Đánh giá kết quả cắt đốt nội soi ngả niệu đạo tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Đặt vấn đề: Cắt đốt nội soi ngả niệu đạo tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trên người bệnh đái tháo đường

týp 2 chưa được nghiên cứu tại nước ta. Tần suất mắc bệnh đái tháo đường cao, biến chứng của bệnh lý đái tháo

đường trên hệ Tiết niệu phức tạp.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trên

người bệnh đái tháo đường bằng phương pháp cắt đốt nội soi qua ngả niệu đạo.

Đối tượng nghiên cứu: Nam giới bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt kèm theo đái tháo đường týp 2 có

chỉ định cắt đốt nội soi, được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện

Nhân Dân Gia Định trong 2 năm 2012 ‐ 2013.

Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp.

pdf10 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả cắt đốt nội soi ngả niệu đạo tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chỉ định chung  của cắt đốt nội soi. Đối với phẫu  thuật chương  trình thì đường huyết từ 100 ‐ 180mg/dL, đường  niệu  âm  tính.  Trong  phẫu  thuật  cấp  cứu  thì  đường  huyết  phải dưới  300mg/dL(1). Khác  biệt  khi  cắt  đốt  nội  soi  trên  bệnh  nhân  đái  tháo  đường là phải dự hậu những biến chứng có thể  xảy  ra do  đái  tháo  đường gây nên,  đặc biệt  là  biến chứng về mạch máu và thần kinh. Đái tháo  đường gây  tổn  thương không hồi phục  của hệ  thần  kinh  thực  vật,  tổn  thương  làm  giảm  khả  năng  co  bóp  của  bàng  quang,  ở mức  độ  nặng  dẫn  đến  đưa  đến  bàng  quang  hỗn  loạn  thần  kinh thể giảm trương  lực. Bàng quang dần dần  giãn to, ứ đọng nước tiểu càng nhiều sẽ dẫn tới  ứ nước ở  thận, nhiễm  trùng  tiết niệu, viêm mủ  bàng  quang  và  bệnh  lý  bàng  quang  hỗn  loạn  thần kinh ngày càng nặng thêm(4). Góp phần hạn  chế  tình  trạng  tiểu  không  kiểm  soát  sau  phẫu  thuật do biến chứng  thần kinh của bệnh  lý đái  tháo đường týp 2 gây nên. Chúng tôi thực hiện  đo áp lực đồ bàng quang cho tất cả mẫu nghiên  cứu nhằm đánh giá sức co bóp của bàng quang,  từ  đó phát hiện  sớm bệnh  lý bàng quang hỗn  loạn thần kinh. Đánh giá lại kết quả phẫu thuật  của chúng tôi sau 3 tháng cho kết quả tốt. Nhằm  tránh những thay đổi lớn nồng độ đường huyết  trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi thực hiện  theo hướng dẫn của tác giả Tạ Văn Bình (1) là sử  dụng monitoring đường huyết theo dõi chặt chẽ  khi phẫu thuật và chọn đường truyền tĩnh mạch  insulin ngay từ đầu để có thể theo dõi và quyết  định nồng độ đường huyết một cách có lợi nhất  cho bệnh nhân.  Phẫu  thuật  trên bệnh nhân đái  tháo đường  dù  thành  công  về mặt  kỹ  thuật  và  giải  quyết  nguyên nhân của bệnh gốc nhưng thời gian hậu  phẫu  mới  thật  sự  khó  khăn  cho  người  thầy  thuốc. Bên cạnh những biến chứng có thể xảy ra  sau  phẫu  thuật  thì  tình  trạng  thay  đổi  đường  huyết  cũng  góp  phần  quan  trọng  cho  thành  công hay  thất bại của quá  trình điều  trị. Ngoài  những biến chứng như chảy máu kéo dài do xơ  cứng mạch máu,  hôn mê  do  rối  loạn  chuyển  hóa, biến chứng rối  loạn  thần kinh, biến chứng  tim mạch, thận....thì việc kiểm soát  tốt nồng độ  đường huyết sau phẫu thuật sẽ là một đóng góp  đáng kể  cho việc hạn  chế  các biến  chứng  trên.  Lấy mẫu máu xét nghiệm nồng độ glucose mỗi 1  ‐ 2 giờ  trong  lúc phẫu  thuật và sau phẫu  thuật  cho  đến khi  chuyển  sang  chế  độ  điều  trị bằng  insulin tiêm dưới da hay thuốc hạ đường huyết  uống ( khi bệnh nhân đã ăn uống trở lại). Trong  thời gian này, giữ đường truyền dung dịch NaCl  0,9% sử dụng bồi hoàn sự  thiếu hụt dịch  trong  lòng  mạch.  Việc  theo  dõi  đường  huyết  bằng  monitoring sau phẫu thuật là một khác biệt có ý  nghĩa khi phẫu  thuật  trên người bệnh đái  tháo  đường. Monitoring đường huyết với insulin tĩnh  mạch  sẽ  giúp  thầy  thuốc  điều  chỉnh  đường  huyết một cách hiệu quả.  KẾT LUẬN  ‐ Có  11,2%  số  người  phẫu  thuật  tăng  sinh  lành  tính  tuyến  tiền  liệt  mắc  bệnh  đái  tháo  đường kèm theo có chỉ định phẫu thuật. Kết quả  chẩn đoán bệnh  lý bướu  lành tuyến tiền  liệt và  đái  tháo đường chính xác dựa  theo hướng dẫn  của ADA  2013  và  phác  đồ AHCPR.  Đánh  giá  sau  phẫu  thuật  3  tháng  có  97,4%  kết  quả  tốt,  2,6% kết quả khá và không có loại kém.   ‐  Trước  phẫu  thuật  có  14,10%  trường  hợp  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Niệu Khoa  75 phải  chuyển  từ  thuốc  uống  hạ  đường  huyết  sang  tiêm  insulin mixtard do đường huyết dao  động, loạt mẫu này sử dụng insulin đến khi xuất  viện,  chỉ  có  3,85%  sử dụng  trở  lại  thuốc  uống  đáp  ứng  được  điều  trị. Theo dõi  đường huyết  bằng  monitoring  trong  lúc  phẫu  thuật  với  insulin truyền tĩnh mạch giúp kiểm soát đường  huyết một cách an  toàn. Không  có  trường hợp  nào hôn mê do tăng đường huyết.   ‐  Sau  3  tháng  điều  trị,  tình  trạng  đái  tháo  đường  trong mẫu nghiên cứu  đạt  được  đường  huyết mục tiêu, qua việc kiểm soát đường huyết  nhỏ hơn 126mg/dL và HbA1c giảm 1%. Không  có sự khác biệt về đường huyết khi cắt đốt nội  soi bằng dung dịch Nacl 0,9% hay Sobitol 3,3%.  ‐  Có  20,5%  trường  hợp  nhiễm  trùng  niệu  trước phẫu thuật và 2,6% nhiễm trùng niệu sau  phẫu thuật. Trong đó Escherichia coli chiếm lần  lượt 81,2% và 100% trước và sau phẫu thuật.  ‐ Đo áp lực đồ bàng quang trước phẫu thuật  loại  ra  17%  trường  hợp  bàng  quang  hỗn  loạn  thần kinh góp phần giảm tỷ lệ tiểu không kiểm  soát sau phẫu thuật.  ‐  Loạt  nghiên  cứu  này  không  có  trường  hợp  nào  tử  vong,  không  có  biến  chứng  tiểu  không kiểm soát sau phẫu  thuật. Nghiên cứu  được đánh giá  lại sau phẫu  thuật 3  tháng cho  kết quả tốt.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. American Diabetes Association (2010). ” Standards of Medical  Care in Diabetes ‐ 2010”. Diabetes Care, Vol 33, Suppl 1, pp.  11‐ 61.  2. Đỗ Tiến Dũng, Bùi Lê Vĩ Chinh, Phạm Thạnh (2010).” Nghiên  cứu ứng dụng kỹ thuật mổ cắt đốt nội soi điều trị u phì đại  lành  tính  tuyến  tiền  liệt”.  Tạp  chí Y Học Thành  phố Hồ Chí  Minh, tập 17, phụ bản số 3‐2013, tr. 328 ‐ 333.   3. Đoàn  Văn  Nhã,  Nguyễn  Văn  Chừng,  Nguyễn  Văn  Sách  (2009).” Đánh giá sự thay đổi đường huyết ở bệnh nhân gây  mê nội khí quản để phẫu thuật”. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ  Chí Minh, số 1‐ 2009, tr. 476 ‐ 480.  4. Đỗ Trung Quân  (1998). ” Bệnh Đái  tháo đường”. Nhà xuất  bản Y học Hà Nội, tr. 1 ‐ 30.  5. Đỗ Trung Quân (2007). ” Bệnh Đái tháo đường và điều trị”.  Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 7 ‐ 88.  6. Foo KT (1998). ” BPH in Asians – Singapore perspectives”. In  the  4th Asian Congress  in Urology worshop.  16  September  1998, edited by UAA. FAUA and SUA, Singapore.   7. Guideline (2010). ” Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị  ung thư tuyến tiền liệt”. Hội Tiết Niệu Thận Học Việt Nam,  tr. 1‐ 3.  8. Guideline  (2012).  ” Hướng  dẫn  xử  trí  tăng  sinh  lành  tính  tuyến tiền liệt”. Hội Tiết Niệu Thận Học Việt Nam, tr. 5 ‐ 6.  9. Guidelines ADA (2013). ” Perform A1C Test: At least 2 times each  year  in patients who are meeting  treatment goals and have  stable  glycemic  control”. American Diabetes Association.  Standards  of  medical  care  in  diabetes‐2013.  Diabetes  Care.  2013,  36,  (suppl 1), pp. 11‐ 66.  10. Holtgrewe  HL  (2000).  ”  Transurethral  resection  of  the  prostate”.  Prostatic  diseases,  W.B.  Saunders  Company,  Philadelphia, pp. 232 ‐ 245.  11. Javle  P,  Jenkins  S,  et  al  (1996).  ” Quantification  of  voiding  dysfuntion in patients awaiting transurethral prostatectomy”.  J Urol, vol 156, pp. 1014 ‐ 1019.  12. Javle P, Jenkins S, Machin D, Parsons K (1998). ” Grading of  benign  prostatic  obtruction  can  predict  the  outcome  of  transurethral prostatectomy”.  J Urol, vol 160,  (5), pp.  1713  ‐  1717.  13. Shim  KS,  Koh  SK,  Lee  JG  (1999).  ”  Correlation  among  symptom  score,  peak  urine  flow,  prostate  volume  and  obstructive parameters as analyzed  in pressure‐flow studies  for  the patients with  benign prostate  hyperplasia  in whom  TURP will be contemplated”.  J Korean Continence Society, vol  3, (1), pp. 41‐ 50.   14. Kirby RS  (2000). The natural history of BPH: what have we  learned in the last decade ? Urology, 56, pp. 3 ‐ 6.  15. Lepor  H,  et  al  (2002).  ”  Evaluation  and  non  surgical  management  of  benign  prostatic  hyperplasia”.  Campbell′s  Urology, W. B. Saunders Company, vol 2, pp. 1337 ‐ 1378.  16. Lương Minh Tùng (2010).  Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bí  tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ  Nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 76 ‐ 78.  17. Marmiroli  R,  Antunes  AA,  Reis  ST,  Nakano  E,  Srougi M  (2012).  ”  Standard  Surgical  treament  for  benign  prostatic  hyperplasia is safe for patients over 75 years: analysis of 100  cases  from  a  high‐volume  urologic  center”.  Hospital  das  Clínicas  da  Faculdade  de  Medicina  da  Universidade  Sao  Paulo, Division of Urology, 67(12), pp. 1415 ‐ 1418.  18. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). ”Nội Tiết học đại  cương”. Tập 2, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ  Chí Minh.  19. McConnell JD, Barry NJ, Bruskewitz RC, et al (1996). ”Clinical  practice  guideline  of  benign  prostatic  hyperplasia”.  edited  by  Public Health Service and Agency for Health Care Policy and  research  (AHCPR), U.S. Department of Health  and Human  Services, AHCPR,  Publication No.  94  ‐  0582,  number  8,  in  Urology Medline 96, National Library of Medicine USA.  20. Mebust WK  (1992).  ”Transurethral  Surgery”.  In Campbell′s  Urology,  Sixth  Edition,  published  by  W.  B.  Saunders  Company, Volum 3, chapter 80, pp. 2900 ‐ 2941.  21. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Kỳ  (1995) ”Biến chứng  sau  cắt  nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên 50gram”. Y Học  thực hành, (7+8), tr. 35‐36.   22. Nguyễn Phú Việt  (2006). Nghiên cứu kết quả điều trị u phì đại  lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp cắt nội soi tại bệnh viện  103. Luận án Tiến sĩ, Học viện Quân Y 103.   23. Nguyễn Trường An (2008). ”Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt  u lành tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo”. Đề tài  nghiên cứu khoa học tại khoa Ngoại trường Đại học Y Dược  Huế. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt 2008, tr.  187 ‐ 192.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 76 24. Phạm Hữu  Đoàn  (2008). Mối  liên  quan giữa  độ nhô vào  lòng  bàng quang của bướu  lành tuyến tiền  liệt và sự bế tắc dòng tiểu.  Luận văn  tốt nghiệp Bác sĩ nội  trú, Đại học Y Dược Thành  phố Hồ Chí Minh, tr. 69 ‐ 79.  25. Somers WJ, Mora MJ, Mason MF,  Padley  RJ  (1996).  ”The  natural history of benign prostatic hypertrophy: incidence of  urinary retention and significance of AUA symptom score”. J  Urol, 155: abstract 1102  26. Trần Ngọc  Sinh  (2001).  Chỉ  định  cắt  đốt  nội  soi  trong  bế  tắc  đường tiết niệu dưới do bướu lành tiền liệt tuyến. Luận án Tiến sĩ  Y khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 52 ‐ 58.  27. Tạ Văn Bình  (2007). ”Những nguyên  lý nền  tảng bệnh Đái  tháo đường ‐ tăng glucose máu”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội,  tr. 3 ‐ 23.  28. Trần Thanh Phong, Trương Hoàng Minh, Võ Phước Khương,  Lê Đình Hiếu, Phạm Lê Duy, Đỗ Anh Đức, Trương Sĩ Vinh,  Phạm Mạnh Sùng  (2010).  ”Đánh giá kết quả  điều  trị bướu  lành tiền liệt tuyến bằng phương pháp cắt đốt nội soi tại bệnh  viện 115”. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 3  ‐ 2010.   29. Trần Văn Hinh  (2013). ”Bệnh  tăng  sản  lành  tính  tuyến  tiền  liệt”. Trong quyển: Bệnh  lý các khối u đường tiết niệu. Nhà  xuất bản Y học Hà Nội, tr. 7 ‐ 33.   30. World  Health  Organization  (2011).  Use  of  Glycated  Haemoglobin (HbA1c) in the Diagnosis of Diabetes Mellitus ‐  Abbreviated Report of a WHO Consultation.  31. Yamaguchi  Y,  Homma  Y,  Kawaben  K,  Tsukamoto  T,  Yamaguchi O, Okada  K, Aso  Y, Watanabe H, Okajima  E,  Kumazawa J, Ohashi Y (1996). ”Estimate Criteria for Efficacy  of Treatment  in Benign Prostatic Hyperplasia”.  International  Journal of Urology, pp. 267 ‐ 273.  Ngày nhận bài báo: 15/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2013  Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf67_8207.pdf
Tài liệu liên quan