Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa.
Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí -
xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi để học sinh, sinh viên
tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Đối với sinh viên, hoạt động
ngoại khóa đóng vai trò rất lớn không chỉ trong quá trình tham gia học tập tại giảng
đường đại học mà còn sau khi ra trường.
Cùng với giờ học giáo dục thể chất (GDTC) nội khóa, TDTT ngoại khóa có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân
cách cho HS, SV. Thể dục thể thao ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi, đầy tiềm
năng để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia.
14 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một thông qua hoạt động ngoại khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy
học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử
dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học
và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các
11
trường đại học từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm
của giảng viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.
2.2.2.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giảng viên và sinh viên
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những
kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví
dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.
2.2.2.8. Tăn cườn c c p ươn p p dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy
bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì
việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ
môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy
học bộ môn.
2.2.2.9. Bồ dưỡn p ươn p p ọc tập tích cực cho sinh viên
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích
cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung
như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc,
phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ
môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho sinh viên các phương pháp
học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách
tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp
dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học,
điều kiện về tổ chức, quản lý.
Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giảng viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp
dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh.
Đặc điểm lớn nhất của GDTC là được thực hiện thông qua hoạt động, qua trải
nghiệm. GDTC là quá trình giảng dạy có kế hoạch liên quan đến cả hai khâu: "học để
vận động" và "vận động để học". Rõ ràng là “vận động để học” là khâu quan trọng
hơn, không vận động thì không học được gì cả và không thể đạt được mục tiêu của
GDTC. Đây là khâu còn nhiều hạn chế trong GDTC ở nước ta. Muốn đạt được mục
tiêu của GDTC thì phải tìm ra các giải pháp để có thêm “vận động”, hay “hoạt động”,
có thêm “thể thao” – hoạt động tạo nhiều cảm xúc, là nơi thể hiện cá tính, để tạo cơ hội
thuận lợi cho giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và các năn lực c un cơ b n, năn
lực mang tính chuyên biệt.
2.2.3.1. Năng lực chung là khả năng vận dụng, chuyển biến các thành phần
kiến thức, kĩ năng, thái độ, và các yếu tố cá nhân khác theo một cơ chế nào đó để thực
hiện đạt chuẩn những nhiệm vụ học tập thiết yếu của một môn học.
12
Năng lực chung cốt lõi cần thiết cho mỗi con người trong học tập và trong cuộc
sống, bao gồm: (1) Năng lực học tập chung, cơ bản; (2) Năng lực tư duy; (3) Năng lực
thu thập (tìm kiếm, tổ chức), xử lý thông tin;(4) Năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề; (5) Năng lực giao tiếp; (6) Năng lực hợp tác; (7) Năng lực tự quản lý và phát triển
bản thân.
Để hình thành những năng lực chung và chuyên biệt phải trên cơ sở trang bị
cho SV hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản, nền tảng thuộc các lĩnh vực học tập cơ bản
cần thiết.
2.2.3.2. Năng lực cần được hình thành trong hoạt động dạy học Thể dục
Ngoài những năng lực chung cốt lõi đã nêu trên, thông qua học tập môn Thể
dục, hoạt động GDTC, thi đấu thể thao cần phải hình thành năng lực mang tính chuyên
môn. Sự phân chia thành các nhóm năng lực cần hình thành trong hoạt động dạy học
Thể dục chỉ mang tính tương đối, bới có những năng lực quan trọng của nhóm này lại
là cấu phần của nhóm năng lực khác, ví dụ: muốn phát triển năng lực tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau, bản thân sinh viên đã phải có năng lực về tổ chức điều hành học tập
theo nhóm nhỏ, năng lực về vận động kĩ năng thực hiện động tác và kĩ năng sử dụng
lời nói (kiến thức chuyên môn) và kĩ năng tổ chức chức tập luyện, kĩ năng giao tiếp,
hợp tác trong nhóm tập và giảng viên
Sau đây là một số nhóm năng lực cần được nhận diện để bồi dưỡng cho SV
thông qua tổ chức hoạt động dạy học môn Thể dục [3,15]
• Năng lực vận động;
• Năng lực thể lực;
• Nhóm năng lực thể thao, bao gồm:
- Năng lực tự lựa chọn và xác định môn thể thao phù hợp.
- Năng lực kĩ thuật thể thao
- Năng lực chiến thuật thể thao
- Năng lực thể lực chuyên môn: sức nhanh, sức mạnh, sức bền chuyên
mônmà sinh viên lựa chọn môn thể thao mình yêu thích
• Nhóm năng lực hình thành lối sống khỏe mạnh, bao gồm:
- Năng lực vận động tích cực
- Năng lực tổ chức hoạt động vận động, hợp tác
- Năng lực lập kế hoạch tự tập hằng ngày...
• Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hoạt động học tập
2.2.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức dạy học nhằm hướng tới
những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Thể dục.
Phương pháp dạy học Thể dục là dạy học vận động (động tác) và giáo dục
các tố chất thể lực. Có các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở người học kĩ
năng vận động, khả năng vận dụng vào thực tế. Dạy học Thể dục là tổ chức các hoạt
động nhằm trang bị kiến thức và hình thành kĩ năng vận động (kĩ năng thực hiện bài
tập, động tác và trò chơi vận động) thông qua dạy học thể dục tổ chức các hoạt
động sinh viên được hình thành các năng lực như: năng lực thể chất, năng lực lựa
13
chọn và sử dụng các kĩ năng vận động để tự tập, năng lực xử lí tình huống trong vận
động, năng lực hợp tác và giao tiếp, thi đấu các phương pháp tổ chức hoạt động dạy
học thể dục cũng dựa trên hệ thống phương pháp chung và phương pháp đặc thù của
từng nội dung môn học, đó là các phương pháp, kỹ thuật dạy - học tích cực [1, 47]
Các phương pháp dạy học truyền thống như: trực quan (chủ yếu là làm mẫu), sử
dụng lời nói (chủ yếu là giảng giải), các phương pháp thực hiện bài tâp (luyện tập), trò
chơi, thi đấu luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học đối với môn thể
dục. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy
học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và
hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học
này người giảng viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dung thành thạo
các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn
như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt
các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện
tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế
bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp
dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích
cực và sáng tạo của SV [1,53]
Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học phải sử dụng hợp lí các
phương pháp dạy - học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh
viên như giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học tình huống,..
Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, nhằm hình thành và phát triển năng lực cho SV.
Công tác tổ chức dạy - học cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học
trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối giữa dạy học và hoạt động
giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy
học tự chọn,... để đảm bảo vừa phát triển các năng lực chung cốt lõi và năng lực
chuyên biệt nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi SV.
Tăng cường, nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông, để hỗ trợ đổi mới PPDH. Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận
các nguồn học liệu đa dạng, khai thác các thông tin phong phú qua mạng Internet ... để
xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích và phát triển năng lực tự học tuỳ theo nhịp độ,
khả năng, cách học của cá nhân SV.
Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong dạy học
Thể dục [2,23]:
Vấn đ p, đàm t oại:
Yếu tố thành công của phương pháp này là hệ thống câu hỏi, cách hỏi, và thời
điểm hỏi của giảng viên. Có ba mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích- minh hoạ
và vấn đáp tìm tòi.
Dạy- học phát hiện và gi i quyết vấn đề.
Ví dụ: giảng viên giao cho mỗi tổ (nhóm) tự nghĩ ra 01 trò chơi vận động (mà
các em đã biết và đã chơi) rồi tự tổ chức chơi và đánh giá, nhận xét kết quả Sẽ có
rất nhiều tình huống xảy ra mà giảng viên hoặc các nhóm trưởng phải giải quyết;
Dạy - học h p tác, th o luận theo nhóm nhỏ.
14
Ví dụ: Giảng viên phân nhóm tự tập những động tác mới và ôn động tác đã học sao
cho sau một thời gian nhất định các nhóm phải hoàn thành nhiệm vụ tự giúp nhau để
hoàn thành động tác;
Dạy - học vớ i lý tuyết tình huống.
Ví dụ: Giảng viên nêu một số điểm về yêu cầu khi thực hiện động tác tay
trong bài thể dục phát triển chung, HS sẽ trả lời theo đúng nhận thức của mình, sau đó
cùng nhau thảo luận và lí giải để tìm đáp án đúng;
Dạy- học với lý thuyết kiến tạo.
Ví dụ: Giảng viên đặt câu hỏi: Tại sao khi tâng cầu đường chuyển động của quả
cầu hay ra trước, không ổn định? sinh viên sẽ trả lời (đưa ra những lý do khác nhau),
sau đó giảng viên và sinh viên cùng nhau thảo luận và tìm đáp án đúng;
3. KẾT LUẬN:
Muốn đạt được mục tiêu của GDTC nói chung và dạy- học thể dục nói riêng
cho sinh viên theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục đại học mới thì phải tìm
ra các giải pháp để tạo cơ hội thuận lợi cho giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và các
năn lực chung cơ b n, năn lực mang tính chuyên biệt của môn GDTC.
Trên cơ sở căn cứ vào những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương
pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng
lực, dạy học thể dục cần tiếp cận sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực có thể vận dụng trong dạy học GDTC, đó là: Vấn đ p, đàm t oại; Dạy - học phát
hiện và gi i quyết vấn đề; Dạy - học h p tác, th o luận theo nhóm nhỏ; Dạy- học vớ i
lý tuyết tình huống; Dạy- học vớ i lý thuyế t kiến tạo
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học thể dục giảng viên cần tích cực sử dụng
hình thức tổ chức tập luyện theo nhóm, tập luyện theo phương pháp trò chơi, thi đấu
nhằm không ngừng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tạo điều
kiện cho sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu, hình thành được vào
cuộc sống và thực tiễn hoạt động phong phú của Thể dục thể thao cá nhân sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2015), Chiến lư c phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ GD&ĐT (2011), T ôn tư số: 58/2011/TT–BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
3. Bộ GD&ĐT (2015), Dự th o Đề n đổi mớ c ươn trìn , s c o k oa
4. Nguyễn Anh Dũng (2013)“ N uyên tắc và địn ướn đổi mớ C ươn trìn
SGK Giáo dục phổ t ôn sau năm 2 1 ” Hội thảo về Chương trình, SGK sau năm
2015.
5. https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Chương_trình_giáo_dục_định_hướng
_phát_triển_năng_lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_de_xuat_mot_so_giai_phap_nang_cao_the_chat_cho_sinh.pdf