Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm - rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng

đến năng suất nuôi tôm-rừng; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp sản xuất và môi

trường nhằm góp phần phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà

Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2018 thông qua khảo sát trực tiếp 167 hộ

dân nuôi tôm theo mô hình tôm-rừng tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy nuôi trồng thủy

sản (trong đó chủ yếu là tôm) mang lại nguồn thu thường xuyên và lợi nhuận kinh tế cao hẳn so

với rừng (41,71 triệu đồng/ha/năm so với 6,04 triệu đồng/ha/năm). Kết quả phân tích chất lượng

nước tại 3 ao nuôi cho thấy TSS có hàm lượng từ 34,5 mg/l đến 263 mg/l và COD có hàm lượng

từ 89,7 mg/l đến 129,4 mg/l, hàm lượng các chất ô nhiễm có xu hướng gia tăng theo việc cho ăn

và sử dụng hóa chất gây màu nước. Việc bố trí rừng trong ao nuôi với mương phụ quá nhỏ cũng

gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ. Từ kết quả phân tích, nghiên

cứu đề xuất xây dựng chuỗi mô hình nuôi tôm sinh thái, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và

kiểm soát ô nhiễm môi trường.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm - rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uống rất thấp do không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tảo sẽ không phát triển được tại các vị trí này vì không thể quang hợp. Các hộ dân nuôi theo mô hình tôm-rừng kết hợp có mương phụ nhỏ đều đánh giá rằng diện tích mặt nước của các mương phụ là diện tích bị lãng phí khi cây rừng khép tán vì khi đó mương phụ không còn đủ điều kiện để tôm sinh trưởng. Đề xuất các giải pháp Tạo chuỗi sản xuất tôm sinh thái Tạo chuỗi sản xuất tôm sinh thái là hình thức nuôi tôm hoàn toàn dựa vào các dịch vụ hệ sinh thái trong và ngoài ao nuôi, người nuôi không bổ sung hóa chất hay thức ăn mà chỉ thực hiện các công tác nhằm đảm bảo cho hệ sinh thái ao nuôi được cân bằng. Theo đó, trong quá trình sinh trưởng, cây rừng cung cấp lượng thức ăn dồi dào cho hệ thống thủy sinh trong ao nuôi, cùng với hệ thống rễ cây là nơi trú ẩn tốt cho các sinh vật sẽ thu hút đa dạng các loài thủy sản khác ngoài tôm, nhờ đó con người có thể có đa dạng hóa sản phẩm trong ao nuôi, giảm thiểu rủi ro về kinh tế trong quá trình nuôi. Nhờ có nguồn sản phẩm đa dạng và sinh khối từ rừng, người nuôi có được nguồn lợi kinh tế thường xuyên và dồi dào. Đồng thời, qua quá trình hệ sinh thái cung cấp nguồn lợi kinh tế, con người sẽ nhận thức được vấn đề môi trường và đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng trong sinh kế của bản thân và gia đình. Khi đời sống kinh tế, nhận thức con người được cải thiện sẽ là động lực cho cộng đồng xã hội địa phương phát triển một cách bền vững. Qua đó, ta có thể thấy nếu phát triển được chuỗi sản xuất tôm sinh thái tại địa phương sẽ giúp con người có thể phát triển bền vững kinh tế xã hội trong khi vẫn khai thác hài hòa các nguồn lợi từ môi trường sinh thái. Quy hoạch vùng nuôi tôm-rừng sinh thái Mô hình nuôi tôm – rừng được đánh giá là thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, có tác động tích cực đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời dễ áp dụng và không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên đang được mở rộng nhanh chóng tại huyện Ngọc Hiển. Tuy nhiên, nếu không có các chính sách quy hoạch phát triển vùng nuôi đúng đắn, khu vực nuôi tôm sinh thái xen kẽ với với khu vực nuôi tôm công nghiệp hoặc quảng canh sẽ gây ra rủi ro đến năng suất do mô hình nuôi tôm sinh thái không sử dụng hóa chất hay thức ăn nên phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên, đặc biệt là chất lượng nước. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần xem công tác quy hoạch là khâu then chốt, nhất là quy hoạch từng vùng nuôi cụ thể, không để xảy ra tình trạng các vùng nuôi nằm xen kẽ và ảnh hưởng đến nhau. Tăng cường kỹ thuật và bố trí rừng phù hợp Do hầu hết các hộ dân thực hiện thu hoạch theo chế độ thủy triều bằng cách mở cống để xả nước nên tôm thất thoát mỗi lần thu hoạch sẽ rất lớn. Do đó, để hạn chế tối đa lượng tôm thất thoát, các hộ dân có thể thực hiện phương pháp thu hoạch bằng cách đặt bẫy lú, tôm chưa đạt kích c� sẽ dễ Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 122 dàng chui lọt qua mắt lưới nên phương pháp này có tính chọn lọc cao, tránh tính trạng tôm chưa đạt kích thước bị lẫn vào tôm thu hoạch. Đồng thời, vì thu hoạch bằng bẫy lú nên người dân không cần thiết phải xả nước quá nhiều mà chỉ cần thay khoảng 30% lượng nước trong ao, do đó tránh được tôm thoát ra khỏi ao nuôi theo dòng nước và hạn chế việc xả nước thải ra môi trường. Việc bố trí rừng phù hợp với diện tích ao nuôi là cần thiết để hạn chế tối đa những bất lợi do rừng mang lại trong khi vẫn đảm bảo hệ sinh thái rừng ngập mặn trong ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi có diện tích quá nhỏ. Theo đó, ở các ao nuôi nhỏ, các hộ dân nên áp dụng mô hình tôm rừng tách biệt để tránh hiện các mương phụ bị che phủ khi cây rừng khép tán như ở mô hình tôm-rừng tách biệt. Tăng cường giám sát chất lượng môi trường Khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù nhiều hộ dân tham gia các lớp tập huấn thường xuyên và họ cũng nhận thức được tác động của việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường nhưng tất cả các hộ dân đều không tiến hành xử lý nước thải, điều này chứng minh rằng chỉ nâng cao nhận thức người dân là chưa đủ mà cần phải có cơ chế giám sát môi trường của chính quyền địa phương. Theo đó, các cơ quan chức năng cần ban hành các chính sách về quản lý nước thải ao nuôi (hiện nay chỉ có các chính sách quản lý bùn thải ao nuôi và nước thải ao nuôi tôm công nghiệp), từ đó tạo cơ sở để tiến hành kiểm soát hoàn toàn công tác quản lý chất thải tại các ao nuôi. KẾT LUẬN Tổng doanh thu từ thủy sản trong một năm của các hộ dân trung bình là 112,90 triệu đồng/hộ dân, doanh thu từ 1 hecta mặt nước là 61,02 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình là 41,71 triệu đồng/ha. Ngoài ra, sau 14 năm quản lý và bảo vệ rừng, các hộ còn có thể thu về lợi nhuận từ rừng là 84,5 triệu đồng/ha (trung bình năm là 6,04 triệu đồng/ha/năm). Tuy nhiên, do thời gian thu được lợi nhuận rất lâu cũng như lợi nhuận trung bình năm của rừng thấp hơn nhiều so với lợi nhuận từ NTTS nên các hộ dân chú trọng đến NTTS hơn là quản lý và bảo vệ rừng. Bất cập này gây ra những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Chất lượng nước trong các ao nuôi vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng không phải là điều kiện tối ưu để tôm phát triển. Các kết quả phân tích chất lượng nước ở 3 ao nuôi đại diện 3 kiểu nuôi khác nhau lại thể hiện ao nuôi không cho ăn, không sử dụng hóa chất lại có hàm lượng ô nhiễm thấp nhất, qua đó có thể thấy nuôi tôm sinh thái (dựa trên cơ sở không cho ăn, không sử dụng hóa chất và duy trì tỷ lệ rừng thích hợp) sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường. Bố trí rừng theo kiểu tôm- rừng kết hợp tại các ao nuôi có diện tích nhỏ dẫn đến tình trạng các mương phụ không đủ chiều rộng cần thiết và bị cây rừng che phủ trong nhiều năm, gây lãng phí diện tích đất sản xuất.Để phát triển mô hình tôm-rừng một cách bền vững, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tích cực xây dựng chuỗi nuôi tôm sinh thái, quy hoạch lại vùng nuôi, nâng cao trình độ kỹ thuật, ý thức của người dân và tăng cường giám sắt ô nhiễm môi trường. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2017. Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030. [2] Bùi Thị Nga và Huỳnh Quốc Thịnh. 2008. Hệ thống rừng-tôm cho phát triển bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 10:6-13. [3] Bùi Thị Nga, R. Roijachers và Đ.T. Tâm. 2004. Sự phân hủy và cung cấp dư�ng chất của lá đước (Rhizophora apiculata). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1:32-41. [4] Bùi Thị Nga, Huỳnh Quốc Tinh và M. Scheffer. 2004. Rừng ngập mặn độ tuổi nhỏ cung cấp lượng lớn vật rơi rụng giàu dinh dư�ng cho thủy vực. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1:42-51. [5] Tổ chức SNV/IUCN. 2016. Xây dựng Chương trình phát triển bền vững tôm rừng ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Báo cáo gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. (61p.p.) [6] Hoàng Văn Thơi. 2009. Tìm hiểu đặc tính sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài đước (Rhizophora apiculata). Trung tâm nghiên cứu rừng ngập Minh Hải, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. [7] Vũ Anh Tuấn, Phan Thanh Lâm, Đỗ Văn Hoàng, Ngô Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Đình Kỳ, Phan Quốc Việt, Nguyễn Thanh Hà. 2013. Hiện trạng các mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau. Xuất bản bởi GIZ. (152 p.p.) Tiếng Anh [8] Angus McEwin and Richard McNally. 2014. Organic Shrimp Certification and Carbon Financing: An Assessment for the Mangroves and Markets Project in Ca Mau Province, Vietnam. (77pp). [9] Willet, D. and C. Morrison. 2006. Using molasses to control inorganic nitrogen and pH in aquaculture ponds. Queensland Aquaculture News, 28: 6-7. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 124 EVALUATING ECONOMIC EFFICIENCY AND FERTILIZING FACTORS AFFECTING THE SHRIMP-MANGROVE MODEL IN NGOC HEN DISTRICT, CA MAU PROVINCE Pham Viet Hai; Truong Thanh Canh ABTRACT The research’s aim was to assess the costs and benefits of model, enviromental problems and then propose solutions for management of intergrated production-enviroment that contribute to developing the shrimp-mangrove model in Ngoc Hien District, Ca Mau Province. This research was performed from March to May 2018 with interviewing 167 local farmers practicing the shrimp-mangrove model. The results showed that farmers get higher and more often incomes from aquaculture’s products than mangroves (41,71 million VND/ha/year from aquaculture and 6,04 million VND/ha/year from mangroves). Results of water quality analysis in 3 ponds showed that TSS content ranged from 34.5 mg / l to 263 mg / l and COD content was 89.7 mg / l to 129.4 mg / l. It can be seen that ponds have very high levels of pollution. The allocation of forests in ponds with small side trenches also cause negative impacts on production activities of households. Based on the results of the analysis, the study proposes to build ecological shrimp farming model, limit the impact of climate change and control environmental pollution. Key words: climate changes, mangroves, , Ngoc Hien District, shrimp farming model, shrimp- mangrove model.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_kinh_te_va_nhan_dinh_cac_yeu_to_anh_huong.pdf
Tài liệu liên quan