Đánh giá độ lọc cầu thận (gfr) bằng phương pháp đo cystatin c huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan

Đặt vấn đề: Xơ gan đứng hàng thứ chín trong các nguyên nhân gây tử vong tại Mỹ. Mỗi năm có khoảng

26.000 đến 35.000 bệnh nhân tử vong do bệnh gan mạn tính và xơ gan. Việt Nam cũng như các nước Đông

Nam Á nằm trong vùng nội dịch lưu hành cao của viêm gan. Việc điều trị thuốc lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Tuy nhiên, việc đánh giá độ lọc cầu thận dựa vào creatinin huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan trong quá trình điều trị vẫn còn nhiều hạn chế. Từ năm 1985, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy cystatin C huyết thanh có ưu điểm hơn so với creatinin huyết thanh trong việc phản ánh độ lọc cầu thận, nhất là ở các bệnh nhân bị xơ gan. Hiện nay cystatin C huyết thanh được cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA: Food and Drug Administration) chấp nhận là một dấu ấn đo độ lọc cầu thận tốt hơn so với creatinin huyết thanh.

Mục tiêu: Đánh giá độ lọc cầu thận bằng phương pháp đo cystatin C huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với 124 bệnh nhân được chẩn đoán xơ

gan ở các giai đoạn đang được điều trị tại khoa Nội Tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy. Định lượng creatinin và

cystatin C huyết thanh được thực hiện bằng các thiết bị tự động tại phòng xét nghiệm khoa sinh hoá bệnh viện Chợ Rẫy. Các bộ thuốc thử được chứng nhận IVD. Dữ liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 10.0. Tính hệ số tương quan khi so sánh 2 biến số liên tục, khảo sát đường cong ROC và so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng thận.

pdf7 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá độ lọc cầu thận (gfr) bằng phương pháp đo cystatin c huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t  thanh là 87,8% (p<0,01) (bảng 4). Biểu đồ 1 và 2  cho  thấy  rằng khi diện  tích dưới  đường  cong  càng lớn thì nhìn chung có sự cải thiện của độ  nhạy  và  độ  chuyên.  Điều  này  có  nghĩa  là  cystatin  C  huyết  thanh  có  giá  trị  cao  hơn  creatinin huyết thanh trong chẩn đoán và tầm  soát sự suy giảm sớm độ lọc cầu thận. Kết quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  phù  hợp  với  Gerbes A  L(4)  ghi  nhận  ở  bệnh  nhân  xơ  gan  Child C  thì  đường  cong ROC  của  cystatin C  huyết  thanh  tốt  hơn  rõ  rệt  so  với  creatinin  huyết thanh.   0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 S en si tiv ity 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 - Specificity Area under ROC curve = 0.8781 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1. 00 S en si tiv ity 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 - Specificity Area under ROC curve = 0.9342 Biểu đồ 1. Diện tích dưới đường cong ROC của cre/ht   Biểu đồ 2. Diện tích dưới đường cong ROC của  cysC/ht  Với dấu  ấn sinh học  làm xét nghiệm chẩn  đoán  diện  tích  dưới  đường  cong  AUC  càng  gần  90%  thì  chứng  tỏ dấu  ấn  sinh học  rất  có  giá  trị  trong  chẩn  đoán(12)  và  diện  tích  dưới  đường cong AUC trong nghiên cứu của chúng  tôi là 93,4%, cystatin C huyết thanh đã thể hiện  được là một dấu ấn sinh học rất có giá trị trong  đánh giá giảm độ lọc cầu thận.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 568 Bảng 4. So sánh diện tích dưới đường cong ROC  giữa cystatin C huyết thanh và creatinin huyết thanh  Diện tích dưới đường cong ROC (Area Under ROC Curve – AUC) P CysC/ht 0,9342 (93,4%) <0,01 Crea/ht 0,8781 (87,8%) <0,01 Khi  lựa  chọn  giới  hạn  GFR  <90ml/phút/1,73m2 để tính diện tích dưới đường  cong  ROC  (AUC)  giữa  hai  chỉ  số  cystatin  C  huyết thanh và creatinin huyết thanh chung cho  cả hai giới,  chúng  tôi ghi nhận  được AUC  của  cystatin C huyết  thanh  là 93,4% cao hơn so với  AUC của creatinin huyết thanh là 87,8% (p<0,01)  (bảng 4). Biểu đồ 1 và 2 cho thấy rằng khi diện  tích dưới đường cong càng lớn thì nhìn chung có  sự cải thiện của độ nhạy và độ chuyên. Điều này  có nghĩa là cystatin C huyết thanh có giá trị cao  hơn  creatinin huyết  thanh  trong  chẩn  đoán  và  tầm soát sự suy giảm sớm độ  lọc cầu thận. Kết  quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với  Gerbes A L(4) ghi nhận ở bệnh nhân xơ gan Child  C  thì  đường  cong  ROC  của  cystatin  C  huyết  thanh tốt hơn rõ rệt so với creatinin huyết thanh.  Với dấu ấn sinh học làm xét nghiệm chẩn đoán  diện  tích dưới đường cong AUC càng gần 90%  thì chứng tỏ dấu ấn sinh học rất có giá trị trong  chẩn đoán(12) và diện tích dưới đường cong AUC  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  93,4%,  cystatin C huyết thanh đã thể hiện được là một  dấu  ấn  sinh  học  rất  có  giá  trị  trong  đánh  giá  giảm độ lọc cầu thận.  Độ nhạy và độ đặc hiệu của cystatin C huyết thanh   Bảng 5. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu giữa creatinin huyết thanh và cystatin C huyết thanh ở hai nhóm nam  và nữ  CSCNT Điểm cắt (mg/dL) Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Tỉ lệ (+) giả (%) Tỉ lệ (-) giả (%) GTTĐ (+) (%) GTTĐ (-) (%) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Cre/ht 1,03 0,99 81,9 76,6 79,6 89,6 20,4 10,4 18,1 23,4 83,1 81,8 78,2 86,3 Cys/ht 1,01 0,97 94,1 92,6 93,5 92,3 6,5 7,7 5,9 7,4 86,9 84,5 96,3 95,7 Theo  bảng  5,  so  sánh  giữa  điểm  cắt  của  nồng  độ  creatinin  huyết  thanh  với  điểm  cắt  của  nồng  độ  cystatin  C  huyết  thanh  thì  độ  nhạy và độ chuyên thấp của hai nhóm nam và  nữ bị bệnh  lý  xơ gan  sẽ  tương  ứng như  sau:  nhóm nam  có  độ nhạy  là 81,9%  so với 94,1%  và độ chuyên là 79,6% so với 93,5%, còn nhóm  nữ  có  độ  nhạy  là  76,6%  so  với  92,6%  và  độ  chuyên  là  89,6%  so  với  92,3%.  Như  vậy  creatinin huyết thanh kém chính xác trong việc  theo dõi sự suy giảm độ lọc cầu thận sớm hơn  so  với  cystatin  C  huyết  thanh(10).  Kết  quả  nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với  nghiên cứu của Gerbes A L(4) khi khảo sát giá  trị của cystatin C huyết  thanh như  là một chỉ  số chức năng thận trên bệnh nhân xơ gan. Tác  giả  cũng  ghi  nhận  độ  nhạy  của  cystatin  C  huyết  thanh  cao  hơn  so  với  creatinin  huyết  thanh (69% so với 45%). Khi so sánh giá trị tiên  đoán  dương  và  giá  trị  tiên  đoán  âm,  tỷ  lệ  dương giả, âm giả, cystatin C huyết thanh vẫn  cho  thấy  sự vượt  trội  trong  đánh giá GFR  so  với  creatinin  huyết  thanh.  Vì  vậy,  ngoài  độ  thanh  lọc  creatinin  ước  đoán,  creatinin  huyết  thanh, cystatin C huyết thanh được xem là một  chỉ  số  chức  năng  thận  có  thể  thay  thế  hoặc  dùng kèm theo các chỉ số trên để đánh giá độ  lọc cầu thận trên lâm sàng.  KẾT LUẬN  Qua  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  nhận  thấy  cystatin C huyết thanh là một dấu hiệu sinh học  rất có giá trị trong đánh giá suy giảm độ lọc cầu  thận  ở  bệnh  nhân  xơ  gan.  Cystatin  C  huyết  thanh có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán  âm,  giá  trị  tiên  đoán  dương  cao  hơn  creatinin  huyết thanh, đồng thời có tỉ lệ dương giả và tỉ lệ  âm giả thấp hơn creatinin huyết thanh.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 569 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Chantrel F, Agin A,  et  al  (2000),”Comparison  of  cystatin C  versus  creatinine  for  detection  of mild  renal  failure”, Clin.  Neuphron, 54 (5), pp. 374 – 381.  2. Coll E, Botey A, Alvarez L, et al (2000),”Serum cystatin C as a  new  marker  for  noninvasive  estimation  of  glomerular  filtration  rate and as a marker  for  early  renal  impairment”,  Am J. Kid. Dis., 36, pp. 29 – 34.  3. Finney H, Newman DJ and Price CP (2000),”Adult reference  ranges for serum cystatin C, creatinin and predicted creatinin  clearance”, Ann. Clin. Biochem, 37, pp. 49‐59.  4. Gerbes  AL,  Gülberg  V,  Bilzer  M,  Vogeser  M  (2002),”Evaluation  of  serum  cystatin  C  concentration  as  a  marker  of  renal  function  in  patients  with  cirrhosis  of  the  liver”, Gut, 50, pp. 106‐110.  5. Nguyễn Hồng Hà (2010), Đánh giá giảm độ lọc cầu thận sớm  bằng cystatin C huyết thanh trong các bệnh lý cầu thận, Luận  văn thạc sĩ y học, ĐHYD TP Hồ Chí Minh.   6. Nguyễn  Thị  Lệ  (2007),”Đánh  giá  độ  lọc  cầu  thận  bằng  phương pháp đo độ thanh lọc creatinin 24 giờ và cystatin C  huyết thanh”, Luận án tiến sỹ, ĐHYD TP Hồ Chí Minh.  7. Poge U, Gerhardt T,  et al  (2005),”Calculation of glomerular  filtration  rate  based  on  Cystatin  C  in  cirrhotic  patients”,  Nephrol Dial Transplant, (21), pp. 660‐664.   8. Randers E, Erlandsen EJ, et al. (1999),”Serum cystatin C as an  endogenous marker of  the  renal  function – A  review”, Clin  Chem Lab Med, 37, pp. 389‐395.  9. Shemesh O, Golbetz H, Kriss  JP, et al  (1985),”Limitations of  creatinine  as  a  filtration  marker  in  glomerulopathic  patients”Kidney Int., 28, pp.830‐838.  10. Takabatake  T, Ohta H,  Ishida  Y,  et  al,  (1988),”Low  serum  creatinine  levels  in severe hepatic disease”Arch  Intern Med,  148, pp. 1313‐1315.  11. Trần  Thị  Bích Hương  (2001),”Liệu  clearance  creatinin  ước  đoán  theo  công  thức Cockcroft – Gault  có  thể  thay  thế  cho  clearance  creatinin  24  giờ  không,  trên  các  bệnh  lý  chủ mô  thận”, Y Học Việt Nam, số 456, tập 258, tr. 96 – 102.  12. Woitas RP,  Stoffel  – Wagner  B,  et  al  (2000),”Correlation  of  serum  concertrations  of  cystatin C  and  creatinine  to  inulin  clearance in liver cirrhosis”, Clin.Chem., 46, pp. 712‐714.  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   26/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf563_0808.pdf
Tài liệu liên quan