Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực

Tên nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng đào tạo: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

 

doc47 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề ) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SƠ CHẾ SẢN PHẨM CÂY SẮN Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 72giờ; (Lý thuyết: 7 Thực hành: 65 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun sơ chế sản phẩm cây sắn là mô đun được bố trí sau cây ngô và cây lúa, học song song các mô đun khác trong chương trình. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề; thuộc mô đun đào tạo bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Mô tả được quy trình sơ chế sản phẩm cây sắn bằng các thiết bị máy móc đơn giản hộ gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Trình bày được quy trình cơ bản về bảo quản sản phẩm cây sắn. - Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị sơ chế sản phẩm cây sắn, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và khắc phục các sự cố hư hỏng. - Có khả năng bảo quản các sản phẩm cây sắn đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và hạn chế thất thoát sản phẩm sau thu hoạch. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập và công tác. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Nội dung mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Nhận biết về đặc điểm, cấu tạo củ sắn 7 1 6 1 2 Thu hoạch sắn 14 1 13 3 Sơ chế sắn thái lát, sắn thái sợi 15 1 14 4 Làm khô sắn bằng ánh nắng mặt trời 11 1 10 6 Lắp đặt máy sấy tĩnh 16 1 15 7 Sấy sắn bằng máy sấy tĩnh 8 1 7 1 Cộng 72 7 65 2 *: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. Nội dung chi tiết: Bài 1: Nhận biết về đạc điểm, cấu tạo sản phẩm cây sắn Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: - Nhận dạng được cấu tạo hình thái củ sắn gồm 4 phần chính. - Biết được tầm quan trọng về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế của sắn. - Tuân thủ các quy trình về nhận dạng hình thái củ sắn. Nội dung: 1. Nhận dạng lớp vỏ củ. 2. Nhận dạng lớp vỏ thịt. 3. Nhận dạng lớp thịt củ. 4. Nhận dạng lớp lõi củ. Bài 2: Thu hoạch sắn Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Giới thiệu được quy trình thu hoạch sắn tại địa phương. - Thu hoạch đúng thời điểm thu hoạch đảm bảo củ sắn đạt hàm lượng tinh bột cao nhất. - Thao tác nhanh gọn, hạn chế xây xát và thất thoát củ. Nội dung 1. Xác định thời điểm thu hoạch. 2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thu hoạch. 3. Thu hoạch sắn. 4. Vận chuyển sắn củ về nơi tập kết. Bài 3: Sơ chế sắn thái lát, sắn thái sợi Thời gian: 15 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các bước sơ chế sắn lát, sắn thái sợi. - Thực hiện thành thạo các bước sơ chế làm thủ công và bằng máy. - Khắc phục được các hư hỏng thông thường khi thực hiện máy thái. - Nghiêm túc, cẩn thận đảm bảo an toàn khi thao tác. Nội dung: 1. Các kiến thức liên quan đến sơ chế củ sắn. 1.1. Chất độc trong sắn HCL. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng độc tố. 1.3. Say sắn và biện pháp khắc phục. 1.4. Biện pháp phòng chống ngộ độc sắn. 2. Kỹ thuật sơ chế sắn lát khô (cả vỏ thịt và bóc vỏ). 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thái sắn lát, thái sợi. 2.2. Thái sắn lát bằng các biện pháp thủ công và bán thủ công. Bài 4: Làm khô sắn bằng ánh nắng mặt trời Thời gian: 11 giờ Mục tiêu: - Phát biểu được các biện pháp kỹ thuật phơi sấy sắn. - Thực hiện được thành thạo các thao tác trong phơi sấy sắn bằng ánh nắng mặt trời. - Thao tác chuẩn xác, nhanh gọn. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để phơi sắn. 2. Phơi sắn trên nền xi măng, trên lưới. 3. Kiểm tra, thu gom sản phẩm sau khi phơi. Bài 5: Lắp đặt máy sấy tĩnh Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Mô tả được về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy sấy nông sản. - Thực hiện lắp đặt máy sấy tĩnh với các thông số chính xác, đúng kỹ thuật. - Cẩn thận, chính xác. Nội dung: Đặc tính chung. Cấu tạo máy. Nguyên lý hoạt động. Lắp đặt phần lồng sấy. Lắp đặt phần ống dẫn tác nhân sấy. Lắp đặt quạt hút. Bài 6: Sấy khô sắn bằng máy tĩnh sấy tĩnh Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình sấy sắn của máy sấy tĩnh. - Vận hành được máy sấy tĩnh đảm bảo đúng, chính xác theo quy trình kỹ thuật thao tác và bảo dưỡng thiết bị. - Cẩn thận, kiên trì, đảm bảo an toàn. Nội dung: 1. Chuẩn bị sắn để sấy. 2. Nhóm lò sấy. 3. Đổ vật liệu cần sấy vào buồng sấy. 4. Sấy khô sắn. 5. Kiểm tra độ ẩm cần đạt. 6. Bảo quản ngô và bảo dưỡng máy. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học mô đun - Phòng học: Phòng học lý thuyết. - Nguyên, nhiên vật liệu: Nguyên liệu sắn củ tươi, sắn lát, than tổ ong + Các dụng cụ như: Khay, rổ, máy đo độ ẩm, nhiệt kế, thúng, sọt, vải bạt, bao tải, phương tiện vận chuyển + Các thiết bị, máy móc để sơ chế như: máy tách hạt, máy sấy tĩnh, công suất 500-600 kg/mẻ. - Bảo hộ lao động: Quần, áo, mũ, khẩu trang - Học liệu: + Sơ đồ tranh ảnh, băng video, tài liệu phát tay. + 01 máy vi tính xách tay. + 01 máy chiếu Projector. 2. Dạy và học mô đun - Dạy và học lý thuyết trên lớp. - Thực hành và rèn kỹ năng tại cơ sở chế biến, hợp tác xã, hộ gia đình - Kiểm tra lý thuyết bằng các hình thức: Tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp. - Kiểm tra kỹ năng tiến hành theo thẻ công việc trong các buổi thực hành theo các tiêu chí: + Nhận biết, sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ. + Khả năng thực hiện của học viên trong bài thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Kết thúc mô đun có 1 bài kiểm tra lý thuyết theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên chuẩn bị. - Kiểm tra kỹ năng thực hành trong các buổi thực hành với các tiêu chí: + Vận hành thiết bị trong sơ chế. + Nhận biết và phân loại ngô hạt. + Kỹ thuật làm khô sắn. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy: tích hợp lý thuyết với rèn các kỹ năng thực hành. - Giảng dạy lý thuyết: sử dụng phương pháp "Giảng dạy lấy người học làm trung tâm". - Dạy thực hành: sử dụng trực quan kết hợp với làm mẫu, trình diễn kỹ năng. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo phẩm cây ngô. - Phương pháp thái sắn lát, sắn sợi. - Lắp đặt máy sấy tĩnh. - Sấy ngô bằng máy sấy tĩnh. 4. Những trọng tâm trong mô đun cần chú ý: - Những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo củ sắn. - Phương pháp làm khô sắn. - Phương pháp sơ chế sắn. - Lắp đặt máy sấy tĩnh. - Sấy ngô bằng máy sấy tĩnh. 5. Tài liệu cần tham khảo : Công nghệ chế biến - bảo quản nông sản sau thu hoạch: NXB Văn hoá dân tộc - Hà nội năm 2000. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch: NXB Nông nghiệp - Hà nội năm 2000. Giáo trình cây sắn: NXB Nông nghiệp - Hà nội 2000. Handling and storage of Food grain in tropical and subtropical areas: FAO - Rome 1970. Rice harversting and drying: Kitiya kitkuandee - Thailand Feb. 1997. Quyết định của Giám đốc Dự án quốc gia về chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động số: 337/ QĐ-DAGDKT&DN ngày 10/6/2003. Tập huấn Quy trình xây dựng chương trình - học liệu dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động. Khóa I: Thiết kế chương trình - học liệu đào tạo lưu động - Hà nội, ngày 24-25/3/2003. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo quản sản phẩm cây sắn Mã số mô đun: MĐ 06 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783 / QĐ - TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY SẮN Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 44 giờ; (Lý thuyết: 12 Thực hành: 32 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun 6 - Bảo quản sản phẩm cây sắn là mô đun được bố trí sau mô đun 5 – sơ chế sản phẩm cây sắn. Đây là mô đun cuối cùng, học song song các mô đun khác trong chương trình. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề; thuộc mô đun đào tạo bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Trình bày được quy trình bảo quản sản phẩm cây sắn trong hộ gia đình hoặc nông trại sản xuất cây lương thực. Biết cách bảo quản các sản phẩm cây sắn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, hạn chế hư hại đến mức thấp nhất để tránh mất mùa trong nhà. Có tính cẩn thận, tự chủ, sáng tạo khi thực hiện. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Nội dung mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Xác định chế độ bảo quản sản phẩm cây sắn 9 1 8 1 2 Bảo quản sắn củ tươi 13 1 12 3 Bảo quản sắn khô 11 1 10 4 Kiểm tra khối sắn bảo quản bị mọt, mốc 9 1 8 5 Biện pháp xử lý khử trùng kho trong thời gian bảo quản 18 2 16 1 Cộng 60 6 54 2 *: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành Nội dung chi tiết: Bài 1: Xác định chế độ bảo quản sản phẩm cây sắn Thời gian: 9 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các kỹ thuật bảo quản sản phẩm cây. - Xác định được chế độ bảo quản sản phẩm cây sắn. - Thực hiện bảo quản sản phẩm cây sắn trong nông trại điển hình, đảm bảo đúng, chính xác theo các yêu cầu kỹ thuật bảo quản. - Cẩn thận, nghiêm túc. Nội dung 1. Yêu cầu về tiêu chuẩn đối với kho bảo quản. 2. Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 3. Xác định chế độ kiểm tra tình hình phẩm chất sản phẩm bảo quản. Bài 2: Bảo quản sắn củ tươi Thời gian: 13 giờ Mục tiêu: - Xác định được đặc điểm sinh lý trong củ sắn. - Trình bày được qui trình các bước bảo quản sắn củ tươi. - Thao tác nhanh gọn chính xác và đúng kỹ thuật. - Nghiêm túc, tuân thủ nghiêm túc theo quy trình. Nội dung: 1.2. Bảo quản sắn củ tươi. 1.2.1. Bảo quản bằng cách nhúng vào nước vôi. 1.2.2. Bảo quản bằng lấp kín. 1.2.3. Bảo quản bằng kho lạnh và dung dịch Faraphin. 2. Quy trình thực hiện công việc. 2.1. Chuẩn bị sắn bảo quản. 2.2. Chuẩn bị vôi, cát, cuốc, hóa chất, kho lạnh. 2.3. Tiến hành bảo quản. Bài 3: Bảo quản sắn khô Thời gian: 11 giờ Mục tiêu: - Trình bày được qui trình các bước bảo quản sắn khô quy mô hộ gia đình. - Xác định được độ ẩm của sắn trước và sau bảo quản. - Lựa chọn chế độ bảo quản thích hợp và xử lý sắn bị mốc, mọt. - Thao tác nhanh gọn chính xác và đúng kỹ thuật. Nội dung: 1. Độ ẩm sắn khô khi đưa vào bảo quản. 2. Phương pháp bảo quản kín. 3. Tính hút nhả ẩm trong bảo quản. 4. Xử sắn khô bảo quản bị mốc, bốc nóng. Bài 4: Kiểm tra khối sắn bảo quản bị mọt, mốc Thời gian: 9 giờ Mục tiêu: - Mô tả về qui trình tổng quát kiểm tra tỷ lệ sâu hại trên sắn. - Thao tác lấy mẫu kiểm chính xác. - Xây dựng được kế hoạch kiểm tra định kỳ theo yêu cầu bảo quản. - Chính xác,cẩn thận có thái độ nghiêm túc. Nội dung: 1. Lấy mẫu kiểm tra. 2. Kiểm tra sự xuất hiện của sâu, mọt . 3. Kiểm tra sự xuất hiện của mốc. 4. Kiểm tra kho và các dụng cụ chứa đựng. 5. Xử lý củ, hạt bảo quản bị côn trùng phá hoại. 6. Xử lý hạt bị mốc, bốc nóng. Bài 5: Xử lý khử trùng kho trong thời gian bảo quản Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Mô tả được quy trình xử lý khử trùng kho bảo quản. - Sử dụng đúng loại hoá chất, liều lượng dụng cụ để xử lý trong kho. - Nghiêm túc, cẩn thận, tỷ mỷ, đảm bảo an toàn. Nội dung: 1. Chuẩn bị kho tàng trước khi khử trùng. 2. Sử dụng hóa chất khử trùng. 3. Khử trùng kho trước khi nhập sản phẩm. 4. Khử trùng đối với kho có thiết bị, máy móc chế biến. 5. Thực hiện khử trùng kho bảo quản. 6. Phòng chống ngộ độc khi khử trùng kho bảo quản. V. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học mô đun - Phòng học, phòng thực hành: Phòng học lý thuyết, kho bảo quản hộ gia đình. - Nguyên, vật liệu: Sắn củ tươi, sắn khô (Sắn lát, sắn sợi, tinh bột sắn). - Dụng cụ và trang thiết bị: Bao tải, chum, vại, thùng, bạt, túi nilon loại 10 – 20kg Các loại dung dịch hóa chất, dụng cụ lấy mẫu. - Bảo hộ lao động: Quần, áo, mũ, khẩu trang. - Học liệu: + Sơ đồ tranh ảnh, băng video, tài liệu phát tay. + 01 máy vi tính xách tay. + 01 máy chiếu Projector. 2. Dạy và học mô đun - Dạy và học lý thuyết trên lớp. - Thực hành và rèn kỹ năng tại cơ sở chế biến, nông trại, hợp tác xã. VI. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Kết thúc mô đun có 1 bài kiểm tra lý thuyết theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên chuẩn bị. - Kiểm tra kỹ năng thực hành trong các buổi thực hành với các tiêu chí: + Kỹ năng sử lý, thao tác thực hiện về nội dung từng bài đã học. VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Dùng cho các công nhân kỹ thuật bán lành nghề trong sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực, làm việc tại các khu trang trại, nhà máy, công ty chế biến sản phẩm nông sản. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Dạy thực hành: sử dụng trực quan kết hợp với làm mẫu, trình diễn kỹ năng. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý : - Kỹ năng thực hiện các bước sơ chế sắn thái lát, sắn thái sợi. - Kỹ năng thực hiện các công việc trong bảo quản sắn khô và kỹ năng kiểm tra chât lượng sắn trong quá trình bảo quản. 4. Tài liệu cần tham khảo : 1. Giáo trình cây sắn: NXB Nông nghiệp - Hà nội 2000. 2. Handling and storage of Food grain in tropical and subtropical areas: FAO - Rome 1970. 3. Rice harsting and drying: Kitiya kitkuandee – Thailand Feb. 1997. 4. Quyết định của Giám đốc Dự án quốc gia về chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động số: 337/ QĐ-DAGDKT&DN ngày 10/6/2003. 5. Tập huấn Quy trình xây dựng chương trình - học liệu dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động. Khóa I: Thiết kế chương trình - học liệu đào tạo lưu động - Hà nội, ngày 24-25/3/2003. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY LƯƠNG THỰC” (Theo Quyết định số 534/QĐ-TCDN ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) 1. PGS.TS. Đặng Kim Vui, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Chủ nhiệm 2. TS. Trần Trung Kiên, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Phó chủ nhiệm 3. ThS. Hoàng Kim Diệu, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thư ký 4. ThS. Vũ Thị Nguyên, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thành viên 5. ThS. Nguyễn Đức Toàn, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Thành viên 6. ThS. Lâm Duy Thưởng, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An Thành viên 7. ThS. Phạm Thị Nhạn, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY LƯƠNG THỰC (Kèm theo Quyết định số 80/QĐ – TCDN ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) 1. TS. Nguyễn Viết Hưng, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Chủ nhiệm 2. TS. Võ Quốc Việt, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phó chủ tịch 3. ThS. Cù Ngọc Bắc, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thư ký 4. ThS. Nguyễn Duy Lam, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành viên 5. KS. Phùng Thị Kim Cúc, Trung tâm dậy nghề huyện Đồng hỷ Thành viên 6. KS. Dương Thế Hùng, Công ty TNHH PTNS Phú Thái Thành viên 7. ThS. Vũ Văn Hà, Vụ Đào tạo nghề - Tổng cục Dạy nghề Thành viên MỤC LỤC Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp 1 Mô đun 01: Sơ chế sản phẩm cây ngô 4 Mô đun 02: Bảo quản sản phẩm cây ngô 11 Mô đun 03: Sơ chế sản phẩm thóc gạo 18 Mô đun 04: Bảo quản sản phẩm thóc gạo 24 Mô đun 05: Sơ chế sản phẩm cây sấn 31 Mô đun 06: Bảo quản sản phẩm cây sắn 38 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình 44 Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_ky_thuat_so_che_va_bao.doc
Tài liệu liên quan