Đánh giá hiệu quả của tuyến K từ cống C1-C2 (Ngọc Hải – Đồ Sơn, Hải Phòng) trong việc nuôi bãi và tạo nền đáy phù hợp cho sự phát triển của cây ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được biết đến tại các vùng biển nhiệt đới, bởi chúng có ý nghĩa to lớn

đối với đời sống của người dân sống ở khu vực đó. RNM có giá trị to lớn về sự đa dạng sinh học, nơi có

giá trị về mặt bảo tồn, gìn giữ môi trường và tài nguyên sinh vật, đồng thời chúng còn có vai trò quan

trọng trong việc bảo vệ, giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thiên tai như chống xói lở, điều hòa khí hậu,

góp phần mở rộng thềm lục địa [3].

Với đường bờ biển dài trên 100 km [4], Hải Phòng là thành phố biển quanh năm luôn phải đối mặt với các

tác động tiêu cực của thiên nhiên như sóng, gió, triều cường, áp thấp nhiệt đới và bão. Trước mắt là lâu

dài, xói lở ở ven bờ biển Hải Phòng là một vấn đề bức bách, ảnh hưởng đến việc quản lý lãnh thổ, làm mất

tính đa dạng của vùng triều [2].

Từ những năm 1991 đến nay, Hải Phòng là một trong những thành phố ven biển có phong trào phục hồi

và trồng RNM khá tốt, kết hợp giải pháp cứng và mềm gần hết trên toàn tuyến đê biển, đã góp phần quan

trọng trong việc bảo vệ bờ biển, hệ thống đê biển, giảm thiểu tác hại do thiên nhiên gây ra.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của tuyến K từ cống C1-C2 (Ngọc Hải – Đồ Sơn, Hải Phòng) trong việc nuôi bãi và tạo nền đáy phù hợp cho sự phát triển của cây ngập mặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
931 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TUYẾN K TỪ CỐNG C1-C2 (NGỌC HẢI – ĐỒ SƠN, HÁI PHÕNG) TRONG VIỆC NUÔI BÃI VÀ TẠO NỀN ĐÁY PHÙ HỢP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA C Y NGẬP MẶN Vũ Đoàn Thái, Thái Văn Nam Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) ABSTRACT RESEARCH EFFICIENT OF SEA EMBANKMENT FROM C1-C2 (NGOC HAI-DO SON, HAI PHONG) ON COASTAL NOURISH AND SUITABLE SEA BED FOR MANGROVe The mangrove system in the coastal area of two tropical, equator were recorded by high signification with the life of people. They are places for biodiversity conservation and coastal protection. With a coastline over 100km, Hai Phong city always faces to natural disaster, such as wave extreme, tidal surge, typhoons. Awareness, thus Hai Phong has given some solution to coastal protection, such as a combining of the hard solution (sea embankment) and soft solution (grow mangrove). However, there are many opinions about efficient of these solutions. This paper presents about positive and negative of sea embankment in Hai Phong, and possible to apply to 2.500km coastline of Vietnam coastal area. Keywords: Sea embankment, mangrove, Ngoc Hai-Do Son, coastal protection 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được biết đến tại các vùng biển nhiệt đới, bởi chúng có ý nghĩa to lớn đối với đời sống của người dân sống ở khu vực đó. RNM có giá trị to lớn về sự đa dạng sinh học, nơi có giá trị về mặt bảo tồn, gìn giữ môi trường và tài nguyên sinh vật, đồng thời chúng còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thiên tai như chống xói lở, điều hòa khí hậu, góp phần mở rộng thềm lục địa [3]. Với đường bờ biển dài trên 100 km [4], Hải Phòng là thành phố biển quanh năm luôn phải đối mặt với các tác động tiêu cực của thiên nhiên như sóng, gió, triều cường, áp thấp nhiệt đới và bão. Trước mắt là lâu dài, xói lở ở ven bờ biển Hải Phòng là một vấn đề bức bách, ảnh hưởng đến việc quản lý lãnh thổ, làm mất tính đa dạng của vùng triều [2]. Từ những năm 1991 đến nay, Hải Phòng là một trong những thành phố ven biển có phong trào phục hồi và trồng RNM khá tốt, kết hợp giải pháp cứng và mềm gần hết trên toàn tuyến đê biển, đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, hệ thống đê biển, giảm thiểu tác hại do thiên nhiên gây ra. Trong quá trình đắp đê lấn biển do sự kết hợp của các ngành, bộ chưa thật chặt chẽ, nên có những đoạn đê làm chưa được tốt, dẫn tới tổng thể tuổi thọ đê chưa cao, cây trồng khó sống, tỷ lệ hao hụt lớn kể cả khi đã 932 khắc phục. Với góc độ của nhà khoa học nghiên cứu về RNM, chúng tôi sẽ phần nào chứng minh cho sự kết hợp chưa hoàn mỹ đó. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu RNM trồng ngoài đê thuộc khu vực cống C2 đê cầm cập. Cụ thể là rừng bần chua từ 2006-2011. RNM ngoài đê biển khu bên tay phải và tay trái trong địa phận kè B đê cầm cập phía gần cống C2 từ khi có kè (đầu 2012-2015). Độ bồi tụ phù sa tại khu vực làm kè bẫy cát chắn bùn, từ 11/2011 – 11/2015. Kết cấu hiện trạng kè chắn bùn, cát B từ khi được xây từ 2012 – 2015. Chất lượng bùn, cát bồi tụ tại khu vực trước khi có kè và sau khi có kè chắn cát. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc RNM Nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu của Braun – Blanquet (1932) [1] Tất cả các ô tiêu chuẩn được đo thực hiện dọc theo mặt cắt vuông góc với đê biển. Rừng bần chua (Sonneratia caseolaris L. Engl) đo 3 ô, mỗi ô có diện tích 1.500 m2 (25m x 60m), mật độ 70 cm x 70 cm. Đo chiều cao cây bần từ mặt đất đến ngọn cây. Đo đường kính thân cây bần từ cách mặt đất 20 cm đến ngọn cây. Xác định độ che phủ của cây bằng cách đo 2 đường kính tán lá lớn nhất và nhỏ nhất. Từ đường kính tán lá tính độ che phủ của tán lá (L=S/G; trong đó S là diện tích đất được che phủ, đơn vị tính là m2; G là diện tích nền đất; L là độ che phủ của tán lá rừng). Các số liệu được xử bằng phương pháp thống kê toán học [5]. 2.2.2. Xác định tọa độ của các điểm nghiên cứu để đặt máy đo sóng Máy tính vị vệ tinh GPS – 126; Đo sóng bằng máy DNW – 5M; kết hợp với MIA(cột thủy chuẩn), máy đo sóng IVANOP-H10; Tính các hệ số suy giảm độ cao sóngtheo [6]; R=(HS -HL)/HS. HS: Độ cao sóng tại điểm đo trước rừng (điểm thả máy đo và phao); HL: Độ cao sóng tại từng điểm đo tiến sâu vào rừng (Bờ hoặc bờ gọi là nơi không có rừng vì độ tập trung cây quá ít và thân quá nhỏ). 2.2.3. Nghiên cứu kè chắn bẫy bùn cát tạo bồi cho cây ngập mặn phát triển + Thời gian khảo sát: từ cuối 2011đến đầu 2012. Đi đo đạc kè từ tọa độ đặt kè, kết cấu của kè, độ cao của kè, độ rộng của kè. Xem, tra cứu tài liệu để biết các loại kè này ở Việt Nam tại thời điểm đó đã có địa phương nào làm chưa? Kết cấu kè có phù hợp với điều kiện của địa phương? 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng bần trồng 4-5 tuổi (2005-2011) 3.1.1. Cấu trúc RNM Đây là rừng bần chua thuần loại được trồng từ 2005-2006 phía bên trái nhìn ra phía biển ráp gianh khu rừng bần thuộc khu vực cống B.Qua số liệu chiều cao cây đo được ta có thể kết luận: Quần thể bần ở đây chỉ có một tầng cây gỗ nhỏ từ 1,80m-1,90m. Số lượng và kích thước của cây bần trong một ô tiêu chuẩn 25m x 60m được thể hiện tại bảng 1. Số liệu trong Bảng 1 cho thấy, rừng bần trồng tại khu vực này phát triển quá chậm cả về chiều cao và chiều to của thân cây. Qua mỗi một năm chúng tôi đi đo đạc đều nhận thấy năm nào cũng có trồng dặm 933 lại, song tỉ lệ sống sót nhìn chung không quá 20%. Cây đã nhỏ, mỗi cây trồng phải có cây dóc to chống buộc với từng cây một.Hệ thống rễ thở hầu như không thấy.Nền cát có dao động không ổn định, hà bám dày đặc thân từng cây một.Như vậy việc trồng rừng chưa hiệu quả và bền vững với mục đích kiên cố hóa hệ thống đê. Về mức độ che phủ của tán lá rừng, mặc dù cây được trồng theo hàng lối đúng kích thước theo tiêu chuẩn ô nghiên cứu với mật độ 203 cây/1500m2 và đã trồng được 4,5 năm – 5 năm, song tỉ lệ che phủ chỉ đạt được 20%- 25%. Bảng 1. Số lượng và kích thước của cây trong một ô tiêu chuẩn ở dải rừng bần 4-5 tuổi Số lượng cây/ô nghiên cứu 203 Số lượng cây/ha 1356 Đường kính lớn nhất của thân cây (cm) 2,4 Đường kính thân trung bình (cm) 1,9 Chiều cao lớn nhất của cây (m) 2,2 Trung bình chiều cao thân (m) 1,85 Bảng 2. Số lượng cây và kích thước cây trong ô tiêu chuẩn của dải rừng tương đương về độ tuổi tại sát khu cống cầm cập cũ với độ tuổi 4-5 tuổi (1999 – 2004) Độ tuổi và tổng số theo nhóm Các chỉ tiêu Số lượng cây/ha Đường kính thân cây lớn nhất (mm) Đường kính trung bình thân (mm) Chiều cao thân cây lớn nhất (cm) Chiều cao trung bình thân (cm) Bần 5 tuổi 100 152 124 395 350 Mắm 5 tuổi 100 72 56 190 152 Trang 5 tuổi 17.700 97 76 185 147,9 Tổng số 17.900 Nghiên cứu về xói lở - bồi tụ ở vùng ven biển Hải Phòng, Trần Đức Thạnh và cộng sự, 2001 [7] có thể giải thíchsự sai lệch về sự phát triển cây ở khu vực này là do 4 đặc điểm: (1) Xói lở đã xảy ra lâu dài và tiếp tục diễn biến như ở Cát Hải; (2) Bồi tụ nhiều năm, gần đây đột ngột chuyển sang xói lở như ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng); (3) Xói lở mạnh nhiều năm và gần đây lại chuyển sang bồi tụ như ở xã Bàng La (Đồ Sơn); Ngọc Hải (Đồ Sơn); (4) Bồi tụ là cơ bản kéo dài nhiều năm, có xen các pha ngắn xói lở và hiện nay đang bồi tụ nhanh, mạnh như ven biển huyện Tiên Lãng. Khu nghiên cứu trình bày trong bài báo này vào đúng vị trí liền kề nhau giữa khu vực bồi và khu vực xói lở. 3.1.2. Khả năng chắn sóng của RNM Độ cao sóng và hệ số suy giảm độ cao sóng tại bãi có rừng Ngọc Hải (Đồ Sơn) với khu vực liền kề ngoài đê cây khó mọc liền kề khu Ngọc Hải (Đồ Sơn) đã được đo đạc và thể hiện trong Bảng 3. 934 Bảng 3. Độ cao và hệ số suy giảm độ cao sóng tại dải rừng 270m và khu vực không có rừng chắn sóng tại thời điểm 18/11/2004 gió hướng Đông Bắc Thời gian Độ cao sóng Hệ số suy giảm % sóng Trước rừng Vào rừng 100m Vào rừng 200m Sau rừng Bờ nơi không có rừng Vào rừng 100m Vào rừng 200m Sau rừng Bờ nơi không có rừng* 7h15 0.25 0.18 0.1 0.05 0.20 28 60 80 20 7h30 0.30 0.15 0.15 0.06 0.20 50 50 80 33 7h45 0.30 0.20 0.12 0.08 0.20 33 60 73 33 8h00 0.30 0.18 0.12 0.08 0.19 40 60 73 37 8h15 0.30 0.20 0.10 0.05 0.20 33 67 83 33 8h30 0.30 0.20 0.10 0.05 0.21 33 67 83 30 8h45 0.25 0.18 0.10 0.06 0.20 28 60 76 20 9h00 0.30 0.22 0.14 0.07 0.25 27 53 77 17 9h15 0.35 0.25 0.18 0.09 0.25 29 49 74 29 9h30 0.30 0.22 0.15 0.08 0.23 27 50 73 23 Trung bình 0.30 0.22 0.13 0.07 0.21 33 58 77 28 (*) Khu vực trồng RNM mới để hỗ trợ đê chắn sóng Qua kết quả đo đạc và tính toán ta thấy trước rừng 100m độ cao sóng trung bình là 0,30m. Vào rừng 100m độ cao sóng còn 0,22m ứng với hệ số suy giảm độ cao sóng là 33%. Vào bờ qua 270m rừng độ cao sóng trung bình còn 0,07m và hệ số suy giảm độ cao sóng sau 270m rừng là 77%. Trong khi đó độ cao sóng tại chân đê nơi không có rừng chắn sóng (tức khu vực này có trồng rừng song cây phát triển quá chậm và tỉ lệ sống thưa thớt không có tác dụng cản sóng cho tới tận 2011 tỉ lệ và sự phát triển vẫn như vậy, chậm chạp và không đều, mỏng từng đám một nên không có hiệu quả trong việc làm giảm độ cao sóng. Nên độ cao sóng trung bình tại điểm cách đê 370m đo được là 0,30m vào qua độ dài 370m sóng vỗ vào chân đê trung bình có độ cao là 0,21m và hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình là 28%. Trong toàn bộ tuyến đê khu vực này (từ quận Dương Kinh tới Ngọc Hải (Đồ Sơn) đoạn đê này là đoạn đê xung yếu nhất. Điều đó suýt gây ra hậu quả nghiệm trọng sau ba trận bão liên tiếp đổ bộ vào Hải Phòng năm 2005. Sau đó thành phố phải khắc phục ngay. Như vậy phần nào nói lên sự khiếm khuyết khi đắp đê lấn biển ở đoạn này: Nghiên cứu chưa thật kỹ, sự kết hợp để phối hợp giữa giải pháp cứng và mềm chưa được kịp thời hoặc có thể nói là làm có sai sót. 3.2. Hiệu quả của kè bẫy bùn cát B đến hiệu quả phát triển RNM Nhằm cải thiện tình hình phát triển của RNM trồng mới do không hiệu quả giai đoạn 2006 – 2011,kè B được xây dựng từ đầu 2011 đến đầu 2012 thì hoàn thành tại tọa độ: đầu kè (N 20o44‟6.288‟‟, E 106 o47‟6.162‟‟) và cuối kè (N 20o44‟8.66‟‟, E 106o47‟5.19‟‟). Khu vực kè B được xây dựng tại khu vực này khi thành phố Hải Phòng đắp đê lấn biển ở dọc tuyến đê dài từ nhà thờ Thủy Giang từ cửa sông Lạch Tray (nay thuộc khu vực quận Dương Kinh) kéo đến qua cống 935 Cầm Cập C1 cũ tại địa bàn quận Đồ Sơn. Khi đắp đê lấn biển thì đoạn làm kè chắn sóng trình bày dưới đây nằm ở đoạn thiếu hụt trầm tích, nên đê ở đoạn này là đoạn đê xung yếu, nguy cơ vỡ đê rình rập mỗi khi mùa bão, lũ về đã hiện hữu từ những năm 1980 khi đê đắp bằng đất. Đê biển ở đoạn này được xây dựng nên kiên cố hóa bằng bê tông sau những trận bão đổ bộ vào năm 2005 mặt đê rộng với hai làn xe ô tô tải chạy trên đường rộng 5-6m, với chiều cao cao trình (thêm 50cm tường chắn sóng) là 5,5m.Tuyến đê Cầm Cập, tuyến đê Bàng La – Đại Hợp (Cục Quản lý đê điều phòng chống lụt bão, 2005). Kết cấu kè chắn sóng bẫy bùn cát được xây dựng do Cục Đê điều làm chủ đầu tư, nguồn vốn do Trung ương cấp được thể hiện qua những hình sau: Hình 1. Mặt cắt lát thân kè chính (một nửa) – Độ dài kè chính từ chân khay đê quốc gia ra tới kè mỏ hàn phía biển: 264m; Độ cao sống giữa thân kè cao hơn chân khay đê: 1m; Độ rộng của thân kè bỏ phần đá hộc + lưới thép hai bên còn rộng là 8,4m; Độ rộng của kè tính cả phần lưới thép giữa đá và đá hộc đổ rộng ra bảo vệ là: 15,4m. * Kết cấu: Sống giữa thân kè chính là những khối bê tông đúc sẵn theo hình chữ nhật. Hình 2. Sống giữa thân kè chính từ đê ra đến kè mỏ hàn 936 Hình 3. Một khối bê tông đúc sẵn để ghép sát vào thân kè chính và thân kè mỏ hàn – Những miếng bê tông đúc sẵn cốt thép hình vuông để ghép hai bên sống kè chính và kè mỏ hàn. * Cấu tạo của kè mỏ hàn: Hướng quay vào trong đê Hướng quay ra ngoài biển Hình 4. Kè mỏ hàn nối vuông góc với thân kè chính tại điểm giữa – Độ dài toàn bộ kè mỏ hàn phía ngoài là 167,1m; Độ dài kè mỏ hàn được chia làm đôi dùng thân kè chính làm tâm ở giữa kè mỏ hàn. * Kết cấu: Sống thân kè mỏ hàn là hai hàng ống cống cốt thép tròn đặc xếp song song có độ rộng 2,4m. Những khối bê tông đúc sẵn cốt thép hình vuông tại hình 3 là những khối bê tông cốt thép ghép hai bên sườn thân chính kè mỏ hàn. 937 Hình 5. Kè B tại khu vực Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng Hình 6. Bên phải và bên trái thân kè chính hướng nhìn ra biển Hình 7. Khu gần sát kè B, chỗ không bị xói lở Như vậy qua kết cấu kè bẫy bùn cát nghiên cứu ta thấy kè và kè mỏ hàn được xây dựng rất chắc chắn và kiên cố. Có lẽ là nhất toàn quốc tại thời điểm này vì đi khảo sát từ Bắc chí Nam chưa có địa phương nào ngoài Hải Phòng làm kè như vậy, nhưng về mặt hiệu quả vẫn còn phải bàn luận tiếp. Mặc dù có kè B xây lên nhằm bẫy bùn cát tạo bồi cho cây RNM phát triển, nhưng rừng Bần chua phân bố ở hai bên phải, trái sườn kè nhìn hướng ra biển vuông góc với đê biển của kè bẫy bùn cát sau khi xây dựng xong từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2015 phát huy tác dụng chưa tốt. Sự phân tầng: Rừng Bần chua thuần loại nhưng chưa có mầm cây, cây con những loài khác dạt vào phát triển ở đây. Rừng cũng chỉ có một tầng cây đỡ còi cọc hơn so với rừng bần trồng trong giai đoạn từ 2005 đến 2012. Thông thường, rừng Bần đã được trồng một thời gian dài như vậy ở các vùng khác hay cũng tại vùng này (vùng không vào vùng thiếu hụt trầm tích) như đoạn có kè B thì vẫn phát triển tốt. Thân và đường kính lớn gấp 4-6 lần và chiều cao gấp 2,5 lần; độ che phủ ở mức 65% và điều đáng nói là tỷ lệ sống sót cao, không phải trồng dặm nhiều lần như khu vực kè bẫy bùn cát B này. Kết quả nghiên cứu liên tục của chúng tôi trong giai đoạn từ 2005 đến 2015 cho thấy rừng vẫn chưa xuất hiện tầng cây tái sinh nào. Rễ thở cũng ít, họa hoằn mới có một vài rễ thở quanh gốc cây. Nhìn chung, từ khi xây kè B bẫy bùn cát từ 2012 đến 2015 diện mạo rừng Bần thuần ở đây cũng có sự thay đổi khác biệt so với trước đây nhưng chưa nhiều. Tỷ lệ sống của cây Bần đã tăng lên, tỷ lệ trồng dặm cây hàng năm có số lượng cây sống cũng tăng lên từ 20-25% mỗi năm song lại có hiện tượng tập trung và lẻ tẻ như sau: * Dọc bên trái thân kè hƣớng ra biển: chiều cao cây bần đo được có một tầng cây gỗ 2,9 – 3,2m. Chỉ có những cây bần chua ở gần chân đê mới thấy có ít rễ thở ngắn khoảng 10cm. Rừng bần phát triển dọc theo chân kè vươn từ sát đê ra biển. Phần trong thân kè phía ngoài biển và đoạn giữa thân chính kè vẫn thưa thớt cây sống. Đường kính thân cây chỉ có 30% trong số cây sống có đường kính 20cm. Còn 70% cây sống có đường kính 12 – 19cm. Độ che phủ đạt 25% trong ô tiêu chuẩn gần bờ đê. * Dọc bên phải thân kè B hƣớng ra biển: chỉ có một tầng cây gỗ cao 2-2,3m. Đường kính thân cây bần cách chân đê quốc gia 20m, có đường kính 10-13cm. Độ che phủ tán lá chỉ đạt 18-20%. Phân tích đất hai bên sườn kè bẫy bùn cát của kè, thành phần cơ giới và các thông số trầm tích của bùn được trình bày trong Bảng 4. 938 Bảng 4. Phân tích bùn cát hai bên sườn kè B Mẫu Các cấp hạt trầm tích Thông số trầm tích Trầm tích 0,4 0,2 0,1 0,063 0,031 0,016 0,008 0,004 0,002 Md So Sk T1 1,02 3,29 82,43 0,95 4,68 2,77 2,31 1,97 0,60 0,14 1,23 0,96 Cát nhỏ T2 0,23 0,54 8,69 0,45 32,33 22,41 17,95 16,50 0,89 0,026 2,05 0,82 Bùn bột nhỏ T3 0,43 6,88 81,68 0,41 2,32 1,38 0,75 0,79 5,36 0,15 1,23 0,96 Cát nhỏ T4 0,17 5,41 93,86 0,57 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,15 1,19 0,97 Cát nhỏ T1: ở độ sâu 15-20cm chân kè trái (phía gần chân đê và sườn kè chính); T2: ở tầng mặt bên trái thân kè gần chân đê quốc gia; T3: ở độ sâu 15-20cm phía phải thân kè gần chân đê quốc gia; T4: ở tầng mặt phía bên phải sườn thân kè gần chân đê quốc gia. Mẫu phân tích tại phòng địa môi trường thuộc viện Tài nguyên và môi trường biên 12/2015. 4. KẾT LUẬN Hiệu quả một số dự án trồng RNM nhằm hạn chế tác động của sóng biển vỗ vào bờ biển, bờ đê làm hỏng đê, gây ra tổn thất còn hạn chế đâu đó ở một số địa phương có vùng bờ biển do sự kết hợp giữa giải pháp cứng và mềm còn chưa được cụ thể hoặc thiếu sự kết hợp giữa các ban ngành dẫn đến từng chuỗi hệ lụy được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu nhỏ dưới đây: – Tỷ lệ cây trồng khi có kè bẫy bùn cát đã được cải thiện ở cả hai bên thân kè trái và phải, tức tỷ lệ cây bần trồng ở hai bên kè sống sót có tăng lên. Đường kính thân cây to nhanh hơn giai đoạn 2005 - đầu 2012 dải tần trung bình là 1,9cm – 2,4cm. Từ 2012-2015, dải tần đường kính cây từ 12 – 20cm phía trái kè và từ 10 – 13cm phía phải kè. – Tỷ lệ che phủ cũng tăng nhanh hơn so với thời gian 2005 – 2012 song hai phía bên thân trái, phải kè độ che phủ có sự sai khác nhau. Bên trái kè độ che phủ đạt 36%, bên phải độ che phủ kè đạt 25%. – Tỷ lệ rễ thở cũng tăng nhanh và đều hơn song phía bên trái kè số lượng rễ thở 46 rễ/m2; bên phải kè 20 rễ/m2. Độ dài rễ thở kè trái là 15cm; đường kính rễ thở 0,2 – 0,6cm; độ dài rễ thở bên phải kè từ 10 – 13 cm. – Tỷ lệ bồi tụ bùn, cát tăng nhanh hơn từ khi xây kè chắn bẫy bùn cát, song tỷ lệ bồi tụ bên trái gấp 2 – 3 lần so với độ bồi tụ bùn cát bên phải kè. – Việc xây kè bẫy bùn cát từ 2011-2012 và trồng bần ở khu vực kè B là đúng, song nghiên cứu chưa kỹ nên gây lãng phí và hiệu quả chưa cao. 939 Hình 8. Khu vực sát thân kè chính phần bên trái Hình 9. Khu vực sát thân kè chính phần bên phải TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Braun-Blanquest J, (1932) Plant sociology: The Study of plant communities. Mc Graw-Hill, New York, 439p. [2] Nguyễn Đức Cự (1993) Báo cáo môi trường địa chất ven bờ biển Hải Phòng. 268-272. Hải Phòng. [3] Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 205 tr. [4] Hội đồng lịch sử Hải Phòng (1990) Dư địa chí Hải Phòng. [5] Phạm Xuân Kiều (1996) Lý thuyết xác suất thống kê toán học: 217-225, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Mazda Y.; Wolanski, E.; King, B; Save, A; Ohstuka, D.; Magi M.(1997) Drag forceto vegetation in mangrove swamps. Mangrove and Salt Marshes vol.1, pp 193-199. [7] Mazda, Y.; Phan Nguyên Hồng (1997) Mangrove as a coastal protection from wave in the Tokin delta. Mangrove and Salt Marshes; vol1.pp 127-135. [8] Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Phạm Văn Lượng, Đinh Văn Huy (2001) Ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đối với môi trường ven biển trong mối quan hệ tương tác lục địa – ven biển. Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển, tập VIII. NXB KH&KT, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_tuyen_k_tu_cong_c1_c2_ngoc_hai_do_son.pdf
Tài liệu liên quan