Bài viết trình bày một số vấn đề về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
mô hình dạy học kết hợp ở hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định
kì. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm bởi trong bối cảnh hiện nay, đánh giá được
xem là yếu tố quyết định để đổi mới phương pháp dạy học và cải thiện chất lượng
dạy học. Đánh giá trong mô hình dạy học kết hợp còn là vấn đề mới, đặt ra nhiều
thách thức với ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, vì vậy cần
có những định hướng để giáo viên có thể từng bước thực hiện đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong mô hình dạy học kết hợp một cách khả thi, hiệu quả.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông trong mô hình dạy học kết hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y bằng bài kiểm tra trên máy tính là một nhiệm vụ còn nhiều thách
thức, từ nền tảng công nghệ đến vấn đề con người. Song ngành giáo dục cần quyết
tâm thực hiện với lộ trình phù hợp. Trước hết, cần đầu tư để các cơ sở giáo dục tiếp
cận được với hệ thống quản lí nội dung, học tập là các công cụ và nền tảng trực
tuyến. Muốn vậy, ngành giáo dục cần có cơ chế để hỗ trợ các nhà trường trong lĩnh
vực này. Bản thân GV cũng cần chủ động tìm hiểu hình thức thực hiện trực tuyến
đối với các bài kiểm tra và hồ sơ học tập để đánh giá kết quả học tập của HS. Các
bài kiểm tra và dự án học tập sử dụng trong ĐGĐK được chuyển qua lại giữa GV và
HS mà không cần đến giấy. Các bài thuyết trình trong lớp học trực tiếp đang nhường
chỗ cho các video và podcast trên YouTube. Hồ sơ học tập đang phát triển thành một
bản trình bày đa phương tiện điện tử về hình ảnh, video và âm thanh. Các sản phẩm
của HS trong những bài kiểm tra định kì trên máy có thể được GV lưu giữ, xem lại
nhiều lần một cách dễ dàng để đánh giá sự tiến bộ của các em theo thời gian. Chúng
cũng trở nên rất hữu ích khi GV muốn nhìn nhận việc giảng dạy của họ và xem xét
những gì hiệu quả và những gì chưa hiệu quả trong quá trình dạy học. Tóm lại, công
nghệ trực tuyến cho phép chia sẻ liền mạch hơn các hoạt động kiểm tra định kì ở các
thời điểm khác nhau, đồng thời góp phần cung cấp một hồ sơ học tập dễ tiếp cận cho
các đối tượng quan tâm như HS, GV và phụ huynh.
Có thể nói, dạy học kết hợp với tiềm năng vô tận của công nghệ có thể giúp GV
đổi mới ĐGĐK bằng việc thực hiện các bài kiểm tra trên máy nhằm hướng tới hình
thành và phát triển phẩm chất năng lực người học. Từng bước chuyển từ bài kiểm tra
định kì trên giấy thành bài kiểm tra trên máy sẽ góp phần đẩy nhanh yêu cầu đánh
giá xác thực và công bằng, đó là chìa khoá cho quá trình giáo dục tích cực trong xu
thế hội nhập và phát triển trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
38
Thứ ba, tiếp tục tận dụng tối đa những lợi thế của dạy học trực tuyến để tăng
cường hiệu lực trong đánh giá định kì
ĐGĐK trong mô hình dạy học kết hợp mang đến cho GV những lợi thế sau:
- GV có thể theo dõi sự đóng góp của mỗi HS cho một nhiệm vụ phức tạp như
xây dựng kế hoạch hoặc hợp tác trong các dự án trên môi trường trực tuyến.
- GV có thể lưu giữ hồ sơ điện tử chứa đựng các thông tin, dữ liệu, quá trình, kết
quả học tập cũng như sự tương tác của GV và HS trong một kho lưu trữ ngăn nắp và
thông minh, giúp GV dễ dàng theo dõi và quản lí.
Thời gian lưu trữ các bài kiểm tra đánh giá định kì không phải chỉ là một năm học
mà có thể là cả quá trình ở một cấp học phổ thông. Do đó GV có thể dễ dàng theo
dõi, tra cứu phân tích tiềm năng cũng như những vấn đề cần quan tâm, xử lí để có
phương án hỗ trợ phù hợp đối với từng HS, hoặc từng nhóm HS trong lớp.
- Đối với những bài kiểm tra tự luận, GV có thể sử dụng các công cụ, phần mềm
để phát hiện đạo văn, từ đó rèn luyện cho HS phát triển kĩ năng chú thích và trích
dẫn cũng như rèn luyện phẩm chất trung thực trong cuộc sống.
Tuy nhiên, thực tế dạy học ở Việt Nam cho thấy trong mô hình dạy học kết hợp,
ĐGĐK chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi các điều kiện đảm bảo chất lượng đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của người dạy, người học, mà quan trọng nhất là nền
tảng công nghệ số. Nền tảng công nghệ này bắt đầu từ hệ thống máy tính có kết nối
internet đủ về số lượng cho HS tham gia học tập, đường truyền internet tốc độ cao
để không bị gián đoạn quy trình học đến những hệ thống khác như phần mềm quản
lý ngân hàng tài nguyên, thiết kế câu hỏi, phân loại câu hỏi dựa vào các tiêu chí,
phân tích kết quả làm bài của HS và hệ thống báo cáo kết quả học tập,... Trong đó,
hệ thống quản lý ngân hàng tài nguyên là yếu tố cốt lõi. Nó thực hiện các chức năng
quản lý như phân loại câu hỏi, quản lí dữ liệu, tạo ra các tổ hợp và lọc ra các đề thi
tương đương,...
Ngoài ra, các cổng thông tin hỗ trợ đánh giá HS được phát triển để hỗ trợ các
nhiệm vụ liên quan tới đánh giá, tìm kiếm và xác định các nhóm HS có năng lực
tương đương hoặc có cùng một vấn đề cần cải thiện chất lượng học tập. Hay xây
dựng web hỗ trợ nhằm hoàn thành hệ thống đánh giá ở các trường trung học, giúp
GV dễ dàng tìm kiếm các công cụ đánh giá dựa trên các bộ lọc như môn học, lớp,
lĩnh vực, nội dung. Bên cạnh đó, cổng thông tin còn cung cấp các tiêu chí chấm
điểm cho từng loại bài tập đánh giá được sử dụng thực tế ở các trường học nhằm hỗ
trợ điều chỉnh và sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của GV, góp phần nâng cao tính
chuyên nghiệp và phát triển các tiêu chí chấm điểm của GV.
39
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Hiện nay, một số đơn vị nghiên cứu ứng dụng khoa học giáo dục đã thiết kế
Chương trình giáo dục trực tuyến (Công ty THHH Giáo dục Edmicro), Cổng giáo
dục trực tuyến (Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng Giáo dục Phổ thông Quốc
gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam),... đó là những giải pháp giáo dục thích ứng
bước đầu mang đến cho HS những trải nghiệm về môi trường học tập mới. Ở đó
GV không chỉ được hỗ trợ tổ chức lớp học, theo dõi tiến độ học tập của HS mà với
thư viện cá nhân của GV sẽ giúp họ tự tạo ra câu hỏi, đề kiểm tra, phối hợp với GV
trong trường, cụm trường cùng kết nối hệ thống đề kiểm tra định kì để đánh giá chất
lượng học tập của HS. Hệ thống còn xử lí giúp cho GV có được những báo cáo tuỳ
biến từ kết quả bài làm của HS để GV nghiên cứu, phân tích, xây dựng những chiến
lược dạy học phù hợp.
Thông tin thu được từ các bài kiểm tra định kì vì vậy trở nên có giá trị hơn trước
rất nhiều bởi nó không dừng lại ở việc cho điểm phục vụ xếp loại. Những lợi thế của
dạy học trực tuyến thực sự đã tăng cường hiệu lực trong đánh giá định kì mà minh
chứng rõ nhất là đem đến cho GV, HS những căn cứ khoa học để điều chỉnh cách
dạy, cách học góp phần cải thiện chất lượng học tập.
Ngoài các bài thi trên giấy, trên máy tính, giáo viên còn có thể ứng dụng công
nghệ trong việc ĐGĐK thông qua các bài thực hành, dự án học tập. Ở những địa
phương có điều kiện, các cấp quản lí giáo dục nên tạo cơ chế, trao quyền để GV
được linh hoạt trong ĐGĐK. Chẳng hạn, GV có thể từng bước hướng dẫn HS thực
hiện các nhiệm vụ và sản phẩm học tập trực tuyến như: tạo các bài thuyết trình, tạo
các video, lập trình, làm phim, viết blog, tạo web, thực hiện các chương trình, dự án,
tạo các sản phẩm truyền thông, quảng cáo,... Đa dạng hoá hình thức đánh giá không
chỉ giúp tăng cường hiệu lực đánh giá mà còn giúp cho việc học tập trở nên thú vị
hơn, góp phần giảm áp lực cho HS.
3. Kết luận
Thực hiện mô hình giáo dục kết hợp và đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS
trong mô hình dạy học kết hợp là một xu thế tất yếu của ngành giáo dục nước ta. Phát
huy tối đa tiện ích của công nghệ khi thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS ở
mô hình dạy học kết hợp sẽ: tạo cơ hội cho HS tương tác nhiều chiều, cá nhân hoá
việc học tập, tăng cường tính trách nhiệm; tạo cơ hội cho GV đổi mới phương pháp
hạy học theo hướng phát triển năng lực, hỗ trợ quản lí, giám sát và đánh giá người
học; tăng cường năng lực công nghệ thông tin,...
Chủ trương đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS trong mô hình dạy học kết
hợp cần được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
40
phương. Đối với những cơ sở giáo dục đảm bảo đủ các điều kiện thiết yếu như cơ sở
vật chất, nền tảng công nghệ, trình độ GV và HS,... thì có thể sử dụng các hệ thống
quản lí học tập trực tuyến phục vụ cho việc dạy học, đánh giá kết quả học tập của
HS ở cả hai hình thức ĐGTX (giao nhiệm vụ học tập, tương tác giữa HS và GV, trao
đổi thảo luận,...) và ĐGĐK (làm bài kiểm tra trên máy, thực hiện các dự án học tập
trực tuyến,...). Đối với những cơ sở giáo dục còn khó khăn về cơ sở cật chất, chưa
đảm bảo tất cả GV và HS có cơ hội truy cập máy tính và internet tại nhà thì tối thiểu
cũng phải có phòng máy tính kết nối internet để phục vụ cho các giờ học trực tuyến
tại trường. Trong các giờ học trực tuyến này, GV có thể sử dụng những hình thức,
phương pháp phù hợp (giao nhiệm vụ cá nhân/nhóm, tổ chức các cuộc thi/trò chơi,
thực hiện nhiệm vụ học tập cộng tác,...) để tiến hành ĐGTX phù hợp với năng lực
của HS và điều kiện của nhà trường.
Đánh giá trong mô hình dạy học kết hợp còn là vấn đề mới, đặt ra nhiều thách
thức với ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Vì vậy bên cạnh
những bài viết mang tính định hướng rất cần những nghiên cứu ứng dụng cụ thể,
chuyên sâu vào từng cấp học, môn học giúp giáo viên có thể từng bước vận dụng
trong thực tiễn dạy học một cách khả thi, hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). CV số: 3414/BGDĐT-GDTrH -VV Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT - VV Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và
học sinh trung học phổ thông.
3. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Đại học Mở Hà Nội (2020). Tài liệu Hội
thảo Hệ sinh thái giáo dục trực tuyến - Mô hình, tổ chức và một số yếu tố đảm
bảo chất lượng.
4. James H.Stronge - Lê Văn Canh dịch (2013), Những phẩm chất của người giáo
viên hiệu quả, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Elaine Allen, (2011). Going the Distance Online Education in the United States.
6. Heather Staker, Michael B. Horn, (2012). Classifying K-12 Blended Learning,
Innosight.
7. Planning Guide for Online and Blended Learning, Michigamn virtual school.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh_pho_thong_trong_mo_hin.pdf