Chương IV: Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong xây dựng

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ đáng

kể thì việc thực hiện cơ giới hoá có ý nghĩa rất lớn. Việc chuyển sang mức độ cơ giới hoá

cao hơn, nói chung bao gi ờ cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do v ậy 1 trong

những nhiệm vụ trực tiếp quan trọng nhất của tiến bộ công nghệ trong xd là không ngừng

nâng cao mức độ cơ giới hoá công tác xây lắp. Chúng ta có thể thực hiện cơ giới hoá

công tác xây lắp bằng 2 cách:

+ Một là tiến thẳng lên cơ khí hiện đại trong điều kiện cho phép.

+ Hai là tuần tự từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới.

pdf10 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Chương IV: Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 3.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá - Tiêu chuẩn khái quát chung để đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội là tối đa hoá lợi ích công cộng, tối đa hoá phúc lợi tập thể. - Tiêu chuẩn cụ thể bao gồm: nâng cao mức sống dân cư (thể hiện gián tiếp qua mức tăng sản phẩm quốc dân, tốc độ phát triển, tốc độ tăng lương...), phân phối lại thu nhập (thể hiện qua sự đóng góp của dự án vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư nghèo), gia tăng số lao động có việc làm, tận dụng khai thác tài nguyên, nâng cao năng suất lao động... 3.4.3 Phương pháp phân tích đánh giá - Hiện nay có rất nhiều quan điểm và phương pháp phân tích kinh tế – xã hội, nhưng chưa có sự thống nhất về quy định nội dung và các chỉ tiêu tính toán. Các phương pháp này vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và mới chỉ tập trung vào các dự án phục vụ lợi ích công cộng là chính. a) Phương pháp dùng giá kinh tế để phân tích đánh giá dự án - Giá kinh tế (hay còn gọi là giá ẩn, giá mờ, giá tham khảo): là những giá trị tiền tệ ảo, không có giá trị chi trả thực tế mà chỉ dùng để xét đến lợi ích của việc phát triển kinh tế – xã hội. - Ở phương pháp này người ta dùng giá kinh tế để tính toán các trị số: NPV, IRR và B/C nhưng theo giác độ kinh tế – xã hội vĩ mô. b) Phương pháp phân tích và dẫn xuất đơn giản - Phương pháp này chỉ dựa trên sự phân tích các kết quả tính toán theo quan điểm vĩ mô mà dự án đem lại. Nó bao gồm 1 số chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước. + Chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng. + Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm của dự án. + Góp phần phát triển kinh tế của địa phương nơi thực hiện dự án. + Sự phù hợp của dự án với đường lối phát triển kinh tế – xã hội và đường lối chính trị của đất nước... c) Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí kinh tế cho các dự án - Phương pháp này thường được dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung nền kinh tế xã hội. Đây là những dự án mà phần lớn là do Nhà nước đầu tư, nên lợi ích xã hội là các lợi ích mà những người sử dụng, khai thác dự án (trong đó có cả Nhà nước và dân cư) được hưởng. - Đối với dự án XD CTGT thì những lợi ích đó là: Giảm thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển, tăng khối lượng vận chuyển, giảm tai nạn giao thông, tạo điều kiện phát triển văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường CHƯƠNG IV: TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG 6.1 TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG 6.1.1 CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG 1) Khái niệm - Ở nghĩa hẹp người ta hiểu công nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sx để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. - Ở nghĩa rộng lớn hơn, phong phú hơn, người ta hiểu công nghệ không chỉ là phương pháp gia công, chế tạo mà còn là công cụ, là hệ thống kiến thức về quá trình và kỹ thuật để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sx chế tạo, dịch vụ quản lý thông tin. Như vậy theo nghĩa rộng có thể hiểu công nghệ là tổng thể các kiến thức, thông tin, các kỹ năng, các thiết bị, các phương pháp và các tiềm năng khác được sử dụng để biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ đầu ra phục vụ cho nhu cầu con người. - Công nghệ trong xây dựng được hiểu là tổng thể những tri thức (hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm, thông tin, quy trình, quy phạm, kỹ năng, năng lực hoạt động và hành nghề xd); những công cụ kỹ thuật (máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật...); trình độ tổ chức (phương pháp thi công, điều hành, quản lý...) và các điều kiện vật chất khác được con người sử dụng để biến các yếu tố đầu vào (vốn, vật liệu, lao động...) thành các công trình hoàn thành ở đầu ra. 2) Thành phần của công nghệ xây dựng - Công nghệ xây dựng bao gồm 4 thành phần cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thống nhất đó là: kỹ thuật, con người, thông tin, tổ chức. a) Phần công nghệ hàm chứa kỹ thuật – Technoware (T) - Thành phần này bao gồm: máy móc thiết bị, công cụ, vật liệu...nói chung là các phương tiện kỹ thuật. Nó được coi là phần cứng của công nghệ, không có máy móc thiết bị, công cụ...thì không có công nghệ, nhưng không thể coi công nghệ là máy móc, thiết bị hoặc chỉ là máy móc thiết bị. - Kỹ thuật là phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào và trong xd cũng vậy. Nhờ có máy móc thiết bị, nhờ các phương tiện và các công cụ khác mà giảm được sức lao động nặng nhọc của con người, gia tăng sức mạnh trí tuệ, rút ngắn thời gian lao động, nâng cao mức độ chính xác... b) Phần công nghệ hàm chứa con người – Humanware (H) - Phần này gồm những kinh nghiệm, kiến thức uyên thâm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề thành thạo, tính sáng tạo và đạo đức trong lao động hay còn gọi là phần con người trong công nghệ. - Phần con người đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào và trong công nghệ xd cũng vậy, con người sáng tạo ra máy móc thiết bị, con người làm cho máy móc thiết bị hoạt động đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính năng của nó. Sự phức tạp và vai trò của con người trong hoạt động xd không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng làm việc mà còn ở thái độ của từng cá nhân đối với công việc. Điều này liên quan đến TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường thông tin và tri thức mà con người được trang bị và hành vi của họ dưới sự điều hành của tổ chức, thái độ tôn trọng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức... d) Phần công nghệ hàm chứa thông tin – Infoware (I) - Phần này bao gồm: dữ liệu, thuyết minh, dự án, thiết kế, phương pháp, giải pháp kỹ thuật...Phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi: làm cái gì? và làm thế nào?. Nhờ các tri thức áp dụng trong công nghệ mà các sản phẩm xd ngày nay có đặc trưng mà sản phẩm cùng loại với công nghệ cũ ở những năm trước không thể có được (như cầu dây văng, cọc khoan nhồi, bê tông dự ứng lực...). - Phần thông tin là sức mạnh của 1 công nghệ, tất nhiên sức mạnh của công nghệ hay bất kỳ yếu tố nào của công nghệ lại phụ thuộc con người. Con người sáng tạo ra chúng và con người trong quá trình sử dụng sẽ bổ sung, cập nhật các thông tin của công nghệ. Đó cũng là nguyên nhân và là yêu cầu để đáp ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ. e) Phần công nghệ hàm chứa tổ chức –Orgaware (O) - Phần này được thể hiện trong thiết chế tổ chức, các thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp, sự liên kết phối hợp quản lý, các kế hoạch, các chính sách hay còn gọi là phần cơ cấu. - Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp 3 thành phần trên của công nghệ. Nó là công cụ để quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, kích thích, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Phần tổ chức được đánh giá là động lực của công nghệ và biến đổi cho phù hợp với sự biến đổi của 3 thành phần trên của công nghệ. Vì vậy, mức độ phức tạp của phần tổ chức trong công nghệ cũng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của 3 thành phần còn lại của công nghệ. - Các thành phần của 1 công nghệ có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Mỗi thành phần đều có 1 giới hạn tối thiểu và tối đa để có thể hoạt động biến đổi mà không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả của mình. Hiểu rõ chức năng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của công nghệ sẽ khắc phục được lãng phí trong đầu tư trang thiết bị, đảm bảo tính tương đồng giữa các thành phần khác, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. 6.1.2 TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG 1) Khái niệm - Tiến bộ công nghệ là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghệ hiện có. Nó là bước đầu của đổi mới công nghệ, là kết quả của sự phát triển của khoa học và nâng cao trình độ văn hoá của xã hội. + Đổi mới công nghệ là sự thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới ở tất cả các thành phần của công nghệ. Nó có được nhờ tích luỹ của những cải tiến kỹ thuật, tiến bộ công nghệ trong từng thành phần, ở từng giai đoạn phát triển. - Tuỳ từng ngành kinh tế mà tiến bộ công nghệ có nội dung cụ thể của mình. Trong xây dựng, tiến bộ công nghệ là cơ giới hoá, công nghiệp hoá sản xuất xây lắp, tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các cấu kiện, các bộ phận cấu thành công trình, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức sản xuất, nguồn nhân lực ổn định với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động được nâng cao. - Mục tiêu chính của tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng là: + Rút ngắn thời gian xd, tăng khối lượng sản phẩm, đạt được mức tăng trưởng cao trong xd các công trình giao thông. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường + Đảm bảo chất lượng công trình xd, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, giảm nhẹ lao động và nâng cao năng suất lao động... 2) Nội dung của tiến bộ công nghệ trong xây dựng - Nội dung chính của tiến bộ công nghệ trong XDGT được mô tả qua sơ đồ sau: - Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới công nghệ thi công, áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến là nội dung cơ bản nhất quyết định nhất của lời giải cho bài toán về năng suất, chất lượng và hiệu quả XDGT. - Cơ sở vật chất của tiến bộ công nghệ trong xd cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân là công nghiệp nặng mà hạt nhân của nó là ngành chế tạo máy. Bên cạnh đó cũng phải nhấn mạnh rằng sự phát triển của các ngành công nghiệp khác (như công nghiệp hoá chất, công nghiệp sx VLXD...) cũng thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong xd. 3) Vai trò của tiến bộ công nghệ - Giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá xd giao thông. - Tạo điều kiện hoàn thiện và phát triển các hình thức tổ chức sx và quản lý tiên tiến trong XDGT, đặc biệt tạo điều kiện nâng cao trình độ tổ chức điều hành, phối hợp thi công xây lắp. Nội dung tiến bộ CNXDGT Nâng cao trình độ tổ chức quản lý (O) Nâng cao trình độ nguồn nhân lực (H) Phát triển thông tin (I) Tiến bộ kỹ thuật (T) Phát triển hoàn thiện công cụ lao động Hoàn thiện và a/d kỹ thuật mới, công nghệ thi công tiên tiến Sử dụng VL mới, VL thay thế, cấu kiện đúc sẵn, lắp ghép Hoàn thiện các PP tổ chức sx, công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý Tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các chi tiết, cấu kiện bán thành phẩm,sp xd TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xây dựng cơ bản, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế quốc dân. - Cải thiện điều kiện làm việc, tạo tiền đề nâng cao mức sống cho người lao động. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có trình độ và thói quen lao động công nghiệp, khoa học. 4. Hiệu quả kinh tế trong Tiến bộ khoa học và Công nghệ Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật ta có thể đạt được nghững hiệu quả sau: - Tiết kiệm hao phí lao động - Giảm nhẹ lao động cho con người - Mở rộng qui mô sản xuất - Nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng - Nâng cao chất lượng công trình - Hạ giá thành sản phẩm xây dựng. 4.1 Nâng cao năng suất lao động (giảm hao phí lao động) - Mức giảm hao phí lao động như sau: 100 0 10 xH H HH  Trong đó: H0, H1 là hao phí lao động trước và sau khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật. - Mức tăng năng suấtt lao động H HN    100 X 100 4.2 Tiết kiệm vật liệu Ta có thể tiết kiệm vật liệu ở hai khâu: - Khâu thiết kế: giải pháp kết cấu hợp lý, sử dụng vật liệu nhẹ… - Khâu thi công: biện pháp thi công hợp lý, giảm mức hao hụt vật liệu… Mức tiết kiệm vật liệu : QVVV ).( 10  trong đó : 10 ,VV là mứu hao phí vật liệu cho một đơ vị sản phẩm 4.3 Giảm giá thành sản phẩm Nếu xác định được mức hạ giá thành sản phẩm thì mức giảm giá thành là: QZZZ ).( 10  Trong đó: 10 , ZZ là giá thành cho đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật, Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra 6.1.3 CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG 1) Khái niệm - Công nghiệp hoá xd là quá trình đưa dần hoạt động xây lắp đến gần những điều kiện của quá trình sx công nghiệp, quá trình sx công xưởng. 2) Nội dung - Thực hiện cơ giới hoá cao các công tác xây lắp, tiến tới cơ giới hoá đồng bộ và tự động hoá. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Áp dụng rộng rãi cấu kiện lắp ghép. - Định hình hoá, tiêu chuẩn hoá VL, cấu kiện lắp ghép phù họp với thiết kế và tiến tới sử dụng thiết kế định hình. - Thiết lập bộ máy xd mạnh theo hướng tập trung hình thành các tập đoàn sx kết hợp với việc áp dụng rộng rãi nguyên tắc chuyên môn hoá và hợp tác hoá sx. - Đảm bảo hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên xd ổn định, có trình dộ tay nghề cao. - Hoàn thiện và tổ chức hợp lý sx xd, sử dụng hợp lý sức lao động và tư liệu lao động. - Khắc phục tính chất theo mùa, tiến tới thi công quanh năm. 3) Các hình thức công nghiệp hoá xây dựng - Hiện nay người ta áp dụng phổ biến 3 hình thức CNH xd phổ biến sau: + CNH kiểu khép kín. + CNH kiểu hở. + CNH theo hình thức kết hợp. a) CNH khép kín - Theo hình thức này, phần lớn các kết cấu xd đều được chế tạo tại công xưởng. Quá trình sx xây dựng tại hiện trường chủ yếu là lắp ghép và hoàn thiện bằng các thiết bị có trình độ cơ giới hoá cao. - Ưu điểm của hình thức này là: thời gian thi công xd tại hiện trường ngắn, khắc phục đến mức cao nhất ảnh hưởng của thời tiết, chất lượng kết cấu xd được đảm bảo, tiết kiệm NVL, nâng cao NSLĐ, giảm giá thành. - Nhược điểm là: cần phải đầu tư xd nhà máy chế tạo kết cấu xd tốn kém, cần có phương tiện vận chuyển chuyên dùng, độ ổn định tổng thể của công trình thấp hơn phương pháp thi công tại chỗ. b) CNH kiểu hở - Theo hình thức này, các kết cấu xd đều được sx tại chân công trình bằng các máy móc thiết bị thi công. - Ưu điểm là: giảm được chi phí đầu tư xd nhà máy chế tạo kết cấu xd, tiết kiệm chi phí vận chuyển, độ ổn định tổng thể của công trình cao hơn. - Nhược điểm là: chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, thời gian xd dài hơn, dễ lãng phí do tập trung nhiều lao động vật tư trên công trình, điều kiện làm việc khó khăn hơn, gây tác hại xấu đến môi trường tại khu vực công trình. c) CNH theo hình thức kết hợp - Theo hình thức này thì hoạt động xd chủ yếu là diễn ra tại hiện trường theo kiểu CNH hở có sử dụng 1 số cấu kiện đúc sẵn lắp ghép ở điều kiện cho phép. - Hình thức này phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của 2 hình thức trên. 4) Chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH xd - Để đánh giá trình độ CNH xd,về nguyên tắc chúng ta phải sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như chỉ tiêu do mức độ cơ giới hoá, chỉ tiêu do mức độ áp dụng phương pháp lắp ghép, chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá...Mỗi chỉ tiêu đều có những mặt ưu và nhược điểm nhưng vẫn hạn chế ở mức là chỉ phản ánh từng nội dung riêng biệt của CNH xd. Do vậy ta có thể áp dụng 1 chỉ tiêu phản ánh tương đối tổng hợp trình độ CNH xd đó là: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 0 0 ts CNH T TK T   Trong đó: KCNH là hệ số CNH. T0 là tổng chi phí lao động: T0 = Tsx + Ttg + Tts Tsx là các chi phs lao động để sx ra các thành phẩm, cấu kiện, chi tiết lắp sẵn. Ttg là chi phí lắp ghép các cấu kiện, chi tiết đó tại công trường. Tts là các chi phí cần thiết trước và sau khi lắp ghép các cấu kiện vào công trình. 6.1.4 CƠ GIỚI HOÁ XÂY DỰNG 1) Khái niệm - Cơ giới hoá xây dựng là quá trình thay thế lao động thủ công vốn vẫn dựa vào sức lao động của con người là chính bằng các công cụ lao động (máy móc, thiết bị) hoàn thiện hơn. - Quá trình cơ giới hoá thực chất là quá trình hoàn thiện công cụ lao động. Nếu như trong sx thủ công con người là động lực chính thì trong cơ giới hoá nhiều chức năng của người lao động dần dần được máy móc thiết bị thay thế. 2) Nội dung Tuỳ thuộc vào phạm vi và tính chất cơ giới hoá các quá trình sx, người ta phân biệt mức độ cơ giới hoá như sau: - Cơ giới hoá từng phần: tức là chỉ có từng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có từng bước công việc riêng biệt được cơ giới hoá, lao động thủ công vẫn còn chiếm phần chính. - Cơ giới hoá đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sx hay tất cả các bước công việc tạo thành quá trình sx đó, lao động thủ công được giải phóng trừ 1 phần liên quan đến việc điều khiển máy. - Tự động hoá: Trong tự động hoá, tất cả các công việc của quá trình sx xd đều do máy móc thực hiện theo 1 chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con người, trừ chức năng kiểm tra. Tự động hoá lại được chia ra thành: + Tự động hoá từng phần: tức là 1 phần công việc do các hệ thống máy móc thiết bị làm, phần còn lại do con người thực hiện. + Tự động hoá toàn bộ: trong tự động hoá toàn bộ thì tất cả các chức năng làm việc và chức năng điều khiển đều được cơ giới hoá, con người chỉ thực hiện chức năng tra sự hoạt động của máy móc theo chương trình có sẵn và làm công việc bảo dưỡng máy móc. - Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ đáng kể thì việc thực hiện cơ giới hoá có ý nghĩa rất lớn. Việc chuyển sang mức độ cơ giới hoá cao hơn, nói chung bao giờ cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do vậy 1 trong những nhiệm vụ trực tiếp quan trọng nhất của tiến bộ công nghệ trong xd là không ngừng nâng cao mức độ cơ giới hoá công tác xây lắp. Chúng ta có thể thực hiện cơ giới hoá công tác xây lắp bằng 2 cách: + Một là tiến thẳng lên cơ khí hiện đại trong điều kiện cho phép. + Hai là tuần tự từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới. 3) Chỉ tiêu đánh giá mức độ cơ giới hoá TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường a) Hệ số cơ giới hoá cho công tác xây lắp (Kcgct): 100ct mcg QK Q   (%) Trong đó: Qm: khối lượng (giá trị khối lượng) công tác xây lắp do máy làm. Q : tổng khối lượng (giá trị khối lượng) công tác xây lắp thực hiện bằng máy và thủ công trong kỳ. Kcgct càng cao thì mức độ cơ giới hoá càng cao. b) Hệ số cơ giới hoá lao động (Kcglđ): 100ld mcg TK T   (%) Trong đó: Tm: số lao động (công nhân) hay thời gian lao động (giờ, ca) làm việc trong khâu cơ giới (lao động bằng máy). T : tổng số lao động hay thời gian làm việc bằng máy và làm việc thủ công được sử dụng trong kỳ. Kcglđ càng cao thì mức độ cơ giới hoá càng cao. c) Mức trang bị cơ giới cho công tác xây lắp (Ktbct): ct m tb xl GK G   (đồng/đồng) Trong đó: xlG : giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong năm. mG : giá trị máy móc, thiết bị bình quân trong năm. tan tan 360 360 g giam m g m giamdk m m G xt G xt G G    Với: Gmđk: giá trị máy móc thiết bị đầu kỳ (thường tính vào ngày 1/1). Gmtăng: giá trị máy móc thiết bị tăng trong kỳ (do đầu tư, mua sắm, biếu tặng...). ttăng: thời gian sử dụng máy móc thiết bị tăng (tính từ ngày tăng đến 31/12). Gmgiảm: giá trị máy móc thiết bị giảm trong kỳ (do hư hỏng, thanh lý, điều chuyển...). ttăng: thời gian không sử dụng máy móc thiết bị giảm (tính từ ngày giảm đến 31/12). Quy ước: 1 tháng có 30 ngày, 1 quý có 90 ngày, 1 năm có 360 ngày. Ý nghĩa: Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị khối lượng công tác xây lắp được trang bị bao nhiêu đồng máy móc thiết bị. d) Mức trang bị cơ giới cho lao động (Ktblđ): TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 100ld mtb GK T  (đồng/người) Trong đó: T : số công nhân bình quân năm trong danh sách của doanh nghiệp. Ý nghĩa: Hệ số này cho biết 1 công nhân được trang bị bao nhiêu đồng máy móc, thiết bị. - Hệ số này càng lớn thì mức trang bị càng cao. 4) Hiệu quả kinh tế của cơ giới hoá - Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của cơ giới hoá, nhưng thông thường người ta hay sử dụng các chỉ tiêu về tiết kiệm lao động, tiết kiệm do hạ giá thành và rút ngắn thời gian xây dựng. a) Số lượng lao động tiết kiệm được do nâng cao trình độ cơ giới hoá - Lượng lao động tiết kiệm được của 1 loại công tác xây lắp nhờ nâng cao trình độ cơ giới hoá được tính theo công thức sau: 2 1 1 2. TK TK cg cg W WT T x Q x Q W W      Trong đó: TKT : tổng số lao động tiết kiệm được. TTK: lượng lao động tiết kiệm được cho 1 đơn vị công tác. 1 2 1 1 TKT W W   Với: W1, W2 là năng suất lao động bình quân 1 công nhân trước và sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. cgQ : tổng khối lượng công tác thực hiện sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. - Chỉ tiêu này tương đối đơn giản để xác định gần đúng hiệu quả kinh tế nhờ nâng cao trình độ cơ giới hoá. b) Mức tiết kiệm do hạ giá thành 1 loại công tác xây lắp nhờ nâng cao trình độ cơ giới hoá - Mức tiết kiệm hạ giá thành 1 loại công tác xây lắp do nâng cao trình độ cơ giới hoá được tính theo công thức sau: tk tk cgC C x Q  Trong đó: tkC : tổng mức tiết kiệm do hạ giá thành. Ctk: mức tiết kiệm do hạ giá thành 1 đơn vị công tác xây lắp. Ctk = C1 – C2 Với: C1, C2 là giá thành bình quân 1 đơn vị công tác xây lắp trước và sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. cgQ : tổng khối lượng công tác thực hiện sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. c) Rút ngắn thời gian xây dựng do nâng cao trình độ cơ giới hoá TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Việc nâng cao trình độ cơ giới hoá tất yếu sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, từ đó thời gian xây dựng được rút ngắn, chỉ tiêu này được tính như sau: 1 2 1 100 bq bq t bq T T K x T   Trong đó: Tbq1, Tbq2 là thời gian bình quân để hoàn thành 1 loại công tác xây lắp trước và sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá * Việc xác định hiệu quả kinh tế của cơ giới hoá là 1 công việc phức tạp. Hiện nay vấn đề cơ giới hoá xây dựng đặt ra cho ngành và các doanh nghiệp những vấn đề hết sức nặng nề đó là: cần phải đánh giá lại năng lực sản xuất của các DNXD, tổ chức lại việc quản lý và sử dụng số máy móc thiết bị hiện có, từng bước tăng cường và củng cố đội máy thi công và đội xe vận tải xd. Xu hướng hiện nay của nhiều nước trong việc lựa chọn máy móc để cơ giới hoá là đồng thời thực hiện cả 2 xu hướng: - Một là: dần tăng công suất của từng máy, sử dụng ngày càng nhiều máy lớn có hiệu quả kinh tế cao cho phép trong 1 thời gian ngắn thực hiện được 1 khối lượng xây lắp lớn. - Hai là: sử dụng rộng rãi các loại máy nhẹ, kích thước nhỏ, có tính cơ động cao thích ứng với từng loại công việc có khối lượng phức tạp. Việc xác định cơ cấu hợp lý giữa 2 loại máy này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của việc xây dựng công trình và cơ chế quản lý nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong_4.pdf