Các dự án phát triển và sử dụng tài nguyên giáo dục mở, dữ liệu nghiên cứu mở tại trường đại học RMIT Úc và RMIT Việt Nam

Đại học RMIT Việt Nam (RMIT VN) được thành lập và đi vào hoạt

động vào năm 2000 tại Tp. Hồ Chí Minh và là cơ sở đào tạo tại nước ngoài

lớn nhất của Đại học RMIT Melbourne (RMIT Úc). Đến nay, Trường có ba

cơ sở đào tạo ở Việt Nam tọa lạc tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

Thống kê đến tháng 01/2019, tổng số sinh viên của RMIT VN là 6000, trong

đó sinh viên quốc tế chiếm tỉ lệ 8% (RMIT University Vietnam, 2019).

Về chương trình đào tạo, RMIT VN hiện có bốn Khoa đang cung

cấp 15 chương trình đại học ở nhóm ngành kinh doanh, du lịch, thiết kế,

truyền thông, kỹ thuật, công nghệ và ngôn ngữ. Bên cạnh đó, Trường

còn có 6 chương trình đào tạo bậc sau đại học bao gồm 3 chương trình

cao học nhóm ngành kinh doanh và 3 chương trình học bậc tiến sĩ nhóm

ngành kinh doanh, quản trị và kỹ thuật. Ngoài ra, RMIT VN đã xây

dựng mối quan hệ đối tác với hơn 195 cơ sở đào tạo trên thế giới để thúc

đẩy các hoạt động liên kết đào tạo và trao đổi sinh viên.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các dự án phát triển và sử dụng tài nguyên giáo dục mở, dữ liệu nghiên cứu mở tại trường đại học RMIT Úc và RMIT Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu thích một cách linh hoạt. - Kho plugins phong phú, dễ dàng tích hợp vào hệ thống theo nhu cầu sử dụng. - Hỗ trợ dữ liệu nhiều định dạng khác nhau. - Cho phép đưa dữ liệu vào hệ thống theo lô với số lượng lớn. - Tích hợp các nền tảng truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linked,... - Dễ cài đặt, tùy biến và miễn phí. Về truy cập và chia sẻ dữ liệu - Giao diện thân thiện, có nhiều lựa chọn để tùy biến. - Truy cập mở, đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm, truy cập và chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắc FAIR. 402 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - Giúp người dùng tạo ra và thiết kế các trang triển lãm nội dung theo nhiều chủ đề khác nhau - Cho phép cộng đồng người sử dụng đóng góp dữ liệu cho kho lưu trữ. - Hỗ trợ chia sẻ dữ liệu theo giấy phép mở Creative Commons. - Người dùng có thể chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter, 3.3. Kết quả đạt được Kho lưu trữ dữ liệu và triển lãm trực tuyến của Dự án nghiên cứu các con hẻm ở Quận 4, Tp. HCM đã được xây dựng thành công và cho phép truy cập rộng rãi vào tháng 10 năm 2017. Kho lưu trữ có tổng số 1099 biểu ghi dữ liệu thuộc nhiều định dạng khác nhau như văn bản, băng ghi âm, hình ảnh, video. Các biểu ghi được tổ chức thành 4 bộ sưu tập theo đề nghị của nhóm nghiên cứu như Các công trình kiến trúc (Buildings), Các yếu tố thiên nhiên (Natural elements), Hoạt động của con người (Human beings) và Tài liệu làm việc của dự án (Documentation). Giao diện chính của kho lưu trữ bao gồm menu chính chứa các thanh điều hướng hỗ trợ người dùng tìm kiếm, sử dụng, đóng góp và chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng như hình 3. Hình 3. Giao diện chính của Kho lưu trữ dữ liệu các con hẻm tại Tp. Hồ Chí Minh (RMIT University, 2019) 403PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Dự án nghiên cứu và kho dữ liệu trực tuyến được giới thiệu chính thức lần đầu tiên tại Hội thảo Chuyển đổi số trong Giáo dục bậc cao do RMIT VN tổ chức vào tháng 10 năm 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh với sự tham dự của 250 khách mời trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu và Thư viện cũng nhận được lời mời trình bày dự án nghiên cứu và kho dữ liệu tại một loạt sự kiện hội thảo như sau: - Hội thảo chuyên đề “Kho lưu trữ các con Hẻm” được Khoa Thiết kế và Truyền thông RMIT VN phối hợp với tổ chức An Ordinary City thực hiện vào tháng 10 năm 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh. - Hội thảo quốc tế do Viện Nhân học Hoàng gia phối hợp với Bảo tàng Anh tổ chức vào tháng 06 năm 2018 tại Luân Đôn. - Hội thảo quốc tế về chủ đề “Các thành phố thông minh và cộng đồng” được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 09 năm 2018. - Hội thảo chuyên đề “Thông tin di sản đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam và Đông Nam Á” do Khoa Thư viện - Thông tin học, ĐH KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với ĐH Northumbria (Anh) và ĐH Khon Kaen (Thái Lan) đồng tổ chức. • Hội thảo “Tối ưu hóa quản trị Tri thức số: Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện” diễn ra tại Nha Trang từ 25 – 26/07/2019 do Trung tâm TTTV ĐHQG Hà Nội phối hợp với Liên hiệp Thư viện các trường ĐH phía Nam và phía Bắc phối hợp tổ chức. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu và Thư viện tích cực quảng bá kho lưu trữ dữ liệu các con Hẻm trên các trang mạng xã hội thông dụng như Facebook, Twitter, LinkedIn,... Thống kê từ dịch vụ Google Analytic cho thấy lượng người dùng truy cập vào kho dữ liệu nghiên cứu về các con hẻm ở Tp. Hồ Chí Minh rất đa dạng. Từ ngày 01/01/2018 đến 30/06/2019, có tổng cộng 3,420 lượt truy cập đến kho dữ liệu này và người dùng đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, Úc và Anh chiếm số lượng nhiều nhất. Thông qua các buổi hội thảo, giới thiệu kho dữ liệu nghiên cứu tại các sự kiện nêu trên, nhóm nghiên cứu và Thư viện RMIT VN đã nhận được nhiều 404 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ sự quan tâm và phản hồi tích cực từ các nhà nghiên cứu và công chúng về giá trị của nguồn dữ liệu này đối với các dự án nghiên cứu và quy hoạch không gian đô thị trong tương lai. 4. MỘT SỐ GỢI Ý HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ TNGDM, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU MỞ - Các trường đại học có cùng nhóm ngành đào tạo có thể hợp tác với nhau để phát triển nguồn tài liệu giảng dạy bản quyền mở như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài tập thực hành, thí nghiệm,thông qua việc biên dịch, chỉnh sửa nguồn tài liệu bản quyền mở hiện có hoặc phối hợp biên soạn tài liệu giảng dạy mới. - Các trường đại học lớn như đại học quốc gia, đại học vùng nên xây dựng đề án hỗ trợ biên soạn và xuất bản nguồn tài liệu giảng dạy bản quyền mở cho các môn học thuộc nhóm ngành đại cương và chia sẻ cho các trường đại học khác ở Việt Nam cùng sử dụng. - Chủ động lựa chọn một số dự án phát triển nguồn TNGDM có tiềm năng phát triển tốt từ các cơ sở giáo dục trong nước để đề xuất, tìm nguồn kinh phí tài trợ từ các tổ chức của Liên hiệp quốc như UNESCO, các quỹ hỗ trợ giáo dục, nghiên cứu của Liên minh châu Âu cho các nước đang phát triển, và các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ khác. KẾT LUẬN Thư viện RMIT VN đã đi tiên phong trong việc chọn lọc, giới thiệu và thúc đẩy việc sử dụng nguồn TNGDM trong chương trình giảng dạy tại RMIT VN và nhờ đó đã lan tỏa sáng kiến này đến nhiều trường đại học ở Việt Nam. Thư viện đã lựa chọn nguồn TNGDM được xuất bản bởi các trường đại học và tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới và tổ chức lại theo dạng cổng thông tin trực tuyến để giảng viên và sinh viên có thể truy cập nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện đến nguồn tài liệu này. Thông qua hoạt động quảng bá, huấn luyện và tư vấn theo nhiều kênh khác nhau, cán bộ thư viện đã giúp giảng viên, sinh viên tại RMIT nhận thức được sự hữu ích và biết cách sử dụng nguồn TNGDM trong hoạt động dạy và học. Một số giảng viên đã đưa tài liệu truy cập mở vào làm tài liệu chính của môn học hoặc sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo 405PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ để cập nhật nội dung bài giảng. Một vài dự án nghiên cứu được tài trợ bởi RMIT VN cũng đã chia sẻ dữ liệu nghiên cứu theo hướng bản quyền mở, truy cập mở để phổ biến rộng rãi kết quả nghiên cứu đến cộng đồng theo sự tư vấn, hỗ trợ của Thư viện Trường. Nhờ vậy mà kết quả nghiên cứu được lan tỏa, kết nối và tác động tốt hơn đến nhà quản lý ngành, cộng đồng nghiên cứu và xã hội nói chung. Trong định hướng sắp tới, lãnh đạo RMIT Úc sẽ phê duyệt và ban hành Chính sách sử dụng nguồn TNGDM để áp dụng thống nhất cho các cơ sở đào tạo của Trường. Tài liệu này sẽ đưa ra các hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể, mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc sử dụng TNGDM trong toàn bộ khóa học, tiết kiệm chi phí mua tài liệu cho sinh viên và đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, chính sách này được kỳ vọng sẽ khuyến khích giảng viên biên soạn, xuất bản và chia sẻ tài liệu giảng dạy dưới dạng TNGDM. Bên cạnh đó, Thư viện RMIT VN sẽ tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các trường đại học ở Úc, Việt Nam và một số nước trong khu vực để trao đổi kinh nghiệm, hợp tác chuyên môn và đào tạo nhằm đẩy mạnh các dự án xây dựng và phổ biến TNGDM, mang lại cơ hội học tập, tiếp cận tri thức bình đẳng cho người dạy và người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCcampus 2019, Open Textbooks project, truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, . 2. RMIT University 2019, Our strategy, truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, . 3. RMIT University Library 2019, Open Textbook Initiative, truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, . 4. RMIT University Library 2019, Library subject guides: Open Educational Resources (OERs), truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, < libguides.com/openeducationalresources>. 5. RMIT University Vietnam 2019, A brief history of RNIT University Vietnam, truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, <https://www.rmit.edu. vn/our-heritage>. 406 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 6. RMIT University Vietnam 2019, Urban archive of District 4, Ho Chi Minh City, truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, < https://omeka.rmit. edu.vn/>. 7. Roy Rosenzweign Center for History and New Media 2019, Omeka Classic, truy cập ngày 26 tháng 08 năm 2019, < https://omeka.org/ classic/>.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_du_an_phat_trien_va_su_dung_tai_nguyen_giao_duc_mo_du_li.pdf
Tài liệu liên quan