Những người theo con đường binh nghiệp thường rất coi trọng chiến thuật đánh
vào tâm lý đó chính là kiến thức thường nhật của con người. Việc áp dụng phương
pháp đánh vào tâm lý “không cần đánh mà có thểchiến thắng được quân địch“
luôn là mục tiêu mà các nhà quân sựnổi tiếng trong và ngoài nước từtrước đến
nay theo đuổi. Trong lĩnh vực quân sự, chiến thuật đánh vào tâm lý được sửdụng
hết sức rộng rãi và đã đểlại rất nhiều các chiến tích lưu truyền ngàn đời sau ví dụ
nhưGia Cát Lượng bảy lần đánh bại Mạnh Hoạch. Cũng giống nhưvậy, chiến
thuật đánh vào tưtưởng rất được những người ăn nói khéo léo coi trọng. Bởi vì họ
hiểu rằng nên sửdụng tài ăn nói của một người nhưthếnào cho tốt, nếu như
không thểmở được cánh cửa tâm hồn của người khác, không được chạm vào nơi
sâu kín nhất trong tâm hồn người khác, không còn cách nào khác đểnối kết với
tâm hồn của con người không có cách nào đểcó tiếng nói chung, vậy thì người
nghe sẽ không nghe lời của anh ta hoặc sẽvào tai bên này và ra ởtai bên kia và tất
nhiên sẽ không để tâm đến.
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Chiến thuật đánh vào tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến Thuật Đánh Vào Tâm Lý
Những người theo con đường binh nghiệp thường rất coi trọng chiến thuật đánh
vào tâm lý đó chính là kiến thức thường nhật của con người. Việc áp dụng phương
pháp đánh vào tâm lý “không cần đánh mà có thể chiến thắng được quân địch“
luôn là mục tiêu mà các nhà quân sự nổi tiếng trong và ngoài nước từ trước đến
nay theo đuổi. Trong lĩnh vực quân sự, chiến thuật đánh vào tâm lý được sử dụng
hết sức rộng rãi và đã để lại rất nhiều các chiến tích lưu truyền ngàn đời sau ví dụ
như Gia Cát Lượng bảy lần đánh bại Mạnh Hoạch... Cũng giống như vậy, chiến
thuật đánh vào tư tưởng rất được những người ăn nói khéo léo coi trọng. Bởi vì họ
hiểu rằng nên sử dụng tài ăn nói của một người như thế nào cho tốt, nếu như
không thể mở được cánh cửa tâm hồn của người khác, không được chạm vào nơi
sâu kín nhất trong tâm hồn người khác, không còn cách nào khác để nối kết với
tâm hồn của con người không có cách nào để có tiếng nói chung, vậy thì người
nghe sẽ không nghe lời của anh ta hoặc sẽ vào tai bên này và ra ở tai bên kia và tất
nhiên sẽ không để tâm đến. Do vậy, việc mở cánh cửa tâm hồn, tiếp xúc với tâm
linh của người khác chính là mấu chốt để phát huy tác dụng của lời nói trong thuật
nói chuyện của nhà thông thái. Còn về việc làm thế nào để mở ra cánh cửa tâm
hồn của người khác, làm thế nào để thuật nói chuyện của nhà thông thái phát huy
tác dụng, có thể nói việc cố gắng tiếp xúc với mọi tình huống, giỏi giang trong
việc sử dụng biện pháp khích tướng, nắm vững tâm lý một cách khéo léo.. chính là
những biện pháp có hiệu quả nhất.
Chương 1: Tình Cảm Thật Sự Phải Phù Hợp Với Hoàn Cảnh Tương Ứng
Khi nói chuyện cũng nên suy nghĩ, chú ý kết hợp hài hoà với hoàn cảnh xung
quanh. Tục ngữ nói rằng: “đến núi nào thì viết bài ca ấy“ chính là cũng có ý như
vậy. Đương nhiên, phạm vi hoàn cảnh của cuộc nói chuyện cũng có độ rộng hẹp
của nó, nó bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và các nhân tố có liên
quan đến hai người nói chuyện như: thân phận, địa vị, tư tưởng, tính cách, tâm lý,
hoàn cảnh... Vận dùng thuật đánh vào tâm lý để mở cánh cửa sổ tâm hồn của
người khác càng nên chú ý đến sự hoà hợp với hoàn cảnh, phải hết sức giao hoà
với hoàn cảnh, nếu không sẽ bị người khác cười chê hoặc đạt được hiệu quả ngược
lại. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài ví dụ về những câu chuyện của nhà thông
thái đã làm được việc dung hoà với cảnh vật.
Câu nói thông minh của Đông Phương Sóc đã cứu nhũ mẫu
Nghe kể lại rằng nhũ mẫu của Hán Vũ Đế mắc tội bên ngoài cung nên bị đưa về
cung, bị bắt đến trước mặt Hán Vũ Đế và giao cho Hán Vũ Đế xử lý. Hán Vũ Đế
muốn xử nhũ mẫu theo luật. Đang khi nguy cấp, bà nhũ mẫu bèn cầu cứu Đông
Phương Sóc. Đông Phương Sóc đã nhận lời với nhũ mẫu để thử xem, ông nói với
nhũ mẫu rằng: “Nếu muốn được giải cứu, khi bị bắt, bà nên chú ý nhìn vào Vũ Đế,
nhưng bà nhất định không được nói gì, chỉ có như vậy bà mới có hy vọng được
cứu thoát“. Nhũ mẫu y lời làm theo, khi bà bị bắt và bị đưa đến trước mặt Hán Vũ
Đế, quả nhiên bà đã khấu đầu ba cái và cứ chú ý nhìn Hán Vũ Đế, đôi mắt bà để lộ
ra tia ai oán và thê lương. Đông Phương Sóc lúc này đang ở bên Hán Vũ Đế liền
nhân cơ hội nói với nhũ mẫu rằng: “Ngươi cũng thật là ngốc nghếch, hoàng đế
hiện nay đã lớn khôn rồi thì còn cần gì đến sữa của ngươi để sống nữa.“
Hán Vũ Đế nghe vậy mặt bỗng biến sắc, thế là bèn miễn tội cho nhũ mẫu.
Câu nói này của Đông Phương Sóc được nói rất đúng lúc, đã đạt đến độ dung
hoà với cảnh tượng và tự nhiên cũng đạt được mục đích là mở được cánh cửa sổ
tâm hồn của Hán Vũ Đế và làm cho Hán Vũ Đế cảm động. Về vẻ bề ngoài, Đông
Phương Sóc đang chỉ trích nhũ mẫu là quá ngốc nghếch, cứ cho rằng Vũ Đế phải
cần sữa của bà để sống, nhưng câu nói của Đông Phương Sóc còn có một hàm ý
khác là: Trước đây, Hán Vũ Đế đã sống nhờ vào sữa của nhũ mẫu, nhũ mẫu đã có
ơn dưỡng dục đối với ông, vậy mà khi nhũ mẫu bị bắt, ông vẫn không động lòng
hay sao? Hán Vũ Đế, một người văn thao võ lược, một anh hùng của cả một thời
đại tại sao lại không hiểu ngầm ý của Đông Phương Sóc cơ chứ, câu nói của Đông
Phương Sóc đã làm thức tỉnh Hán Vũ Đế rằng không nên quên đi công lao của nhũ
mẫu, như vậy ông đã tự nhiên tha tội cho nhũ mẫu, đó cũng là một việc hợp tình
hợp lý.
Chúng ta hãy xem câu chuyện dưới đây:
Mưu sĩ đoán chữ làm kinh hoàng hoàng đế
Những năm cuối triều Minh, Lý Tự Thành đem quân đến dưới chân thành Bắc
Kinh, giang sơn nhà Đại Minh bị nguy cấp. Hoàng đế Sùng Trinh vô cùng kinh
hoàng, không nghĩ ra kế gì để đối phó. Lý Tự Thành để đánh phá hoàng đế Sùng
Trinh từ trong tâm lý, phái mưu sĩ đoán chữ, bày dưới chân thành một cuộc đoán
chữ, treo lên một tấm biển, trên đó có viết. “Quỷ Cốc vi sư. Quản Cách vi hữu“
(Quỷ Cốc là thày, Quản Cách là bạn). Đúng ngày đó, hoàng đế Sùng Trinh ăn mặc
bình thường đi vi hành đến đó, nói là muốn xem việc nước.
Người đoán chữ hỏi muốn đoán chữ gì.
Hoàng đế Sùng Trinh trả lời: “Vậy thì đoán chữ hữu’ trong câu Quản cách vi
hữu’“. Người đoán chữ cố làm ra vẻ thần bí, lắc đầu, sau đó nói thì thầm rằng:
“Chữ này ý nói bọn phản tặc đã xuất đầu lộ diện rồi.“
Sùng Trinh không vui, vội nói: “Không phải là chữ hữu’ này mà là chữ hữu
trong hữu vô (có hay không).“
Người đoán chữ lại thở dài nói: “Chữ này chứng tỏ là giang sơn Đại Minh đã
mất đi một nửa.“
Hoàng đế Sùng Trinh cảm thấy rất buồn, bèn vội vàng nói: “Không phải là chữ
hữu’ trong hữu vô (có hay không có) mà là từ Dậu’ trong Thân Dậu Tuất Hợi“.
Người đoán chữ lại càng làm ra vẻ huyền bí, cố ý nhìn bốn phía xung quanh,
thấy không có người nào chú ý, liền nói thầm vào tai hoàng đế: “Tôi nói để ngài
biết, ngài tuyệt đối không được đi ra ngoài. Chữ này càng không may mắn, chữ
này chứng tỏ giang sơn Đại Minh đã nguy cấp đến nơi, đến ngay cả những người
quyền quý cũng chẳng còn sống nguyên vẹn được nữa rồi.“
Hoàng đế Sùng Trinh nghe xong hồn bay phách tán, và cảm thấy mọi sự đều
đen tối.
Hàm ý những chữ mà người đoán chữ đó đoán quả thực tương đối phù hợp với
hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, và nó cũng phù hợp với trạng thái tâm lý của hoàng
đế Sùng Trinh. Đại quân đã áp sát biên giới, lại chẳng nghĩ ra biện pháp gì, hoàng
đế Sùng Trinh đành phải cầu viện đến “ý trời“. Trước khi đoán chữ, còn có chút
hy vọng là Trời không quên mình. Nhưng sau khi đoán chữ thì biết “ý trời“ là
“Trời đã quên ta“. Lúc này làm sao mà không hồn bay phách lạc, mọi mong muốn
đều bay mất. Vì thế sau khi Lý Tự Thành tấn công vào Bắc Kinh, ông tự vẫn mà
chết. Xem ra ông là người quá tin vào “ý trời“ mà người đoán chữ đã truyền đạt.
Muốn gắn liền với tình cảnh, muốn phát huy được tác dụng thuật ăn nói của cáo
còn phải biết cách tận dụng thời cơ. Đông Phương Sóc và tiên sinh đoán chữ đã
nói ở trên có thể coi là những cao thủ biết lợi dụng thời cơ. Lưu Bị thời Tam Quốc
cũng là cao thủ về mặt này. Chúng ta hãy xem câu chuyện dưới đây:
Trước khi làm bá chủ, Lưu Bị đã từng có thời gian phải ăn gửi nằm nhờ, ép dạ
cầu toàn. Thời gian đó, ông đã cùng Quan Vũ, Trương Phi đến nhờ Tào Tháo ở
Hứa Xương, sống qua ngày. Đương nhiên, Lưu hoàng thúc không cam tâm cuộc
sống này, nhưng ông là một trang nam tử đại trượng phu hiểu rất rõ đạo lý phải
biết co biết duỗi.
Tào Tháo tất nhiên cũng nhận ra Lưu Bị đang đóng kịch, vì vậy luôn canh
chừng cảnh giác Lưu Bị, một phút không lơi lỏng. Hắn thỉnh thoảng sai người
thăm dò tin tức của Lưu Bị, theo dõi nhất cử nhất động, xem rốt cuộc Lưu Bị đang
làm gì, có phải là đang dưỡng sức không, những ngày ép dạ cầu toàn này phải
chăng đang giả bộ để chuẩn bị phản kích thực hiện chí lớn, kế hoạch như thế nào.
Giờ đây Lưu Bị bị Tào Tháo coi là anh hùng ngang sức ngang tài, liệu đây có phải
là tin tức tốt lành không, nhưng ông hiểu rõ lời răn từ cổ xưa “một núi không thể
có hai hổ“. Vậy là đại hoạ đến đầu rồi, làm sao không lo cho được.
Tào Tháo thấy đũa trong tay Lưu Bị rơi xuống đất thì không khỏi nghi hoặc,
không biết Lưu Bị đang có mưu đồ gì.
Vừa lúc đó có cao xanh giúp đỡ, ngày hè gió mây thất thường đột nhiên nổi
sấm, Lưu Bị liền lợi dụng cơ hội trời ban này ra sức giải thích cho Tào Tháo: “Sợ
chết đi mất? Sấm to quá, đã khiến tôi sợ rơi cả đũa...“
Tào Tháo vẫn chưa hết thắc mắc: “Nghe tiếng sấm mà khiến cho anh hùng trong
thiên hạ phải biến sắc sao?“
“Thánh nhân nghe sấm nhanh gió mạnh còn biến sắc, huống hồ Lưu Bị nhỏ
nhoi này, lẽ nào lại không sợ?“
Tào Tháo bây giờ mới tin là thật, cho rằng người này thật nhát gan, có tiếng sấm
thôi mà cũng sợ thì tương lai làm nên trò trống gì, vì vậy rất coi thường Lưu Bị.
Lưu Bị cũng vì thế mà thoát chết.
Muốn mở cánh cửa lòng người, muốn phát huy tác dụng thuật ăn nói của cáo,
còn phải biết chờ đợi thời cơ. Chỉ khi thời cơ đến gần thì mới có thể lợi dụng thời
cơ, nếu thời cơ chưa chín muồi thì dù ăn nói tài giỏi đến đâu cũng chẳng đạt hiệu
quả. Chúng ta hãy xem tiếp một ví dụ sau:
An Lăng Triền khéo léo bày tỏ lòng chung thuỷ
Theo “Chiến Quốc sách - Sở Nhất“ ghi lại: An Lăng Triền là sủng thiếp của Sở
vương thời Tiên Tần, vì có sắc đẹp chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn nên rất
được Sở vương sủng ái.
Một hôm, một người bạn của bà tên là Giang ất nói với bà: “Bà chẳng có công
cao với đất nước, cũng chẳng có ruộng đất, trong cung cũng chẳng có họ hàng
thân thích, cũng chẳng có cống hiến gì cho đại vương, vậy mà bà lại được sống
sung sướng cao sang như thế này, mọi người nhìn thấy phải mũ áo chỉnh tề bái lạy
là vì sao? “
An Lăng Triền đáp: “Có lẽ vì đại vương quá yêu ta! “
Giang ất nghe vậy liền nói: “Ta từng được nghe, kết bạn với người khác vì tiền
bạc, khi tiền bạc hết thì tình cảm của con người cũng tan biến; yêu thương người
khác vì nhan sắc thì khi nhan sắc tàn phai, tình yêu cũng nhạt phai. Vì vậy, người
con gái đẹp đến khi về già thường bị vứt bỏ, quên lãng, được vua chúa sủng ái
chưa chắc là điều hay. Giờ đây, bà còn nhan sắc nên được đại vương sủng ái, khi
hoa tàn nhuỵ rữa, bà có nghĩ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh thế nào chưa? Bà đã nghĩ
qua chưa? Cần phải để cho đại vương sủng ái bà cả đời chứ?“
An Lăng Triền đáp: “Xin ngài chỉ bảo cho.“
Giang ất nói: “Bà phải bày tỏ suy nghĩ với đại vương, mong muốn mãi mãi ở
bên cạnh đại vương, mong muốn chết cùng đại vương, mong muốn được tuẫn táng
cùng đại vương. Chỉ có như thế này, bà mới có thể mãi mãi được đại vương sủng
ái.“
An Lăng Triền rất cảm động nói với Giang Ất: “Ta xin nghe theo cao kiến của
ngài.“
Nhưng, thời gian thoáng cái đã ba năm, An Lăng Triền vẫn chưa có cơ hội bộc
bạch nỗi lòng muốn tuẫn táng cùng Sở vương. Vì thế, Giang Ất lại bái kiến, nói:
“Những lời tôi nói với bà không biết bà đã bày tỏ với đại vương chưa. Tôi cho
rằng những lời đó chẳng có ý nghĩa gì, nếu thế thì tôi chẳng dám gặp mặt bà nữa.“
An Lãng Triền vội đáp: “Xin ngài đừng hiểu lầm, làm sao ta dám quên lời ngài
dạy bảo? Chẳng qua là ta vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp thôi.“
Cơ hội cuối cùng cũng đã đến. Một hôm, Sở vương cùng tuỳ tùng đi săn ở Vân
Mộng Trạch. Ông lệnh cho tuỳ tùng đốt lửa xung quanh để săn, thỉnh thoảng có
thỏ chạy qua, sói băng lại. Đột nhiên, một con trâu rừng chạy về phía Sở vương,
nhưng ông không hề vội vã, giương cung bắn trúng vào đầu con trâu, trâu rừng
kêu lên rồi ngã xuống. Mọi người hoan hô thích thú. Sở vương cầm đuôi trâu làm
cờ, cười vang ngất trời, vô cùng vui vẻ. Sau đó nói với An Lăng Triền: “Sau khi ta
vạn thọ thiên thu, nàng sẽ cùng hưởng niềm vui này với ai?“
Đây thật là cơ hội ngàn năm khó có, An Lăng Triền lập tức mặt mày đẫm lệ,
nghẹn ngào nói: “Sau khi đại vương thiên tuế nghìn thu, thiếp chỉ hy vọng có thể
lại được sống cùng với đại vương ở nơi Hoàng tuyền, chứ không muốn hưởng thụ
sự vui vẻ cùng người khác.“
Sở vương nghe được những lời này vô cùng cảm động, lập tức phong cho cô ta
một mảnh đất phong, sau đó lại càng sủng ái bội phần.
An Lăng Triền rất biết cách chọn thời cơ để bày tỏ với đại vương những lời như
“Nguyện tuẫn táng cùng đại vương“, lúc hợp tình hợp cảnh thì tự nhiên sẽ thu
được hiệu quả tốt nhất. Nếu vô duyên vô cớ nói vào lúc bình thường thì chắc chắn
khó mà có được hiệu quả tốt, mà ngược lại có thể làm đại vương chán ghét. Thế là
bà yên lặng chờ đợi thời cơ, chọn được thời cơ tốt nhất lúc đại vương vui mừng
khi đi săn về. Tâm trạng của Sở vương lúc này giống như lời Lão Tử đã nói:
“Rong ruổi đi săn làm người ta phát cuồng“, đó là trạng thái tâm lý cực kỳ vui vẻ.
Khi Sở vương cực kỳ vui vẻ thì khó tránh khỏi có chút thương cảm đời người ngắn
ngủi; cảnh đẹp không thể kéo dài, do vậy khó tránh khỏi việc nêu ra câu hỏi “ Sau
khi quả nhân vạn tuế thiên thu thì ai có thể vui vẻ cùng ta đây“. Việc Sở vương
nêu ra câu hỏi này đúng lúc tạo cho An Lăng Triền một cơ hội tốt để bà tự nhiên
thể hiện được sự ái mộ trong lòng mà không phải làm bộ làm tịch. Lời nói và hành
động của người đẹp lại đánh rất trúng vào lòng của Sở vương, làm ông cảm thấy
việc sinh ra trên đời này là không vô vị, có người hồng nhan tri kỷ làm bạn đến
cuối đời đã là đủ rồi.
Lấy ngay bản thân mình để phản bác lại kẻ địch
Trong lúc tranh luận, nếu có thể làm được cho tình và cảnh tương hợp với nhau
thì có thể tăng cường hết khả năng thuyết phục quan điểm của mình. Xin mời hãy
xem ví dụ dưới đây:
Trong hội nghị quốc tế lần thứ 1 về chủ đề “No ấm là điều kiện cần thiết để nói
về đạo đức“, sau những cuộc tranh luận tự do căng thẳng kịch liệt, trong bài tổng
kết của người phụ trách của đội Đại học phản biện Tưởng Xương Kiện đã có đoạn
như sau:
Cám ơn Chủ tịch, cám ơn các vị. Sau một hồi tranh luận kịch liệt vừa xong,
bụng tôi quả thực đã no, nhưng chúng ta vẫn phải nói rõ về vấn đề đạo đức.
Bên biện luận đã khéo léo dùng trạng thái cơ thể “không no“, nhưng vẫn kiên
quyết nói rõ về vấn đề đạo đức cách lấy ngay bản thân mình để thuyết phục người
khác như vậy thì hợp tình hợp cảnh với nhau, làm tăng thêm sức thuyết phục về
vấn đề “No ấm không phải là điều kiện cần thiết để nói về đạo đức“. Mọi người
thấy đấy, hiện nay trong lúc tôi đang “Đói“ cũng đang nói về đạo đức với các vị
điều này lẽ nào không thể chứng tỏ là “No ấm không phải là điều kiện cần thiết để
nói về đạo đức“? Cách lấy ngay bản thân mình để thuyết phục người khác như vậy
vừa hợp tình cảnh, lại vừa có luận chứng khéo léo sinh động, đúng ở mọi nơi. Từ
đó có sức phản bác lại quan điểm của đối phương là “No ấm là điều kiện cần thiết
để nói về đạo đức“
Hợp tình cảnh thì điều quan trọng nhất phải hợp “cảnh“ ở mọi chỗ, “cảnh“ này
không chỉ bao gồm cảnh hiện tại tức là cảnh lúc nói chuyện mà còn bao gồm cảnh
lúc trước - một số kinh nghiệm mà đối phương đã trải qua. Muốn đạt được mục
đích thuyết phục của mình thì cách vận dụng tình cảnh hợp lý thì không thể có tư
tưởng hẹp hòi, nghĩa là không chỉ chú trọng tới tình cảnh lúc nói năng mà còn phải
lưu tâm đến sự từng trải của đối phương. Nếu có thể vận dụng khéo léo hai chữ
cảnh này thì có thể làm tăng lên rất nhiều sức thuyết phục của bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_8846.pdf