Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn vật lý

a) Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng

b) Sau đó người ta thả thêm một miếng đồng có khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3 .Xác định khối lượng khối đồng m3

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn vật lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V.bằng một dây dẫn có điện trở R = 4 ôm, Các đèn phải ghép như thế nào để công suất tiêu thụ trên mỗi đèn là như nhau Có cách ghép nào cho công suất tiêu thụ trên mỗi đèn chư nhau và lớn nhất ? bỏ qua điện trở dây nối của của các đèn Bài 97: Người ta đun một ấm nước bằng một bếp điện . Hiệu suất bếp là 100% . Ấm tỏa nhiệt ra không khí trong đó nhiệt lượng hao phí tỉ lệ thuận với thời gian đun . khi hiệu điện thế U1 = 200V, thì sau 5 phút nước sôi ; khi hiệu điện thế U2 = 100V thì sau 25 phút nước sôi ; hỏi nếu U3 = 150 V thì sau bao lâu nước sôi ? Bài 98 : Cho mạch điện như hình vẽ 75 , biết R2 =R4 . Nối A và B với nguồn điện với hiệu điện thế U = 120V, thì I3 = 2A, UCD = 30 V; lấy nguồn đó ra khỏi A,B, mắc vào C và D thì U’AB= 20 V. Tính R1,R2,R3 Bài 99: Dùng một ấm điện đun nước . Nếu nối ấm điện với hiệu điện thế U1 =110V, thì sau t1 =18 phút nước sôi , với hiệu điện thế U2 = 132 V thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 12 phút , Hỏi sau bao lâu nước sôi nếu ấm điện được mắc vào hiệu điện thế U3 = 150V, biết rằng nhiệt lượng hao phí tỉ lệ thuận với thời gian đun và xem điện trở của ấm điện không đổi , Bài 100: Một dây dẫn khi có dòng điện I1= 1 A, đi qua thì nóng lên đến t1 = 600C, khi có dòng điện I2 = 2A, đi qua thì nóng lên đến t2 = 1500C . Tìm nhiệt độ dây dẫn khi có dòng điện I3 =4A, thì nhiệt độ dây dẫn bằng bao nhiêu . Coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với sự chêch lệch nhiệt độ giữa dây và môi trường , nhiệt đọ môi trường không đổi C. Phần Nhiệt học Bài 1 : Có ba bình cách nhiệt đựng nước , khối lượng nước và nhiệt độ ban đầu của mỗi bình lần lược là : m1; t1; m2; t2 ; và m3; t3 : Ta đổ hoàn toàn nước ở bình thứ nhất và bình thứ hai vào bình thứ ba thì nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt là 450C. Tìm t1; t2 ; t3, biết m1 = 2m2 = 4m3, t1=2t2=4t3. Từ đó cho biết nước ở trong bình nào là tỏa nhiệt hay thu nhiệt. (bỏ qua sự mất mát nhiệt do môi trường xung quanh hấp thụ). Bài 2: Cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 300g đựng 10 lít nước ở 250C trong hai trường hợp: a) Bỏ qua nhiệt lượng do môi trường ngoài hấp thụ. b) Môi trường ngoài hấp thụ một lượng nhiệt bằng 2/5 nhiệt lượng do ấm thu Biết nhiệt dung của nước và nhôm lần lượt là 4200J/Kg.K và 880J/Kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000Kg/m3. Bài 3: Để đun sôi một nồi nhôm có khối lượng 500g đựng 10 lít rượu ở 300C. Người ta cung cấp cho nó một lượng nhiệt là 1800kJ. Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của rượu và nhôm lần lượt là 2500J/Kg.K và 880J/Kg.K. Khối lượng riêng của rượu là 800Kg/m3, nhiệt đọ sôi của rượu là 800C. Bài 4: Một bếp dầu dùng để đun sôi 1 lít nước ở 200C trong một ấm nhôm có khối lượng 200g. Thấy sau 10 phút nước sôi. (xem bếp dầu cung cấp nhiệt một cách đều đặn) Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200J/Kg.K và 880J/Kg.K. Hỏi nếu bỏ qua nhiệt lượng do ấm nhôm thu thì sau bao lâu nước sẽ sôi. Bài 5: Một thỏi đồng và một thỏi nhôm có cùng thể tích và cùng độ giảm nhiệt độ. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nhôm lần lượt là 380J/Kg.K và 880J/Kg.K, khối lượng riêng của đồng và nhôm lần lượt là 8900Kg/m3 và 2700Kg/m3. a) So sánh nhiệt lượng tỏa ra của 2 thỏi b) Tính nhiệt lượng tỏa ra của thỏi nhôm, biết nhiệt lượng tỏa ra của thỏi đồng là 624,8 kJ c) Tính khối lượng của mỗi thỏi Bài 6: Một nhiệt lượng kế có chứa 1 kg nước ở nhiệt độ 250C. Người ta thả vào đó một hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng 900g đã dược nung nóng tới 800C. Nhiệt đọ sau klhi cân bằng nhiệt là 300C. Tính khối lượng của nhôm và thiết có trong hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm, thiếc lần lượt là 4200J/Kg.K, 880J/Kg.K và 230J/Kg.K. Nhiệt lượng kế hấp thụ bằng 10% nhiệt lượng do nước hấp thụ. Bài 7: Người ta thả một cục sắt khối lượng 2kg ở 1000C vào một xô nước chứa 4kg nước ở 300C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 460J/Kg.K và của nước 4200J/Kg.K. Nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh bằng 10% nhiệt lượng do sắt tỏa ra. Bài 8: Hai bình nước giống nhau chứa hai lượng nước như nhau: bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = 3/2t1 sau khi trộn lẫn với nhau và có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 250C bỏ qua nhiệt lượng do môi trường và bình hấp thụ. Tính nhiệt độ ban đầu t1 và t2 của mỗi bình. Bài 9: Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa m1= 2kg nước ở nhiệt độ t1=800C, bình thứ hai chứa m2 = 1kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Nếu rót từ bình một sang bình hai và để bình hai có nhiệt độ ổn định là t1’. Rồi lại rót m kg từ bình hai sang bình một. Nhiệt đọ cân bằng của bình một lúc này là t2’’ = 750C. Tính nhiệt độ cân bằng của t1’ và khối lượng nước m đã rót mỗi lần. Bài 10: Một chậu đồng có khối lượng 500g đang đựng 5 lít nước ở 200C người thợ rèn nhúng một thỏi sắt có khối lượng 2kg được lấy từ trong bếp lò. Nhiệt độ của chậu nước sau khi cân bằng nhiệt là 300C. Biết nhiệt dung riêng của đồng, sắt, nước lần lượt là 380J/Kg.K, 460J/Kg.K và 4200J/Kg.K. Tính nhiệt độ của bếp lò trong hai trường hợp: a) Nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thụ không đáng kể. b) Nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thụ bằng 20% nhiệt lượng do thỏi sắt tỏa ra. Bài 11: Khi trộn rượu vào nước, sau khi cân bằng nhiệt người ta thu được một hỗn hợp 2,84kg ở nhiệt độ 300C. Tính khối lượng của nước và rượu có trong hỗn hợp. Biết nhiệt độ ban đầu và nhiệt dung riêng của rượu và nước lần lượt là 700C, 200C và 2500J/Kg.K, 4200J/Kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh. Bài 12: Thả một khối đồng có khối lượng mđ ở nhiệt độ 50)C vào bình nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ 200C đến 300C. Thả tiếp vào đó một khối đồng thứ hai có khối lượng mđ’ = 2mđ ở 1000C thì nhiệt độ sau cùng nước là bao nhiêu? Xem như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối đồng và nước. Bài 13: Ba bình nước giống nhau chứa ba lượng nước giống nhau và nhiệt độ ban đầu tương ứng của các bình là: t1=2, t2=3t3. Sau khi trộn đều vào nhau thì nhiệt cuối cùng của hỗn hợp là 370C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của mỗi bình là bao nhiêu? Xem sự trao đổi nhiệt chỉ xảy ra giữa các lượng nước với nhau. Bài 14: Ba bình chứa nước có khối lượng nước tương ứng là: m1 = 2m2 = 3m3 và nhiệt độ ban đầu là: t1 = 2, t2 = 3t3. Sau khi trộn đều vào nhau thì nhiệt cuối cùng của hỗn hợp là 490C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của mỗi bình là bao nhiêu? Xem sự trao đổi nhiệt chỉ xảy ra giữa các lượng nước với nhau. Bài 15: Người ta dùng một bếp dầu để đun sôi 1 lít nước đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 500g thì mất 10 phút. Hỏi cũng dùng bếp dầu đó nhưng để đun sôi 5 lít nước thì mất thời gian bao lâu? Biết nhiệt do bếp cung cấp một cách đều đặn. Nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/Kg.K và 4200J/Kg.K. Bài 16: Một quả cầu bằng sắt được nung nóng đến ts0C. Nếu thả quả cầu đó vào trong một bình cách nhiệt đựng 5kg nước ở 00C thì nhiệt độ cuối cùng của chúng là t1 = 4,20C. Còn nếu thả quả cầu đó vào bình cách nhiệt đựng 4kg nước ở 250C thì nhiệt độ cuối cùng của chúng là t2 = 28,90C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Tìm: a) Khối lượng của quả cầu. Biết nhiệt dung riêng của sắt và nước lần lượt là 460J/Kg.K và 4200J/Kg.K b) Nhiệt độ ban đầu của quả cầu. Bài 17: Có một quả cầu bằng đồng có khối lượng 1kg đã được nung nóng đến tđ0C. Nếu thả quả cẩu đó vào bình chứa 2 lít nước ở 200C thì nhiệt độ cuối cùng của chúng khi có sự cân bằng nhiệt là t1 = 350C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Hỏi, nếu thả quả cầu đó vào bình chứa 3 lít nước ở 250C thì nhiệt độ cuối cùng t2 của chúng khi có sự cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Nêu nhận xét về kết quả đó. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/Kg.K và 4200J/Kg.K. Bài 18: Một vật làm bằng kim loại được nung nóng đến nhiệt độ t0C. Khi thả vào trong bình đựng 6 lít nước ở t1 = 100C thì nhiệt độ cuối cùng của chúng là t = 290C. Hỏi nếu thả vật đó vào trong bình đựng 10 lít nước ở nhiệt độ t2 là bao nhiêu để cho nhiệt độ cuối cùng cũng bằng 290C. Xem như chỉ cóp sự trao đổi nhiệt giữa vật và nước. Bài 19: Khi ta thả 5kg nhôm đã được nung nóng đến 1200C vào trong một chậu đựng 6 lít nước ở 300C thì nhiệt độ của chậu nước sau khi cân bằng nhiệt là 400C. Hỏi nhiệt lượng hao phí do chậu và môi trường xung quanh thu bằng bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhôm tỏa ra? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/Kg.K và 4200J/kg.K. Bài 20: Một bếp dầu có hiệu suất là 55%. Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 0,15kg dầu hỏa thì đun sôi được bao nhiêu lít nước? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200C, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/kg. Bài 21: Một ôtô chạy với vận tốc v = 36km/h thì công suất máy phải sinh ra là P = 30kW. Hiệu suất máy là H = 40%. Hãy tính lượng xăng cần thiết để xe đi được 100km. Cho biết khối lượng riêng của xăng D = 800kg/m3, năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 4,6.107J/kg. Bài 22: Một động cơ nhiệt làm việc trung bình 8h trong mỗi ngày với công suất P = 18kW. Hỏi với số xăng dự trữ là 5000lits thì động cơ làm việc được trong thời gian bao lâu? Biết hiệu suất của động cơ là H = 20%, khối lượng riêng và năng suất tỏa nhiệt của xăng lần lượt là D = 700kg/m3 và q = 4,6.107J/kg. Bài 23: một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 5 lít nước ở 200C. a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước nói trên. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200J/Kg.K và 880J/Kg.K. b) Tính lượng củi khô cần thiết để đun sôi lượng nước đó. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107J/kg và hiệu suất của bếp là 25%. Bài 24: Một bếp dầu dùng để đun nước. Khi đun 2 lít nước ở 200C được đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 200g thì sau 10 phút nước sôi. Biết bếp tỏ nhiệt một cách đều đặn. Nhiệt dung riêng của nhôm, nước và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa lần lượt là 880J/Kg.K, 4200J/Kg.K và 44.106J/kg. a) Tính nhiệt lượng thu vào của ấm nước trong một phút. b) Tính thời gian cần thiết để đun lượng nước đó từ 200C cho đến khi bay hơi hoàn toàn. Biết cứ 1kg nước bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi 1000C thì cần phải cung cấp một lượng nhiệt là 2,3.106J. ( trong qua trình bay hơi nhiệt độ không thay đổi). c) Tính hiệu suất của bếp biết để đun sôi lượng nước nói trên thie phải ddootss cháy hết 52g dầu hỏa. Bài 25 : Một nhiệt lượng kế bằng đồng đồng được nước . Một khối nước đá nặng 0,2 kg nổi trên mặt nước . Tất cả ở 00C Tính thể tích của phần nước đá nổi trên mặt nước ,cho biết khối lượng riêng của nước đá và nước lần lược là 0,92 kg/cm3 và 1000kg/m3 Cho vào nhiệt lượng kế một miếng nhôm có khối lượng 100g ở 1000C Tính khối lượng nước đá tan thành nước, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105> Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh Bài 26 : Lấy 1 lít nước ở t1 = 25 0C và 1 lít nước ở t2= 300C rồi đổ vào một bình đã chứa sẵn 10 lít nước ở nhiệt độ t3 = 140C, đồng thời cho một dây đốt hoạt động với công suất 100W vào bình nước trong thời gian 2 phút . Xác định nhiệt động của nước trong bình đã cân bằng nhiệt ? Biết rằng bình có nhiệt dung không đáng kể và được bọc cách nhiệt hoàn toàn với môi trường , nước có nhiệt dung riêng là 4200 J/kg.K khối lượng riêng là 1000kg/m3 Bài 27 : Một nhiệt lượng kế có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ t1 = 230C cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m(kg) nước ở nhiệt độ t2 . Sau khi hệ cân bằng nhiệt độ của nước giảm đi 90C .Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2 kg chất lỏng khác( không có tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 =450C , khi có cân bằng nhiệt lần 2 , nhiệt độ của hệ giảm đi 100C so với cân bằng nhiệt lần thứ nhất Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đỗ thêm vào nhiệt lượng kế , biết nhiệt dung riêng của nhôm 900 J/kg.K , nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt khác Bài 28 : Có hai bình cách nhiệt : bình thứ nhất chứa 5 lít nước ở nhiệt độ t1 = 600C , bình thứ hai chứa 1 lít nước ở nhiệt độ t2 = 200C . Đầu tiên rót một lượng nước m từ bình thứ nhất đến bình thứ hai . sau khi trong bình thứ hai có sự cân bằng nhiệt , lại rót bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước m .Khi đạt được cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là t1 = 590C . Cho khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m3 .. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường và các bình Hỏi nhiệt độ của nước trong bình thứ hai khi đã cân bằng nhiệt là bao nhiêu ? Tính m Bài 29 : Một bình hình trụ có chiều cao h1 = 20 cm diện tích đáy trong là S1 = 100 cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang . Đổ vào bình một lít nước ở nhiệt độ t1= 800C , sau đó thả vào bình một khối trụ đồng chất có tiết diện đáy là S2 = 60cm2 chiều cao h2 = 25 cm và nhiệt độ t2. Khi cân bằng thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy trong của bình là x = 4 cm . Nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t = 650C . Bỏ qua sự nở vì nhiệt , sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và với bình . biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/ m3 nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k , của chất làm khối trụ là 2000J/kg.K Tìm khối lượng của khối trụ và nhiệt độ t2 Phải đặt lên khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu là bao nhiêu để khi cân bằng thì khối trụ chạm đáy bình Bài 30 : Người ta thả một khối đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được nung nóng đến nhiệt độ t1 vào một bình nhiệt kế chứa m2 = 0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C . Nhiệt độ khi có cân bằng là t3 = 800C , biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lược là : 400(J/Kg.K) 8900kg/m3 ; 4200J/ kg.K ; 1000kg/m3; Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3 .106J/kg.Bỏ qua sự trao nhiệt với nhiệt lượng kế và môi trường Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng Sau đó người ta thả thêm một miếng đồng có khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3 .Xác định khối lượng khối đồng m3 Bài 31 : Dùng một bếp dầu để đun sôi một lượng nước có khối lượng m1 =1 kg đựng trong một ấm bằng nhôm có khối lượng m2 = 500g thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi . Nếu dùng bếp trên để đun sôi một lượng nước có khối lượng m3 đựng trong ấm trên trong cùng một điều kiện thì thấy sau một thời gian 19 phút nước sôi. Tính khối lượng m3 Biết nhiệt dung riêng của nước nhôm, lần lược là : 4200J/kg.K; 880J/kg.K . và nhiệt do bếp dầu tỏa ra một cách đều đặn Bài 32 : Người ta thả một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 1360C vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 140C Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong miếng hợp kim trên ?biết nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 180C, và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên 10C thì cần 65,1 J ; nhiệt dung riêng của nước, chì, và kẽm lần lược là 4190 J/kg.K; 130J/kg.K và 210J/kg.K bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài Bài 33: Người ta thả một cục nước đá có khối lượng 500g ở 00 C và chiếc cốc A có chứa 670 g nước ở 250C , thấy cục nước đá không tan hết , người ta rớt cục nước đá còn lại cho vào cốc B chứa 709 g nước ở 400C Hỏi cục nước đá có tan hết trong cốc B không ? Tại sao ? Tính nhiệt độ cuối cùng của nước ở cốc B . Biết nhiệt dung riêng của nước C = 4180 J/kg>k nhiệt nóng chảy của nước đá bằng 335.103J/kg, Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc và với môi trường bên ngoài Bài 34 : Có hai ống hình trụ giống hệt nhau, ống thứ nhất đựng nước đá đến độ cao h1 = 40 cm, ống thứ hai đựng nước ở nhiệt độ t1 = 40C đến độ cao h2 = 10cm. Rót hết nước ở ống thứ hai vào ống thứ nhất , chờ tới khi có cân bằng thì thấy mực nước trong ống dâng cao thêm h’1=0,2cm,so với lúc vừa rót xong . biết nhiệt nóng chảy của nước đá bằng 3,4.105J/kg. nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4200J/kgK , của nước đá là C2 = 2000J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là D1 = 1000kg/m3 ; Của nước đá là D2 = 900kg/m3. Tính nhiệt độ ban đầu của nước đá trong ống thứ nhất . bỏ qua sự co giãn vì nhiệt và sự trao đổi nhiệt với môi trường Bài 35 : Một bình hình trụ có chiều cao h1 = 20cm, diện tích đáy trong là S1 = 100cm2 trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1 =800C. Sau đó thả vào bình một khối trụ song song và cách đáy trong của bình là x= 4 cm. Nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t = 650C. Bỏ qua sự nở vì nhiệt, sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và với bình. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/(kg.K), của chất làm khối trụ là c2 = 2000J/(kg.K). a) Tìm khối lượng của khối trụ và nhiệt độ t2. b) Phải đặt thêm khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu là bao nhiêu để khi cân bằng thì khối trụ chạm đáy bình? Bài 36: Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 0,5 lít nước ở 300C. Để đun sôi nước người ta dùng một bếp điện loại 220V – 1100W, hiệu suất 88%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/Kg.độ; của nước là C2 = 4200J/kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,4.105J/kg. 1. Bếp dùng ở hiệu điện thế 220V, bỏ qua sự tỏa nhiệt của ấm và nước ra môi trường: a) Tính thời gian cần để đun sôi nước. b) Khi nước bắt đầu sôi, nếu đun thêm 4 phút thì có bao nhiêu phần trăm lượng nước hóa hơi? 2.Bếp dùng ở hiệu điện thế 180V, hiệu suất của bếp và lượng nước trong ấm như lúc đầu, khi đó sau thời gian t = 293s kể từ lúc bắt đầu đun thì nước sôi. Tính nhiệt lượng trung bình do ấm và nước tỏa ra môi trường trong mỗi giây. Bài 37 : Một khối sắt có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1, nhiệt độ ban đầu t1 =1000C,Một bình chứa nước , nước trong bình có khối lượng m2, nhiệt dung riêng c2, nhiệt độ đầu của nước và bình là t2 = 200C , thả khối sắt vào trong nước , nhiệt độ của khối sắt khi cân bằng là t =250C , Hỏi nếu khối sắt có khối lượng m’1 = 2m1 nhiệt độ ban đầu t1 =1000C thì khi thả khối sắt vào nước (khối lượng m2 , nhiệt độ ban đầu t2 = 200C) Nhiệt độ t’  của hệ thống khi cân bằng là bao nhiêu ? Giải bài toán trong từng trường hợp sau: a) Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nước và môi trường xung quanh b) bình chứa nước có khối lượng m3 nhiệt dung riêng c3 . bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường xung quanh Bài 38 : Một châu nhôm khối lượng 0,5kg, đựng 2 kg nước ở 200, Thả vào chậu nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra .Nước nóng đến 21,20C . Tìm nhiệt độ của bếp lò ? biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước và đồng lần lược là C1= 880J/kg.K; C2 = 4200J/Kg.K, C3 = 380J/kgk , bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài , Thực ra trong trường hợp này , nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho chậu nước . Tìm nhiệt độ thực của bếp lò. Nếu tiếp tục bỏ vào chậu nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 00C, Nước đá tan hết không ? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc lượng nước đá còn sót lại nếu không tan hết , biết nhiệt nóng chảy của nước đá 3,4.105J/kg Bài 39 : Lấy 1 lít nước ở t1 = 250C,và 1 lít nước ở t2 = 300C, rồi đổ vào bình đã chứa sẵn 10 lit nước ở t3 = 140C, đồng thời cho một dây đốt nóng hoạt động với công suất 100W và bình nước trong thời gian t= 2 phút . Xác định nhiệt độ của nước trong bình khi đã có sự cân bằng nhiệt , biết nhiệt dung riêng của bình không đáng kể và được bọc cách nhiệt hoàn toàn với môi trường , nước có nhiệt dung riêng là c =4200 J/kg.K , khối lượng riêng D =1000kg/ m3 Bài 40 : Một thỏi nước đá có khối lượng m= 200g, ở -100C, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để thỏi nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là c1 = 1800J/kg.độ, của nước c2 =4200J/kgđộ, nhiệt hóa hơi của nước ở 1000C, là 2,3.106J/kg., nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là 3,4.105J/kg Nếu bỏ thỏi nước đá trên vào sô nước ở 200C sau khi cân bằng nhiệt người ta thấy nước đá còn sót lại là 50g . Tính lượng nước đá lúc đầu , biết sô nhôm có khối lượng m2 = 100g và nhiệt dung riêng của nhôm là c3 = 880J/kg.K Bài 41: Dùng một bếp dầu đun sôi một lượng nước có khối lượng m1 = 1 kg, đựng trong một ấm bằng nhôm có khối lượng m2 = 500g, thì sau thời gian t1= 10 phút nước sôi, Nếu dùng bếp trên để đun sôi một lượng nước có khối lượng m3 đựng trong cùng điều kiện thì thấy sau thời gian 19 phút nước sôi . Tính khối lượng m3 ? Biết nhiệt dung riêng của nước , nhôm, lần lược là c1 =4200J/kg.K; c2 =880 J/kg.K; và nhiệt lượng do bếp tỏa ra đều đặn Bài 42 : Dùng một bếp điện để đun sôi một ấm nhôm, có khối lượng 0,5 kg chứa 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 200C, trong 30 phút . Sau đó đem cân ấm nước thì thu được khối lượng cả ấm nước là 2,85kg; cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lược là c1 = 4200n J/Kg.K; C2 =880 J/kgK; nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/kg Cho rằng tỏa ra nhiệt ở môi trường không đáng kể Tính nhiệt lượng thu vào của ấm nước Cho hiệu suất của bếp là 56,49% , tính công suất của bêp Phải đổ thêm vào ấm bao nhiêu lít nước ở 200C, thì thu được nước có nhiệt độ 700C, Bài 43 : một bếp dầu đun sôi một lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng m2 = 300g, thì sau thời gian t1 =10 phút nước sôi . Nếu dùng bếp trên để đun sôi 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi , biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm là : c1 =4200J/kg.K.: c2 = 880J/kg.K và biết nhiệt do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn D. QUANG HỌC Bài 1 : Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song , Mặt phản xạ quay vào nhau , cách nhau một khoảng AB = d . Trên đoạn thẳng AB có đặt một điểm sáng S cách gương G1 một đoạn SA = a . Xét một điểm Q nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông góc với AB cách AB một đoạn QS = h Trình bày cách vẽ tia sáng đi từ S đến Q trong hai trường hợp : Từ S đến gương G1 tại I rồi phản xạ qua Q Từ S phản xạ lần lược trên gương G1 tại H , trên gương G2 tại K rồi truyền qua Q b) Tính các khoảng cách từ I, K, H tới AB Bài 2 :Hai gương phẳng G1 và G2 có các mặt phản xạ hợp với nhau một góc . Chiếu một tia sáng SI đến gương thứ nhất , phản xạ theo phương IP đến gương thứ hai phản xạ tiếp theo PQ . Tìm góc hợp bởi hai tia SI và PQ trong các trường hợp : là góc nhọn là góc tù là góc vuông Bài 3 : Hai gương phẳng G1 và G2 giao nhau tại điểm O có mặt phản xạ hợp với nhau một góc . Trên mặt phẳng phân giác của góc có một nguồn sáng Scách O một khoảng a không đổi chứng minh rằng khoảng cách giữa hai ảnh ảo ( 1 qua giương thứ nhất , 1 qua gương thứ 2) có giá trị nhu nhau đối hai trường hợp bằng 600, bằng 1200 Bài 4 : Hai gương phẳng hình chữ nhật giống nhau G1 và G2 giao nhau tại điểm O có mặt phản xạ hợp với nhau một góc như hình vẽ (OM = 0N) Trong khoảng giữa hai gương gần O có một điểm sáng S biết rằng tia sáng từ S đập vuông góc vào G1 sau khi phản xạ ở G1 lại đập vào G2 Sau khi phản xạ ở G2 lại đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa . Tia phản xạ cuối cùng vuông góc MN. Tính góc Bài 5 : Một điểm sáng S đặt trên đường phân giác của góc tạo bởi hai gương phẳng G1 và G2là . Xác định số ảnh của SA tạo bởi hai gương khi: a) bằng 800 b)bằng 900 C) bằng 1200 Bài 6 : Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng nằm ngang . Nếu giữ nguyên tia này rồi quay gương đi một góc quanh một trục O nằm trong mặt gương và vuông góc với mặt phẳng tới thì tia phản xạ sẽ quay một góc bằng bao nhiêu ? xét hai trường hợp : Trục O đi qua điểm tới I Trục không O đi qua điểm tới I Bài 7: Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng . Nếu quay tia này xung quanh điểm S một góc thì tia phản xạ thì tia phản xạ quay một góc bằng bao nhiêu Bài 8 : một vũng nước nhỏ cách chân cột điện 6m, một học sinh đứng cách cột điện 8m, nhìn thấy ảnh của bóng đèn treo trên đỉnh cột điện , biết mắt học sinh cách mặc đất 1,5m, Tính chiều cao của cột điện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbdhsg_vatly_7133.doc
Tài liệu liên quan