Cuốn sách Con đường bên ngoài mọi con đường

Ngay lần đọc đầu tiên, tôi đã cảm thấy rân ran khắp

người. Lần đọc thứhai, tâm trí tôi trởthành giống như

đông lại. Đến lần đọc thứba, tôi tìm tâm trí mình và thấy

nó nhão ra trên sàn. Bạn đọc thân mến, cảnh báo trước:

loạt bài nói này vềSarvasar Upanishad không dành cho

những kẻnhát gan. Nó là phá huỷdần tất cảnhững cái

mà người ta níu bám vào nhân danh cá tính mình. Cho

nên nếu bạn muốn vẫn còn nhưbạn hiện thế, dừng lại

bây giờ; bằng không, những lời này sẽám ảnh bạn và

bạn sẽchẳng bao giờnhưcũnữa.

Những lời này đã được nói ra bởi ai đó, người đã trở

thành sựvắng mặt, người đã trởthành phương tiện cho

sựtồn tại, phương tiện sẽmang bạn tới cánh cửa nơi

chân lí tựhiển lộmình trong thuần khiết toàn bộcủa nó.

Trong những bài nói này vềSarvasar Upanishad,

Osho thổi luồng sinh khí vào nhưng văn bản cổ đại.

Người trình bày chúng theo cách mà con người hiện đại

có thểhiểu được, theo cách đem ý nghĩa vào những hỗn

loạn xảy ra trên khắp thếgiới. Những chân lí này đã

được biết tới trong hàng thếkỉrồi và nhưOsho nói, "Đã

được nói thường xuyên, nhưng chúng không thểnào

được hiểu chỉbởi việc nói, chỉhiểu được bởi việc sống.

Sống nó là cách duy nhất đểbiết nó." Mối quan tâm của

người là ởchỗcái thực bên trong bạn bắt đầu lớn lên và

rằng nó không trởthành tri thức thêm nữa. Theo khía

cạnh này, người quan tâm rất nhiều tới việc hướng dẫn

bạn đi qua những đồng nhất giảtạo đểcho bạn không trở

thành giống nhưcon lừa chất nặng sách vở.

Sâu bướm, ngay cảkhi nó nhìn thấy bướm bay, cũng

không có ý tưởng rằng điều này sẽlà định mệnh tối

thượng của nó. Khi bạn uống những lời này, điều gì đó

xảy ra bên ngoài những lời này, và bạn có thểkinh

nghiệm tựdo của việc là con bướm bay trên bầu trời

rộng mở.

Upanishad này bắt đầu với câu hỏi: "Tù túng là gì?

Giải thoát là gì?" và kết thúc với câu hỏi, "Ta không là

người làm - làm sao có thểcó tù túng hay giải thoát cho

ta?" Nếu đây là câu trảlời, sao nó lại không được cho

ngay từ đầu? Lí do là ởchỗUpanishad này là quá trình

từng bước hướng tới chứng ngộ, quá trình làm tan biến

dần, nơi người tìm kiếm được đưa tới trạng thái vô câu

hỏi. Thông điệp bản chất được nêu là ởchỗthực tại tối

thượng là một. "Không có phân tách các cá nhân, chỉcó

một sựtồn tại phổquát."

Một trong những chỉtrích đã được nêu ra trong quá

khứcho quan điểm này đã là: nếu đây là hoàn cảnh, thì

chẳng còn gì đểlàm trong cuộc sống cả; rằng chẳng có

đúng hay sai, không tội lỗi hay đức hạnh, rằng bất kì

điều gì bạn làm cũng đều tốt. Tuy nhiên, Osho đã làm rõ

ràng rằng đây không phải là ý định của người chứng

ngộ. Mục đích duy nhất của họlà giúp bạn buông bỏcấu

trúc bản ngã và tan biến vào trong thực tại cái một. Quá

trình tan biến này đưa chúng ta vào cuộc hành trình qua

bốn trạng thái của tâm thức và năm thể. Bốn trạng thái

tâm thức là thức, mơ, ngủvà turiya. Năm thểlà thểvật

lí, năng lượng, tâm trí, nhận biết và phúc lạc. Sau khi

giải thích cách chúng ta trải qua năm thểnày, Osho lập

|

|

v

16/05/2010 - 1/ 3 vi

tức bắt đầu nói vềsướng và khổ. Người giải thích rằng lí

do cho điều này là ởchỗnói vềnăm thểriêng chẳng ích

lợi gì cho chúng ta chừng nào chúng ta còn chưa biết

nguyên nhân của đồng nhất của mình với thân thểvật lí.

Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta

đều nghĩrằng chúng ta đang có nó từthân thểmình. Bất

kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho

rằng chúng ta nhận nó từai đó khác. Sựtù túng với thân

thểlà bởi vì chúng ta nói rằng thân thểlà nguồn gốc của

mọi sướng còn bất kì khổnào đều do người khác gây

ra." Tuy nhiên Osho còn tiếp tục nói rằng, "Thân thểlà

nguồn gốc của cảsướng và khổ. Chúng sẽphủ định lẫn

nhau, và thếthì bạn sẽphải tìm cái là nguồn gốc của

phúc lạc."

Cho nên đồng nhất vẫn còn dai dẳng bởi vì gắn bó

của chúng ta với cái mà chúng ta gọi là tri thức. Vấn đề

là ởchỗtất cảcác tri thức của chúng ta đều tới từngười

khác. "Bất kì điều gì chúng ta có, chúng ta đều đã nhận

từngười khác. Đó là lí do tại sao chúng ta đứng ăn xin

trước người khác cả đời mình. Chúng ta sợrằng nếu

người khác từchối hỗtrợcho chúng ta, chúng ta sẽtuột

đi và biến mất." Với tan biến của bản ngã chúng ta đi tới

việc biết vốn là trạng thái của hiện hữu và không phụ

thuộc vào bất kì đối tượng nào. Bản ngã là bịa đặt của

riêng chúng ta và phụthuộc vào cái gọi là tri thức. Tâm

thức không phải là bịa đặt của chúng ta, nó tồn tại trước

khi thân thể được sinh ra và sẽtồn tại sau khi thân thể

chết đi.

Chung cuộc, Osho nói, "Chỉcó một cách và đó là

cởi bỏtất cảtri thức của chúng ta nhưquần áo và gạt nó

sang bên, trởthành trần trụi, nhưnó đã thế. Theo cùng

cách này, khi bạn có thểtrởthành được trần trụi với mọi

tri thức, khải lộbên trong xảy ra. "

Tôn giáo vậy "là nghệthuật chết, nghệthuật triệt

tiêu. Bản ngã của chúng ta phải biến mất theo cách mà

nó không bao giờcó thể được tìm thấy lại, sao cho chỉ

cái trống rỗng là còn lại. Chỉtrong cái trống rỗng đó mà

chúng ta mới có thểhiểu ra bản tính thực của mình.

Cầu cho bạn tan biến trong báu vật này của huyền

môn phương Đông và cầu cho hoa mưa rào lên bạn.

Swami Anand Yogendra, B.A., Ll.B.

Poona, 12/1989

pdf263 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cuốn sách Con đường bên ngoài mọi con đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
| | OSHO Con đường bên ngoài mọi con đường Bài nói về Sarvasat Upanishad HÀ NỘI 5/2010 OSHO The Way beyond Any Way Talks on the Sarvasar Unpanishad | | i 16/05/2010 - 1/ 1 ii Mục lục Giới thiệu ........................................................................................ iii 1. Một thuyền, hai lữ khách .............................................................. 1 2. Truy tìm....................................................................................... 43 3. Hiền nhân trả lời ......................................................................... 75 4. Bốn trạng thái của tồn tại............................................................ 99 5. Cuộc tìm kiếm cá nhân............................................................. 123 6. Thể vật lí và năng lượng........................................................... 149 7. Thể trí và các thể nhận biết và phúc lạc................................... 177 8. Vượt ra ngoài giác quan........................................................... 213 9. Bạn là nhà tù riêng của mình.................................................... 241 10. Chúng ta là điều ta làm........................................................... 265 11. Vĩnh hằng là gì?...................................................................... 299 12. Tình yêu là tự do..................................................................... 327 13. Bạn còn nhiều hơn bạn tưởng ............................................... 351 14. Chấm dứt ảo tưởng................................................................ 371 15. Kẻ hầu đã trở thành chủ ......................................................... 407 16. Bên ngoài tất cả - nhân chứng ............................................... 443 17. Như thế là bí ẩn này ............................................................... 477 Về Osho........................................................................................ 505 | | iii 16/05/2010 - 1/ 2 iv Giới thiệu Ngay lần đọc đầu tiên, tôi đã cảm thấy rân ran khắp người. Lần đọc thứ hai, tâm trí tôi trở thành giống như đông lại. Đến lần đọc thứ ba, tôi tìm tâm trí mình và thấy nó nhão ra trên sàn. Bạn đọc thân mến, cảnh báo trước: loạt bài nói này về Sarvasar Upanishad không dành cho những kẻ nhát gan. Nó là phá huỷ dần tất cả những cái mà người ta níu bám vào nhân danh cá tính mình. Cho nên nếu bạn muốn vẫn còn như bạn hiện thế, dừng lại bây giờ; bằng không, những lời này sẽ ám ảnh bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ như cũ nữa. Những lời này đã được nói ra bởi ai đó, người đã trở thành sự vắng mặt, người đã trở thành phương tiện cho sự tồn tại, phương tiện sẽ mang bạn tới cánh cửa nơi chân lí tự hiển lộ mình trong thuần khiết toàn bộ của nó. Trong những bài nói này về Sarvasar Upanishad, Osho thổi luồng sinh khí vào nhưng văn bản cổ đại. Người trình bày chúng theo cách mà con người hiện đại có thể hiểu được, theo cách đem ý nghĩa vào những hỗn loạn xảy ra trên khắp thế giới. Những chân lí này đã được biết tới trong hàng thế kỉ rồi và như Osho nói, "Đã được nói thường xuyên, nhưng chúng không thể nào được hiểu chỉ bởi việc nói, chỉ hiểu được bởi việc sống. Sống nó là cách duy nhất để biết nó." Mối quan tâm của người là ở chỗ cái thực bên trong bạn bắt đầu lớn lên và rằng nó không trở thành tri thức thêm nữa. Theo khía cạnh này, người quan tâm rất nhiều tới việc hướng dẫn bạn đi qua những đồng nhất giả tạo để cho bạn không trở thành giống như con lừa chất nặng sách vở. Sâu bướm, ngay cả khi nó nhìn thấy bướm bay, cũng không có ý tưởng rằng điều này sẽ là định mệnh tối thượng của nó. Khi bạn uống những lời này, điều gì đó xảy ra bên ngoài những lời này, và bạn có thể kinh nghiệm tự do của việc là con bướm bay trên bầu trời rộng mở. Upanishad này bắt đầu với câu hỏi: "Tù túng là gì? Giải thoát là gì?" và kết thúc với câu hỏi, "Ta không là người làm - làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta?" Nếu đây là câu trả lời, sao nó lại không được cho ngay từ đầu? Lí do là ở chỗ Upanishad này là quá trình từng bước hướng tới chứng ngộ, quá trình làm tan biến dần, nơi người tìm kiếm được đưa tới trạng thái vô câu hỏi. Thông điệp bản chất được nêu là ở chỗ thực tại tối thượng là một. "Không có phân tách các cá nhân, chỉ có một sự tồn tại phổ quát." Một trong những chỉ trích đã được nêu ra trong quá khứ cho quan điểm này đã là: nếu đây là hoàn cảnh, thì chẳng còn gì để làm trong cuộc sống cả; rằng chẳng có đúng hay sai, không tội lỗi hay đức hạnh, rằng bất kì điều gì bạn làm cũng đều tốt. Tuy nhiên, Osho đã làm rõ ràng rằng đây không phải là ý định của người chứng ngộ. Mục đích duy nhất của họ là giúp bạn buông bỏ cấu trúc bản ngã và tan biến vào trong thực tại cái một. Quá trình tan biến này đưa chúng ta vào cuộc hành trình qua bốn trạng thái của tâm thức và năm thể. Bốn trạng thái tâm thức là thức, mơ, ngủ và turiya. Năm thể là thể vật lí, năng lượng, tâm trí, nhận biết và phúc lạc. Sau khi giải thích cách chúng ta trải qua năm thể này, Osho lập | | v 16/05/2010 - 1/ 3 vi tức bắt đầu nói về sướng và khổ. Người giải thích rằng lí do cho điều này là ở chỗ nói về năm thể riêng chẳng ích lợi gì cho chúng ta chừng nào chúng ta còn chưa biết nguyên nhân của đồng nhất của mình với thân thể vật lí. Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang có nó từ thân thể mình. Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho rằng chúng ta nhận nó từ ai đó khác. Sự tù túng với thân thể là bởi vì chúng ta nói rằng thân thể là nguồn gốc của mọi sướng còn bất kì khổ nào đều do người khác gây ra." Tuy nhiên Osho còn tiếp tục nói rằng, "Thân thể là nguồn gốc của cả sướng và khổ. Chúng sẽ phủ định lẫn nhau, và thế thì bạn sẽ phải tìm cái là nguồn gốc của phúc lạc." Cho nên đồng nhất vẫn còn dai dẳng bởi vì gắn bó của chúng ta với cái mà chúng ta gọi là tri thức. Vấn đề là ở chỗ tất cả các tri thức của chúng ta đều tới từ người khác. "Bất kì điều gì chúng ta có, chúng ta đều đã nhận từ người khác. Đó là lí do tại sao chúng ta đứng ăn xin trước người khác cả đời mình. Chúng ta sợ rằng nếu người khác từ chối hỗ trợ cho chúng ta, chúng ta sẽ tuột đi và biến mất." Với tan biến của bản ngã chúng ta đi tới việc biết vốn là trạng thái của hiện hữu và không phụ thuộc vào bất kì đối tượng nào. Bản ngã là bịa đặt của riêng chúng ta và phụ thuộc vào cái gọi là tri thức. Tâm thức không phải là bịa đặt của chúng ta, nó tồn tại trước khi thân thể được sinh ra và sẽ tồn tại sau khi thân thể chết đi. Chung cuộc, Osho nói, "Chỉ có một cách và đó là cởi bỏ tất cả tri thức của chúng ta như quần áo và gạt nó sang bên, trở thành trần trụi, như nó đã thế. Theo cùng cách này, khi bạn có thể trở thành được trần trụi với mọi tri thức, khải lộ bên trong xảy ra. " Tôn giáo vậy "là nghệ thuật chết, nghệ thuật triệt tiêu. Bản ngã của chúng ta phải biến mất theo cách mà nó không bao giờ có thể được tìm thấy lại, sao cho chỉ cái trống rỗng là còn lại. Chỉ trong cái trống rỗng đó mà chúng ta mới có thể hiểu ra bản tính thực của mình. Cầu cho bạn tan biến trong báu vật này của huyền môn phương Đông và cầu cho hoa mưa rào lên bạn. Swami Anand Yogendra, B.A., Ll.B. Poona, 12/1989 | | 1 16/05/2010 - 1/ 1 2 1 Một thuyền, hai lữ khách Aum. Cầu cho điều thiêng liêng bảo vệ cả hai chúng ta; Cầu cho điều đó chăm sóc cả hai chúng ta... Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng. Sáng lạn là việc biết của chúng ta. Cầu cho chúng ta không ghen tị. Aum, an bình, an bình, an bình Chắt lọc ra điều bản chất từ điều thông thường, điều không ý nghĩa đã là đủ khó rồi, nhưng thế rồi chắt lọc ra điều tinh tuý của tất cả những điều bản chất còn khó hơn nhiều lắm. Khám phá ra điều có ý nghĩa từ điều không có ý nghĩa đã không dễ dàng rồi, nhưng thế rồi chắt lọc ra ý nghĩa tối thượng từ tất cả những điều có ý nghĩa thì gần như không thể được. Tìm vàng trong cát bụi bộc lộ những thử thách và khó khăn riêng của nó, nhưng tìm ra tinh chất của vàng từ vàng thì gần như là không thể được. Ý nghĩa của Sarvasar, của Sarvasar Upanishad, là: điều tinh tuý, cái nền tảng nhất của tất cả mọi tri thức bí truyền đã từng được phát hiện ra. Điều bản chất mà thậm chí không thể bỏ đi lấy một lời, không cái gì có thể bị cắt bỏ đi, điều bản chất mà những cái thô thiển đã bị khử bỏ hết và chỉ bản thân sự thuần khiết là còn lại, từ đó mà cái thô thiển vốn là vàng đã được tách ra và chỉ còn "tính vàng" tuyệt đối mới được giữ lại - điều như thế chính là Upanishad này. Trong việc hiểu Upanishad này, những cánh cửa sẽ mở ra cho hiểu biết sâu sắc nhất mà những thiên tài của loài người đã biết tới. Do đó mới có cái tên của nó, Sarvasar: bí mật của các bí mật, bí ẩn bên trong mọi bí ẩn, điều bản chất của các điều bản chất. Một điều như vậy cũng là nguy hiểm nữa, bởi vì khi khoa học trở nên ngày một tinh vi, nó cũng trở thành ngày một khó nắm bắt hơn. Chân lí càng thuần khiết, nó càng đi xa hơn khỏi việc hiểu của chúng ta. Đấy không phải là lỗi của chân lí, đấy chỉ là việc hiểu của chúng ta bị giới hạn đến mức lỗ hổng giữa chúng ta và chân lí đã trở thành bao la. Lí do duy nhất cho điều này là ở sự | | 3 16/05/2010 - 1/ 2 4 không thuần khiết của chúng ta. Do đó, chân lí càng tinh tế, nó càng trở nên không thực tế cho chúng ta trong sự tồn tại hàng ngày của mình. Đó là lí do tại sao, mặc dầu tri thức tối thượng về cuộc sống đã được phát hiện ra trên đất nước này, tất cả mọi điều chúng ta làm là lãng phí thời gian đơn thuần nói về nó. Với chúng ta chưa bao giờ xuất hiện việc chúng ta phải sống nó. Và cho dù chúng ta có muốn sống nó, thì chúng ta cũng không biết cách nào để áp dụng nó - cho dù chúng ta quyết định làm điều này, chúng ta vẫn không biết phải bắt đầu đi vào chiều hướng nào. Nó sâu sắc, tinh tế tới mức chúng ta vứt bỏ mọi hi vọng về việc sống nó. Thế rồi, chỉ để tự lừa dối mình, chúng ta nói về nó và cảm thấy được an ủi. Cho nên chúng ta đã nói về nó hàng thế kỉ - và chúng ta đã nói về điều không thể nào được hiểu chỉ bởi việc nói nó, về điều chỉ có thể được biết bằng việc sống nó. Sống là cách duy nhất để biết nó. Chúng ta có thể hiểu nó chỉ nếu chúng ta hoà nhập nó vào trong các kiếp sống của mình. Sống nó là hiểu nó. Có những chiều hướng sâu sắc của cuộc sống nơi không lỗ hổng nào tồn tại giữa biết và hiện hữu; nơi biết nó và hiện hữu nó là một và như nhau; nơi hiện hữu nó là cách duy nhất để biết nó. Nhưng ‘hiện hữu’ dường như khó với chúng ta còn ‘biết về’ thì lại thấy dễ dàng, bởi vì tất cả những gì chúng ta thường ngụ ý qua việc biết là biết vài lời, vài học thuyết, vài triết lí, vài kinh sách. Trí tuệ của chúng ta trở nên được chất đầy với những lời và học thuyết, nhưng trái tim vẫn còn trống rỗng. Và không có tình huống nào nguy hiểm hơn điều này - nơi trí tuệ sẽ tạo ra ảo tưởng rằng người ta đã đạt tới, trong khi chẳng cái gì thực tế được đạt tới cả. Với trí tuệ như thế này, người ta cảm thấy rằng người ta tràn đầy, nhưng bên trong tất cả đều trống rỗng và hổng hoác, nghèo và khổ. Linh hồn vẫn còn sống trong ảo tưởng rằng nó là hoàng đế. Nhiều người bị lầm đường lạc lối bởi trí tuệ hơn bởi dốt nát, và nhiều người chết đuối trong khi ngồi trong con thuyền trí tuệ hơn là ngồi trong con thuyền giấy của dốt nát, bởi vì người ta có vẻ như biết rồi - mặc dầu người ta chẳng biết gì cả. Đó là lí do tại sao tôi đã nói rằng câu cách ngôn tinh tế của trí huệ tối thượng như trong Sarvasar Upanishad cũng là nguy hiểm; nỗi sợ là ở chỗ chúng ta có thể chỉ biến chúng thành đối tượng để nghĩ tới. Chúng ta có thể nghĩ về chúng, hiểu thấu chúng và thế rồi bị kết thúc với chúng. Do đó, tôi dặn trước các bạn rằng dấn thân vào các giáo huấn của Upanishad cũng giống như chơi với lửa. Upanishad không thể được hiểu mà không trở nên bị biến đổi. Nhìn vào nó như thế này: có những giáo huấn nào đó có thể được học cho dù chúng ta vẫn còn y nguyên như cũ. Người ta không cần tự biến đổi mình để học toán học hay lịch sử hay cái gì đó giống thế. Con người có thể vẫn còn như cũ còn việc học của người đó sẽ tích luỹ lại. Bản thể bên trong của người đó không cần trải qua bất kì biến đổi nào: người đó có thể vẫn còn như cũ và chỉ tích luỹ tri thức. Không cần gì tới cuộc cách mạng bên trong để trở thành nhà lịch sử hay nhà toán học hay nhà khoa học. Nhưng tôn giáo là vấn đề hoàn toàn khác. Trong tôn giáo biến đổi là cần thiết trước khi có thể thu được việc biết. Chừng nào bạn còn chưa thay đổi, bạn không thể | | 5 16/05/2010 - 1/ 3 6 nào hiểu được; bạn sẽ phải được biến đổi để hiểu. Chừng nào biến đổi còn chưa mang tính bản thể bên trong của bạn, tích luỹ trí tuệ sẽ không có tác dụng; chúng trở thành lừa dối, tự lừa dối. Đó là lí do tại sao tốt hơn cả là vẫn còn dốt nát thay vì tự lừa dối mình bằng giả tưởng sai lầm về tri thức, bởi vì người dốt nát ít nhất cũng còn khiêm tốn, người có học trở nên bản ngã và kiêu ngạo. Người dốt nát ít nhất cũng còn cảm thấy nỗi đau của cái trống rỗng trong mình và nước mắt chảy ra từ mắt người đó, nhưng người có học vênh váo, nước mắt của người đó đã khô mất rồi và cơn khát của người đó đã biến mất dần. Thậm chí nước giả cũng có khả năng thoả mãn cho cơn khát của người ta.... Chúng ta tất cả đều có những mơ thuộc loại này: bạn thực tế rất khát, và thế rồi bạn mơ rằng mình đang uống nước và cơn khát của bạn dịu đi. Theo cách này giấc ngủ của bạn không bị phá vỡ. Mơ được tạo ra chỉ để hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn. Nếu bạn cho rằng mơ quấy rối giấc ngủ của bạn, thế thì bạn không nhận biết về khoa học của mơ. Nếu bạn cho rằng không mơ, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn, thế thì bạn lầm. Bạn thậm chí sẽ không có khả năng ngủ được nếu bạn không có mơ. Thực tại, mơ đơn giản hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn. Bất kì khi nào giấc ngủ của bạn sắp bị phá vỡ, mơ sẽ tới để lừa bạn và giúp cho giấc ngủ của bạn tiếp tục. Bạn đang khát, nhưng nếu bạn không có mơ rằng bạn đang uống nước tại bờ sông thì giấc ngủ của bạn sẽ phải bị ngắt quãng, cơn khát là điều có xu hướng ép buộc thế. Nhưng bạn tạo ra mơ rằng bạn ở bờ sông, hay đang tắm trong hồ và uống nước thoả thích. Bạn có mơ này và cơn khát của bạn được dịu đi; nói được dịu đi là không đúng, thay vì thế nó dường như được dịu đi thôi, và như vậy giấc ngủ tiếp tục. Bạn đói, cho nên bạn mơ rằng bạn được mời tới bữa tiệc trong cung điện hoàng gia và do đó giấc ngủ của bạn không bị phá vỡ. Bạn đã kìm nén thôi thúc về dục của mình - bây giờ nó nảy sinh trong bạn trong mơ. Mơ đem tới phụ nữ đẹp ngay cả cho kẻ ăn mày... và giấc ngủ của bạn tiếp tục. Cũng như chúng ta làm dịu cơn khát bằng nước tưởng tượng trong mơ, điều đó cũng xảy ra trong cái gọi là trạng thái thức của chúng ta. Upanishad nói rằng trạng thái tỉnh thức của chúng ta cũng chỉ là mơ. Trong trạng thái mơ đó chúng ta đang che giấu dốt nát của mình bằng việc tích luỹ tri thức giả, bằng việc học và ghi nhớ nó. Do vậy giấc ngủ của chúng ta không bị phá vỡ và những chuyện trần tục của chúng ta có thể tiếp tục theo cùng cách như giấc ngủ của chúng ta tiếp tục trong đêm. Cũng như một người tỉnh dậy từ giấc ngủ và ý thức đi vào một chiều hướng khác, theo cùng cách đó, khi một người thức tỉnh từ giấc ngủ gọi là 'thế giới này', thì tính chất sannyas xảy ra và tâm thức đi vào một cõi khác. Tính chất sannyas nghĩa là bây giờ người ta không còn chọn lựa hoạt động trong thế giới này như kẻ mộng du nữa, bây giờ người ta đơn giản muốn sống một cách có ý thức. Nếu bằng việc nghe những bài nói này về Upanishad mà bạn chỉ trở thành hiểu biết hơn, thế thì tôi đã phạm phải lỗi lầm qua việc nói, tôi đã trở thành kẻ thù của bạn. Nếu với những bài nói này bạn bây giờ bắt đầu cuộc hành trình của tự biến chuyển, thế thì điều tôi nói đã là ích lợi và tốt cho bạn. Điều tôi sẽ nói có thể trở thành chất độc, chất cực độc, nếu bạn biến nó thành một chủ đề cho việc thảo | | 7 16/05/2010 - 1/ 4 8 luận của mình, như thức ăn cho trí tuệ của bạn và như sự bảo vệ cho giấc ngủ của bạn. Điều tôi sẽ nói cũng có thể trở thành nước cam lồ nếu bạn không làm nó thành thức ăn cho trí tuệ, nếu thay vì thế nó phát triển thành một quyết tâm, một năng lượng có tiềm năng làm biến đổi trái tim bạn. Tất cả điều đó sẽ phụ thuộc vào điều bạn làm với Sarvasar Upanishad này. Nếu bạn trở về từ đây chỉ để đã học vài điều mới mẻ thêm thì việc đó sẽ không tốt, tốt hơn cả là bạn đừng đến đây chút nào. Nếu bạn trở về từ đây mà thu được thêm thông tin nào đó, hiểu biết thêm nào đó, thì việc tới và đi của bạn đã hoàn toàn vô dụng. Không, tôi không có ý định hay ham muốn nào để thêm thông tin cho cái kho hiểu biết của bạn. Thay vì thế, tôi muốn bạn trở về được biến đổi chút ít, được thay đổi chút ít; tôi muốn chính tầm nhìn của bạn thay đổi, không phải kí ức của bạn; việc hiểu biết của bạn trưởng thành, không phải tri thức của bạn. Tôi muốn bạn trưởng thành, không phải là trí tuệ của bạn trưởng thành. Làm sao cái vốn là hiện hữu thực của bạn có thể trưởng thành được - không phải tri thức, mà chính sự hiện hữu của bạn? Đó là lí do tại sao tôi lại nói rằng Upanishad này là nguy hiểm. Đương đầu với chân lí, cho dù chút ít thôi, cũng không phải là trò chơi; nó là nguy hiểm, bởi vì chân lí sẽ không cho phép bạn vẫn còn như bạn hiện thế. Nó sẽ làm thay đổi, quật đổ, phá huỷ và làm mới bạn. Nó sẽ cho bạn sinh thành mới. Chắc chắn có đau đớn trong việc sinh này, nhưng không đau thì làm sao có thể có việc sinh mới được? Và khi có nhiều đau đớn thế cho bà mẹ trong việc sinh ra một con người khác, thì sẽ còn có nhiều đau đớn hơn trong việc sinh thành ra cái ta riêng của chính mình. Người mẹ mang hài nhi trong bụng chỉ trong chín tháng; chúng ta đã mang bản thân mình bên trong mình vô số kiếp. Trong biết bao nhiêu kiếp chúng ta vẫn còn trong bụng mẹ, chỉ là một hạt mầm - với vĩnh hằng chúng ta đã mang bản thân mình trong bụng riêng của mình. Chúng ta vẫn còn chưa được sinh ra! Cứ dường như là con bướm đã bị bao kín trong cái kén của nó trong nhiều, nhiều kiếp: cái kén không bị phá vỡ ra, mà con bướm cũng không được bay - nó chưa bao giờ giang đôi cánh của mình trong bầu trời rộng mở. Và chúng ta bị đóng kín bên trong bản thân mình theo cùng cách đó. Upanishad này là về khoa học có thể phá vỡ cái vỏ đó. Chúng ta đã lấy cái vỏ này làm cuộc sống của mình, mặc dầu nó thậm chí còn không phải là sự bắt đầu của việc sinh. Hạt mầm có cuộc sống nào? Chắc chắn hạt mầm có đó, nhưng nó có phải là cuộc sống không? Cuộc sống được biểu lộ trong cái cây. Cuộc sống của hạt mầm là gì? - hạt mầm chỉ là một khả năng, đơn thuần là niềm hi vọng, là tương lai, hiện tại của nó chẳng là gì hết cả. Nó chỉ là tiềm năng, nhưng nó không phải là cuộc sống. Điều chúng ta gọi là cuộc sống thì chỉ là tiềm năng, là hạt mầm trong cái vỏ của nó. Cây có cuộc sống - nó lan toả trong bầu trời rộng mở, vươn lên chạm mặt trời, nó vươn các cành của nó tới chạm các vì sao và mặt trăng. Hoa nở trên nó và chim chóc làm tổ trong nó, có bài ca, có bão bùng - gió lớn, ánh nắng mặt trời và mưa, có tranh đấu và thách thức của cái chết. Khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia đều có cuộc sống. Cuộc sống nào có đó cho hạt mầm? Hạt mầm chỉ là phôi thai. | | 9 16/05/2010 - 1/ 5 10 Chúng ta cũng là hạt mầm. Và có nhiều đau đớn hơn để đi qua, có nhiều đau đớn hơn ở phía trước. Chúng ta tất cả đều muốn phúc lạc, mà không có đau đớn nào. Đó là lí do tại sao chúng ta chẳng bao giờ đạt tới nó. Ai không muốn phúc lạc? Ai không khao khát hạnh phúc? Từng và mọi thớ thịt đều đòi hỏi phúc lạc, từng và mọi hơi thở đều mong mỏi phúc lạc. Mọi người đều ham muốn cùng một điều, vậy mà phúc lạc không xảy ra bởi vì không ai sẵn sàng trả giá cho nó. Chúng ta muốn tránh đau đớn. Chúng ta đều giống người mẹ muốn tránh nỗi đau đẻ. Nếu không hôm nay thì có lẽ ngày mai, sẽ không còn bất kì việc đau đẻ nào cho các bà mẹ trên khắp thế giới; sẽ có khả năng sinh con không đau đớn gì. Điều đó đã trở thành có thể. Nhưng ngày đó sẽ không bao giờ tới cho một người sẽ đi vào trong sự tái sinh của linh hồn riêng của mình, khi người đó sẽ cho sinh thành ra bản thể riêng của mình, mà không trải qua cơn đau đẻ. Và có một điều thú vị khác, một chân lí khác, mà mọi người trên khắp thế giới đang cố gắng làm việc sinh con không đau sẽ chỉ nhận ra được mãi về sau. Điều thường xảy ra là chúng ta chỉ đi tới nhận ra ẩn ý của cái gì đó khi nó đã tuột khỏi bàn tay ta, và chân lí là ở chỗ người mẹ cho sinh ra đứa con mà không đau đớn gì thì cũng bị tước đi chiều sâu nào đó của tình mẹ, cô ấy sẽ không trở thành mẹ, bởi vì khi đứa trẻ được sinh ra với đau đớn, cái đau đó trở thành thung lũng, và bên cạnh thung lũng đó vươn lên đỉnh núi của tình mẹ. Khi chúng ta tránh thung lũng, chúng ta cũng tránh đỉnh núi. Nếu chúng ta muốn gạt bỏ thung lũng gần Himalaya và giữ lấy các đỉnh núi, hay giữ lấy đỉnh núi Everest, thì chúng ta điên; chúng ta không biết gì về logic của cuộc sống cả. Đỉnh núi có đó chỉ bởi vì có thung lũng. Trong thực tế, đỉnh núi và thung lũng là được nối liền với nhau. Nhưng con người cứ phạm phải cùng sai lầm lặp đi lặp lại mãi. Con người cho rằng nếu tất cả mọi đau và khổ của cuộc sống được xoá bỏ đi thì sẽ có nhiều hạnh phúc. Nhưng sự kiện lạ kì là khi tất cả mọi đau và khổ qua đi, chúng ta cũng đi tới biết rằng không có hạnh phúc nào còn lại ở bất kì đâu cả, bởi vì chúng được gắn lẫn nhau. Đó là lí do tại sao người giầu thường trở nên bất hạnh hơn người nghèo; xã hội sung túc trở thành ngày một khổ hơn xã hội nghèo. Đây là vấn đề tại phương Tây ngày nay. Bây giờ họ đã đặt chấm hết cho phần lớn đau và khổ vốn vẫn là nguyên nhân cho biết bao nhiêu khổ ở phương Đông. Họ đã phá huỷ tất cả những khổ đó. Họ đã làm những nỗ lực khổng lồ với hi vọng rằng một ngày nào đó sẽ tới khi không có khổ và chỉ hạnh phúc còn lại. Và khổ đã được chấm dứt, nhưng đồng thời họ lại phát hiện ra rằng hạnh phúc cũng biến mất; thung lũng biến mất nhưng đỉnh núi cũng biến mất. Đêm không còn nữa, nhưng với họ ngày cũng đã biến mất. Chúng ta tách mọi gai ra khỏi bụi hồng, nhưng khi chúng ta bận rộn tách bóc gai chúng ta nhìn lên và thấy rằng hoa cũng đã bị xoá sạch đi rồi. Chúng đã tồn tại cùng với gai, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một ngày nào đó có thể có khả năng sinh con không đau, nhưng điều đó sẽ không bao giờ là khả năng cho con người đạt tới một cuộc sống mới mà không đau đớn. Điều đó không thể nào xảy ra được, và nó có lí do. Lí do | | 11 16/05/2010 - 1/ 6 12 là ở chỗ bất kì cái gì chúng ta đã từng là cho tới giờ đều phải bị vứt bỏ đi để tạo ra không gian cho cái mới. Rắc rối của người mẹ trong việc sinh con không phải là cô ấy sẽ bị phá huỷ, rắc rối của cô ấy là trong cú sốc rằng cái gì đó hoàn toàn mới đang tách ra khỏi cô ấy, đang trở nên thoát ra khỏi cô ấy. Nhưng khi bạn cho sinh thành cái ta riêng của mình, bạn không cho sinh thành ra cái gì đó tách rời với mình, bạn đang làm công việc kép. Bạn đang xoá bỏ bản thân mình và đồng thời với việc xoá bỏ này đang xảy ra, theo cùng tỉ lệ đó, một cuộc sống mới lại bắt đầu hiển lộ. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng các giáo huấn của Upanishad này là nguy hiểm - bạn phải sẵn sàng với đau đớn cho cuộc cách mạng bên trong. Lời kinh thứ nhất của hiền nhân này có liên quan tới nỗi sợ cái đau đó. Cố hiểu nó. Aum. Cầu cho điều thiêng liêng bảo vệ cả hai chúng tôi; Tại sao lại có lời cầu nguyện này? Tại sao hiền nhân này, ngay chỗ bắt đầu của Upanishad, lại cầu nguyện điều thiêng liêng về việc bảo vệ? Bạn có cho rằng ông ấy không có mái nhà hay túp lều nào không? Bạn có cho rằng ông ấy không có bánh mì để ăn và đang chết đói không, hay ông ấy không có quần áo để mặc? Cái gì ông ấy muốn bảo vệ? Cái gì ông ấy ước ao bảo vệ? Và cái đó nữa, lại ngay từ đầu! Chính phát biểu đầu tiên liên quan tới bảo vệ. Cuộc hành trình hiền nhân này định bắt đầu là cuộc hành trình của cái chết, bởi vì chỉ sau cái chết thì cuộc sống mới mới bắt đầu. “Nhiều nhất điều này là chắc chắn: mình sẽ chết. Nhưng không chắc chắn liệu mình có được sinh ra không - đó là điều không biết được.” Cho nên ông ấy nói, “Xin bảo vệ con.” Ông ấy đang cầu nguyện điều thiêng liêng rằng, “Con bắt đầu khởi hành theo cái không biết, mối nguy hiểm là rất hiển nhiên, cái chết là rõ ràng.” Hạt mầm chỉ thấy cái chết của nó - làm sao nó có thể thấy cây được sinh ra? Hạt mầm sẽ tan biến, nó phải chết. Điều này là rõ ràng. Nhưng làm sao hạt mầm có thể tưởng tượng ra được rằng sẽ có cây và rằng hoa sẽ nở ngày nào đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcon_duong_ben_ngoai_moi_con_duong_osho_9726.pdf
Tài liệu liên quan