Chuyên đề Kế toán tiền lương vá các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho doanh nghiệp có lợi nhuận và phát triển không ngừng và nâng cao lợi ích của người lao động thì trong chính sách quản lí, mọi doanh nghiệp phải tìm mọi cách tiết kiệm chi phí tiền lương trên một sản phẩm.

Tìên lương vừa là chi phí đối với doanh nghiệp nhưng đồng thời là thu nhập chính của người lao động. Doanh nghiệp phải tìm cách đảm bảo mức thù lao tương xứng với kết quả của người lao động thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, gắn bó phấn đấu vì doanh nghiệp nhưng cũng đảm bảo tối thiểu hoá chi phí tiền lương trong giá thành để tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được đIều đó thì công tác hạch toán tiền lương là phương tiện là công cụ quản lí hữu hiệu của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp dựa vào chế độ về tiền lương do nhà nước ban hành để áp dụng hợp lí vào doanh nghiệp mình. Đó là công việc không đơn giản đòi hỏi kế toán viên luôn phảI tìm tòi để hoàn thiện hơn trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng cho nhà quản lí đồng thời là chỗ dựa đáng tin cậy của người lao động.

Nhận thấy vai trò to lớn của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.Được sự hướng dẫn giúp đỡcủa Tiến sĩ Phan Trọng Phức cùng các cô chú trong phòng kế toán công ty may Đức Giang em chọn đề tàI:”Kế toán tiền lương vá các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang.” Cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho đúng với chế độ đồng thời phù hợp với những đIều kiện đặc thù của công ty .Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến Sĩ Phan Trọng Phức cùng tập thể cô chú phòng Kế toán công ty may Đức Giang để em có thể hoàn thiện được bàI viết này

Nội dung của chuyên đề bao gồm :

Phần I : Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương .

Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang.

Phần III : Một số phương hướng và giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang.

 

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương vá các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho doanh nghiệp có lợi nhuận và phát triển không ngừng và nâng cao lợi ích của người lao động thì trong chính sách quản lí, mọi doanh nghiệp phải tìm mọi cách tiết kiệm chi phí tiền lương trên một sản phẩm. Tìên lương vừa là chi phí đối với doanh nghiệp nhưng đồng thời là thu nhập chính của người lao động. Doanh nghiệp phải tìm cách đảm bảo mức thù lao tương xứng với kết quả của người lao động thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, gắn bó phấn đấu vì doanh nghiệp nhưng cũng đảm bảo tối thiểu hoá chi phí tiền lương trong giá thành để tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được đIều đó thì công tác hạch toán tiền lương là phương tiện là công cụ quản lí hữu hiệu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp dựa vào chế độ về tiền lương do nhà nước ban hành để áp dụng hợp lí vào doanh nghiệp mình. Đó là công việc không đơn giản đòi hỏi kế toán viên luôn phảI tìm tòi để hoàn thiện hơn trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng cho nhà quản lí đồng thời là chỗ dựa đáng tin cậy của người lao động. Nhận thấy vai trò to lớn của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.Được sự hướng dẫn giúp đỡcủa Tiến sĩ Phan Trọng Phức cùng các cô chú trong phòng kế toán công ty may Đức Giang em chọn đề tàI:”Kế toán tiền lương vá các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang.” Cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho đúng với chế độ đồng thời phù hợp với những đIều kiện đặc thù của công ty .Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến Sĩ Phan Trọng Phức cùng tập thể cô chú phòng Kế toán công ty may Đức Giang để em có thể hoàn thiện được bàI viết này Nội dung của chuyên đề bao gồm : Phần I : Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương . Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang. Phần III : Một số phương hướng và giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang. Phần I : Những vấn đề lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1. KháI niệm tiền lương Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là qúa trình tiêu hao các yếu tố cơ bản ( lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động ). Trong đó lao đông với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt . Để đảm bảo tiến trình liên tục quá trình táI sản xuất , trước hết cần phảI đảm bảo táI sản xuất sức lao động nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phảI được bồi hoàn dưới dạng thù lao động . Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian , khối lượng và chất lượng công việc của họ. Bản chất tiền lương Đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động mà người sử dụng phảI trả cho người cung ứng sức lao động. Tiền lương tuân theo các quy luật cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước . Vai trò tiền lương Đối với người lao động tiền lương là phần thu nhập chủ yếu , các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao đông. Đối với doanh nghiệp, tiền lương phảI trả cho người lao động là một bộ phận chi phí cấu thành nên sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp phảI sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lươngtrong giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận nhưng vẫn phảI đảm bảo tiền lương cho người lao động thoả đáng, tăng lợi nhuận phảI tăng tiền lương và phúc lợi. Chức năng tiền lương + Chức năng táI sản xuất sức lao động + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp + Chức năng kích thích sức lao động Nguyên tắc trả lương + theo đIều 55 Bộ luật lao động, tiền lương của người lao động do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động và dược trả theo năng suất, chất lượng, hỉệu quả công việc + Mức lương trong hợp đồng lao động phảI lớn hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định ( 210.000 đồng/tháng ) + Để giảm ngăn cách thu nhập giữa người giầu và người nghèo, nhà nước đã đề ra thuế thu nhập cho những người có thu nhập bình quân là 2.000.000 đồng + Việc trả lương phảI theo kết quả sản xuât kinh doanh và doanh nghiệp phảI đảm bảo thực hiện theo các quy định của nhà nước Các hình thức trả lương 1.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Hình thức này đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chất lượng với số lượnglao động, động viên khuyến khích người lao động hăng say lao động sáng tạo. Trong việc trả lương theo sản phẩm, vấn đề quan trọng là phảI xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật, làm cơ sở cho việc xây dung đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm. ĐIều kiện để thực hiện tính lương theo sản phẩm là : + Xây dựng được đơn giá tiền lương + PhảI hạch toán ban đầu sao cho xác định được kết quả của từng người + Doanh nghiệp phảI có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp để vận dụng thoe hình thức trả lương theo sản phẩm cụ thể sau đây : Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế Tiền lương phảI trả = Số lượng sản phẩm hoànỡ x Đơn giá tiền lương Cho người lao động thành đúng tiêu chuẩn sản phẩn đã quy định Hình thức này được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến đẻ tính lương phảI trả cho lao động trực tiếp. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp áp dụng để trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, bảo dưỡng máy móc…. Tiền lương cuă lao động gián tiếp phụ thuộc vào tháI độ và trình độ của lao động chính. Vì vậy không khuyến khích lao động gián tiếp nâng cao chất lượng công việc mà chỉ khuyến khích họ quan tâm đến việc phục vụ cho lao động trực tiếp. Ta có công thức: Tiền lương = 1% xTiền lương của LĐTTSX Trong đó: 1% là tỷ lệ TL của công nhân phụ so với TL của CNTTSX Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt - Theo hình thức này, ngoài TL tính theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng xuất lao động. Còn nếu người lao động làm ra sản phẩm hỏng không đạt tiêu chuẩn chất lương thì có thể bị phạt. Cách tính: Tiền lương = Tiền lương theo SP + Tiền thưởng – Tiền phạt Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức này thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng: tổ chức lao vụ, tài chính kế toán... Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và theo trình độ kỹ thuật, tay nghề. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề có một thang lương riêng. TL theo thời gian được chia ra: TL tháng: là TL cố định gàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Thông thường lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong tháng lương và được thường được áp dụng để trả lương cho công nhân làm việc quản lý hành chính. Cách tính: Số tiền lương phải = Mức lương tháng + Các khoản phụ trả trong tháng theo bảng lương cấp Các khoản phụ cấp: + Phụ cấp ngành nghề + Phụ cấp nhuy hiểm độc hại - Tiền lương tuần: là TL trả cho một tuần và trên cơ sở TL tháng. Cách tính: Tiền lương tháng Tiền lương tuần = 4 tuần - Tiền lương ngày: là TL trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng. Cách tính: Mức lương phải trả = Mức lương x Số ngày làm việc thực tế Trong tháng ngày trong tháng Mức lương tháng x Hệ số các loại phụ cấp Mức lương ngày = Số ngày làm việc thực tế trong tháng Như vậy, ta thấy rằng tiền lương theo thời gian căn cứ vào số lượng thời gian làm việc thực tế nhân với mức thời gian của một đơn vị thời gian. Nó không phát huy được đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì nó mang tính bình quân, chưa chú ý đến kết quả và chất lượng công tác thực tế của công nhân viên chức. Nhìn chung với những hạn chế của TL theo thời gian thì những trường hợp chưa đu điều kiện thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm mới phải áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Quỹ tìên lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 1.3.1. Quỹ tiền lương Quỹ TL của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu là TL trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp. Cụ thể bao gồm: TL tháng, ngày trả theo sản phẩm TL trả cho người làm ra SP hỏng, xấu TL trả cho người đi học theo chế độ nhưng vẫn thuộc biên chế TL trả cho người lao động trong thời gian máy hỏng TL Các loại tiền thưởng thường xuyên Phụ cấp theo lương Về hạch toán, quỹ TL được chia thành: + TL chính: là TL trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính quy định gồm: TL cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong SX. + TL phụ: là TL trả cho người lao động trong thời gian không làm việc nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định. Quỹ TL thực hiện được tính như sau: Quỹ TL thực hiện theo = ( Đơn giá x Tổng SP, hàng hoá ) + Quỹ TL đơn vị SP TL thực hiện bổ xung Quỹ TL bổ xung là quỹ TL trả cho thời gian không tham gia SX theo chế độ vẫn được trả cho thời gian không tham gia SX theo chế độ, bao gồm: nghỉ phép, nghỉ phép theo chế độ lao động nữ, làm công tác xã hội. Quỹ TL thực hiện = Đơn giá x Tổng doanh thu thưc hiện-tổng chi theo tổng doanh thu-chi phí TL phí thực hiện( chưa có TL) Quỹ TL thực hiện = Đơn giá x Lợi nhuận Theo lợi nhuận TL thực hiện Tổng doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận = thực hiện thực hiện thực hiện 1 + Đơn giá TL Quỹ BHXH BHXH là một chính sách kinh tế-xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh chế độ xã hội. BHXH là sự đảm bảo nhất định về mặt kinh tế cho người lao động và gia đình họ. BHXH là khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế của người lao động. ở nước ta, BHXH được thực hiện ở các khoản sau: Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thai sản Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trợ cấp mất sức lao động, tàn tật Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo TL của người lao động theo tỷ lệ, chế độ hiện hành trích 20 %, trong đó: + Doanh nghiệp chịu 15% + Người lao động chịu 5%( trừ vào lương) Quỹ BHYT Quỹ BHYT là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm giúp họ phần nào trang trải tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí. Quỹ BHYT được hình thành bằng cách tính 3 % trong tổng số phải chịu 2 % tính vào chi phí, 1% người lao động chịu tính vào TL. DN nộp hết 3% cho cơ quan BHYT. Quỹ KPCĐ Quỹ KPCĐ là quỹ tài trơ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Nguồn hình thành quỹ:Nhà nước cho phép doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí theo tỷ lệ nhất định. Mức trích công đoàn = Tổng TL phải trả hàng tháng x Tỷ lệ trích(2%) Nội dung kế toán TL, các khoản trích theo lương 1.4.1. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán TL và các khoản trích theo lương Quản lý TL là một nội dung quan trọng trong SXKD, nó là nhân tố giúp cho DN hoàn thành vượt mức kế hoạch SX của mình. Do đó, nhiệm vụ của kế toán TL và các khiản trích theo lương là: Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số lượng, thời gian, kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương. Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết theo đúng phương pháp. Lập các báo cáo về lao đọng, tiền lương do mình phụ trách. 1.4.2.Tài khoản sử dụng trong hạch toán TL và các khoản trích theo lương Trong hạch toán TL và các khoản trích theo lương, những TK thường được sử dụng là: * TK 334-phải trả CNV:dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV của DN về TL, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng. Bên Nợ Các khoản khấu trừ vào lương của CNV TL và các khoản khác đã trả cho CNV Kết chuyển TL của CNV chưa lĩnh Bên Có TL và các khoản còn phải trả cho CNV Dư Nợ: Số trả thừa Dư Có: TL và các khoản phải trả cho CNV * Để phản ánh tình hình thanh toán trích lập, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sử dụng TK 338-phải trả, phải nộp khác với 3 TK cấp 2 sau: TK 3382 – KPCĐ Bên Nợ: + chi tiêu KPCĐ tại DN + KPCĐ đã nộp Bên Có: + KPCĐ chưa nộp, chưa chi Dư Nợ: KPCĐ vượt thu Dư Có: KPCĐ chưa nộp - TK 3383: BHXH Bên Nợ: +BHXH phải trả cho người lao động + BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH Bên Có: + Trích BHXH vào chi phí SXKD + Trích BHXH trừ vào thu nhập của người lao động Dư Có: BHXH chưa nộp Dư Có: BHXH vượt thu TK 3383-BHYT Bên Nợ: Nộp BHYT cho cơ quan BHYT Bên Có: +Trích BHYT vào thu nhập của CNV + Trích BHYT vào SXKD Dư Có: BHYT chưa nộp 1.4.3. Phương pháp hạch toán TL và các khoản trích theo lương * 334-phải trả CNV Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán TL, phụ cấp có tính chất lương để phân bổ TL vào chi phí theo các đối tượng sử dụng sau: Nợ TK 622: Phải trả cho CNTTSX Nợ TK 627(6271): Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK 641(6411): Phải trả cho nhân viên bán hàng Nợ TK 642(6421): Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả - Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng Nợ TK 431: Thưởng thi đua lấy từ quỹ khen thưởng Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả cho CNV Trích TL nghỉ phép của lao động trực tiếp Nợ TK 622 Có TK 335 Khi công nhân SX nghỉ phép, kế toán tính ra TL phải trả Nợ TK 335 Có TK 334 Tính BHXH phải trả cho CNV Nợ TK 338(3383) Có TK 334 Trước khi tiến hành trả lương thì kế toán phải khấu trừ các khoản + BHXH: 5 % lương Nợ TK 334 Có TK 338(3383) + BHYT: 1 % lương Nợ TK 334 Có TK 338(3384) + Khấu trừ tạm ứng đến hạn thanh toán Nợ TK 334 Có TK 141 + Khấu trừ các khoản phải thu Nợ TK 334 Có TK 138(1388) + Nếu người lao động phải nộp thuế thu nhập Nợ TK 334 Có TK 333: thuế thu nhập cá nhân Nếu đến kỳ trả lương mà CNV đi vắng thì DN tạm giữ lại Nợ TK 334 Có TK 338(3388) + Thực hiện trả lương cho CNV Nợ TK 334 Có TK 111, 112 + Trả bằng sản phẩm Nợ TK 334 Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán Có TK 3331: thuế VAT Sau đó kết chuyển giá vốn Nợ TK 632 Có TK 155, 154 - Đối với trường hợp CNV đi vắng đến khi trả lương Nợ TK 3338 Có TK 111, 112 Trả tiền tạm giữ: điện, nước Nợ TK 3338 Có TK 111, 112 Cuối kỳ, kế toán dựa trên cơ sở các bảng thanh toán lươg và nơi sử dụng theo lao động để phân bổ TL và chi phí thông qua bảng phân bổ TL và các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ TL và các khoản trích theo lương TK ghi Có TK ghi Nợ 334 – Phải trả CNV 338 – Phải trả, phải nộp khác Lương chính Lương phụ Khoản khác Cộng KPCĐ BHXH BHYT Cộng CPNCTT Phân xưởng Phân xưởng CPSXC PX PX CPBH CPQLDN BHXH (3383) TK 334 Cộng Tiền lương được hạch toán tổng hợp qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương TK 334 TK 141, 138, 333... TK 334 TK 622 Các khoản khấu trừ vào thu Lương cho CNTTSX nhập của CNV TK 3383, 3384 TK 627 Phần đóng góp quỹ BHYT Lương cho NVPX BHXH TK 111, 512 TK 641, 642 Thanh toán lương, thưởng, BHXH, khoản khác cho CNV Lương cho NVBH, QLDN TK 4311 Tiền thưởng TK 3383 BHXH phải trả trực tiếp - Hình thành KPCĐ, BHYT, BHXH Trên cơ sở TL thực tế phải, kế toán tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ : Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 3382: 2 % Có TTK 3383: 15 % Có TK 3384: 2 % Trừ vào TL theo tỷ lệ của BHYT, BHXH, KPCĐ z; Nợ TK 334 Có TK 3383: 5 % Có TK 3384: 1 % Sử dụng các khoản trích theo lương: - KPCĐ : + Nộp 1 % cho cơ quan cấp trên Nợ TK 3382 Có TK 111, 112 + Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở Nợ TK 3382 Có TK 111, 112 - BHXH: + Nộp hết 20 % cho cơ quan BHXH Nợ TK 3383 Có TK 111, 112 + Nếu được cơ quan BHXH uỷ nhiệm chi trả họ khi đau ốm, tai nạn... Nợ TK 111, 112 Có TK 3382 + Khi công nhân đau ốm, tai nạn lao động, BHXH phải trả: Nợ TK 3383 Có TK 334 + Khi trả BHXH cho CNV: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - BHYT: nộp hết 3 % cho cơ quan BHYT . Nợ TK 3384 Có TK 111, 112 Căn cứ vào việc trích KPCĐ, BHYT, BHXH để tổng hợp TK 338. Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương TK334 TK 338 TK622,627, 641,642 Số BHXH phải trả TT Trích BHYT, BHXH, cho CNVC KPCĐ vào CPKD(19%) TK 111, 112 TK 334 Trích BHXH, BHYT trừ vào lương CNV Nộp BHYT, BHXH cho cơ quanquản lý TK 111, 112 Số BHXH, KPCĐ Chi tiêu KPCĐ tại chi vượt được cấp cơ sở 1.4.4. Hệ thống sổ sách Dựa vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký- chứng từ. Hình thức này có đặc điểm là tổ chức sổ theo nguyên tắc tập hợp va hệ thống các nghiêp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng. Trình tự hạch toán của hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc, bảng phân bổ số 1 Bảng kê 1, 2, 4 Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 334, 338 Nhật ký – chứng từ 1, 7, 10 Sổ Cái TK 334, 338 Báo cáo tài chính và báo cáo lao động, TL Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, so sánh 2.1.Tổng quan về Công ty - Tên gọi: Công ty May Đức Giang - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước - Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam - Ngày thành lập: 23 - 02 - 1990 - Tổng số lao động: 3000 người 2.1.1, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May Đức Giang Ngày 23 - 2 - 1990 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 102/CNN - TCLĐ về việc tổ chức phân xưởng may thành “ Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang”. Tổng mức vốn kinh doanh được giao là 1265 Triệu đồng, trong đó: Vốn cố định là: 975 Triệu đồng Vốn lưu động: 278 Triệu đồng Vốn khác: 12 Triệu đồng Hệ thống máy móc của xí nghiệp được điều chuyển từ các đơn vị bạn với số lượng 300 máy may cũ các loại, tổng số công nhân chỉ là 380 người. 10 năm - một chặng đường chưa dài đối với sự phát triển của một doanh nghiệp - Song May Đức Giang đã có một sự chuyển mình nhanh và bền vững: Bằng ý chí quyết tâm cộng nghị lực của mình Công ty vừa tổ chức sản xuất, vừa xây dựng và phát triển, nhờ đường lối đổi mới của Đảng, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ công nghiệp và Tổng Công ty Dệt May Việt Nam cùng với sự lãnh đạo của Thường vụ Huyện uỷ, sự chỉ đạo giúp đỡ của UBND Huyện Gia Lâm...Cán bộ CNV Công ty May Đức Giang đã liên tục phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Từ một xí nghiệp chỉ có 1 phân xưởng may - nay Công ty May Đức Giang đã có 9 phòng, ban nghiệp vụ; 8 xí nghiệp thành viên gồm may, thêu, in bao bì, giặt mài và 1 đội xe vận tải. Về máy móc thiết bị đến nay Công ty đã có trên 2081 máy may công nghiệp và các loại máy chuyên dụng tiên tiến do Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức chế tạo, hệ thống sơ đồ vi tính, 4 máy thêu dệt điện tử, dây chuyền giặt mài... Tổng số vốn kinh doanh trên 40 tỷ đồng, năng lực sản xuất mỗi năm trên 7 triệu áo sơ mi quy đổi. Sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi cao cấp, áo jacket, quần jeans, quần Âu các loại. Thị trường xuất khẩu gồm 22 nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, khối EC, Trung cận Đông, Bắc Mỹ. Hệ thống mạng lưới tiêu thụ trong nước có 39 đại lý ở các tỉnh và thành phố. Ngoài ra Công ty còn có 4 đơn vị liên doanh tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thái Bình với tổng số vốn 44 tỷ 622 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động tại các địa phương. Song song với đầu tư đổi mới công nghệ, bằng chính sách đãi ngộ thoả đáng hơp tình, hợp lý về vật chất và tinh thần theo tài năng của từng người. Đội ngũ CBCNV lớn mạnh từ 380 người nay đã là 2859 người. Trong đó có 150 người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên; 116 người đang theo học đại học tại chức tại các trường đại học và tại Công ty. Chính những nỗ lực cố gắng trên đã giúp Công ty May Đức Giang có những bước tiến vững chắc thể hiện qua bảng sau: STT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Vốn kinh doanh Tr. đ 3626 4000 4.812 2 Doanh thu Tr. đ 93.133 110.000 1.4992 3 Kim ngạch xuất khẩu Tr. đ 6.585 7.200 7.972 4 Nộp ngân sách nhà nước Tr. đ 2.275 3.000 3.956 5 Lợi nhuận Tr. đ 4.010 5.300 7.000 6 Số lao động Người 2.628 2.850 3000 7 Thu nhập bình quân đầu người Nghìn đ/tháng 965 1.100 1.256 Từ một xí nghiệp may nghèo nàn, nhỏ bé không tên tuổi đến nay Công ty May Đức Giang đã có vị thế xứng đáng trên thương trường. Hiện nay Công ty đã nằm trong “Câu lạc bộ trên 100 tỷ” của các doanh nghiệp may thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam và đang có xu thế tiếp tục ăn nên làm ra. 2.1.2, Đặc điểm tổ chức sản xuất,tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty May Đức Giang 2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng sản xuất Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản phẩm may mặc xuất khẩu trong đó hàng gia công chiếm khoảng 60%, còn lại là hàng bán FOB (hàng “mua đứt bán đoạn” - mua nguyên liệu bán thành phẩm) và hàng tiêu thụ nội địa. Số lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách. Tuy vậy có thể kể ra một số mặt hàng chủ yếu chính: - áo sơ mi - áo váy - Quần jean - áo jacket 2,3,5 lớp - Quần Âu - Hàng thêu - áo choàng - Quần áo trẻ em Cùng sự phát triển của toàn nghành Công ty đang phấn đấu nâng tỉ trọng hàng bán FOB và tiêu thụ nội địa, giảm dần tỉ trọng hàng sản xuất gia công xuất khẩu trong tổng doanh thu tiêu thụ. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công mặt hàng may mặc theo quy trình công nghệ kép kín từ cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm, bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn, được chế biến từ nguyên liệu chính là vải có ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất Công ty đã tổ chức 6 xí nghiệp may chính phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong mỗi xí nghiệp may lại được chia thành 2 bộ phận: - Bộ phận cắt: có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu và cắt thành cắt bán thành phẩm (theo mẫu mã do phòng kỹ thuật gửi xuống) sau đó chuyển cho bộ phận may. - Bộ phận may: Có nhiệm vụ ráp, may các bán thành phẩm do bộ phận cắt chuyển sang thành các thành phẩm. - Trong bộ phận may lại được chia thành 8 tổ may riêng biệt, mỗi công nhân trong tổ thực hiện một hoặc một số bước công nghệ nhất định. Và còn có một bộ phận là, một bộ phận KCS. Tất cả các thành phẩm ở bộ phận may sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn thành của công ty để gấp, đóng gói, đóng hòm. Ngoài các xí nghiệp sản xuất chính, Công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, đó là: + Một xí nghiệp giặt mài + Một phân xưởng thêu + Đội xe + Ban điện + Ban cơ 2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn như: Cắt, May, Là, Đóng gói... riêng đối với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói phải trải qua giai đoạn giặt mài hoặc thêu ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Cụ thể ta đi sâu vào tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Nguyên vật liệu chính là vải được nhập về từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại nhà cắt vải được trải đặt mẫu, đánh số và cắt thành các bán thành phẩm sau đó bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở bộ phân may trong xí nghiệp, các tổ may được chia thành từng công đoạn như: công đoạn may cổ, công đoạn may tay tổ chức thành dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử dụng các nguyên liệu phụ: Chỉ, cúc... sản phẩm may xong được chuyển qua bộ phận là, sau đó chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp. Hàng được qua kiểm nghiệm ở bộ phận KCS này rồi được chuyển qua phân xưởng hoàn thành của công ty để đóng gói và đóng kiện. 2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty May Đức Giang tổ chức quản lý theo kiểu “tham mưu trực tuyến” - Có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho Giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho Giám đốc quyết định có lợi cho công ty. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Ban Giám đốc gồm 4 người: - Tổng Giám đốc: lãnh đạo và quản lí tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quan hệ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100227.doc
Tài liệu liên quan