C.mác và ph.ăng-Ghen. - hệ tư tưởng đức

Cũng như ngay từ năm 1839 - tức là trước khi xuất hiện tác

phẩm "Bảo đảm" của Vai-tlinh

74

, - tạp chí cộng sản chủ nghĩa Đức

"Die Stimme des Volks" (kỳ thứ 2, tr.14), xuất bản ở Pa-ri, đã

viết:

"Sở hữu tư nhân, "sự chiếm hữu tư nhân" được tán tụng, siêng năng, dễ chịu, vô tội

nhất ấy, đang gây thiệt hại rõ ràng cho sự phong phú của cuộc sống".

Ở đây, thánh Xăng-sô coi là chủ nghĩa cộng sản, cái quan niệm

của một số người theo chủ nghĩa tự do đang chuyển qua chủ nghĩa

cộng sản và cái phương thức diễn đạt của một số người cộng sản

trình bày quan điểm của họ dưới một hình thức hết sức thận trọng

xuất phát từ những lý do hết sức thực tế.

Sau khi "Stiếc-nơ" chuyển tài sản cho "xã hội" thì đối với

ông ta, tất cả những thành viên của xã hội ấy đều biến ngay tức

khắc thành những kẻ ăn xin và những tên du đãng, tuy - thậm chí

theo quan niệm của ông ta về trật tự cộng sản chủ nghĩa, - họ

vẫn "có" "người sở hữu tối cao". Kiến nghị đầy thiện ý của ông

ta với những người cộng sản - "biến chữ "người du đãng" thành

tên gọi vinh dự y như cách mạng đã biến chữ "công dân"", - là

một thí dụ nổi bật chứng tỏ rằng ông ta làm lẫn lộn chủ nghĩa

cộng sản với một cái gì đó đã qua từ lâu rồi. Cách mạng thậm chí

đã làm cho chữ sans-culotte "biến thành tiếng gọi vinh dự", đối

lập với "honnêtes gens"

1 *

, những người mà ông ta dịch rất không

chính xác thành những thị dân lương thiện. Thánh Xăng-sô làm

như vậy là để thực hiện những lời ghi chép trong sách của nhà

tiên tri Méc-lin về ba ngàn ba trăm cái tát tai mà vĩ nhân tương

lai phải tự đánh mình

pdf47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu C.mác và ph.ăng-Ghen. - hệ tư tưởng đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân và biểu lộ rằng mình ghét mặt kia. Vì vậy, với tính cách là người giáo điều chủ nghĩa, ông ta thấy mặt kia cũng phần nào là một trạng thái tinh thần giản đơn, là dévoûment1*, phần nào chỉ là một "nguyên tắc", chứ không phải là mối quan hệ tất nhiên phát sinh từ toàn bộ phương thức sinh tồn trước kia của cá nhân. Lẽ tất nhiên, chỉ còn có việc "gạt cái nguyên tắc ấy ra khỏi đầu óc", mặc dù theo tư tưởng của Xăng-sô của chúng ta, nguyên tắc ấy tạo nên đủ thứ sự vật kinh nghiệm. Chẳng hạn, ở tr.180, "nguyên tắc của đời sống và của xã hội" "đã tạo ra" "đời sống xã hội, mọi hoạt động xã giao, tính hữu ái và mọi cái khác...". Thực ra thì ngược lại: đời sống đã tạo ra nguyên tắc ấy. Chủ nghĩa cộng sản quả thực là không thể hiểu nổi đối với vị thánh của chúng ta, vì những người cộng sản không đem đối lập chủ nghĩa vị kỷ với sự tự hy sinh, hoặc đem đối lập sự tự hy sinh với chủ nghĩa vị kỷ và về mặt lý luận cũng không quan niệm sự đối lập ấy dưới hình thức tình cảm hoặc dưới hình thức tư tưởng khoa trương của nó; trái lại, họ vạch ra căn nguyên vật chất của sự đối lập ấy, căn nguyên này mà tiêu tan, thì bản thân sự đối lập ấy cũng tiêu tan. Những người cộng sản không tuyên truyền đạo đức nào cả, ông Stiếc-nơ thì tuyên ruyền đạo đức một cách cật lực. Họ không đề ra cho con người yêu cầu đạo đức là hãy yêu thương nhau, chớ làm người vị kỷ, v.v.; trái lại, họ biết rất rõ ràng rằng trong những điều kiện nhất định, cả chủ nghĩa vị kỷ cũng như sự tự hy sinh đều là một hình thức tất yếu của sự tự khẳng định của cá nhân. Do đó, những người cộng sản hoàn toàn không muốn, như thánh Ma-xơ tưởng tượng và như Dottore Graziano (Ác-nôn Ru-gơ) trung thành của ông ta lặp lại theo ông ta (vì thế thánh Ma-xơ gọi ông ta là "người sáng suốt lạ thường 1* - sự tự hy sinh Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 348 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN. - HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC. TẬP I HỘI NGHỊ TÔN GIÁO LAI-PXÍCH.- III. THÁNH MA-XƠ 349 174 và có đầu óc chính trị", Vi-găng, tr.192), vì lợi ích của con người "phổ biến", hy sinh bản thân, mà xoá bỏ "tư nhân": đó là một điều tưởng tượng hão huyền mà cả hai ông đều đã có thể tìm ngay những điều giải thích cần thiết trong "Deutsch-Französische Jahrbücher". Những nhà lý luận cộng sản chủ nghĩa, tức là một số ít người có thời gian để nghiên cứu lịch sử, có nét nổi bật chính là ở chỗ chỉ có họ mới phát hiện ra rằng trong suốt lịch sử, "lợi ích chung" là do những cá nhân được coi là "những tư nhân", tạo ra. Họ biết rằng mâu thuẫn ấy chỉ là bề ngoài, vì một mặt của nó, tức cái gọi là "lợi ích phổ biến", thường là do mặt kia, tức lợi ích tư nhân, sản sinh ra; mặt lợi ích phổ biến ấy hoàn toàn không đối lập với mặt lợi ích tư nhân như là một lực lượng độc lập có lịch sử độc lập, - thành thử mâu thuẫn đó, trong thực tiễn, luôn luôn lại bị tiêu diệt rồi lại nảy sinh ra. Bởi vậy, ở đây vấn đề không phải là vấn đề "sự thống nhất phủ định" theo kiểu Hê-ghen của hai mặt mâu thuẫn, mà là sự thủ tiêu được quyết định một cách vật chất đối với cái phương thức sinh tồn cá nhân được quyết định một cách vật chất trước đó, phương thức sinh tồn này mà biến đi thì mâu thuẫn ấy cùng với sự thống nhất của nó cũng biến mất. Như vậy, chúng ta thấy rằng trái với "người vị kỷ theo nghĩa thông thường" và "người vị kỷ tự hy sinh", "người vị kỷ nhất trí với bản thân" ngay từ đầu được kiến lập trên ảo tưởng về cả hai loại người vị kỷ ấy và về những quan hệ hiện thực của những người hiện thực. Người đại biểu cho lợi ích cá nhân là "người vị kỷ theo nghĩa thông thường" chỉ đơn thuần vì sự đối lập tất yếu của người đó với những lợi ích cộng đồng; trong khuôn khổ phương thức sản xuất và phương thức giao tiếp hiện có, những lợi ích cộng đồng này tồn tại độc lập với tư cách là lợi ích phổ biến và trong quan niệm của mọi người nó mang hình thức những lợi ích lý tưởng. Người đại biểu cho lợi ích của cộng đồng là "người tự hy sinh" chỉ đơn thuần vì sự đối lập của người ấy với lợi ích cá nhân được xác định dưới hình thức là lợi ích tư nhân, và chỉ đơn thuần vì lợi ích của cộng đồng được xác định là lợi ích phổ biến và lý tưởng. Cả "người vị kỷ tự hy sinh" lẫn "người vị kỷ theo nghĩa thông thường", rốt cuộc lại, đều được quy thành sự hy sinh. Tr.78: "Như vậy, sự hy sinh là nét chung của cả thánh lẫn người phàm tục, của người thuần khiết và người không thuần khiết: người không thuần khiết từ bỏ tất cả những tình cảm cao đẹp, mọi sự xấu hổ và thậm chí cả sự nhút nhát tự nhiên và chỉ phục tùng cái dục vọng đang chi phối mình. Người thuần khiết từ bỏ quan hệ tự nhiên của mình với thế giới. .. Bị kích thích bởi sự khao khát tiền, người tham lam từ bỏ hết tất cả những sự khuyên bảo của lương tâm, mọi niềm vi nh dự, mọi lòng nhân từ và tì nh t hương; người đó không đếm xỉa đến cái gì cả, dục vọng của anh ta lôi cuốn anh ta. Thánh nhân cũng hành động như thế: ngài tự làm cho mình trở thành cái trò cười trước con mắt của thế gi an, ngài "nhẫn tâm", ngài "theo chính nghĩa một cách chặt chẽ", vì ngài bị lôi cuốn bởi khát vọng không thể kìm được". "Người tham lam" xuất hiện ở đây với tính cách là người vị kỷ không thuần khiết, phàm tục, tức là người vị kỷ theo nghĩa thông thường, không phải là ai khác mà là một nhân vật được nói đi nói lại mãi đến nhàm trong những sách học luân lý của trẻ con và đã trở thành một đề tài ưa thích nhất của các cuốn tiểu thuyết, nhưng trên thực tế chỉ là một trường hợp ngoại lệ, chứ quyết không phải là đại biểu cho người tư sản tham lam. Trái lại người tư sản tham lam không việc gì phải từ bỏ "sự khuyên bảo của lương tâm", "niềm vinh dự", v.v. hoặc tự hạn chế mình ở độc một dục vọng là tham lam. Ngược lại, sự tham lam của họ đi liền với một loạt dục vọng khác - dục vọng chính trị, v.v. - mà việc thoả mãn chúng thì người tư sản quyết không hy sinh. Chúng ta không đi sâu vào vấn đề ấy, bây giờ chúng ta bàn về "sự hy sinh" của Stiếc-nơ. Ở đây, thánh Ma-xơ đem một cái tự khác chỉ tồn tại trong quan niệm của thánh Ma-xơ thay thế cho cái tự hy sinh bản thân. Ông ta khiến cho "người không thuần khiết" vứt bỏ những đặc tính chung như "tình cảm cao đẹp", "sự xấu hổ", "sự nhút nhát", "lòng vinh dự", v.v. và thậm chí ông ta không đặt câu hỏi xem Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 350 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN. - HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC. TẬP I HỘI NGHỊ TÔN GIÁO LAI-PXÍCH.- III. THÁNH MA-XƠ 351 175 người không thuần khiết thật ra có những đặc tính ấy không. Làm như thể là "người không thuần khiết" nhất thiết phải có tất cả những phẩm chất ấy! Nhưng nếu như "người không thuần khiết" có tất cả những cái đó thì việc hy sinh tất cả những đặc tính ấy vẫn không có nghĩa là hy sinh bản thân mình mà chỉ xác nhận một sự thật - sự thật này thậm chí được chứng minh trong đạo đức "nhất trí với bản thân", - là: vì một dục vọng mà hy sinh nhiều dục vọng khác. Và, sau hết, theo cái lý luận ấy, thì tất cả những gì mà Xăng- sô làm và tất cả những gì mà Xăng-sô không làm, đều là "hy sinh". Dù ông ta muốn hay không muốn giữ lập trường đó...1* 1* Trong bản thảo bị mất đoạn tiếp theo đoạn này. Còn lưu được không đầy đủ đoạn bị gạch bỏ sau đây: "... ông ta là người vị kỷ, là sự tự phủ định của bản thân mình. Khi ông ta theo đuổi một lợi ích, ông ta phủ định sự dửng dưng đối với lợi ích đó. Khi ông ta làm một việc gì, ông ta phủ định sự lười biếng. Vì thế đối với Xăng-sô, "một người vị kỷ theo nghĩa thông thường", không có gì dễ hơn là chứng minh cho "hòn đá cản trở" của ông ta rằng ông ta luôn luôn phủ định bản thân, vì ông ta luôn luôn phủ định mặt đối lập của cái mà ông ta làm, nhưng không bao giờ phủ định lợi ích thực sự của mình. Theo lý luận tự phủ định của mình, Xăng-sô có thể kêu lên (ở tr.80) rằng: "Thí dụ, chẳng lẽ sự không vụ lợi là không hiện thực và không tồn tại ở đâu cả hay sao? Ngược lại, không có gì là bình thường hơn thế cả!". Chúng ta thực sự vui mừng về "sự không vụ lợi" của ý thức của những người tiểu tư sản Đức... Ông ta lập tức đưa ra một thí dụ hay về sự không vụ lợi ấy bằng cách viện dẫn cô nhi viện Phran-kê, viện dẫn Ô'Cô-nen, thánh Bô-ni-pha-xi-út, Rô-be-xpi-e, Khuê-nơ... Về Ô'Cô-nen, mọi đứa bé ở nước Anh đều biết điều đó. Chỉ ở nước Đức và đặc biệt ở Béc-lin, người ta mới có thể nghĩ rằng Ô'Cô-nen là "không vụ lợi". - Ô-Cô-nen, một người "làm việc không biết mệt mỏi" để nuôi nấng những đứa con ngoài giá thú và để tăng thêm của cải của mình; một người đã không uổng công đổi cái nghề luật sư béo bở của mình (mỗi năm 10.000 pao) lấy cái nghề làm nhà cổ động béo bở hơn Mặc dù1* thánh Ma-xơ nói ở tr.420: Trên những cánh cửa của [thời đại ] chúng ta, có ghi không phải là những tử... "hãy biết rõ bản thân mình" mà là "hãy thực hiện giá trị của bản thân mình" (ở đây người thầy giáo của chúng ta lại đem việc thực hiện giá trị một cách hiện thực mà ông ta đã tìm ra trong đời sống, biến thành điều răn đạo đức về việc thực hiện). - nhưng "câu cách ngôn ở đền thờ A-pô-lông"84 phải có hiệu lực nếu không phải là với người "tự hy sinh" trước kia, thì với "người vị kỷ theo nghĩa thông thường": "Hãy nhận rõ thêm nữa bản thân các anh", hãy nhận rõ anh thực sự là cái gì và từ bỏ cái cuồng vọng muốn trở thành một cái gì khác với cái các anh vẫn là". "Bởi vì": "Việc đó dẫn đến hiện tượng chủ nghĩa vị kỷ bị lừa dối , t rong đó tôi thoả mãn không phải bản thân tôi, mà chỉ thoả mãn một trong những ham thích của tôi, chẳng hạn sự (mỗi năm từ 20.000 đến 30.000 pao) - đặc biệt là ở Ai-rơ-len, nơi mà ông ta không có một đối thủ cạnh tranh nào cả; một người với tư cách là một người môi giới đã "nhẫn tâm" bóc lột những nông dân Ai-rơ-len, khiến họ phải sống chung với lợn của họ, còn bản thân ông ta - ông vua Đan ấy - thì duy trì cả một trang viện kiểu công tước trong cung điện của mình tại quảng trường Me-ri-ôn và dồng thời không ngớt than vãn về tình cảnh cùng khổ của những nông dân ấy, "vì ông ta bị lôi cuốn bởi một dục vọng không thể kìm được". Ông ta luôn luôn đẩy phong trào đến cái mức khiến ông ta có thể bảo đảm cho mình cống vật của cả nước và địa vị lãnh tụ và hàng năm, sau khi thu cống vật, ông ta liền thôi mọi công việc cổ động để phè phỡn trong lãnh địa của mình tại Đe-ri-nây. Do cái trò bịp bợm về pháp lý của mình, cái trò đã được dùng trong nhiều năm và do việc lợi dụng cực kỳ vô sỉ mọi phong trào mà ông ta đã tham gia, nên Ô'Cô-nen đã bị ngay cả bọn tư sản Anh khinh miệt, mặc dù, nói chung, ông ta rất có lợi cho chúng. Tuy nhiên, rõ ràng rằng đối với thánh Ma-xơ, người đã phát hiện ra chủ nghĩa vị kỷ thực sự, thì điều hết sức quan trọng là chứng minh rằng sự không vụ lợi xưa nay đã thống trị thế giới. Vì vậy, ông ta cũng thốt ra một luận đề vĩ đại (Vi-găng, tr.165) nói rằng thế giới là "không vụ lợi từ xửa từ xưa". Nhiều lắm mới có thể nói rằng "người vị kỷ" thỉnh thoảng xuất hiện với tư cách là người tiên khu của Stiếc-nơ và "lật đổ nhiều dân tộc"". 1* Ở đầu trang này Mác ghi: "III. Ý thức". Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 352 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN. - HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC. TẬP I HỘI NGHỊ TÔN GIÁO LAI-PXÍCH.- III. THÁNH MA-XƠ 353 176 khao khát hạnh phúc. - Tất cả những công việc và hành động của các anh đều chỉ là chủ nghĩa vị kỷ ngấm ngầm, ẩn giấu. .. chủ nghĩa vị kỷ vô ý thức, nhưng chính vì t hế mà không phải là chủ nghĩa vị kỷ mà là sự nô lệ, sự tôi t ớ, sự hy sinh. Các anh hùng là những người vị kỷ và đồng thời cũng không phải là những người vị kỷ, vì các anh từ bỏ chủ nghĩa vị kỷ" (tr.217). "Không một con cừu nào, không một con chó nào lại cố gắng trở thành "một người vị kỷ" thực sự" (tr.443)" không một con vật nào "lại kêu gọi những con vật khác: "Hãy nhận rõ thêm nữa và thêm nữa bản thân các anh, hãy nhận rõ các anh thực sự là cái gì" - "Chính vì bản tính của các anh" là vị kỷ, "các anh là những bản tính" vị kỷ, "tức là" những người vị kỷ. "Nhưng chính vì các anh đã luôn luôn là như thế, các anh không cần phải trở lại thành như thế" (như trên). Các anh là cái gì thì ý thức của các anh cũng thuộc về cái đó, và vì các anh là những người vị kỷ, nên các anh cũng có cái ý thức phù hợp với chủ nghĩa vị kỷ của các anh và như vậy là các anh không có một lý do nào để theo lời thuyết giáo đạo đức của Stiếc-nơ mà sa vào sự trầm tư mặc tưởng mà sám hối. Ở đây Stiếc-nơ lại lợi dụng mưu chước triết học cũ mà chúng ta sẽ còn nói tới. Nhà triết học không nói thẳng ra: các anh không phải là con người. Ông ta nói: các anh luôn luôn là con người, nhưng các anh không có ý thức về cái mà các anh là, và chính vì vậy mà trên thực tế các anh không phải là con người thật sự. Vì vậy bề ngoài của các anh không phù hợp với bản chất của các anh. Các anh là người và không phải là người. Bằng con đường vòng quanh, nhà triết học thừa nhận ở đây rằng những người nhất định và những hoàn cảnh nhất định thì phù hợp với một ý thức nhất định. Nhưng đồng thời ông ta lại tưởng tượng rằng yêu cầu đạo đức mà ông ta đề ra cho con người, - yêu cầu họ cải biến ý thức của họ, - cũng sẽ dẫn đến ý thức được cải biến ấy, còn ở những người đã thay đổi do sự thay đổi của những điều kiện kinh nghiệm, và dĩ nhiên là hiện đang có ý thức khác, thì ông ta không thấy cái gì khác ngoài [ý thức] đã thay đổi. - Đối với [cái ý thức] của các anh, [cái ý thức mà các anh đang bí mật] theo đuổi thì cũng thế; [xét theo] ý nghĩa [đó] các anh là những người vị kỷ [ẩn giấu không tự giác] - tức là các anh thực sự là những người vị kỷ chừng nào các anh không tự giác, nhưng các anh là những người không vị kỷ chừng nào các anh tự giác. Hoặc là: cơ sở của ý thức hiện nay của các anh là một tồn tại nhất định, tồn tại này không trùng hợp với tồn tại mà tôi yêu cầu; ý thức của các anh là ý thức của người vị kỷ, mà người vị kỷ đó không được là như thế, và do đó ý thức ấy chỉ rõ rằng bản thân các anh là những người vị kỷ mà các anh không được là những người vị kỷ như thế, nói cách khác: các anh phải là khác với các anh trên thực tế. Toàn bộ sự tách rời ấy giữa ý thức với những cá nhân tạo thành cơ sở của ý thức và với những điều kiện hiện thực của những cá nhân ấy, cái ảo tưởng ấy, cái ảo tưởng cho rằng người vị kỷ của xã hội tư sản hiện nay không có cái ý thức phù hợp với chủ nghĩa vị kỷ của người ấy, - tất cả những điều đó chỉ là cái trò triết học cũ ngớ ngẩn mà ở đây Jacques le bonhomme đã tiếp thu một cách sùng bái và bắt chước1 *. Chúng ta hãy dừng lại ở cái "thí dụ xúc động" của Stiếc-nơ về người tham lam. Ông ta muốn thuyết phục kẻ tham lam đó, một kẻ tham lam không phải là "người tham 1* Tiếp theo là đoạn bị gạch bỏ trong bản thảo: "Cái trò ngớ ngẩn ấy tỏ ra buồn cười hơn hết trong lịch sử, trong đó nhận thức của thời đại sau về thời đại trước tất nhiên là khác với nhận thức của thời đại trước về bản thân thời đại đó, - chẳng hạn, người Hy Lạp nhận thức về bản thân mình bằng con mắt của người Hy Lạp, chứ không như hiện nay chúng ta nhận thức về họ và trách người Hy Lạp rằng họ không nhận thức về bản thân họ giống như nhận thức của chúng ta về họ, nghĩa là không "nhận thức về họ đúng như họ đã tồn tại trên thực tế" - trách như thế chẳng khác gì trách họ rằng tại sao họ là người Hy Lạp". Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 354 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN. - HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC. TẬP I HỘI NGHỊ TÔN GIÁO LAI-PXÍCH.- III. THÁNH MA-XƠ 355 177 lam" nói chung mà là "anh A hay anh B" tham lam, một kẻ tham lam "duy nhất", có tính chất xác định hoàn toàn cá biệt, kẻ mà sự tham lam của anh ta không phải là phạm trù "sự tham lam" (phạm trù mà thánh Ma-xơ đã trừu tượng hoá từ trong biểu hiện bao quát, phức tạp, "duy nhất" của cuộc sống của ông ta), cũng "không phụ thuộc vào chỗ những người khác" (chẳng hạn thánh Ma-xơ) "xếp nó vào mục nào", - ông ta muốn thuyết phục người tham lam ấy bằng những điều răn đạo đức rằng anh ta "thoả mãn không phải bản thân mình, mà một trong những dục vọng của mình". [Nhưng "anh chỉ là anh trong một khoảnh khắc thôi, chỉ với tư cách là cái trong khoảnh khắc thì anh mới tồn tại thực sự. Cái tách rời khỏi anh, khỏi cái trong khoảnh khắc" là một cái gì cao cả tuyệt đối, chẳng hạn như tiền. Nhưng nếu "nói cho đúng ra", "đối với anh", tiền cũng là sự hưởng thụ tối cao, nếu đối với anh tiền là hoặc không phải là một cái gì "cao cả tuyệt đối"...]1* thì có thể "hy sinh" bản thân chăng? - Ông ta phát hiện ra rằng sự tham lam đang ngày đêm chiếm hữu tôi; nhưng nó chỉ chiếm hữu tôi trong sự phản tư của ông ta thôi. Đó chính là ông ta đem vô số khoảnh khắc trong đó tôi luôn luôn vẫn là tôi trong khoảnh khắc, luôn luôn vẫn là bản thân tôi, luôn luôn vẫn là tôi hiện thực, biến thành "ngày và đêm", - giống như chỉ có ông ta bao quát những khoảnh khắc biểu hiện khác nhau của cuộc sống của tôi vào trong một luận đoán đạo đức, và khẳng định rằng chúng được dùng để thoả mãn sự tham lam ấy. Khi thánh Ma-xơ phán rằng tôi chỉ thoả mãn một trong những dục vọng của tôi, chứ không phải bản thân tôi thì ông ta đem cái tôi, với tính cách là thực thể hoàn toàn hoàn chỉnh, đối lập với bản thân tôi. "Thế thì thực thể hoàn toàn hoàn chỉnh ấy là cái gì? Chắc chắn rằng đó không phải là cái trong khoảnh khắc 1* Tiếp theo là một đoạn mà bản thảo đã bị hư hại nặng. của anh, không phải là anh trong khoảnh khắc hiện nay", vì vậy, theo ý nghĩ của bản thân thánh Ma-xơ, nó là "bản chất" thần thánh (Vi- găng, tr.171). Khi "Stiếc-nơ" nói rằng tôi phải thay đổi ý thức của tôi, thì về phần tôi, tôi biết rằng ý thức trong khoảnh khắc của tôi cũng thuộc về tồn tại trong khoảnh khắc của tôi, và thánh Ma-xơ khi phủ nhận ý thức ấy của tôi thì với tư cách là một nhà đạo đức ẩn dật, bài xích toàn bộ phương thức sống của tôi1*. Và sau đó - "chẳng lẽ chỉ khi anh nghĩ đến bản thân anh thì anh mới tồn tại, chẳng lẽ chỉ nhờ có tự ý thức thì anh mới tồn tại sao?" (Vi-găng, tr.157-158). Liệu tôi có thể là một người nào khác chứ không phải là người vị kỷ được không? Liệu Stiếc-nơ, chẳng hạn, có thể là một người nào khác chứ không phải là người vị kỷ được không - dù có phủ nhận hay không phủ nhận chủ nghĩa vị kỷ, thì cũng thế sao? "Các anh là những người vị kỷ, các anh lại không phải là những người vị kỷ, vì các anh từ bỏ chủ nghĩa vị kỷ" anh đã thuyết giáo như vậy. Đúng là một vị thầy giáo ngây thơ, "bị lừa dối" "không được thừa nhận"! Nhưng tình hình lại ngược hẳn lại. Chúng tôi, những người vị kỷ theo nghĩa thông thường, chúng tôi, những người tư sản, biết rõ rằng: charité bien ordonnée commence par soi-même2* và từ lâu chúng tôi đã giải thích câu cách ngôn: "Thương người như thể thương thân" theo nghĩa là mỗi một người đều là người thân của mình. Nhưng chúng tôi phủ nhận rằng chúng tôi là những người vị kỷ tàn nhẫn, những người bóc lột, những người vị kỷ thông thường có trái tim không thể thấm nhuần những tình cảm cao đẹp và coi lợi ích của người thân của mình là lợi ích của bản thân mình, - và nói riêng chúng ta với nhau, điều này chỉ có nghĩa là chúng ta coi lợi ích của chúng ta là lợi ích của người 1* Ở đây, ở đầu trang bản thảo, Mác lại ghi chú "III (Ý thức)". 2* - Sự từ thiện đúng đắn thì bắt đầu từ bản thân Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 356 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN. - HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC. TẬP I HỘI NGHỊ TÔN GIÁO LAI-PXÍCH.- III. THÁNH MA-XƠ 357 178 thân của chúng ta. Anh phủ nhận chủ nghĩa vị kỷ "thông thường' của người vị kỷ duy nhất chỉ vì anh "từ bỏ những quan hệ tự nhiên của anh với thế giới". Vì thế anh không hiểu được rằng chúng ta làm cho chủ nghĩa vị kỷ thực tế đạt tới sự hoàn thiện chính là bằng cách từ bỏ lời nói suông chủ nghĩa vị kỷ, - chúng ta là những người quan tâm thực hiện những lợi ích vị kỷ thực sự chứ không phải lợi ích thần thánh của chủ nghĩa vị kỷ. Song, cũng có thể thấy trước - và ở đây, người tư sản lạnh lùng quay lưng lại với thánh Ma-xơ, - rằng nếu như các anh, những thầy giáo Đức, biện hộ cho chủ nghĩa vị kỷ, thì các anh tuyên bố không phải cái chủ nghĩa vị kỷ thực sự "thế tục và rõ như ban ngày" ("Thánh thư", tr.455), tức là "không phải cái mà người ta gọi là" chủ nghĩa vị kỷ, mà là chủ nghĩa vị kỷ theo nghĩa không thông thường, theo nghĩa của thầy giáo phổ thông, tức là chủ nghĩa vị kỷ triết học hoặc du đãng. Như vậy, người vị kỷ theo nghĩa không thông thường "chỉ bây giờ mới được phát hiện ra". "Chúng ta hãy khảo sát kỹ hơn một chút cái mới được phát hiện ra ấy" (tr.13). Xuất phát từ điều vừa trình bày ta có thể thấy rõ ngay rằng bây giờ, những người vị kỷ trước kia chỉ cần thay đổi ý thức của mình là trở thành những người vị kỷ theo nghĩa không thông thường, rằng do vậy, người vị kỷ nhất rí với bản thân chỉ khác với người vị kỷ trước kia ở ý thức, tức là chỉ ở chỗ người đó là người có tri thức, là nhà triết học. Căn cứ vào toàn bộ quan điểm lịch sử của thánh Ma-xơ, có thể thấy thêm rằng nếu những người vị kỷ trước kia chỉ bị "cái thần thánh" thống trị, thì người vị kỷ thực sự cũng chỉ cần phải chống "cái thần thánh" mà thôi. Lịch sử "duy nhất" đã chỉ cho chúng ta thấy rằng thánh Ma-xơ đã biến như thế nào những quan hệ lịch sử thành những tư tưởng, rồi sau đó biến như thế nào người vị kỷ thành người có tội chống lại những tư tưởng ấy; ông ta đã biến như thế nào mọi sự tự khẳng định vị kỷ chủ nghĩa thành tội lỗi chống lại những tư tưởng ấy - biến như thế nào, chẳng hạn, quyền lực của những kẻ có đặc quyền thành tội lỗi chốnglại tư tưởng về bình đẳng, thành tội lỗi của chế độ chuyên chế. Vì vậy, về tư tưởng tự do cạnh tranh chúng ta có thể đọc thấy trong "Thánh thư", rằng sở hữu tư nhân được tác giả coi là (tr.155) "cái cá nhân"... của người vị kỷ tự hy sinh... Vĩ đại... tất yếu và không thể khuất phục được... chỉ có thể thắng được bằng cách biến chúng thành một cái gì thần thánh và sau đó khẳng định rằng ông ta xoá bỏ tính thần thánh trong chúng, tức là xoá bỏ cái quan niệm thần thánh của mình về chúng, - tức là xoá bỏ bản thân chúng, vì chúng chỉ tồn tại ở ông ta, tức ở vị thánh1*. Tr.502*: "Anh tồn tại như thế nào trong mỗi khoảnh khắc thì Anh cũng là vật sáng tạo của Anh như thế ấy và chính trong vật sáng tạo ấy, Anh không được làm mất bản thân Anh, tức người sáng tạo. Bản thân Anh là một thực thể cao hơn bản thân Anh, nghĩa là Anh không chỉ là vật sáng tạo mà còn là người sáng tạo; và đó là điều mà với tính cách là một người vị kỷ không tự nguyện, Anh bỏ quên mất và vì vậy cái thực thể cao hơn ấy là một cái gì xa lạ với Anh". Ở tr.239 của "Thánh thư", cũng sự sáng suốt ấy được trình bày dưới một hình thức hơi khác: "Loài là cái hư vô" (sau này loài trở thành một loại vật, xem "Sự tự hưởng thụ", "và khi một cá nhân vượt lên trên những tính hạn chế của cá tính của mình thì chính ở đây, bản thân người đó mới biểu hiện ra là một cá nhân; chỉ chừng nào người đó không còn như mình hi ện đang tồn tại thì người ấy mới tồn tại, nếu không như thế thì người ấy sẽ đờ ra, sẽ chết". Đối với những lời lẽ ấy, đối với "vật sáng tạo" ấy của mình, Stiếc-nơ lập tức bắt đầu xử sự như "người sáng tạo", "tuyệt nhiên không làm mất bản thân mình trong chúng": "Anh tồn tại chỉ trong khoảnh khắc, chỉ với tư cách là cái t rong khoảnh khắc, thì Anh mới tồn tại thực sự... Trong mỗi khoảnh khắc Tôi mới hoàn toàn là cái như Tôi 1* Bản thảo đoạn này chỉ lưu được một phần. 2* Mác ghi ở đầu trang: "II (Người sáng tạo và vật sáng tạo)". Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 358 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN. - HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC. TẬP I HỘI NGHỊ TÔN GIÁO LAI-PXÍCH.- III. THÁNH MA-XƠ 359 179 đang tồn tại... Cái tách rời khỏi Anh, tức là khỏi cái trong khoảnh khắc" là một cái gì "cao cả tuyệt đối"... (Vi-găng, tr.170); còn ở tr.171 (như trên), "thực thể của Anh" được xác định là "thực thể trong khoảnh khắc của Anh". Tuy trong "Thánh thư" thánh Ma-xơ nói rằng ngoài cái thực thể trong khoảnh khắc, ông ta còn là một thực thể khác, cao hơn, nhưng trong "Bình luận có tính chất biện hộ", "thực thể trong khoảnh khắc" của cá nhân ông ta được đồng nhất với "thực thể hoàn toàn hoàn chỉnh" của ông ta, và mỗi thực thể với tính cách là "thực thể trong khoảnh khắc" được biến thành "thực thể cao cả tuyệt đối". Do đó, trong "Thánh thư", trong mỗi khoảnh khắc ông ta là một thực thể cao hơn so với ông ta trong khoảnh khắc ấy, còn trong "Bình luận", tất cả cái gì không trực tiếp là ông ta trong khoảnh khắc ấy thì đều là "thực thể cao cả tuyệt đối", là thực thể thần thánh. - Và sau toàn bộ sự phân đôi ấy, chúng ta đọc thấy ở tr.200 "Thánh thư" như sau: "Tôi không biết gì về sự phân đôi thành cái Tôi "không hoàn thiện" và cái Tôi "hoàn thiện"". Bây giờ "người vị kỷ nhất trí với bản thân" không còn phải hy sinh bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc_mac_va_ph_anghen_toan_tap_tap_3_phan_4_26.pdf
Tài liệu liên quan