báo động sự cố - Q0.3: báo đang dừng máy - Q0.4: báo quá tải động cơ - Q0.5: báo dừng sự cố - Q0.6: tăng tốc động cơ - Q0.7: giảm tốc động - Q1.0: báo áp lực dầu bôi trơn thấp - Q1.1: báo vượt tốc - Q2.0: báo buồng lái - Q2.1: báo buồng máy - Q2.2: áp lực dầu bôi trơn thấp - Q2.3: nhiệt độ nước làm mát cao - Q2.4: khí khởi động thấp - Q2.5: khởi dộng thành công - Q2.6: báo khởi động không thành công - Q2.7: máy sẵn sàng khởi động + Kết nối với TD200 Nguyên lý làm việc: - Khi có lệnh cho hệ thống hoạt động => hệ thống cho các tín hiệu đi để thực hiện việc chuẩn bị đảm các điều kiện sãn sàng khởi động. như lệnh xuất cho máy bơm dầu bôi trơn hoạt động độc lập => để đãm bảo đủ áp lực dầu bôi trơn cho động cơ. Xuất tín hiệu để via máy để sãn sàng khởi động, hâm máy để đảm bảo nhiệt độ thân máy trong khảng nhiệt độ cho phép. Khi động cơ chuẩn bị xong đảm bảo đủ các điều kiên sẵn sàng khởi động điezen, như áp lực khí khởi động đảm bảo dủ, nhiệt độ máy nằm trong khoảng cho phép, thanh via máy ở vị trí mở.v.v.v. Lúc ấy xuất tín hiệu báo sẵn sàng khởi động máy. - Lúc ấy khi có tín hiệu chọn điều khiển buồng lái ngõ vào I2.6 => khi đó xuất tín hiệu báo đèn cho người vận hành biết đang điều khiển ở buồng lái. Tại thời điểm đó nếu có tín hiệu từ tay điều khiển ngõ vào AIW0 đưa vào module EM235. Trong chương trình lập trình xuất tín hiệu so sánh tín hiệu đưa vào để nhận biết chọn chiều tiến hay lùi động cơ. Giả sử tín hiệu đưa vào là chiều tiến => lúc ấy trong chương trình sử lý tín hiệu và xuất ra ngoài điều khiển dịch trục cam theo chiều tiến Q0.0. khi dich truc cam tới đúng vị trí => tín hiệu đưa vào I0.0 báo đã dịch trục cam xong => xuất tín hiệu đưa đến khởi động động cơ kéo đưa thanh răng nhiên liệu về vị trí khởi động. Tới vị trí khởi động I0.1 => lúc ấy sẽ xuất tín hiệu ngõ ra Q2.4 mở van khí khởi động để đưa khí tới khởi động cơ, sau thời gian đóng van khí khởi động => nếu thời gian đó tốc độ động cơ không đạt tới tốc độ đặt => hệ thống xuất tín hiệu đưa đến báo động và sau thời gian trể hệ thống cho khởi động lại động cơ, Nếu số lần khởi động quá 5 lần=> hệ thống xuất tín hiệu dừng sự cố, ngắt không cho mở van khí khởi động và đồng thời khóa không cho khởi động lại. Khi nào có tín hiệu reset số lần khởi động => lúc ấy hệ thống mới cho khởi động. - Nếu khi thời gian đó tốc độ đạt tới tốc độ đặt báo khởi động thành công => các tín hiệu bảo vệ động cơ đưa vào làm việc. Các tín hiệu bảo vệ như: bảo vệ nhiệt độ nước làm mát, áp lực dầu nhờn.v.v.v. .Và ngoài ra còn đưa hệ thống đạt tốc độ đặt ở vị trí tay điều khiên. Nếu tốc độ không đạt tới tốc độ đặt => hệ thông cho xuất tín hiệu đưa ra ngõ Q0.6 để điều khiển tăng tốc của động cơ, và đồng thời hệ thống báo đèn sáng chỉ báo tăng tốc động cơ. Nếu tốc độ lớn hơn tốc độ động cơ => hệ thống xuất tín hiệu đưa ra ngõ Q0.7 điều khiển giảm tốc độ động cơ. Còn khi tốc độ so sánh phẩn hồi từ HSC về bằng giá trị đặt thì hệ thống tự ổn đinh tốc độ động cơ, không có tín hiệu điều khiển tăng tốc hay giảm tốc độ. - Đưa tốc độ qua vùng cộng hương: Khi tay đặt ở vị trí mà tốc độ của động cơ ở đó gây ra tần số cộng hưởng với tần số riêng của con tàu => để đảm bảo an toàn cho tàu thì hệ thống xuất tín hiệu điều khiển tốc độ chạy qua khỏi vùng cộng hưởng và đồng thời báo động cho biết tay điều khiển đang ở vùng cộng hưởng. Khi tốc độ của động cơ chạy qua khỏi vùng cộng hưởng => hệ thống chạy bình thường. - Điều khiển tốc độ của động cơ: Khi muốn tăng tốc động cơ => lúc ấy ta điều khiển tay điều khiển xa vị trí giữa, vị trí càng xa vị trí giữ càng lớn => điều khiển tốc độ càng lớn. Khi có tín hiệu điều khiển của tay điều khiển đưa vào AIW0 => lúc ấy tín hiệu đưa vào so sánh với tín hiệu phản hồi từ tốc độ thật =>xuất tín hiệu điều khiển tăng tốc động cơ, khi nào tốc độ động cơ bằng tốc đặt của ngõ vào AIW => lúc ấy hệ thống ngưng điều khiển tăng tốc động cơ. Khi muốn giảm tốc động cơ => lúc ấy ta điều khiển tay điều khiển gần vị trí giữa, vị trí càng gần vị trí giữ thì tốc độ động càng nhỏ => điều khiển giảm tốc độ động cơ. Khi có tín hiệu điều khiển của tay điều khiển đưa vào AIW0 => lúc ấy tín hiệu đưa vào so sánh với tín hiệu phản hồi từ tốc độ thật =>xuất tín hiệu điều khiển tăng tốc động cơ, khi nào tốc độ động cơ bằng tốc đặt của ngõ vào AIW => lúc ấy hệ thống ngưng điều khiển giảm tốc động cơ. - Đảo chiều động cơ: giả sử động cơ đang chạy theo chiều tiến, lúc này ta muốn thay đổi hướng theo chiều lùi => lúc ấy ta điều chỉnh tay điều khiển sang vị trí ngược lại => lúc ấy hệ thống không cho phép đảo chiều động cơ ngay mà lúc này hệ thống kiểm tra tốc độ hiện tại của động cơ có nhỏ hơn tốc độ cho phép đảo chiều không?. Nếu tốc độ động cơ đang lớn hơn tốc độ cho phép đảo chiều=> hệ thống xuất tín hiệu điều khiển giảm tốc độ động cơ cho tới khi tốc độ động cơ nhỏ hơn tốc độ cho phép đảo chiều => hệ thống xuất tín hiệu đảo chiều động cơ. Sau khi đảo chiều xong => hệ thống tiến hành điều chỉnh tốc độ bằng tốc độ đặt từ vị trí tay điều khiển AIW0. ●Điều khiển bảo vệ các sự cố: ● Các bảo vệ báo động và giảm tốc độ động cơ: - Khi xảy ra tín hiệu báo động áp lực dầu nhờn thấp=> đưa tín hiệu vào chân I1.5 ngõ vào PLC => xuất tín hiệu báo động chuông kêu Q0.2 và đèn nhấp nháy Q1.0. Khi ta xác nhận sự cố I2.0=> đèn sáng và tắt chuông báo động. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới điều khiển giảm tốc độ động cơ tới tốc độ cho phép. Khi khắc phục sự cố => đèn tắt và hệ thống hoạt động bình thường. - Khi xảy ra tín hiệu báo động quá tải động cơ=> đưa tín hiệu vào chân I2.5 ngõ vào PLC => xuất tín hiệu báo động chuông kêu Q0.2 và đèn nhấp nháy Q0.4. Khi ta xác nhận sự cố => đèn sáng và tắt chuông báo động. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới điều khiển giảm tốc độ động cơ tới tốc độ cho phép. Khi khác phục sự cố => đèn tắt và hệ thống hoạt động bình thường. ● Các bảo vệ báo động và dừng động cơ: - Khi xảy ra tín hiệu báo động áp vượt tốc=> xuất tín hiệu báo động chuông kêu Q0.2 và đèn nhấp nháy Q1.1. Khi ta xác nhận sự cố I2.0=> đèn sáng và tắt chuông báo động. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới điều khiển giảm tốc độ động cơ tới tốc độ cho phép. Khi khác phục sự cố => đèn tắt và hệ thống hoạt động bình thường. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới điều khiển stop máy Q0.5. Khi khác phục sự cố => đèn tắt và hệ thống hoạt động bình thường. Và đồng thời => xuất tín hiệu kéo thanh răng nhiên liệu về vị trí stop động cơ - Khi xảy ra nguy hiểm cho động cơ, lúc ấy ta nhấn nút dừng sự cố I0.5=> ngõ vào PLC => xuất tín hiệu đèn sáng Q0.5. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới stop động cơ, và đồng thời kéo thanh răng nhiên liệu về vị trí stop - Khi xảy ra tín hiệu báo động áp lực dầu bôi trơn thấp=> đưa tín hiệu vào chân I1.2 ngõ vào PLC => xuất tín hiệu báo động chuông kêu Q0.2 và đèn nhấp nháy Q2.2. Khi ta xác nhận sự cố I2.0 => đèn sáng và tắt chuông báo động. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới điều khiển stop máy. Và kéo thanh răng nhiên liệu về vị trí stop. Khi khác phục sự cố => đèn tắt và hệ thống hoạt động bình thường. - Khi xảy ra tín hiệu báo động nhiệt độ nước làm mát cao=> đưa tín hiệu vào chân I1.3 ngõ vào PLC => xuất tín hiệu báo động chuông kêu Q0.2 và đèn nhấp nháy Q2.3. Khi ta xác nhận sự cố => đèn sáng và tắt chuông báo động. Ngoài ra hệ thống còn xuất tín hiệu tới điều khiển stop máy và đồng thời xuất tín hiệu kéo thanh nhiên liệu về vị trí stop máy. Khi khác phục sự cố => đèn tắt và hệ thống hoạt động bình thường. ● CHUONG TRÌNH PLC: chương trình con biến đổi analog: chương trình con HSC0: chương trình biến đổi HSC0: chương trình biến đổi tốc độ và hiển thị: chương trình xác nhận chiều tiến lùi: khai báo HSC0: PHẦN 5 : QUY PHẠM QUY PHẠM HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VÀ TỪ XA: ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VÀ TỪ XA MÁY CHÍNH ; V.1Quy định chung: - Các thiết bị dùng để điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa máy chính phải phù hợp với những yêu cầu cơ bản này. V.2. Các thiết bị điều khiển tù xa máy chính: Quy định chung: - Các thiết bị điều khiển từ xa máy chính phải có khả năng điều khiển được tóc độ chan vít và hướng đảy của chân vịt bằng các thiết bị có thao tác đơn giản. - Các thiết bị điều khiển từ xa máy chính phải được trang bị cho riêng từng chân vịt .Tuy vậy trong trường hợp có từ 2 chân vịt trở lên được điều khiển đồng thời ,thì nhứng chân vịt đó có thể được điều khiển bằng cùng một thiết bị điều khiển từ xa. - Trong trường hợp khi tốc độ của động cơ Diesel máy chính của tàu được điều khiên bằng các bộ điều tốc thì bộ điều tốc phải được điều chỉnh để máy chính không thể vượt quá 103% vòng quay liên tục lớn nhất ,các bộ điều tốc phải có khả năng duy trì tốc độ an toàn nhỏ nhất. - Trong trường hợp điều khiển theo chương trình thì chương trình tăng và giảm công suất ra phải được thiết kế sao cho không để xuất hiện các ứng suất nhiệt và ứng suất cơ học quá mức bất kỳ bộ phận nào của máy. - Các trạm điều khiển từ xa và các trạm kiểm tra máy chính và vị trí điều động máy chính phải trang bị dụng cụ: +Các thiết bị chỉ báo tốc độ và chiều quay của chân vịt .đối với chân vịt cố định. + Các thiết bị chỉ báo tốc độ và vị trí bước chân vịt ,đối với chân vịt biến bước. Chuyển đổi điều khiển: - Mỗi trạm điều khiển máy chính được trang bị các thiết bị để chỉ báo rằng chúng đang ở vị trí điều khiển. - Việc điều khiển từ xa máy chính tại một thời điểm chỉ có thể thực hiện được từ 1 vị trí điều khiển. - Việc chuyển đổi vị trí điều khiển giữa trạm điều khiển tại chỗ máy chính và trạm điều khiển chính hoặc trạm điều khiển phụ. - Chuyển đổi điều khiển trong thời gian máy chính ngưng hoạt động. - Trong khi máy chính được điều khiển từ buồng lái hoặc từ trạm điều khiển chính ở lầu lái thì việc chuyển đổi điều khiển phải có thể thực hiện được từ trạm điều khiển tại chỗ máy chính hoặc từ chỗ trạm điều khiển phụ mà không cần có lệnh chuyển điều khiển từ lầu lái hoặc trạm điều khiển chính trên tàu. - phải trang bị thiết bị để ngăn ngừa lực đẩy của chân vịt thay đổi đáng kể khi chuyển đổi điều khiển từ 1 vị trí này sang 1 vị trí khác ,trừ vị trí chuyển đổi được nêu ở 3,4. ● Trong trường hợp hư hỏng: - Tại các trạm điều khiển từ xa máy chính phải trang bị thiết bị báo động hoạt động trong trường hợp các thiết bị điều khiển từ xa máy chính. - Trong trường hợp hư hỏng các thiết bị điều khiên từ xa máy chính thì phải điểu khiển được tại chỗ máy chính. - Trong trường hợp hư hỏng các thiết bị điều khiên từ xa máy chính thì vận tốc và hướng đẩy của chân vịt đó phải được giữ nguyên đến khi việc thực hiện được thực hiện ở trạm điều khiển chính ,trạm điều khiển phụ . - Trong trường hợp hư hỏng các thiết bị điều khiên từ xa máy chính thì việc chuyển đổi điều khiển tới trạm điều khiển chính ,trạm điều khiển phụ hoặc trạm điều khiển tại chỗ của máy chính có thể thực hiện bằng thao tác đơn giản. - Các trạm điểu khiển phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb.c.doc
Tài liệu liên quan